Ảnh minh họa |
Tân Hoa Xã ngày 04/08/2016 loan tin đã chính thức khai trương trang web về Biển Đông, với các tư liệu lịch sử và bản đồ được cho là « lần đầu tiên được công bố »
Trang web www.chinananhai.com do cơ quan thông tin dữ liệu hàng hải thực hiện và được Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) hỗ trợ, sử dụng tất cả sáu tên miền trong đó có www.thesouthchinasea.org, www.chinananhai.org « để thống nhất thông tin và bảo đảm an toàn ».
Bản tiếng Hoa hiện nay gồm 10 lãnh vực : thông tin cơ bản, tin tức, tư liệu, phát triển và quản lý, ý kiến chuyên gia, luật pháp, cập nhật những sự kiện quan trọng, hình ảnh, video và hỏi đáp. Theo đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, bản tiếng Anh dự kiến ra mắt vào cuối năm 2016.
Phát ngôn báo chí Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) Thạch Thanh Phong (Shi Qingfeng) cho biết, việc thành lập « mạng Nam Hải Trung Quốc » nhằm « tuyên truyền chính sách chủ trương, chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý của Trung Quốc » về vấn đề Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Theo vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc Trương Hải Văn (Zhang Haiwen) mức độ quan tâm về Biển Đông rất cao, « nhưng một số giới thiệu trên mạng là không chính xác ». Ông hy vọng việc khai trương trang web có thể khiến người dân trong và ngoài nước hiểu được « sự thật của tranh chấp ».
Nhân dân Nhật báo dẫn lời Trương Hải Văn nói rằng, trang web có những « phân tích độc quyền dựa trên việc nghiên cứu hàng ngàn tấm bản đồ ». Ông này nêu ra một bản đồ thường được Việt Nam sử dụng để chứng tỏ chủ quyền của Hoàng Sa được « phát hiện » là do « ghép hai tấm bản đồ lại ».
Quần đảo Hoàng Sa được Việt Nam khai thác từ thế kỷ 17, 18 và nhà Nguyễn chính thức xác lập chủ quyền vào đầu thế kỷ 19, đến năm 1974 bị Trung Quốc cưỡng chiếm sau trận Hải chiến Hoàng Sa với quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hôm 12/07/2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc dựa trên đường 9 đoạn tự vẽ bao trùm lên hầu hết Biển Đông. Trang mạng The Daily Caller nhắc lại tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) ngày 02/08/2016, là cần phải chuẩn bị cho « một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển ».
Thụy My
(RFI)
(Vietimes)
Việt Nam bất bình nếu Nga quá thiên về Trung Quốc
Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ rất bất bình. Hiện thời đã có dư luận chính vì thái độ của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Mỹ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh và nới lỏng quan hệ với Nga, chuyên gia Shannon Tiezzi thuộc The Diplomat (Nhật Bản) nhận định.
Hải quân Nga và Trung Quốc tập trận ở biển Hoa Đông |
Theo VOA, thông báo mới đây của Trung Quốc về việc tổ chức tập trận với Nga ở Biển Đông đã gây thắc mắc. Câu hỏi là cuộc diễn tập cụ sẽ diễn ra ở đâu trong khu vực rất nhạy cảm này? Bà Tiezzi, biên tập viên The Diplomat đã vạch rõ: «Địa điểm cụ thể của cuộc tập trận sẽ rất quan trọng để đánh giá ý nghĩa cuộc thao diễn».
Khi thông tin về cuộc tập trận hôm 28/7, Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tháng 9 tới, mà không cho biết chi tiết. Đối với chuyên gia Tiezzi, có hai khả năng. Một là Bắc Kinh có thể tránh sự phẫn nộ của các láng giềng nếu tổ chức tập trận cùng với Nga ngoài khơi đảo Hải Nam. Theo bà Tiezzi, Trung Quốc đã nhiều lần tập trận rất gần Hải Nam, khu vực này lại không phải là vùng tranh chấp, và từ lâu nay là nơi Bắc Kinh đặt các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, nếu cuộc thao diễn hải quân Nga-Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đó sẽ là một dấu hiệu đáng báo động đối với cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp các thực thể mà họ chiếm đóng từ lâu ở Trường Sa thành đảo nhân tạo, xây dựng trên đó từ hải cảng đến các đường băng. Hành động này đã làm dấy lên phản đối từ các láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc và từ phía Mỹ, cho dù Washington khẳng định không can dự vào cuộc tranh chấp và muốn đôi bên tìm giải pháp hòa bình.
Trong giả thuyết thứ hai này, nếu Bắc Kinh muốn tổ chức cuộc tập trận chung gần các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông như Trường Sa hay Hoàng Sa, ẩn số là liệu Matxcơva có đồng ý hay không? Gần đây Trung Quốc đã khoe khoang điều mà họ cho là «Nga ủng hộ quan điểm Bắc Kinh về Biển Đông».
Hồi tháng 4/2016, Trung Quốc đã hoan nghênh ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi ông chỉ trích một số chính quyền trong khu vực đã muốn quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Thế nhưng Nga, cũng như Mỹ, đã kêu gọi giải quyết vấn để tranh chấp ở Biển Đông qua con đường ngoại giao. Và phản ứng của Nga sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye rất chừng mực, không ngả theo Trung Quốc như mong đợi của Bắc Kinh.
Theo chuyên gia Tiezzi, nhân tố thứ hai có thể chi phối nước Nga trong vấn đề Biển Đông là Việt Nam, nước đã mua vũ khí của Nga từ thời chiến tranh lạnh. Bà Tiezzi nhận định: «Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ rất bất bình». Bà Tiezzi nhận thấy là hiện thời đã có cảm nhận cho rằng chính vì thái độ của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Mỹ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh, và nới lỏng quan hệ với Nga.
Matxcơva cũng đứng trước sức ép là cần cho thấy quan hệ tốt với Trung Quốc, vì hai bên đã thắt chặt hợp tác trên mặt an ninh, tiến hành những cuộc thao diễn chung ở Địa Trung Hải, Hắc Hải và Biển Hoa Đông năm 2015.
Theo chuyên gia Tiezzi, con đường tối ưu đối với cả Nga lẫn Trung Quốc là tập trận gần Hải Nam vì «Điều đó có thể cho phép Trung Quốc nói rằng: "Nhìn đấy, chúng tôi đã tập trận chung với Nga ở Biển Đông’. Còn Nga có thể nói: "Đúng rồi, nhưng đó là ở vùng biển quốc tế không có tranh chấp… hay là vùng biển mà Trung Quốc kiểm soát».
Khi thông tin về cuộc tập trận hôm 28/7, Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tháng 9 tới, mà không cho biết chi tiết. Đối với chuyên gia Tiezzi, có hai khả năng. Một là Bắc Kinh có thể tránh sự phẫn nộ của các láng giềng nếu tổ chức tập trận cùng với Nga ngoài khơi đảo Hải Nam. Theo bà Tiezzi, Trung Quốc đã nhiều lần tập trận rất gần Hải Nam, khu vực này lại không phải là vùng tranh chấp, và từ lâu nay là nơi Bắc Kinh đặt các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, nếu cuộc thao diễn hải quân Nga-Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đó sẽ là một dấu hiệu đáng báo động đối với cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp các thực thể mà họ chiếm đóng từ lâu ở Trường Sa thành đảo nhân tạo, xây dựng trên đó từ hải cảng đến các đường băng. Hành động này đã làm dấy lên phản đối từ các láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc và từ phía Mỹ, cho dù Washington khẳng định không can dự vào cuộc tranh chấp và muốn đôi bên tìm giải pháp hòa bình.
Trong giả thuyết thứ hai này, nếu Bắc Kinh muốn tổ chức cuộc tập trận chung gần các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông như Trường Sa hay Hoàng Sa, ẩn số là liệu Matxcơva có đồng ý hay không? Gần đây Trung Quốc đã khoe khoang điều mà họ cho là «Nga ủng hộ quan điểm Bắc Kinh về Biển Đông».
Hồi tháng 4/2016, Trung Quốc đã hoan nghênh ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi ông chỉ trích một số chính quyền trong khu vực đã muốn quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Thế nhưng Nga, cũng như Mỹ, đã kêu gọi giải quyết vấn để tranh chấp ở Biển Đông qua con đường ngoại giao. Và phản ứng của Nga sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye rất chừng mực, không ngả theo Trung Quốc như mong đợi của Bắc Kinh.
Theo chuyên gia Tiezzi, nhân tố thứ hai có thể chi phối nước Nga trong vấn đề Biển Đông là Việt Nam, nước đã mua vũ khí của Nga từ thời chiến tranh lạnh. Bà Tiezzi nhận định: «Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ rất bất bình». Bà Tiezzi nhận thấy là hiện thời đã có cảm nhận cho rằng chính vì thái độ của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Mỹ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh, và nới lỏng quan hệ với Nga.
Matxcơva cũng đứng trước sức ép là cần cho thấy quan hệ tốt với Trung Quốc, vì hai bên đã thắt chặt hợp tác trên mặt an ninh, tiến hành những cuộc thao diễn chung ở Địa Trung Hải, Hắc Hải và Biển Hoa Đông năm 2015.
Theo chuyên gia Tiezzi, con đường tối ưu đối với cả Nga lẫn Trung Quốc là tập trận gần Hải Nam vì «Điều đó có thể cho phép Trung Quốc nói rằng: "Nhìn đấy, chúng tôi đã tập trận chung với Nga ở Biển Đông’. Còn Nga có thể nói: "Đúng rồi, nhưng đó là ở vùng biển quốc tế không có tranh chấp… hay là vùng biển mà Trung Quốc kiểm soát».
An Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét