Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Ninh Bình: Cây đa nghìn năm di chuyển quanh ngôi đền cổ

Tại cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, có một “cây đa di chuyển” quanh ngôi đền Gối Đại, mỗi lần 10 – 15 m suốt nghìn năm qua.

quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
“Cây đa di chuyển” là tên gọi người dân cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) đặt cho cây đa nằm bên đền Gối Đại – một ngôi đền cổ thờ Thắng Đại Vương (vị tướng tài dưới triều nhà Đinh) ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
“Cây đa di chuyển” nằm sừng sững giữa núi rừng Thung Nham. Hàng nghìn năm qua, cây đa này che chắn cho ngôi đền cổ. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp loạn 12 xứ quân Thắng Đại Vương được Đinh Tiên Hoàng giao cho chấn ải vùng đất phía Tây ở Hoa Lư và sống ẩn tại đây đến lúc chết. Khi ông qua đời, nhà vua cho xây ngôi đền ngay dưới gốc đa để người dân đời sau nhớ đến công lao của ông.
 
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Sở dĩ, cây đa này được gọi là “cây đa di chuyển” bởi từ khi có ngôi đền Gối Đại đến nay, cây đa này đã có 3 lần thay thân chính (gốc). Gốc đầu tiên ở ngay ngôi đền Gối Đại, sau thời gian gốc này đã mục nát, gốc thứ 2 hiện chỉ còn lại thân dấu vết bị mục và gốc thứ 3 là thân cây chính hiện nay.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây đa này có tuổi đời hàng nghìn năm tuổi. Mỗi bước di chuyển của cây đa kéo dài 300 năm và cách nhau từ 10 đến 15 m.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Điều đặc biệt khiến cây đa trở nên thiêng liêng với người dân đất cố đô Hoa Lư là dù di chuyển nhiều bước suốt nghìn năm qua nhưng cây đa chỉ di chuyển quanh ngôi đền cổ. Điều này tượng trưng cho sự trung thành của vị tướng tài ba với vua Đinh Tiên Hoàng.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Do có tuổi đời hàng nghìn năm, nhiều chỗ thân cây, rễ cây đã bắt đầu có dấu hiệu bị mục rỗng. Thân này mục, hư hại đi thì các thân, rễ khác lại phát triển mạnh mẽ để cây đa mãi trường tồn.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Theo đo đạc, cây đa hiện tại có gần chục rễ to lớn đứng quanh thân chính. Những rễ này là nền tảng vững chắc để cây tồn tại được với gió bão. Tán cây hiện rộng gần 50 m, chỗ cao nhất của cây hơn 20 m.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Gốc thứ 2 của ‘cây đa di chuyển” hiện chỉ còn lại thân gỗ mục nát nằm dưới đất ngay sát thân cây chính hiện nay.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Do có nhiều rễ nên cây đa luôn xanh tốt và lớn mạnh. Bên cạnh đó, cây cũng được sự bảo vệ của người dân địa phương vì có ý nghĩa tâm linh.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Ngôi đền cổ thờ Thắng Đại Vương ngay dưới gốc cây, được thân cây che chắn suốt nghìn năm qua. Trong ngôi đền này hiện vẫn còn lưu giữ được một bát hương bằng đá xanh nguyên khối. Mỗi năm có hàng nghìn người dân và du khách đến thắp nhang, tham quan cây đa đặc biệt này.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
“Cây đa di chuyển” tỏa bóng mát xung quanh ngôi đền, bến thuyền tham quan trong khu du lịch Thung Nham.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Theo ông Linh, một nhân viên hướng dẫn tại ngôi đền cổ Cối Đại, nhiều nhà khoa học đã về tham quan và nghiên cứu về cây đa này. Mọi người đều cho biết, đây là cây đa đặc biệt ở Việt Nam, không chỉ có tuổi đời cao mà trải qua hàng ngàn năm, cây vẫn xanh tốt và giữ nguyên được giá trị.
Theo Dân tr

Không có nhận xét nào: