Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Sấm Trạng Trình tiên đoán Biển Đông không đánh vẫn thắng; TQ hung hăng kêu gọi chiến tranh trên biển, vẫn sợ quốc tế quay lưng

/data/article/mainimages/saveimages/img67502RIZNG-trang-trinh-vntimes.com.vn.gif

11/05/2014 - 09:09 (GMT +7)

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì hẳn ai cũng biết rồi. Nhưng có lẽ ít người biết được là cụ cũng đã để lại cho hậu thế những tiên đoán về cuộc chiến trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Cách đây hơn 500 năm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói đến trận đánh ở biển Đông. Sau đây là nguyên văn đoạn viết. Nếu không tin, xin tìm cuốn” Trạng Trình NBK” xuất bản 1992 NXB Văn hóa:
1/-”Phú quý Hồng trần mộng, bần cùng bạch phát sinh; Hoa thôn đa khuyển phệ(Hoa thôn: làng người Hoa,đa khuyển phệ:có nhiều tiếng chó sủa;);


2/- Mục giã dục nhân canh (những người trông thấy giục người ra canh giữ);



3/-Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu Ngọc bích thành (miền bắc có thành vàng (hoàng-kim) hoành tráng, miền nam có thành Ngọc bích);

4/-Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh ( phân phân tùng bách khởi: giữa hai năm tùng bách (canh dần-Tân mão) sẽ khởi binh,nhiễu nhiễu xuất đông chinh:trùng trùng,điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến…);

5/- Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành (vùng Bảo giang sẽ xuất hiện Thiên tử, không cần phải chinh chiến, mà thành công)…

6/- Rồi ra mới biết thánh minh, mừng đời được lúc hiển vinh reo hò….Nếu cụ Trạng Trình đúng thì thật may mắn cho xã tắc !

/data/article/mainimages/saveimages/img67502NSMSA-images1304711-he-thong-phong-thu-bien-viet-nam-datviet-vn-02-1398310633423-crop1398310877388p.jpg

Bảo vệ biển Đông là nhiệm vụ của chúng ta

Xin góp thêm một vài ngu ý:
Về câu 1: “Phú quý hồng trần mộng” có thể hiểu: Do Biển Đông có nhiều dầu, Trung Quốc lại đang “ bần cùng bạch phát sinh”, nghĩa là đang thiếu nhiên liệu trầm trọng do kinh tế phát triển nóng nên phải mơ độc chiếm Biển ĐôngCòn câu: “Hoa thôn đa khuyển phệ” thì quá rõ. Hiện có rất nhiều tướng lĩnh Trung Quốc thuộc phái “ khuyển phệ “ đang chủ trương phái động đánh Việt Nam để độc chiếm Biển Đông; trong đó ý kiến của Lý Hồng Mai trên Hoàn cầu gần là một trong những “khuyển phệ” tiêu biểu…Lời tiên tri của cụ Trạng Trình là chính xácVề câu thứ 2: Mục giã dục nhân canh (những người trông thấy giục người ra canh giữ) câu này ứng với đám blogger đang thường xuyên viết bài thúc giục chính phủ không được hèn hạ tìm cách thỏa hiệp, đầu hàng Trung Quốc mà phái có biện pháp cứng rắn bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh hải, lãnh thổ…

Về câu thứ 3: Bắc hữu kim thành tráng, Nam hữu Ngọc bích thành (miền bắc có thành vàng (hoàng-kim) hoành tráng, miền nam có thành Ngọc bích)…

Có thể cụ Trạng Trình đã tiên đoán miền bắc sẽ có máy bay SU 34 hoặc máy bay HU 1A do Mỹ trang bị để trông giữ biển ; miền nam có Tàu ngầm Kilo của Nga, hay Hạm đội của Mỹ giúp canh chừng…Về câu thứ 4: -Phân phân Tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất đông chinh phân phân tùng bách khởi: giữa hai năm tùng bách(Canh Dần-Tân Mão) sẽ khởi binh, nhiễu nhiễu xuất đông chinh:trùng trùng,điệp điệp xuất quân ra biển đông chinh chiến…);

Về câu thứ 5: – Bảo giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành (vùng Bảo giang sẽ xuất hiện Thiên tử, không cần phải chinh chiến, mà thành công)…Có thể tiên đoán: Thiên tử ở đây sẽ là Mỹ sẽ xuất hiện đóng vai trò trọng tài để phân chia Biển Đông không để Trung Quốc bắt nạt Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam cho biết, hai câu thơ đó trích từ bài "Cự Ngao Đới Sơn" trong "Bạch Vân Am Thi Tập" của danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyên văn bài thơ:
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh, 
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
(Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua).



Theo ông Mai, bài thơ trên có tuổi đã 5 thế kỷ mà bây giờ càng đọc càng thấy rất… thời sự, tưởng như “cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay”. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ Trạng Trình, nhưng lại “đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài: “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Ông Mai cho rằng, hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt.
Tự ngàn xưa, dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển - đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy - làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!
“Đó là lời dự báo thiên tài, lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của dân tộc. Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại mọi sự xâm lăng, vừa biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang”, ông Mai nói.
Nhà nghiên cứu này cũng cho rằng, tinh thần làm chủ phải thể hiện cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thứ hai là phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển.
“Cả ba lĩnh vực trên là ba khâu liên hoàn, làm tiền đề, nhân quả lẫn nhau. Bảo vệ chủ quyền để phát triển kinh tế biển. Muốn phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền hữu hiệu lại phải coi trọng xây dựng các ngành khoa học biển và văn hóa biển. Đó chính là một năng lực của dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước”, ông nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cũng cho biết, đọc lại bài thơ với hai câu dự báo chiến lược thiên tài, chúng ta càng khâm phục cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bao đời, nhân dân gọi Cụ như vậy vì Cụ sống vào thời Lê-Mạc (1491-1585).
Cụ đỗ Trạng nguyên, được phong tước Trình Tuyền hầu. Cụ đã đễ lại một di sản văn hóa đồ sộ, với cả ngàn bài thơ văn với những giá trị nhân văn, đầy chất triết lý, đầy tình yêu nước, thương dân, là một kho Minh triết của muôn đời. Cụ còn là nhà dự báo, tiên tri. Câu “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” là lời dự báo không chỉ cho Nguyễn Hoàng, cho đàng trong mà là cả cho Việt Nam.
Về hai chữ Việt Nam, chính cụ là người đầu tiên dùng để chỉ tên đất nước, rồi được vua Gia Long dùng làm tên nước chính thức cho đến tận hôm nay.
“Câu thơ cuối bài của cụ ta nay cũng muốn đem sức phò nguy chính là nói về chúng ta trong những nhiệm vụ làm chủ biển Đông hôm nay vậy”, ông Mai nói.

TQ hung hăng kêu gọi chiến tranh trên biển, vẫn sợ quốc tế quay lưng

"Điều quan trọng nhất vẫn là sự lên tiếng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc dù họ nhiều tiền, nhiều người, nhiều súng đạn nhưng lại không có 3 thứ là pháp lý, đạo lý và sự ủng hộ của quốc tế".


Tòa án Tối cao của Trung Quốc hôm 2/8 đã ban hành bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc", dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây, bao gồm cả những vùng biển mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình theo lằn ranh "đường chín đoạn" phi lý ở Biển Đông.
Tuyên bố của Bắc Kinh được cho là một lời thách thức đến PCA khi ám chỉ rằng sẽ tiếp tục ngang nhiên đưa ra các lệnh cấm đánh bắt cá và tiến hành bắt giữ ngư dân hoạt động trên biển giống nhiều lần trước đó.
   TQ hung hăng kêu gọi chiến tranh trên biển, vẫn sợ quốc tế quay lưng - Ảnh 1
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn lớn tiếng kêu gọi "chiến tranh nhân dân trên biển" hôm 2/8.
Trên Business Insider, chuyên viên cao cấp Robert Kaplan từ Trung tâm An ninh Mỹ nhận định: “Tuyên bố của Tòa án Tối cao Trung Quốc là cách mà họ nói rằng mình có quyền làm tất cả những điều mình muốn ở Biển Đông, bất chấp phán quyết của PCA”.
Skip in 7...
Ad finishes in 01 seconds

Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), quan ngại: "Có vẻ như Trung Quốc đang muốn thiết lập các cơ sở pháp lý bằng luật pháp trong nước để dựa vào đó thực thi các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế ở Biển Đông".
Ngoài ra, trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn còn ra lời kêu gọi chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển" để đối phó với những "mối đe dọa an ninh ngoài khơi" và bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" của nước này.
Những động thái nói trên của Trung Quốc đang đặt ra nhiều quan ngại về tình hình của khu vực có thể leo thang căng thẳng trong thời gian tới.
"Trung Quốc đang tự gây bất lợi cho mình"
Trả lời phóng viên về những động thái gây khiêu khích trong thời gian qua của Trung Quốc bất chấp phán quyết dựa trên luật pháp quốc tế từ Tòa Trọng tài Thường trực PCA về vấn đề Biển Đông,Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công An nhận định rằng: "Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng hung hăng, thể hiện sự coi thường và chà đạp lên luật pháp quốc tế, điều đó không chỉ thể hiện qua những tuyên bố ngoại giao mà cả những hành động ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, nhưng điều này lại chính là điều bất lợi cho Trung Quốc".
Tướng Lê Văn Cương một lần nữa nhấn mạnh: "Trung Quốc không có chủ quyền với cái gọi là “đường lưỡi bò hay đường chín đoạn”. Từ năm 1949 tới nay, Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào với những tuyên bố chủ quyền đơn phương này của mình".
   TQ hung hăng kêu gọi chiến tranh trên biển, vẫn sợ quốc tế quay lưng - Ảnh 2
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công An.
Nói về tuyên bố của Tòa án Tối cao Trung Quốc trong việc "dọa nạt" bỏ tù các ngư dân đánh bắt cá trên cái gọi là "lãnh hải" của nước này, tướng Cương cho rằng: "Tuyên bố của Tòa án Tối cao Trung Quốc là chà đạp lên luật pháp quốc tế. Như phán quyết của PCA đã nêu rõ rằng, những thực thể mà Trung Quốc đang bồi đắp, xây dựng trái phép là đá, nên chiếu theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Bắc Kinh không có bất cứ chủ quyền lợi ích nào tại đây, và không có quyền bắt giữ trái phép ngư dân các nước trong khu vực đi vào vùng biển vốn thuộc chủ quyền của họ hoặc vùng biển quốc tế để khai thác tài nguyên".
"Không lẽ tòa án của Trung Quốc lại dám "đè" lên cả tòa án quốc tế?", ông đặt ra câu hỏi hoài nghi.
"Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của PCA, nhưng lại khẳng định rằng 'bản diễn giải' của Tòa án Tối cao nước này đưa ra lại 'phù hợp' với UNCLOS, tức mượn danh của luật pháp quốc tế để đòi bỏ tù ngư dân, đó là một hành động ngang ngược, thách thức dư luận và không thể chấp nhận được", tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh rằng "Bắc Kinh tự ý tiến hành các hoạt động xây dựng, cải tạo trái phép trên những đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là vi phạm khoản 3, khoản 4 của điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc", do vậy, "Trung Quốc không có quyền ngăn cản hoạt động của tàu bè đi qua vùng này".
Dự đoán về những động thái tiếp theo của Trung Quốc trong thời gian tới ông cho rằng nước này sẽ tiếp tục đưa ra những tuyên bố khiêu khích, ngang ngược nhưng sẽ cố gắng không để tình hình leo thang, ít nhất là cho đến trước Hội nghị G-20. Bởi điều hiển nhiên rằng Trung Quốc không dám mạo hiểm đánh mất thể diện ở một hội nghị quốc tế uy tín, điều mà Bắc Kinh cho là quan trọng hơn việc gây ra những căng thẳng ở châu Á.
Ngoài ra, tướng Lê Văn Cương cho rằng Trung Quốc đang "ẩn mình chờ thời cơ". Thực tế vào cuối năm nay, sự chú ý của các nước trên thế giới về vấn đề Biển Đông sẽ bị xao nhãng bởi cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng. Mỹ cũng như các phương tiện truyền thông toàn cầu lúc đó sẽ tập trung nhiều vào "cuộc chiến" giữa hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton.
   TQ hung hăng kêu gọi chiến tranh trên biển, vẫn sợ quốc tế quay lưng - Ảnh 3
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh TTXVN.
"Sau phán quyết, hầu hết các nước thành viên G20 và các nước G7 cùng những trung tâm kinh tế, chính trị lớn trên thế giới đều đã lên tiếng phản đối Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc khiến họ ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập, đó chính là sai lầm, thiệt hại đối với Trung Quốc. Trước Hội nghị G20, Trung Quốc sẽ chỉ dám làm “vừa vừa”, bởi nếu hung hăng quá sẽ bị chỉ trích mạnh mẽ. Sau G20, đặc biệt là giai đoạn bầu cử Tổng thống Mỹ, có thể Trung Quốc sẽ càng hung hăng hơn", tướng Cương nhận định.
Trả lời về câu hỏi cộng đồng quốc tế và Việt Nam cần có những hướng đi như thế nào nhằm ứng phó trước những động thái ngang ngược, có thể leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian tới, tướng Lê Văn Cương cho rằng: "Điều quan trọng nhất vẫn là sự lên tiếng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc dù họ nhiều tiền, nhiều người, nhiều súng đạn nhưng lại không có 3 thứ là pháp lý, đạo lý và sự ủng hộ của quốc tế".
"Dù hung hăng nhưng Trung Quốc rất sợ bị quay lưng. Trên hành tinh này không có Trung Quốc thì thế giới vẫn phát triển bình thường, nhưng nếu không có hợp tác của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc sẽ nhanh chóng đổ vỡ", tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi về việc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm 2/8 kêu gọi quân đội, cảnh sát và người dân nước này nên chuẩn bị "chiến tranh nhân dân trên biển", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực khi có các phát biểu về Biển Đông.
"Tôi cho rằng quan chức các nước cần phát biểu và hành động phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình, là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực", ông Lê Hải Bình nói trong cuộc họp báo hôm 4/8.
Theo ông Bình, các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông cần có đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới.
Mạnh Kiên-Danh Tuyên

Không có nhận xét nào: