Bài viết “Xu hướng tự trị của các xứ đạo miền Trung và cuộc chiến chống Formosa” của Kiều Phong trên VNTB có những thông tin tốt, nhưng tác giả đã có sai lầm cơ bản xuyên suốt các thông tin khi đem cái nơm nhãn quan chính trị an ninh úp vào một thực thể văn hoá và tôn giáo. Cách nhìn đó về khoa học không đúng, vì nó dán nhãn anh hùng nhất khoảnh kiểu Lương Sơn Bạc cho một cộng đồng dân sinh bình thường lương thiện như nhiều cộng đồng dân sinh khác, thậm chí đặt họ đối địch với chế độ như một lực lượng chống đối nguy hiểm kiểu nhà nước Degar ở Tây Nguyên. Cách tiếp cận “khu tự trị” là méo mó, vô tình hay cố ý đào hố ngăn cách đối địch cộng đồng bình thường lành mạnh và lương thiện đó với một tương quan tự trị, chính trị và đao búa. Không biết có phải người viết có ý cò mồi cho chính quyền kéo quân đến đàn áp một cộng đồng ly khai về tổ chức, về trật tự hành chính và niềm tin tôn giáo hay không mà viết vậy? Người đọc là lãnh đạo Đảng hay chính quyền có thể thấy tổ chức lành mạnh và lương thiện và hoàn toàn phi chính trị này là một khối u nguy hiểm cần siết chặt quản lý hay đàn áp. Nếu vậy thì tác giả là ai trà trộn vào VNTB? Hay người viết chỉ muốn doạ chính quyền mà tô vẽ sự chống đối, ly khai, bạo lực và “cuộc chiến” nọ kia với Đảng,để ép Chính phủ và BCT có quyết sách đúng đắn, lương thiện để tránh phức tạp về an ninh chính trị? Nếu vậy thì tác giả cũng vô tình đưa dân oan vào vòng tội phạm. Dù chỉ là do vấn đề trình độ và phương pháp, những dòng tác giả viết có thể dẫn đến hậu quả sát hại cả ngàn người.
Bản chất của cái mà tác giả gọi là TỰ TRỊ từ góc nhìn an ninh, đối địch chỉ là một kiểu VĂN HOÁ LÀNG truyền thống còn sót lại trong sự nương tựa vào niềm tin tôn giáo. Việt Nam có văn hoá làng độc đáo, có thể coi là đặc sản tổ chức xã hội văn hoá nhân văn của giống nòi. Tính tự trị của Làng Việt với trật tự nghi lễ và khuôn phép đạo đức, gia phong, đất lề quê thói đã tạo nên một sức mạnh cộng đồng mà bọn xâm lược ngàn đời nay luôn phải bó tay. Mỹ đã phải phá "lôcốt boong ke-Làng" đưa người dân vào Ấp chiến lược. Nhưng cái di sản quý báu, cái lô cốt dân tộc vừa giữ nước, vừa giữ đạo lý và văn hoá Việt đó đến nay đã tan rã, bị huỷ hoại và mai một cùng với sự suy thoái toàn diện của Đảng CSVN sau thời đổi mới. Nông dân bỏ làng ra thành phố, người ở lại thì học theo lối sống thực dụng, tàn bạo của con người thời đại, không còn mấy người giữ gìn, tiếp nối và truyền thừa những giá trị nhân văn, văn hoá của ngôi Làng VIệt. May thay, nhờ có niềm tin tôn giáo nhân bản, kỷ cương của Đạo chưa bị huỷ hoại cùng với chủ nghĩa hư vô thực dụng và bạo lực tàn ác của CS, lại được thể chế cởi mở hơn, sáng suốt hơn và biết điều hơn duy trì theo tinh thần đoàn kết dân tộc, nên chính văn hoá tôn giáo đã giúp các làng đạo giữ được những phẩm chất của làng VIệt như tác giả cũng đã nói qua. Điều đó là đúng với định hướng của Đảng. Thiết tưởng những người cầm bút lương thiện và có trách nhiệm với đồng bào phải biết nhìn ra bản chất tích cực tiến bộ đó để vun xới cho mối quan hệ giữa Đời và Đạo, giữa Đảng và Dân tốt hơn Nhưng tác giả lại nhìn những phẩm chất văn hoá Việt truyền thống cần vun xới theo tinh thần các nghị quyết của Đảng đó qua lăng kính an ninh chính trị, gọi là TỰ TRỊ với sự mô tả về đao đúa sẵn sàng bạo lực. Có thể nói tác giả đã vô tình hay cố ý thể hiện cái nhìm méo mó chính trị, chính trị hoá xung đột dân sự, biến công thành tội, biến sự lành mạnh của văn hoá Việt ngàn đời thành sự cố thủ hung hãn của một nhóm chống đối triều đình kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc, kiểu nhà nước Degar.
Nên nhớ rằng, những người đi biểu tình chống Formosa là những nạn nhân, họ tin ở sự lương thiện của mình, thấy rõ cái sai cái tội của Formosa và những kẻ bảo kê cho công ty này, tin ở tầm nhìn mới của chế độ nên đã nổi giận bản năng mà làm những việc tuy nhỏ nhưng nhạy cảm như một số tờ báo đã vớ lấy thổi phồng lên biến nạn nhân thành tội phạm. Sự chây bửa trong việc giải quyền đền bù cùng sự quy chụp thoá mạ của báo chí chính là sự KíCH ĐỘNG duy nhất với đồng bào, sự kích động của một thế lực nắm quyền sinh quyền sát làm đồng bào nổi giận để các thế lực này có cớ đảo ngược tội phạm, lẩn trốn mọi trách nhiệm đền bù và xử lý nghiêm Formosa như đã hứa công khai bằng giấy mực.
Nên nhớ rằng, những người đi biểu tình chống Formosa là những nạn nhân, họ tin ở sự lương thiện của mình, thấy rõ cái sai cái tội của Formosa và những kẻ bảo kê cho công ty này, tin ở tầm nhìn mới của chế độ nên đã nổi giận bản năng mà làm những việc tuy nhỏ nhưng nhạy cảm như một số tờ báo đã vớ lấy thổi phồng lên biến nạn nhân thành tội phạm. Sự chây bửa trong việc giải quyền đền bù cùng sự quy chụp thoá mạ của báo chí chính là sự KíCH ĐỘNG duy nhất với đồng bào, sự kích động của một thế lực nắm quyền sinh quyền sát làm đồng bào nổi giận để các thế lực này có cớ đảo ngược tội phạm, lẩn trốn mọi trách nhiệm đền bù và xử lý nghiêm Formosa như đã hứa công khai bằng giấy mực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét