30/01/20, 19:12
Đại khí quyết định lề lối cuộc sống, từ cổ chí kim, phàm là những người thành việc lớn, tất có đại khí.
Như thế nào gọi là đại khí?
Có câu: “Ở vào chỗ rộng rãi trong thiên hạ, đứng vào vị trí chính đáng trong thiên hạ, thực hành đạo lớn trong thiên hạ; đạt được chí hướng thì cùng dân noi theo, không đạt được chí hướng thì một mình thực hành đạo của mình; giàu sang không động lòng phóng túng, nghèo hèn không dời đổi chí hướng, uy quyền vũ lực không làm nhụt chí; thế mới gọi là bậc tài lỗi lạc” – (Mạnh Tử). Đó cũng chính là bậc đại khí trong quan niệm của người xưa.
Bầu trời rộng lớn, có thể chứa đựng cả hằng hà tinh tú. Biển cả rộng lớn, có thể chứa đựng cả trăm dòng sông chảy vào. Người có đại khí có thể chứa đựng cả trời đất, biển cả trong tim.
Người có đại khí, đối đãi với người khác rộng lượng, cởi mở
Trong Thái Căn Đàm có viết: “Xử thế nhường một bước là cao, lùi một bước là tiến bộ. Đối đãi với người khác rộng mở là phúc, cũng là nền tảng mang lại lợi ích cho mình và cho người”.
Người đại khí, tấm lòng dày rộng, lúc nào ở đâu cũng có thể thấu hiểu cho người khác, nuôi dưỡng thành lề lối của cuộc sống, cũng là tích lũy đại phúc khí.
Câu chuyện về “Hẻm 6 thước” có lẽ mọi người đã nghe qua. Vào thời Khang Hy nhà Thanh, có một người tên là Trương Anh là đại học sỹ của Văn Hóa Điện, Lễ Bộ Thượng Thư, nắm trong tay quyền lực khiến người khác phải kiêng nể.
Người nhà Trương Anh ở quê nhà và hàng xóm xảy ra tranh chấp đất đai, hai bên không ai chịu nhường ai. Tranh chấp càng ngày càng lớn, gia đình Trương gia liền viết thư cho Trương Anh hy vọng ông có thể dùng quyền lực của mình để giải quyết vấn đề này.
Trương Anh đọc thư, chỉ mỉm cười rồi hồi âm lại: “Vạn dặm đưa thư chỉ vì một bức tường, nhường anh ta 3 thước có sao đâu? Vạn Lý Trường Thành vẫn còn đó, mà giờ đâu thấy Tần Thủy Hoàng”.
Người nhà xem xong, trong lòng vô cùng xấu hổ, chủ động nhường họ 3 thước đất. Hàng xóm nhà họ biết được cũng cảm thấy có chút ái ngại, cũng chủ động nhường 3 thước đất, từ đó mới có câu chuyện “Hẻm 6 thước”.
Đại khí của Trương Anh đã giúp hai nhà biến chiến tranh thành chuyện nghĩa, trở thành câu chuyện được ca ngợi của thiên cổ. Ngược lại, nếu hai gia đình không ai muốn nhường thì chỉ là cả hai bên đều thiệt.
Người có đại khí có tấm lòng rộng lớn, đối xử với mọi người đều rộng rãi độ lượng, không tính toán chi li thiệt hơn. Dù có phải nhường vài phần cũng không muốn làm mất hòa khí. Bình tĩnh ung dung mà nuôi dưỡng thành lề lối, vì nghĩ tới người khác mà cuối cùng được người mến, kẻ thương, quý nhân tới giúp lúc gian nan. Chẳng phải là đã gom góp phúc khí và phúc báo, đường đời, càng ngày càng rộng lớn đó sao?
Người có đại khí, mỉm cười đối mặt với gió mưa
Người có đại khí, sẽ không bao giờ bị vướng vào vòng xoáy danh lợi, lòng không lo âu, giống như Trần Mi Công trong Hồi ký Cửa sổ nhỏ tịch mịch có viết: “Vinh nhục không kinh, trước đình nhìn hoa nở hoa tàn, đi ở vô tình, nhìn những đám mây lững lờ trôi trên bầu trời”.
Tô Đông Pha từng liên tục bị giáng chức, thậm chí là bị bỏ tù, tra tấn, nhưng dù hoàn cảnh có thế nào, ông cuối cùng cũng thoát ra khỏi nó, trở thành người đại khí lớn trong lịch sử Trung Quốc.
Khi bị giáng chức điều đến Quảng Châu, Tô Đông Pha và bạn tốt của mình cùng nhau ra ngoài đi chơi, không ngờ, đi được nửa đường đột nhiên trời đổ cơn mưa lớn, các bạn ông đều tìm nơi tránh mưa, chỉ có Tô Đông Pha không trốn tránh, vừa đi vừa đọc thơ:
Rừng động đừng nghe chuyển lá cành
Ngâm nga chậm bước chẳng đi nhanh
Gậy trúc giày rơm say chếnh choáng
Nào ngán
Áo tơi mưa khói mặc bình sinh
Ngâm nga chậm bước chẳng đi nhanh
Gậy trúc giày rơm say chếnh choáng
Nào ngán
Áo tơi mưa khói mặc bình sinh
Vi vút gió xuân say chợt tỉnh
Hơi lạnh
Đầu non bóng ngả cũng tương nghinh
Ngoảnh lại những nơi tiêu sắt trước
Rời bước
Cũng không mưa gió cũng không hanh
Hơi lạnh
Đầu non bóng ngả cũng tương nghinh
Ngoảnh lại những nơi tiêu sắt trước
Rời bước
Cũng không mưa gió cũng không hanh
(Dịch: Nguyễn Chí Viễn, Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản, NXB Văn hoá – Thông tin, 1996).
Con người cả đời này, dù đối diện với bao nhiêu khó khăn càng là khi mưa gió vắng vẻ, càng phải để tấm lòng mình trở nên rộng rãi, cười tươi với nó.
Trong những ngày tháng khó khăn vẫn có thể vui vẻ ung dung, mới là những người có cả trời cao đất rộng trong cuộc đời mình.
Những người có tấm lòng đại khí, sẽ không quay đầu tìm kiếm những ký ức của ngày hôm qua, mà vui vẻ theo đuổi ngày mai rực rỡ. Đối với vạn sự đều rộng rãi, điềm nhiên, mới có thể vui vẻ mà sống.
Người có đại khí, không tranh không cướp
Những câu chữ cuối cùng của Lão Tử trong Đạo đức kinh là: “Đạo của thánh nhân, làm mà không tranh”, những người thực sự có đại khí không tranh đấu danh lợi, mệt nhọc không than phiền, thống khổ không uất hận. Đây chính là những người có đại khí chân chính, cả đời luôn cống hiến, đem sự tốt đẹp và hy vọng của bản thân mình và cho cộng đồng, giành được sự tôn trọng và tưởng nhớ của người trong thế gian.
Cũng có câu rằng, “thành việc lớn, là nỗ lực trăm năm không phải nỗ lực trong một hơi thở”. Con người muốn thành nhân, muốn lập thân thì phải tu dưỡng tâm tính, đạo đức cả một đời. Trong đó, phải có đại khí, có khí phách của biển nạp trăm sông, trời ôm nhật nguyệt; có sự rộng rãi độ lượng, không quan tâm thiệt hơn, phong thái ung dung, tự tại. Muốn trở thành một nhân vật lớn, phải nỗ lực nuôi dưỡng đại khí trước.
Ngọc Linh
Theo Aboluowang
Theo Aboluowang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét