Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Vì sao Triều Tiên dành hàng tỷ USD cho vũ khí hạt nhân trong khi người dân bị đói?

Tóm tắt bài viết

  • 70% dân số Triều Tiên đang thiếu lương thực, phải sống nhờ viện trợ nước ngoài
  • Chính quyền nước này dành đến 1/4 tổng GDP cho ngân sách quân sự.
  • Chương trình hạt nhân của Triều Tiên tiêu tốn 1,1 tỷ USD – 3,2 tỷ USD mỗi năm.
  • Chính sách hiện nay của Triều Tiên có nét giống với Trung Quốc thời những năm 1960
  • Đặc biệt, trong những năm 2000, Trung Quốc cũng dùng 1/4 tổng GDP để đàn áp Pháp Luân Công
Khoảng 1/4 toàn bộ nền kinh tế dành cho phát triển quân sự khiến 70% người dân thiếu lương thực.
Khoảng 18 triệu người Triều Tiên đang không có đủ lương thực, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra vào tháng 3/2017. Điều đó có nghĩa 70% dân số nước này phải phụ thuộc vào nguồn lương thực trợ giúp của quốc tế, trong đó có 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.
Báo cáo của LHQ nói rằng: “Trong khi căng thẳng chính trị, có khoảng 18 triệu người trên khắp Triều Tiên tiếp tục đối mặt với mất an ninh lương thực và thiếu dinh dưỡng, cũng như thiếu các dịch vụ cơ bản. Hơn nữa, có 10,5 triệu người, tương đương 41% tổng dân số, đang bị thiếu dinh dưỡng”.
Báo cáo cho biết, người dân Triều Tiên cũng thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh. Không có nước sạch hoặc vệ sinh kém đã gây ra cái chết của nhiều trẻ em dưới 5 tuổi.
Trong khi đó, Triều Tiên liên tục thử các loại tên lửa và vũ khí hạt nhân gần đây. Điều đó cho thấy Bình Nhưỡng ưu tiên dành ngân sách cho quân sự hơn là chương trình an sinh xã hội và cho người dân.
Báo cáo của LHQ cho thấy lượng ngũ cốc và khoai tây ở nước này đang ngày càng giảm sút, từ 380gram/người mỗi ngày xuống còn 300gram/người, tức là ít hơn 1,2 USD/ngày. Trong khi đó mục tiêu của chính phủ nước này là 573gram/người mỗi ngày.
Dân số Triều Tiên có 25 triệu người. Khoảng 5,6 triệu người là nạn nhân của thiên tai như lũ lụt và hạn hán, từ năm 2004-2015. Nhưng Triều Tiên lại dành khoảng 24% GDP (tổng sản lượng quốc dân) cho quân đội, hải quân và không quân. Ngược lại, chi tiêu quân sự trên thế giới chỉ chiếm trung bình khoảng 2% GDP, theo báo Newsweek.
Hãng tin Reuters cũng dẫn nguồn phân tích của Hàn Quốc cho biết riêng chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã tiêu tốn 1,1 tỷ USD – 3,2 tỷ USD mỗi năm.
Hai vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên đã thất bại, nhưng đầu tháng 3, nước này đã phóng 4 quả tên lửa xuống vùng biển Nhật Bản. Khi Triều Tiên càng khiến thế giới bất an, thì các nước càng lo ngại và cắt giảm viện trợ cho người dân nước này.
Thậm chí Đại sứ Mỹ tại LHQ năm 2016 đã nói rằng không chắc các chương trình viện trợ quốc tế đến được tay người dân khó khăn ở Triều Tiên. Còn các quan chức Hàn Quốc cảnh báo rằng bất cứ nguồn viện trợ nào cũng có thể bị lợi dụng để hỗ trợ chính quyền Triều Tiên. Vì vậy các nước có xu hướng giảm viện trợ cho người dân nước này.

Những tương đồng với Trung Quốc
Kết quả là người dân Triều Tiên càng lâm vào cảnh đói khổ, khi chương trình vũ khí của chính quyền càng phát triển.
Câu chuyện của Triều Tiên hiện nay có nét giống với Trung Quốc thời những năm 1960. Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, cả nước Trung Quốc phải phục vụ các chính sách kinh tế hoang tưởng như: “đạt sản lượng thóc lúa 75 tấn trên một héc ta”, “vượt trên Anh quốc trong 10 năm và Mỹ trong 15 năm”.
Kết quả là 30 triệu người dân Trung Quốc bị chết đói, và con số thực tế có thể cao hơn, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế của Đại học Maryland (Mỹ).
Báo cáo này cũng cho biết nạn đói ở Triều Tiên trong những năm cuối thập niên 90 đã khiến 2-3 triệu người chết đói, trên tổng số hơn 20 triệu dân. Trong bối cảnh đó, nước này dành đến 1/4 tổng giá trị kinh tế (GDP) cho chi tiêu quân sự, khoảng 5 tỷ USD/năm.
Con số khoảng 1/4 tổng GDP dành cho một kế hoạch hoang tưởng, cũng có sự tương đồng giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Với Triều Tiên là dành cho tham vọng phát triển hạt nhân và tên lửa vượt Mỹ, còn với Trung Quốc những năm 2000 là đàn áp 70-100 triệu người dân theo tập Pháp Luân Công, rèn luyện thân thể và sức khỏe theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”.
Theo lời khai của một quan chức cấp cao thuộc Cục Tư pháp tỉnh Liêu Ninh: “Số tiền Đảng CS Trung Quốc dùng để đàn áp Pháp Luân Công đã vượt quá chi phí dành cho một cuộc chiến tranh”. Thời điểm cao trào nhất của cuộc bức hại là từ năm 1999-2002, số tiền chi ra chiếm tới 1/4 GDP của Trung Quốc.
Thanh Long

Không có nhận xét nào: