Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Nhật Bản về việc thể hiện quan điểm cứng rắn với Triều Tiên nếu Trung Quốc không tác động.
Tàu sân bay Mỹ Carl Vinson hôm 9/4 được điều đến gần bán đảo Triều Tiên. Ảnh:Reuters
|
Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói với các quan chức Nhật Bản rằng Washington có thể sử dụng hành động quân sự với Triều Tiên, trong cuộc gặp hồi đầu tháng, Kyodo hôm nay dẫn lời các nguồn tin ngoại giao cho hay.
Theo đó, Mỹ cho biết chỉ có hai lựa chọn trong xử lý vấn đề Triều Tiên: Trung Quốc gia tăng áp lực với Triều Tiên hoặc Mỹ sẽ tấn công. Thông tin này khiến Nhật đánh giá rằng tấn công quân sự đang trở thành lựa chọn thực tế của Mỹ.
Tổng thống Trump hôm 6/4 cũng điện đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, nói rằng Mỹ cân nhắc tất cả các lựa chọn trong việc đối phó với Triều Tiên.
Ông Trump sau đó đón Chủ tịch Trung Quốc đến thăm ở khu nghỉ dưỡng tại Florida, khẳng định nếu Bắc Kinh không tăng cường áp lực với Bình Nhưỡng, Washington sẵn sàng có hành động đơn phương.
Việc trao đổi thông tin giữa Nhật Bản và Mỹ cho thấy sự sẵn sàng của Mỹ trong việc hợp tác với Nhật để khuyến khích Trung Quốc có hành động cụ thể với Triều Tiên. Tuy nhiên phía Tokyo quan ngại việc Washington tấn công Triều Tiên có thể khiến Bình Nhưỡng có hành động đáp trả Nhật và Hàn Quốc.
Khánh Lynh
WC-135 là loại máy bay có khả năng tìm kiếm phóng xạ hạt nhân và thu thập mẫu không khí và mảnh vỡ sau các vụ nổ hạt nhân.
Từ khi Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất vào năm 2006, Mỹ đã triển khai 2 máy bay WC-135 tới khu vực Đông Á. Chúng cũng bay khảo sát trên nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi ở Nhật Bản sau sự cố rò rỉ phóng xạ vào năm 2011.
Động thái mới nhất của Mỹ diễn ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng. Tổng thống tạm quyền Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn cho rằng Bình Nhưỡng sẽ có những “hành động khiêu khích”.
Trước đó, Mỹ đã điều đội tàu sân bay USS Carl Vinson tới bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng ngay lập tức cảnh báo Washington rằng Mỹ sẽ chịu “hậu quả thảm khốc” nếu họ thực hiện tấn công phủ đầu vào Triều Tiên.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh gây sức ép với Bình Nhưỡng trong cuộc gặp giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago resort ở bang Florida, Mỹ.
Mỹ điều máy bay "đánh hơi hạt nhân" tới châu Á
Thứ Năm, ngày 13/04/2017, 08:20
Mỹ đã điều máy bay “đánh hơi hạt nhân” tới căn cứ không quân ở Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Máy bay WC-135 của Không quân Mỹ.
Tờ Nikkei của Nhật Bản ngày 12.4 đưa tin máy bay WC-135 Constant Phoenix của Không quân Mỹ đã tới căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản vào cuối tuần trước.WC-135 là loại máy bay có khả năng tìm kiếm phóng xạ hạt nhân và thu thập mẫu không khí và mảnh vỡ sau các vụ nổ hạt nhân.
Từ khi Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất vào năm 2006, Mỹ đã triển khai 2 máy bay WC-135 tới khu vực Đông Á. Chúng cũng bay khảo sát trên nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi ở Nhật Bản sau sự cố rò rỉ phóng xạ vào năm 2011.
Động thái mới nhất của Mỹ diễn ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng. Tổng thống tạm quyền Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn cho rằng Bình Nhưỡng sẽ có những “hành động khiêu khích”.
Trước đó, Mỹ đã điều đội tàu sân bay USS Carl Vinson tới bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng ngay lập tức cảnh báo Washington rằng Mỹ sẽ chịu “hậu quả thảm khốc” nếu họ thực hiện tấn công phủ đầu vào Triều Tiên.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh gây sức ép với Bình Nhưỡng trong cuộc gặp giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago resort ở bang Florida, Mỹ.
Huy Phong (Theo Sputnik)
(PLO) – Hãng tin NBC News cho biết, quân đội Mỹ đã vào vị trí sẵn sàng thực hiện một chiến dịch đánh phủ đầu Triều Tiên nếu như nhận thấy Bình Nhưỡng cương quyết tiến hành thử hạt nhân.
TIN LIÊN QUAN
Theo tiết lộ với NBC News, một tàu khu trục có năng lực phóng tên lửa Tomahawk được bố trí cách điểm thử hạt nhân Triều Tiên chưa đầy 500 km. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Quân Mỹ đã vào vị trí, sẵn sàng đánh phủ đầu Triều Tiên
(PLO) – Hãng tin NBC News cho biết, quân đội Mỹ đã vào vị trí sẵn sàng thực hiện một chiến dịch đánh phủ đầu Triều Tiên nếu như nhận thấy Bình Nhưỡng cương quyết tiến hành thử hạt nhân.
TIN LIÊN QUAN
Nhiều quan chức tình báo cấp cao của Mỹ tiết lộ với hãng tin NBC News, quân đội Mỹ tại khu vực đã vào vị trí sẵn sàng mở một đợt tấn công phủ đầu nhắm vào Triều Tiên một khi nhận thấy Bình Nhưỡng cương quyết thử hạt nhân lần thứ sáu.
Trước đó, Triều Tiên đã công khai cảnh báo một “sự kiện lớn” đang đến gần. Cùng lúc đó, các quan chức tình báo Mỹ cho biết đã phát hiện các dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẽ thử hạt nhân sớm nhất là cuối tuần này.
Theo tiết lộ với NBC News, một tàu khu trục có năng lực phóng tên lửa Tomahawk được bố trí cách điểm thử hạt nhân Triều Tiên chưa đầy 500 km. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Các quan chức tình báo tiết lộ, Mỹ đã bố trí hai khu trục hạm có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk vào Triều Tiên. Một tàu chỉ nằm cách địa điểm thử hạt nhân của Triều Tiên chưa đầy 500km.
Cũng theo các thông tin tiết lộ cho hãng NBC News, nếu thấy cần thiết Mỹ sẵn sàng điều động các máy bay ném bom hạng nặng hiện đã được điều động đến Guam tham chiến. Chưa kể đến, tuần qua Lầu Năm Góc đã cho điều động tàu sân bay thiện chiến bật nhất của Mỹ là USS Carl Vinson đến khu vực.
Theo NBC News, nếu một vụ tấn công phủ đầu diễn ra, đây sẽ là một chiến dịch tấn công toàn diện bao gồm không kích bằng tên lửa và bom, song song với các hoạt động tấn công mạng và các biệt đội đặc biệt trên mặt đất. Nếu thật sự Mỹ cho tấn công phủ đầu, khu vực và thế giới đứng trước nguy cơ Bình Nhưỡng đáp trả bằng vũ lực nhắm thẳng vào Hàn Quốc.
KIỆT ANH
Báo Nhật: Mỹ không dễ tấn công quân sự đối với Triều Tiên
VietTimes -- Khả năng quân sự của Triều Tiên chưa thực sự rõ ràng và có thể gây tổn thất cho các đồng minh Đông Bắc Á của Mỹ, rủi ro đáp trả cao. Trong khi đó, quyết định tấn công Triều Tiên còn liên quan đến Trung Quốc.
Phong Vân - /
Tờ Nikkei Shimbun ngày 11/4 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay, Mỹ đã đặt lên bàn tất cả các phương án ứng phó với vấn đề Triều Tiên. Dưới đây là 3 phương án có thể xảy ra:
Đầu tiên là không sử dụng vũ lực, tăng cường trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên. Thương mại với Trung Quốc chiếm gần 90% toàn bộ thương mại của Triều Tiên, tăng cường trừng phạt sẽ không thể thiếu sự hợp tác của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không phối hợp thực sự thì hiệu quả trừng phạt kinh tế sẽ có hạn.Trong trường hợp này, có thể cân nhắc tiến hành tấn công hạn chế, nhưng mức độ không đến mức làm sụp đổ thể chế cầm quyền.
Hành động tấn công quân sự thực sự sẽ giáng một đòn nặng đối với nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-ul, qua đó làm cho ông từ bỏ ý định tiếp tục nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Nhưng, ngoài khoảng 1 triệu quân của lực lượng mặt đất, Triều Tiên còn sở hữu tên lửa đã tăng độ chính xác và tầm với cũng như vũ khí hạt nhân đang nghiên cứu phát triển.
Một khi Triều Tiên tiến hành đáp trả, không cần nói đến láng giềng Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có thể bị vạ lây. Phó giáo sư Ken Jimbo, Đại học Keio, Nhật Bản cho rằng: "Xét đến khả năng đáp trả của Triều Tiên, không thể sơ suất trong vấn đề sử dụng vũ lực, thực hiện tấn công hạn chế hoàn toàn không phải là việc dễ dàng".
Bài báo cho rằng, việc "ám sát nhà lãnh đạo" cũng là một phương án được Mỹ - Hàn tính đến. Cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn bắt đầu diễn ra vào tháng 3/2017 đã có lực lượng đặc nhiệm Navy Seals của Hải quân Mỹ tham gia. Lực lượng này phụ trách hành động ám sát.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng "giới hạn đỏ" tiến hành tấn công quân sự của quân đội Mỹ sẽ là Triều Tiên phóng tên lửa xuyên lục địa với tầm bắn có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ".
Nếu Triều Tiên nghiên cứu phát triển thành công và có dấu hiệu phóng tên lửa xuyên lục địa thì sẽ "không thể tránh khỏi xảy ra biến cố ở bán đảo Triều Tiên".
Mặt khác, vị lãnh đạo này còn nhấn mạnh: "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis là chuyên gia trong lĩnh vực an ninh, sẽ không triển khai hành động quân sự ngu xuẩn dẫn đến bị Triều Tiên đáp trả".
Theo tờ Mainichi Shimbun Nhật Bản ngày 11/4, Mỹ điều cụm tấn công tàu sân bay đến vùng biển lân cận bán đảo Triều Tiên và trong nước Mỹ xuất hiện phương án tiếp tục triển khai vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc, được báo chí Mỹ đưa tin.
Mỹ đề xuất cung cấp "ô bảo vệ hạt nhân" cho Hàn Quốc, một mặt gây sức ép với Triều Tiên, mặt khác để kiềm chế những quan điểm vũ trang hạt nhân độc lập tồn tại từ lâu ở Hàn Quốc. Nhưng, điều này chắc chắn sẽ bị các nước liên quan phản đối, khả năng thực hiện không lớn.
Tờ Neue Zürcher Zeitung (Thụy Sĩ) ngày 10/4 cho rằng ông Donald Trump muốn giải quyết vấn đề Triều Tiên - triển khai hành động độc lập trong trường hợp cần thiết.
Nhưng Triều Tiên đã "lừa gạt" được nhiều vị Tổng thống Mỹ. Các đại diện của cựu Tổng thống Bill Clinton và George Walker Bush đã tiến hành đàm phán nhiều năm với người Triều Tiên, nhưng đều không đạt được mục tiêu.
Kho vũ khí của Triều Tiên đã mở rộng nhanh chóng và năng lực đã được tăng cường, hoạt động thử hạt nhân cũng thường xuyên hơn và có uy lực lớn hơn.
Sự lựa chọn của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không nhiều hơn người tiền nhiệm. Nhưng xét tới khả năng quân sự của Triều Tiên chưa rõ ràng, đặc biệt là hậu quả đối với các đồng minh Đông Á của Mỹ, việc Mỹ phát động tấn công đối với Triều Tiên sẽ rất nguy hiểm.
Mặc dù có thể làm thay đổi nhanh chóng chế độ ở Triều Tiên và không gây ra tổn thất liên đới gì to lớn, nhưng Mỹ sẽ đối mặt với rủi ro lâu dài: Liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với đồng minh Hàn Quốc và quan hệ với Trung Quốc. Điều Bắc Kinh lo ngại nhất là tiếp giáp với một nước mà Mỹ có thể đóng quân.
Vì vậy, điều có thể lựa chọn còn lại chính là phương án ngoại giao. Nhưng, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể dành cho nhà lãnh đạo Triều Tiên King Jong-ul điều gì? Đến nay, ông Kim Jong-ul chưa từng đưa ra điều kiện có thể đưa Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-ul và binh sĩ Triều Tiên. Ảnh: china.com.cn
Viễn cảnh Mỹ khai chiến Triều Tiên: Sau 1 giờ, Seoul tan tành, chính quyền Kim Jong-un tiêu vong
Việc Washington bất ngờ điều cụm tàu sân bay chiến đấu USS Carl Vinson đến gần bán đảo Triều Tiên nhằm đối phó với chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đang khiến dư luận quốc tế lo ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở khu vực này.
Ngày 8/4 báo Nhật đưa tin, Mỹ áp dụng biện pháp quân sự đối với Syria lần này, cũng chính là phát đi tín hiệu mạnh mẽ: Mỹ hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp quân sự để đáp trả sự khiêu khích từ phía Triều Tiên.
Trong cùng ngày, ông Kim Dong Ye, cựu sĩ quan cấp cao trong quân đội Hàn Quốc, hiện là Giáo sư thuộc đại học Gyeongnam cho biết, hành động của Mỹ lần này đủ khiến Bình Nhưỡng cảm nhận sự khác biệt rõ rệt giữa chính quyền Donald Trump và Barack Obama.
Giáo sư Kim Dong Ye phân tích, nếu Mỹ tiến hành đánh Triều Tiên có thể sẽ không chỉ đơn giản như cách tấn công Syria. Vì tại khu vực đường ranh giới quân sự giữa Bắc và Nam Hàn, Triều Tiên đã lắp sẵn hệ thống tên lửa tầm xa với ít nhất 300 – 500 hướng bắn nhắm vào Seoul. Nếu tất cả hệ thống này đồng thời được kích hoạt, thì chỉ trong 1 giờ đồng hồ Seoul sẽ tan tành trong trận mưa của 6.000 – 7.000 quả tên lửa.
Trong tình huống này, mặc dù liên quân Mỹ – Hàn có thể tiêu diệt từ trên không một nửa số tên lửa của Triều Tiên thì Seoul cũng sẽ bị phá hủy từ 10-15%.
Có chuyên gia cho rằng, một khi Mỹ áp dụng biện pháp quân sự tấn công Triều Tiên rất có thể sử dụng “hành động trảm thủ”: trước tiên sử dụng binh sĩ đặc chủng và không quân tinh nhuệ đánh thẳng vào hệ thống chỉ huy và những công trình then chốt, khiến Triều Tiên không có cơ hội đáp trả hay nã pháo trước.
Nếu lúc đó hệ thống tên lửa Triều Tiên lắp đặt tại khu vực lân cận vĩ tuyến 38 chưa bị hủy hết, chắc chắn sẽ bắn trả về phía Hàn Quốc, trong đó có Thủ đô Seoul, nhưng không đáng kể. Trong tình huống này, liên quân Mỹ – Hàn sẽ vượt qua vĩ tuyến 38 tấn công chính quyền Kim Jong-un.
Lúc này, lãnh đạo Bắc Kinh cũng không có cơ hội “viện binh cho Triều Tiên kháng cự Mỹ”, nhưng vì lợi ích và an toàn quốc gia nên Trung Quốc có thể sẽ triển khai quân đội phi quân sự tại biên giới Triều Tiên, ngăn không cho dân Triều Tiên chạy nạn sang Trung Quốc với số lượng lớn.
Kết quả cuối cùng: Chính quyền Kim Jong-un tiêu vong, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên được giải quyết triệt để. Sau đó có một chính quyền mới, hay bán đảo Triều Tiên sẽ thống nhất? Điều này sẽ được quyết định trong đàm phán song phương Mỹ – Trung.
Lê Hiếu, dịch từ NTDTV
D. KIM THOA
Mỹ có thể tấn công phủ đầu CHDCND Triều Tiên
TTO - Mỹ đã sẵn sàng tấn công phủ đầu CHDCND Triều Tiên bằng các loại vũ khí qui ước trong trường hợp họ nắm đủ thông tin cho thấy Bình Nhưỡng sẽ thử hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un - Ảnh: Zee News |
Đài NBC của Mỹ dẫn nguồn tin từ nhiều quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết thông tin này. Theo đó, nếu Mỹ có đủ chứng cứ thuyết phục rằng CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ thử hạt nhân, nước này sẽ ra đòn phủ đầu với Bình Nhưỡng.
Trước đó CHDCND Triều Tiên đã báo trước với truyền thông quốc tế về “một sự kiện lớn” sắp xảy ra. Giới chức Mỹ cho rằng những dấu hiệu liên quan tới một vụ thử hạt nhân có thể thấy rõ vào cuối tuần này.
Các quan chức tình báo Mỹ cho biết Mỹ đã đặt hai tàu khu trục có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk trong khu vực. Trong đó, một tàu chỉ cách bãi thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên khoảng 300 dặm (482,8 km).
Cùng với đó, các máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ cũng đã được điều động tới đảo Guam để tấn công CHDCND Triều Tiên khi cần.
Đầu tuần này Lầu Năm Góc thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson đã dẫn đầu một nhóm chiến hạm khác tiến về bán đảo Triều Tiên.
Đợt tấn công phủ đầu của Mỹ, nếu có, theo các quan chức tình báo sẽ gồm tên lửa, bom, các hoạt động tấn công mạng và tấn công đặc biệt khác.
Nếu một cuộc tấn công như vậy xảy ra, có nguy cơ nó sẽ khiến CHDCND Triều Tiên triển khai cuộc tấn công dữ dội ngay với Hàn Quốc.
Ông Victor Cha, giám đốc nghiên cứu châu Á của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington nhận định: “Giới lãnh đạo ở CHDCND Triều Tiên cho thấy họ hoàn toàn không có ý định và cũng không quan tâm tới hoạt động ngoại giao hay đối thoại với bất cứ nước nào có liên quan tới vấn đề này”.
Trước đó ngày 12-4 CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ “tấn công Mỹ trước” bằng vũ khí hạt nhân nếu có bất cứ dấu hiệu nào về các cuộc tấn công của Mỹ.
Ngày 13-4 CHDCND Triều Tiên tiếp tục cảnh báo sẽ tiến hành một “cuộc tấn công trả đũa không thương xót” nếu Mỹ có động thái động binh.
Thông cáo của CHDCND Triều Tiên nêu: “Với việc không ngừng đưa một số vũ khí hạt nhân chiến lược tới bán đảo Triều Tiên, Mỹ đang đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh, đẩy tình hình đến bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân”.
Các chuyên gia Mỹ vẫn không tin CHDCND Triều Tiên đã phát triển được loại vũ khí hạt nhân tầm xa có thể phóng cùng tên lửa. Họ cũng không nghĩ là Bình Nhưỡng đã sở hữu được một tên lửa liên lục địa.
Đô đốc hải quân James Stavridis, một cựu chỉ huy của NATO nhận định: “Có hai chuyện sẽ xảy đến cùng nhau vào cuối tuần này. Một là khả năng rõ ràng về một vụ kích nổ vũ khí hạt nhân lần thứ 6 của CHDCND Triều Tiên và hai là nhóm tàu tấn công của Mỹ sẽ tiến sát tới bán đảo Triều Tiên”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét