- Chiều nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về huyện Mỹ Đức làm việc. Ghi nhận của phóng viên VietNamNet tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm.
Ngày mới ở Đồng Tâm,
huyện Mỹ Đức, Hà Nội trong thời điểm đang bị “nóng” bởi những thông tin nhiễu loạn, vẫn bình thường như bao ngày.
Ngày mới
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1983, thôn Hoành, xã Đồng Tâm) trở dậy lúc 5h30 sáng. Anh Sơn đánh thức hai con, một lớp 2, một lớp mẫu giáo lớn, để đi học.
|
Trẻ em thôn Hoành rủ nhau tự đến trường |
Vợ anh Sơn vừa đi chợ làng về. Chợ ở gần ủy ban, trung tâm thôn. Trường tiểu học cách nhà anh chị chừng 1km, các con đến lớp trước 6h45 để kịp vào học.
Bố vợ anh Sơn, ông Hòa từ thôn trên, đỗ xịch xe máy trước cửa hiên, nhắc con gái sớm đi lấy cỏ thả vào ao cá mấy sào mà gia đình ông chăn nuôi theo mô hình VAC…
|
Hiệu trưởng trường THCS xã Đồng Tâm, cô Lê Thị Túy cho biết: Các cháu vẫn đến trường bình thường, đảm bảo 100% sĩ số. |
Đồng Tâm là xã thuần nông. Những ngày nông nhàn, người dân chạy chợ, buôn bán để kiếm thêm thu nhập. Nhiều gia đình phát triển chăn nuôi. Giá lợn đang thời điểm bấp bênh khiến ông Hòa than thở: “Hôm qua người ta trả lợn có 20. Tôi cứ để nuôi, biết đâu…”.
Nhà hàng xóm kế bên, chị N.T.H, dậy sớm hơn nhiều nhà khác. Chị bày gần chục khung thêu đã vẽ mẫu sẵn, chủ yếu là mẫu tranh cá chép hóa rồng; với dàn chỉ màu la liệt kế bên, bởi đầu ngõ, thợ thêu đã nhấp nhổm tới sớm.
|
Ông Hòa và ông Thái nhẩn nha bàn chuyện giá gà, giá lợn bên vườn nhà. |
Cô Lê Thị Túy, hiệu trưởng trường Tiểu học xã Đồng Tâm nói: Trường có 21 lớp thuộc 5 khối, tổng cộng 642 học sinh. “Suốt một tuần qua, dù làng đang xảy ra nhiều chuyện nhưng các cháu vẫn đến lớp bình thường, đảm bảo 100% sĩ số chứ không có chuyện học sinh không đến lớp, các phụ huynh bị kích động không cho con em đến trường”.
“Nóng” vì thông tin nhiễu loạn
Khác hẳn với lời đồn nhà báo bị dân làng cản trở không cho vào làng, dân làng chất củi, tẩm xăng… ngăn cản lực lượng chức năng, buổi sáng 20/4 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm vẫn yên bình như bao ngày.
|
Ông Bùi Viết Hiểu (75 tuổi, trái) và ông Lê Đình Ba (phó thôn Hoành, người đã được trao thả về làng): "Nguyện vọng của bà con là cấp có thẩm quyền về đối thoại để trả lời dứt điểm với người dân. Chúng tôi không có ý định chống đối chính quyền" |
Ông Bùi Viết Hiểu, 75 tuổi, thương binh 4/4, cho biết: “Đúng là có chuyện dân làng giữ người ở nhà văn hóa thôn, nhưng không phải để phản đối, chống lại chính quyền. Bà con chúng tôi đang chờ đợi cấp có thẩm quyền về đối thoại với dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, từ đó cởi nút cho một vấn để nan giải mà bà con đã gửi đơn khiếu tố từ 3-4 năm trước”.
Ông kể, khiếu tố của người dân bắt đầu từ việc chính quyền, cán bộ xã buông lỏng trách nhiệm trong quản lý đất đai; nhiều cá nhân chiếm dụng “bờ xôi ruộng mật” của dân, tự chuyển đổi sai mục đích, chuyển nhượng, mua bán để chiếm dụng…
“Những khiếu tố của bà con, UBND TP Hà Nội đã có kết luận là nhiều nội dung đúng. 6 cán bộ xã đã bị kỷ luật cách chức từ năm 2015, mới đây có 3 người bị khởi tố, tạm giam để phục vụ điều tra. Tuy nhiên, vấn đề chưa được giải dứt điểm tận gốc thì xảy ra sự vụ vừa rồi”.
|
Vật dụng người dân vứt bỏ trên đường làng từ mấy ngày trước, khi sự việc bắt đầu xảy ra. |
Ông Hiểu khẳng định, các cán bộ, chiến sỹ hiện đang được bà con giữ lại tại nhà văn hóa thôn được bà con lo lắng cơm nước đầy đủ, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, không có hành động đánh đập, đe dọa như những thông tin nhiễu loạn trên mạng.
“Người dân chăm lo cho các anh ấy như chăm lo cho con cháu, người thân của mình. Sức khỏe của các anh ấy rất tốt. Hôm qua, chúng tôi mua quần áo mới để cho các anh ấy thay đổi, tiện sinh hoạt tắm giặt”.
Về việc ông Lê Đình Ba, một trong số những người đã được cơ quan chức năng trao thả về quê, ông Hiểu nói: “Không có chuyện anh Ba bị người làng trói lại rồi đem đi 'thủ tiêu'. Anh Ba và anh Công về nhà lúc nửa đêm, các cháu thanh niên không biết mặt nên có gặng hỏi anh ấy nguồn cơn sự việc, vì bà con nghe thông tin phản động, kích động nói anh Ba bị tiêm thuốc lú, bị đánh đập rồi quay lưng lại người dân”.
|
Xưởng thêu tại nhà chị N.T.H. có 5-6 khung thêu. Thợ thêu đến từ rất sớm |
Nguyện vọng của bà con thôn Hoành, ông Hiểu khẳng định: “Chúng tôi không phản đối, chống lại chính quyền. Bà con mong muốn người có thẩm quyền trực tiếp xuống với dân, xử lý dứt điểm những vấn đề đã kéo dài để người dân yên tâm sản xuất”.
Đầu các ngõ xóm đi vào làng từ thôn Đồng Mít thông ra tuyến đường 429, đường đi Miếu Môn vẫn còn những chướng ngại vật như cây củi, gạch đá, bàn ghế cũ… được người dân vứt ngổn ngang từ mấy ngày trước.
Người dân Đồng Tâm chờ đợi điều gì?
Ông Bùi Viết Hiểu, 75 tuổi, đại diện cho dân làng thôn Hoành lý giải việc giữ người trái pháp luật:
Việc giữ các cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ, người dân thôn Hoành đều nhận thức đó là việc làm trái pháp luật. Tuy nhiên, tất cả đều có lý do.
Cụ thể: Ngày 15/4, 9 người dân xã Đồng Tâm đã bị cơ quan công an bắt giữ, trong đó có ông Lê Đình Kình, 82 tuổi. Việc bắt giữ này ở ngoài địa phương và không đọc lệnh bắt theo quy trình.
Chúng tôi giữ những người làm công vụ với suy nghĩ để đảm bảo sự an toàn cho những người bị bắt giữ.
Chúng tôi giữ để đợi cấp có thẩm quyền về trao đổi, đối thoại với người dân, giải quyết tận gốc vấn đề mà người dân đã khiếu tố trong thời gian qua.
Chúng tôi chờ đợi cấp chính quyền về đối thoại với người dân, vì chỉ như thế những khúc mắc trên mới được giải quyết tận gốc. Người dân Đồng Tâm mong chờ đồng chí Chủ tịch Nguyễn Đức Chung về xã Đồng Tâm. Nếu đồng chí Chung về, dân làng sẽ đứng hai bên để chào đón đồng chí.
Chúng tôi đấu tranh với mong muốn những cá nhân sai trái cần được xử lý để đảm bảo công bằng. Chúng tôi không chống đối chính quyền.
|
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác đến huyện Mỹ Đức, Hà Nội - nơi có vụ gây rối trật tự mấy ngày gần đây.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có văn bản thông tin về sự việc xảy ra tại huyện Mỹ Đức.
ĐBQH Lê Thanh Vân đề xuất Chủ tịch UBND TP Hà Nội cần tổ chức đối thoại sớm với nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn cho biết thông tin mới nhất về tình hình an ninh trật tự ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Thái Bình
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đang chờ người dân đến đối thoại
17h, cuộc làm việc chưa thể bắt đầu do người dân chưa cử đại diện đến.
Đoàn khoảng 30 người, gồm Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, ông Đỗ Văn Đương (Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội), ông Đào Đức Toàn (Phó bí thư Thành ủy Hà Nội), lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự cùng lãnh đạo huyện Mỹ Đức...
Đây là chuyến đi đầu tiên về Mỹ Đức của Chủ tịch Chung, hai ngày sau khi 18 cảnh sát cơ động trong tổng số 38 người bị một số người dân Mỹ Đức giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành được tự do.
18h, những người dân được mời tham gia đối thoại với Chủ tịch thành phố vẫn chưa đến.
Trong phòng dự kiến diễn ra đối thoại ở trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, bàn chủ tọa đặt biển Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung và ông Đỗ Văn Đương. Bàn dành cho đại diện nhân dân xã đồng tâm nằm ngay hàng ghế đầu.
|
Cuộc họp chưa bắt đầu vì đại diện người dân chưa đến. Ảnh: Huyền My.
|
Ông Bùi Viết Hiểu (75 tuổi, một người trong nhóm cao niên đại diện dân thôn Hoành), chia sẻ hơn 14h ông nhận được điện thoại từ Chủ tịch Chung mời các cụ và 100 người dân lên huyện để đối thoại, tuy nhiên ông từ chối vì "các con không cho đi".
Ông tha thiết mời chủ tịch Chung về gặp trực tiếp người dân. Tổ đối thoại thôn Hoành được người dân cử ra gồm một số cụ cao niên, lão thành cách mạng và bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm. Ông Hiểu đặc biệt nhấn mạnh người dân sẽ đảm bảo an toàn cho đoàn đối thoại, "mọi chuyện sẽ diễn ra ôn hòa".
"Người dân nếu có điều gì đó sai trái thì mong Chủ tịch nương nhẹ hoặc xem xét giảm tội, ai sai đến đâu, xử đến đấy", ông nói thêm.
Liên quan việc tranh chấp đất đai tại khu vực Đồng Tâm, ông Hiểu cho hay, 59ha mà cơ quan chức năng cho rằng thuộc Quốc phòng quản lý, người dân mong muốn chủ tịch sớm giải quyết. "Nếu là đất quốc phòng, phải có quyết định thu hồi cụ thể rõ ràng, phải có đại diện cơ quan chức năng thông báo để người dân yên tâm, tránh tình trạng mập mờ".
17h, cuộc làm việc chưa diễn ra. Chính quyền đang thuyết phục đại diện người dân tới cuộc đối thoại.
|
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức. Ảnh: Huyền My.
|
16h25, ông Chung làm việc tại phòng của lãnh đạo Huyện ủy, theo kế hoạch ông sẽ gặp một số người dân Đồng Tâm. Ông Chung đang chờ những người này. Xung quanh trụ sở huyện có nhiều cảnh sát làm nhiệm vụ.
Cùng thời điểm tại thôn Hoành, cách nơi Chủ tịch Nguyễn Đức Chung làm việc khoảng 20km, những tiếng kẻng vang lên, loa phát thanh báo tin có lãnh đạo Hà Nội về làm việc. Hàng chục người đổ ra các con ngõ đầu làng, tụ tập ở những chốt canh. Gương mặt họ toát lên vẻ lo lắng xen lẫn hồi hộp. Một số người chia sẻ họ mong sự việc được giải quyết nhanh để sớm ổn định cuộc sống. Dù vậy, các chướng ngại vật tiếp tục được dựng lên, chỉ chừa khoảng trống đủ cho người đi bộ lách qua.
Tiếng loa phát thanh trong thôn thông báo về văn bản có chữ ký của Chủ tịch huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hoạt mời đại diện người dân ra huyện làm việc với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung. Tuy vậy, một số người dân chia sẻ với VnExpress: "Chúng tôi mong ông Chung về làng đối thoại thì sẽ cử người đón tiếp".
|
Nhiều băng rôn được treo ở Đồng Tâm. Người dân cho hay họ không chống chính quyền. Ảnh: Huyền My.
|
Ông Nguyễn Đức Chung được Thành ủy Hà Nội giao chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng huyện Mỹ Đức sớm ổn định tình hình tại địa phương này. Những ngày qua, việc đối thoại với người dân mới chỉ thực hiện được "qua các kênh thông tin bằng điện thoại".
Một nguồn tin nói việc đối thoại gặp cản trở do "người dân còn nhiều ý kiến, chưa cử được người đại diện".
Lãnh đạo Hà Nội khẳng định các kiến nghị của người dân về đất đai sẽ được "xem xét một cách thỏa đáng". Ưu tiên số một của Hà Nội là đảm bảo an toàn cho 20 người đang bị giữ và an toàn cho người dân.
Trước đó ngày 15/4, khi 4 người trong xã bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng bắt nguồn từ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng phục vụ mục đích quốc phòng, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã phản ứng. 38 người thi hành công vụ, trong đó có nhiều cảnh sát cơ động Hà Nội bị giữ lại thôn.
Giải thích lý do, một người nhận là đại diện ở thôn Hoành nói, họ muốn chính quyền thả người, đối thoại giải quyết các mâu thuẫn đất đai... "Nguyện vọng của dân muốn việc thu hồi, giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng quy định". Người dân khẳng định những người bị giữ được đối xử lịch sự, cung cấp đồ ăn và những điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động được thả, 3 người khác tự giải thoát. Công an Hà Nội cũng thả một số người tại xã Đồng Tâm bị bắt ngày 15/4 với lý do đã "thừa nhận sai phạm và xin được về địa phương để khắc phục hậu quả".
Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Bạch Thành Định nói với VnExpress: "Việc tạm thả những người này không phải là sự thỏa hiệp của chính quyền với những đòi hỏi của nhóm người kích động tại địa phương".
*Tiếp tục cập nhật
Nhóm phóng viên
( VNEXPRESS )
Mỹ Đức sau 5 ngày 'dậy sóng'
Chướng ngại vật vẫn dựng khắp nơi biến thôn Hoành thành ốc đảo. Trong thôn có gì ăn nấy, những ngày này dân cơ bản là cho nhau đồ ăn.
Quốc lộ 429 dẫn về xã Đồng Tâm (Mỹ Đức) hai bên là đồng lúa xanh tốt, yên bình, nhưng khi có người hỏi đường vào thôn Hoành, nhiều người địa phương vội vàng khuyên: "Đừng vào đó bây giờ".
5 ngày qua, nơi đây trở thành điểm nóng liên quan đến đất đai khi ngày 15/4 có 38 cán bộ huyện, chiến sĩ công an bị người dân giữ tại nhà văn hoá thôn Hoành. Hai ngày sau, 18 cảnh sát được thả.
|
Các ngả vào thôn Hoành được dựng chướng ngại vật. Ảnh: Thái Mạc
|
Những ngày qua, thôn Hoành như biến thành "ốc đảo" khi ngay từ đầu làng, người dân đổ gạch đá, mang thân cây, thanh gỗ lớn chắn tại các ngả đường đi vào. Họ gọi đây là "chốt phòng vệ". Khoảng 100 m có một chốt.
Các gia đình cắt cử người trực cả ngày lẫn đêm. Khoảng 100 xe máy đi tuần liên tục quanh làng, mỗi tốp 2 xe để đảm bảo người lạ không thể xâm nhập.
Đền Quán Thá nằm ngay đầu thôn Hoành là chốt đầu tiên với đống gạch nằm chắn ngổn ngang ở con đường phía trước, chỉ chừa một lối cho xe máy. Chiều 20/4, thấy người lạ, cụ bà 82 tuổi đi ra khuyên "hãy về đi", muốn vào phải có giấy tờ, thẻ ngành, phải được người trong làng đồng ý và có người ra đón.
|
Trên đường vào thôn Hoành không hiếm những đóng vật liệu.
|
Đi tiếp vào trong là ngã ba có gần chục người cao tuổi, thanh niên và cả phụ nữ canh giữ. Phần lớn người lạ bị dừng lại ở đây và bị kiểm tra giấy tờ tuỳ thân. Với nhà báo, họ cử một người đàn ông khoảng 40 tuổi ngồi sau xe máy dẫn vào trong làng. "Tuyệt đối không được chụp ảnh hoặc quay phim", người này yêu cầu.
Chỉ vào đống gạch vỡ, đá to chừng bằng nắm tay chất thành từng đống hai ven đường, người đàn ông nói: "Cả làng tự bảo vệ bằng cách này".
Dọc lối dẫn vào nhà văn hoá thôn Hoành còn có cả chục chốt. Nhiều nhà dân đóng kín cửa, một số quán nước nhỏ hoạt động nhưng chỉ có đàn ông, thanh niên. Hướng mắt và ngôi nhà một tầng rộng cả trăm mét vuông bao quanh là hồ nước, người đàn ông cho hay đây là nhà văn hoá. Nhưng không chỉ người lạ, dân làng không phải ai cũng có thể vào đây. Những người canh gác trước cửa đa phần được tuyển chọn.
|
Những vật dụng thô sơ được mang ra đường.
|
Người đàn ông nói trong những ngày qua, 20 công an và cảnh sát cơ động đang bị giữ tại hội trường nhà văn hóa được đối xử tốt: "Cơm ăn 3 bữa, quần áo phát mỗi người một bộ". Phụ nữ trong làng được phân công nấu cơm, giặt quần áo và mang đồ ăn thức uống, dọn dẹp vệ sinh. "Dân làng pha cả chè cho uống. Ai ốm, chúng tôi còn mời cả bác sĩ giỏi nhất Đồng Tâm chữa trị", người đàn ông nói.
Cách nhà văn hoá khoảng 50m có một chợ cóc bày khá nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm. Người dân vẫn sinh hoạt, buôn bán. Nhiều trẻ em vẫn đến trường.
"Từ hôm xảy ra sự việc, phần lớn bà con trong thôn xóm không đi chợ xa, cũng không trao đổi buôn bán gì nhiều với bên ngoài. Trong thôn có gì thì ăn nấy, những ngày này dân chúng tôi cơ bản là cho nhau đồ ăn", người đàn ông chia sẻ.
|
Đồng Tâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km.
|
"Sáng nay vào được mạng một chút thấy có thông tin nói người dân sẵn sàng gậy gộc, xăng để chống trả công an, tôi khẳng định điều này là không có", người đàn ông nói và giải thích đêm qua, dân làng đánh kẻng báo động vì phát hiện có người lạ trà trộn vào làng.
"Chúng tôi cũng rất mệt mỏi, và mong chính quyền sớm giải quyết các vấn đề đất đai", một phụ nữ hơn 40 tuổi nói.
Ngày 15/4, khi 4 người trong xã bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng bắt nguồn từ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã phản ứng. 5 ôtô bị đập phá, 38 cán bộ huyện và cảnh sát cơ động Hà Nội bị giữ tại nhà văn hóa thôn.
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động được thả, 3 người khác tự giải thoát. Công an Hà Nội cũng thả một số người tại xã Đồng Tâm bị bắt ngày 15/4 với lý do đã "thừa nhận sai phạm và xin được về địa phương để khắc phục hậu quả".
Chiều 20/4 lần đầu tiên ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội đã về UBND huyện Mỹ Đức tiếp xúc nhưng người dân thôn Hoành không cử đại diện ra đối thoại.
|
Nhóm phóng viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét