Tác giả: David T. Jones | Dịch giả: Phạm Duy
Trong hơn 2 năm qua, Hoa Kỳ và phương Tây đã cố gắng đối phó với [vấn đề thứ nhất là] “con sói” Nga ở phía cửa trước. Chúng ta đã chiến đấu để hạn chế chủ nghĩa Putin với chính sách phục thù ở Georgia, Crimea, và Ukraine, trong khi đối phó với [vấn đề thứ hai là] chính phủ Syria hà khắc của [tổng thống] Assad và sự hỗ trợ của Moscow đối với Assad.
Đồng thời, chúng ta phần lớn đã phớt lờ “con chó con đang sủa ăng ẳng” (Trung Quốc) ở phía cửa sau, với giả định rằng các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông [tên quốc tế là South China Sea] có thể được giải quyết bởi các phán quyết pháp lý và những biện pháp ngoại giao. Hy vọng của chúng ta là Bắc Kinh sẽ “chơi đẹp” với [vấn đề thứ ba] này.
Do đó, ngay sau áp lực ngày càng gia tăng bởi Hoa Kỳ, EU và NATO [đối với nước Nga], chúng ta tin rằng việc triển khai dự kiến các tiểu đoàn của NATO tại Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan, đã thuyết phục Moscow rằng “không có cái gì là không phải trả giá” khi mà [Moscow triển khai] một dòng “những người lính xanh”(little green men – lực lượng quân sự bất thường) chống lại các nước thành viên NATO.
Liên quan đến Syria, chúng ta hàm ý chấp nhận sự tồn tại của Assad, và biểu thị rõ ràng hơn rằng NATO /Phương Tây sẽ hợp tác với Nga trong nỗ lực tiêu diệt nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIL/ISIS/IS, với chỉ than phiền loanh quanh đâu đó về những vi phạm nhân quyền của [chính quyền] Damascus [dưới chế độ Tổng thống Assad].
Tuy nhiên, tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế/những trắc trở hàng hải ở Biển Đông đã không còn chỉ là một “tiếng sủa ăng ẳng của một con chó con Bắc Kinh”, mà là một tiếng “gầm gừ của một con chó to dữ tợn”, có khả năng gây ra sự bất ổn không giới hạn trong khu vực.
Những trắc trở về pháp quyền quốc tế ở Biển Đông đã không còn chỉ là một “tiếng sủa ăng ẳng của một con chó con Bắc Kinh”, mà là một tiếng “gầm gừ của một con chó to dữ tợn”, có khả năng gây ra sự bất ổn không giới hạn trong khu vực.
Trên một số khía cạnh, vấn đề Biển Đông là dễ hiểu: thông qua “đường chín đoạn”, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết tất cả các đảo, đá ngầm, và đá nổi trên biển, trong đó một số là cách xa Trung Quốc đại lục hàng trăm dặm. Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo này, để củng cố cho những yêu sách của mình. Tuy nhiên, các quốc gia khác như Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan, cũng có những tuyên bố tranh chấp [về chủ quyền] đối với một số khu vực cụ thể.
Vào năm 2013, sau khi Trung Quốc chiếm đoạt Bãi cạn Scarborough, một nhóm các dãy đá san hô phần lớn là ngập nước và các khối đá nhô lên khỏi mặt biển ở ngoài khơi của đảo Luzon, Philippines đã kiện lên tòa trọng tài thường trực tại La Hay. Ngày 12 tháng 7, tòa trọng tài đã đưa ra một phán quyết, công nhận quan điểm của Philippines và bác bỏ toàn bộ và một phần các yêu sách của Trung Quốc. Nói tóm lại, tòa trọng tài đã bác bỏ các yêu sách về chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh, và bác bỏ lý lẽ cho rằng việc tạo ra các hòn đảo nhân tạo với các cơ sở quân sự, sẽ tạo ra bất kỳ sự hợp pháp nào đối với các yêu sách của Bắc Kinh.
Bắc Kinh cảm thấy không hài lòng. Trước đó, họ đã bác bỏ tính hợp pháp của tòa trọng tài và thẳng thừng bác bỏ quyết định của tòa trọng tài. Việc nhấn mạnh của Chính quyền Trung Quốc về khôi phục niềm tự hào quốc gia tại những khu vực [Trung Quốc cho rằng] là điểm yếu của họ trước đây bị Phương Tây lợi dụng [và chiếm đoạt], khiến cho việc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài trên thực tế trở nên không thể thực hiện được.
Điều quan trọng đối với các nhà quan sát phương Tây, được đào tạo về trọng tài, đàm phán và thỏa hiệp, là phải đánh giá đúng bản chất cứng rắn đến lì lợm trong lập trường của Bắc Kinh. Học sinh Trung Quốc được dạy rằng khu vực tranh chấp đúng ra là của họ, nhưng đã bị chiếm đoạt trong giai đoạn yếu kém của Trung Quốc. Việc đòi lại nó là một mục tiêu sống còn. Ngay cả Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) cũng bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài, làm cho về cơ bản tranh cãi lịch sử là như nhau [cũng giống như Trung Quốc], rằng khu vực này là lãnh thổ của Trung Quốc.
Hơn nữa, rất có khả năng rằng Bắc Kinh coi tòa trọng tài, được lập ra hơn một thế kỷ trước khi mà Trung Quốc còn ít được quan tâm đến, như là một con rối cho những lợi ích của Phương Tây.
Thực vậy, việc Bắc Kinh có thể cho rằng Washington đang hỗ trợ cho sự bá chủ của Nhật Bản trong các khu vực Thái Bình Dương khác, khiến cho việc đàm phán, thỏa hiệp, thậm chí trở nên phức tạp hơn.
Mọi người có thể hy vọng một sự thoả hiệp để giảm căng thẳng, đã được sẵn sàng.
Trên một số khía cạnh, sự rắc rối phức tạp ở Biển Đông là có tính tương tự như ở Tây Tạng. Mặc dù quan điểm của Phương Tây kể từ năm 1950 cho rằng Tây Tạng cần phải được độc lập, Tây Tạng vẫn chưa – và sẽ không được độc lập. Ngoài ra, trẻ em Trung Quốc đã được dạy qua các thế hệ rằng Tây Tạng là một phần của Trung Quốc.
Như vậy, mặc dù phán quyết của tòa trọng tài là có tính ràng buộc pháp lý, nó không có cơ chế thực thi. Việc nó không có một lực lượng hải quân, khiến cho bất kỳ một thay đổi hiện trạng nào (đối với lợi ích của các bên tranh chấp khác) trở nên hoàn toàn mang tính lý thuyết.
Ngay sau quyết định của tòa trọng tài, Bắc Kinh đã nói bóng gió là họ có thể thiết lập một Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ), yêu cầu tất cả các máy bay nước ngoài [bay qua khu vực] phải tự nhận diện trước Bắc Kinh. Một sĩ quan cao cấp của lực lượng không quân nói rằng Hoa Kỳ sẽ phớt lờ một vùng nhận diện phòng không như vậy.
Bây giờ, Hải quân Mỹ đã triển khai một nhóm tàu sân bay chiến đấu thứ hai đến khu vực. Và Tư lệnh Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch để gặp gỡ các sĩ quan cao cấp của Hải quân Trung Quốc trong một chuyến thăm, bắt đầu từ ngày 18 tháng 7. Mọi người có thể hy vọng một sự thoả hiệp để giảm căng thẳng đã được sẵn sàng.
Tuy nhiên, có rất nhiều chủ nghĩa dân tộc là đang trong ‘cuộc chơi’. Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia đều có yêu sách có liên quan đến khu vực có nguồn thủy sản dồi dào và nguồn tài nguyên dưới đáy biển tiềm tàng này. Bất kỳ một nước nào trong các nước này có thể cảm thấy được biện minh cho những hành động năng nổ [của mình], trong bối cảnh tòa trọng tài đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc. Và trong khi, lời hứa hẹn của tổng thống mới của Philippines (Rodrigo Duterte) rằng ông sẽ lái ca nô đến Bãi cạn Scarborough và cắm lên một lá cờ Philippines ở đó, có lẽ là một lời nói khoa trương, việc có “nhiều diễn viên trên sân khấu” này càng khiến gia tăng khả năng xảy ra các tính toán sai lầm chết người.
David T. Jones là một nhân viên ngoại giao của Bộ ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, là người đã xuất bản hàng trăm cuốn sách, bài báo, cột báo và ý kiến về các vấn đề song phương Mỹ-Canada, và chính sách đối ngoại nói chung. Trong sự nghiệp trải dài hơn 30 năm, ông đã tập trung vào các vấn đề chính trị-quân sự, phục vụ như là cố vấn cho 2 vị tham mưu trưởng lục quân Hoa Kỳ. Trong số các cuốn sách của ông, có cuốn “Phương án Bắc Mỹ: Canada và Hoa Kỳ có thể học hỏi từ nhau những điều gì”.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
Chia sẻ bài viết này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét