Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

TT MỸ DỌA DÙNG " HÀNG NÓNG" ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN; TRUNG QUỐC ĐƯA KINH TẾ VÀ BIỂN ĐÔNG RA DỬ-ĐỂ XEM "MÈO NÀO CẮN MỈU NÀO"; KHÁC BIỆT VÀ TƯƠNG ĐỒNG TRUMP-TẬP...; BẮC KINH LO ÔNG TẬP BỊ HỐ

Tập hay Trump, ai sẽ là người thua?

 04/04/2017
Bùi Quang Vơm
4-4-2017

Hai tay buôn thần bán thánh có hạng trên thế giới sắp gặp nhau. Ản: internet
Cuộc gặp thế kỷ được cả thế giới chờ đợi giữa hai siêu nhân đặc biệt của lịch sử thế giới sắp diễn ra tại Mar-a-Lago, Florida, Hoa Kỳ 6/4/2017.
Từ một phía, người ta đã nhận thấy rất rõ những áp lực có ý định của Trump. Bắt đầu bằng chuyến bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson đích thân đi một vòng qua Nhật, Hàn, với một lọat những tuyên bố, như vẻ nếu không có giải pháp gì từ phía Trung Quốc, thì thân phận Triều Tiên đã và dứt khoát do Mỹ định đoạt và đã được định đoạt, “sự kiên nhẫn chiến lược của Mỹ đối với Triều tiên đã kết thúc”, “2 thập kỷ nỗ lực kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đã thất bại”, “Moị phương án đều được đặt lên bàn.” “Mỹ phải hành động”.
Kể từ hôm 03/04/2016 Hải Quân Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu cuộc tập trận trong ba ngày. Mục tiêu đợt thao diễn quân sự lần này nhằm đối phó với đe dọa Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Nghĩa là khi Tập ngồi với Trump, thì cuộc tập trận còn chưa kết thúc.
Trong khi đó, Tàu khu trục USS Fitzgerald, thuộc Hạm Đội Tác Chiến 5 Hoa Kỳ (US Carrier Strike Group 5) đã cập cảng Subic, ở Zambales, gần đảo Scarborough, nơi Trung quốc đang dự định lắp đặt trạm quan sát.
Tờ Yomiuri Shimbun ngày 3.4 đưa tin, Mỹ đang cân nhắc bán các chiến đấu cơ tàng hình F-35 và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cho Đài Loan, cùng nhiều vũ khí khác.
Ngày 6/03/2017, Mỹ triển khai lắp đặt THAAD tại Nam Hàn, phủ sóng radar quan sát Trung Quốc suốt chiều sâu 3000km.
Tờ Yomiuri Shimbun ngày 3.4 đưa tin, Mỹ đang cân nhắc bán các chiến đấu cơ tàng hình F-35 và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cho Đài Loan cùng nhiều vũ khí khác.
Ngày 03/04/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng “tự giải quyết” nếu Trung Quốc không thể thay đổi được tình hình chương trình hạt nhân ở Triều Tiên.
Ông nói trước cuộc phỏng vấn Financial Times: “Trung Quốc sẽ phải quyết định liệu họ có thể giúp chúng tôi về vấn đề Triều Tiên hay không. Nếu có, điều đấy thật tốt. Nếu không, sẽ thật phiền phức cho các bên”.
Như vậy, những món hàng mà Trump sử dụng lần này để mặc cả trong cuộc gặp Tập Cận Bình̀, rõ ràng gồm số phận Triều Tiên, số phận Đài Loan và số phận biển Đông.
Ông ta sẽ đổi những thứ này lấy cái gì của Trung Quốc?
Trước hết sẽ là chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và thứ hai là thâm hụt thương mại.
Theo CNN, ông Trump cho biết hôm 30.3: “Cuộc họp trong tuần tới với Trung Quốc sẽ là cuộc gặp khó khăn vì chúng ta không thể chịu thâm hụt thương mại lớn và chuyện mất việc làm thêm nữa. Giới doanh nghiệp Mỹ phải chuẩn bị xem xét các giải pháp thay thế”.
Ngày 31.3, ông ký hai sắc lệnh nhằm chống các động thái thương mại nước ngoài mà Nhà Trắng cho là lạm dụng, trong đó Trung Quốc là quốc gia mà Mỹ có thâm hụt nhiều nhất, tới 310 tỷ đôla.
Và trung Quốc sẽ bán cho Trump những gì?
Để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Trung Mỹ, đích thân bậc thầy của nền ngoại giao trung quốc, Dương Khiết Trì đã phải xuất tướng thân chinh đi Mỹ hai lần. Với tính cách thâm trầm và sắt đá, người ta tin rằng, một khi Dương Khiết trì đã quyết định được ngày gặp, có nghĩa là Trung Quốc đã có được đảm bảo, nghĩa là các cuộc mặc cả đã ngã giá và phần thắng chắc chắn đã thuộc về Trung Quốc, tất nhiên là thắng theo cách diễn giải hợp với lợi ích của Trung Quốc.
Như vậy, có thể khẳng định, cái duy nhất mà Trung Quốc có thể bán là chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và chỉ có chương trình hạt nhân, không hơn. Chế độ bắc Triều Tiên chỉ có thể nhờ thế mà mạnh lên, không thể biến mất. Sau cái chết của Kim Jong Nam và sau vụ giả ngưng nhập than, chính quyền Bắc Triều Tiên đã hoàn toàn toàn tin tưởng và quy phục Trung Quốc. Từ nay, Triều Tiên sẽ răm rắp tuân theo theo ý Trung Quốc. Một đường hàng không mới được mở ra ngày 31/03 vừa rồi, giữa những tranh cãi và sỉ vả từ hai phía, đã bộc lộ màn diễn bất đắc dĩ.
Đàm phán 6 bên sẽ được khôi phuc̣ trở lại. Chương trình thử nghiệm tên lửa hạt nhân của Triề̀u Tiên sẽ được ngừng lại, máy móc thiết bị mang dấu ấn Triều Tiên sẽ được sơ tán và thay vào đó những thứ chỉ còn vỏ, chuẩn bị cho vụ thiêu huỷ. (Sau này, nếu đàm phán thất bại, các cuộc thử nghiệm sẽ được tái lập bằng thiết bị và mẫu tên lửa đem sang từ Trung Quốc).
Nạn đói đang đến do chính Bắc Triều Tiên đã loan báo từ tuần trước, sẵn để chờ một cuộc viện trợ nhân đạo của các nước.
Tiếp đến là Trung Quốc dù sẽ không giảm xuất khẩu sang Mỹ, nhưmg Trung Quốc sẽ cân đối thương mại bằng cách tăng lượng nhập khẩ̉u từ Mỹ. Trung Quốc cần rất nhiều thứ từ Mỹ cho cuộc cách mạng công nghệ cao, cho nền công nghiệp khởi nghiệp của Trung Quốc, Trung Quốc có nhiều tiền, miễn là Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận những hàng công nghệ cao và bí mật với Trung Quốc.
Như vậy là Trump thắng, Trump đạt được cả hai mục tiêu của cuộc đàm phán. Ông ngừng được chương trình đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên và ông loại trừ được thêm vụ ngoại thương với Trung Quốc. Ông đã chứng minh sự hơn hẳn của ông so với ông Obama, chủ cũ của Nhà Trắng đối với một đối tác khó khăn như Trung Quốc.
Ngoài ra, chắc chắn là cả 34 mặt hàng đăng ký trên đất Trung quốc của tập đoàn kinh doanh mang tên ông và con gái, con rể ông, sẽ chiếm vị thế thượng phong trên đất Trung Quốc, đảm bảo đem về cho ông hàng chục tỷ đôla một năm. Có thể, ông cũng chẳng cần ngồi lâu hơn một năm trên cái ghế nóng rẫy này.
Đổi lại, Trump sẽ chấm dứt chiến dịch đánh thuế nhập khẩu hàng hoá đến từ Trung Quốc. Và làn sóng các công ty Mỹ đang tác nghiệp trên đất Trung Quốc sẽ chấm dứt trào lưu rút về Mỹ, thậm chí còn rót thêm vốn đầu tư.
Đài Loan sẽ bị bỏ quên. Chuyện bán vũ khí cho Đài Loan sẽ tiếp tục chỉ là một thứ chuyện đùa, một con bài được dùng để lặp lại mỗi lần cần ra giá với Trung Quốc.
Và biển Đông khi đã được ngã giá thoả đáng ở những chỗ khác, Trump sẽ chỉ được nhắc đến như một yêu cầu chiếu lệ, cần “tôn trọng tự do hàng hải và duy trì hoà bình, không sử dụng vũ trang!” Thế là Ok!
Có thể chính vì dự đoán được vụ buôn bán này, kết hợp với việc Philippines tuyên bố chương trình đàm phán song phương với Trung Quốc về Scarborough vào năm 2017, trong khi cách đây một tuần, tổng thống philippines Duterte đã tiết lộ “Chúng ta (Philippines) không thể ngăn chặn Trung Quốc làm những gì họ muốn. Người Mỹ còn chẳng ngăn được họ”. Họ đã mua, hay đã khuất phục được Philippines.
Đấy là âm mưu đàm phán song phương, chia tách từng nước để mua chuộc và để trị một cách “hoà bình” của Trung Quốc.
Chuyên gia Euan Graham cho rằng, “Việt Nam muốn chống lại thủ đoạn biến đa phương thành song phương của Trung quốc khi mua chuộc được Philippines, sự kiện trên có thể phản ánh một chiến lược mới của Việt Nam nhằm thúc đẩy việc tôn trọng phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016”.
Cho nên, dù còn vài ngày nữa cuộc găp gỡ giữa những tay buôn sừng sỏ mới gặp nhau, nhưng họ buôn gì và giá cả ra sao, những người gọi là “mắt thịt” cũng có thể thấy, mặc dù không hoàn toàn chính xác. Và kẻ người “thấp nước” là tổng thống Mỹ, một nhà buôn “hạng bét”: Người dân Mỹ và một phần dân thế giới trở thành con tin trong tay Trump sẽ là những người thua thiệt.
Và điều thất vọng nhất có lẽ là tư cách Mỹ. Một dân tộc đang ở vị trí dẫn dắt nhân lọai, khi Trump, vị tổng thống mà họ chọn ra, để đại diện cho họ, đang và vẫn chỉ là một tên buôn tầm thường và tham lam.
Không thể tin được, ngay cả lịch sử nhiều khi cũng vô lý. Nhưng sự vô lý nào rồi cũng sẽ chết yểu.



Khác biệt và tương đồng, Trump-Tập đang khiến kịch bản hội đàm Trung-Mỹ trở nên gay cấn

Lưu Bình | 
Khác biệt và tương đồng, Trump-Tập đang khiến kịch bản hội đàm Trung-Mỹ trở nên gay cấn
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

"Hai người họ toàn khác nhau, một người New York táo bạo, đầy ý chí tự do. Một người lãnh đạo ĐCSTQ - bộ máy chính trị vô cùng lớn mạnh", học giả Mỹ nói về hai ông Trump-Tập.




Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ được tổ chức vào đầu tháng Tư.
Một nhà quan sát Mỹ cho rằng, đặt sang một bên những khác biệt về hệ thống chính trị của Trung Quốc và Mỹ, trên thực tế, hai ông Trump-Tập có rất nhiều điểm tương đồng.
Điểm tương đồng
Mới đây, tại một hội thảo ở Washington, Giáo sư Jeffrey N. Wasserstrom thuộc Đại học California cho biết: 
"Tập Cận Bình đã nói về 'Giấc mộng Trung Hoa', nói về 'Phục hưng Trung Hoa', bạn có thể dễ dàng quy ông ấy thuộc lớp người theo 'chủ nghĩa dân tộc', thuộc về tuýp người 'tổ quốc của chúng tôi là ưu tiên hàng đầu'. Điều này không hề khác biệt với nhiều nhà lãnh đạo khác trên thế giới.
Tập Cận Bình nhắc đến việc khôi phục lại vinh quang quốc gia trước đây, điều này có điểm giống với khẩu hiệu 'Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại''.
Ông ấy cũng nói rằng môi trường chính trị có vấn đề, mặc dù cha của ông cũng là một phần của giới tinh hoa chính trị. Nhưng ông Tập đã thành công trong việc xây dựng hình tượng - ông ấy hiểu về tầng lớp nhân dân.
...Vì vậy mà ông ấy đã phát động cuộc chiến chống tham nhũng nhằm vào các quan chức. Điều này cũng không có nhiều điểm khác nhau so với việc 'tháo sạch nguồn nước độc hại ở đầm lầy Washington' - khẩu hiệu Tổng thống Trump nói về việc thay đổi hệ thống quyền lực ở Washington trong thời gian tranh cử".
Khác biệt và tương đồng, Trump-Tập đang khiến kịch bản hội đàm Trung-Mỹ trở nên gay cấn - Ảnh 1.
Học giả Mỹ e ngại, nếu Trump tiếp tục duy trì hai trọng tâm như vấn đề Triều Tiên và đầu tư thì trong thời gian dài, ông Tập sẽ không đưa ra bước nhượng bộ lớn. (Ảnh: DYLAN PETROHILOS/AP/SHUTTERSTOCK)
"Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" và "tháo sạch nguồn nước độc hại ở đầm lầy Washington" là những khẩu hiệu mang tính biểu tượng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của Donald Trump.
Giáo sư Mỹ phân tích, quan điểm của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc về trật tự thế giới cũng có điểm tương đồng.
Theo đó, Donald Trump và Tập Cận Bình đều mong muốn biến bản thân trở thành một người theo trường phái "thực dụng" và xây dựng hình ảnh của một "nhà đàm phán" mạnh mẽ .
Mới đây, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP-Hồng Kông) cũng cho rằng có điểm tương đồng giữa ông chủ Nhà Trắng và người đứng đầu Trung Nam Hải bởi cả hai đều là người có "tư tưởng chính trị cứng rắn" và chủ trương ủng hộ nền "chính trị cứng rắn".
Theo SCMP, vì đều là những người "cứng rắn" nên điều này có thể sẽ giúp cả hai nhà lãnh đạo trở nên thân thiện với nhau trong cuộc họp sắp tới.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, đã hai người "cứng rắn" có thể tán thưởng lẫn nhau nhưng không nhất định thực sự thân thiện.
Điểm bất đồng
Giáo sư Mỹ Jeffrey cũng thừa nhận, trên thực tế Tập Cận Bình và Donald Trump có tính cách rất khác nhau, chẳng hạn như Donald Trump thích phát biểu ngẫu hứng "nghĩ gì nói nấy". Đây cũng là điều khiến cho người dân Trung Quốc cảm thấy thích Trump trong chiến dịch tranh cử của ông.
Điều này hoàn toàn khác với lãnh đạo Trung Quốc - người luôn cố gắng tránh những động thái tương tự.
Một điểm khác biệt nữa giữa hai ông chính là khi phát biểu, ông Tập sẽ đề cập đến rất nhiều cuốn sách mà ông đã từng đọc, Trump thì không, ông thích golf.
"Hai người họ toàn khác nhau, một người New York táo bạo, đầy ý chí tự do... Một người lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc - bộ máy chính trị vô cùng lớn mạnh", Dan Blumanthal, Giám đốc Chương trình nghiên cứu an ninh Đông Á thuộc Viện Nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ nhận định.
Hội đàm Trump – Tập liệu có thành công?
Khác biệt và tương đồng, Trump-Tập đang khiến kịch bản hội đàm Trung-Mỹ trở nên gay cấn - Ảnh 2.
Theo cố vấn Mỹ, điều quan trọng nhất của cuộc hội đàm này chính là để người Trung Quốc thấy, ngay cả những ảnh hưởng đến quốc tế cũng nằm trong sự tính toán của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
Ely Ratner, từng là phó Cố vấn an ninh quốc gia của cựu Phó tổng thống Joe Biden nhận định, bất kể hai bên có thể nói chuyện hòa hợp với nhau hay không, Tập Cận Bình rõ ràng rất hy vọng rằng cuộc đối thoại này sẽ thành công.
"Đối với Tập Cận Bình, điều quan trọng nhất của cuộc hội đàm này chính là để người dân Trung Quốc thấy, ngay cả những tác động và ảnh hưởng đến quốc tế cũng nằm trong sự tính toán của ông", Ratner nói.
Theo ông này, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng rất mong muốn thân thiện với Tổng thống Trump.
"Tôi nghĩ, ông ấy [Tập Cận Bình] cần tặng Tổng thống Trump 'món quà chính trị' ví như dự án thỏa thuận đầu tư mới hay nỗ lực hơn nữa về vấn đề Triều Tiên và dùng những nỗ lực này để gây ảnh hưởng đến Trump", Ely Ratner nhấn mạnh thêm.
Tuy nhiên, cựu cố vấn Mỹ lại cho rằng, vấn đề lớn nhất là liệu Trump có coi những "món quà" này có đủ khả năng giúp ông giải quyết những vấn đề trong nội bộ Mỹ mà ông vô cùng quan tâm.
Trong thời gian ngắn những "món quà" mà Tập Cận Bình mang tặng có thể khiến Donald Trump vừa lòng nhưng nếu Trump tiếp tục duy trì hai trọng tâm quan trọng trong mối quan hệ Mỹ-Trung như vấn đề Triều Tiên và đầu tư - cách tiếp cận thị trường Trung Quốc thì trong thời gian dài, ông Tập sẽ không đưa ra bước nhượng bộ lớn.
Ely Ratner cùng cho rằng, chính phủ của Trump hiện nay có hai phái "diều hâu", một phái thuộc "chủ nghĩa dân tộc coi nước Mỹ trên hết", một phái khác nhìn nhận vấn đề từ góc độ của chiến lược an ninh địa chính trị.
Do đó, sự tranh luận và tương tác giữa hai phái này cuối cùng sẽ xác định mối quan hệ Mỹ-Trung cũng như mối quan hệ giữa Tập Cận Bình và Trump.
Đồng thời, cố vấn Mỹ nhận định, ông Trump không nên tổ chức cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc vào thời điểm này, bởi vì tân chính phủ hiện nay vẫn chưa hình thành chính sách đối với Bắc Kinh. Thậm chí, một số vị trí trong Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng vẫn còn bỏ trống.
theo Trí Thức Trẻ

Hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ: Bắc Kinh lo nhất ông Tập Cận Bình bị hớ

HỒNG THỦY

(GDVN) - Một quan chức Trung Quốc cho biết: "Bảo đảm cho Chủ tịch Tập Cận Bình không bị mất mặt là một ưu tiên hàng đầu đối với Trung Quốc".
Reuters ngày 3/4 bình luận, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là một "cặp chính khách kỳ lạ" trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên dưới thời Trump, bắt đầu ngày 6/4 tại Florida.
Hai nhà lãnh đạo này có thể có một điểm chung: hùng biện của họ về việc khôi phục sức mạnh quốc gia. Nhưng hai ông khác nhau ở hầu hết các khía cạnh còn lại, từ phong cách chính trị đến kinh nghiệm ngoại giao.
Vấn đề đứng đầu chương trình nghị sự tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago được dư luận quan tâm là, liệu Tổng tống Donald Trump có thúc đẩy mối đe dọa sử dụng các quan hệ thương mại với Trung Quốc để ép Bắc Kinh làm nhiều hơn nữa trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng hay không?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại "Nhà Trắng phương Nam" của ông Trump ở Florida, ảnh minh họa: Washington Times.
Mặc dù vậy, một quan chức Trung Quốc cho biết: "Bảo đảm cho Chủ tịch Tập Cận Bình không bị mất mặt là một ưu tiên hàng đầu đối với Trung Quốc".
Các cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ với Chủ tịch Trung Quốc thường được lên kịch bản chặt chẽ, tỉ mỉ hơn so với các nhà lãnh đạo nước ngoài khác, đó là cách các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh để đảm bảo họ được đối xử đàng hoàng như một cường quốc toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là một cơ hội để nghiên cứu hai nhà lãnh đạo trong sự tương phản rõ nét: 
Donald Trump thiếu kiên nhẫn, thẳng thắn và dễ trút sự tức giận lên các dòng trạng thái gây bão trên Twitter. Trong khi đó ông Tập Cận Bình có vẻ ngoài bình tĩnh và thận trọng, không bao giờ xuất hiện trên các mạng xã hội nổi tiếng.
Tuy nhiên, điều các quan chức Trung Quốc lo ngại nhất hiện nay là những tình huống bất ngờ từ Tổng thống Donald Trump.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phải bắt tay khá lâu ở tư thế không thoải mái tại Nhà Trắng khi ông đến thăm tháng Hai năm nay.
Khi tiếp Thủ tướng Đức, ông Donald Trump phớt lờ lời đề nghị bắt tay của bà Angela Merkel trước truyền thông.
Một cuộc điện đàm gay gắt giữa ông Donald Trump với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng gây ra những quan tâm đặc biệt từ Bắc Kinh.
Nhưng với quyết định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khá sớm trong nhiệm kỳ Tổng thống của Donald Trump cho thấy, cả Nhà Trắng lẫn Trung Nam Hải đều thấy giá trị của những nỗ lực xây dựng một mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo.

Bóng dáng Lã Bất Vi tại hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ

Ông Donald Trump bước vào cuộc tiếp ông Tập Cận Bình trong khi vẫn có khoảng trống đáng kể trong đội ngũ cố vấn, tham mưu cho ông về châu Á và chính sách với Trung Quốc.
Các quan chức chính quyền tranh luận về khả năng Trump sử dụng kỹ năng đàm phán của mình để thuyết phục Tập Cận Bình rằng, Trung Quốc cần Hoa Kỳ hơn Hoa Kỳ cần Trung Quốc, đặc biệt là khi nói đến tiếp cận thị trường.
Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Trung Quốc đủ khôn ngoan chính trị để chống lại các yêu cầu của Hoa Kỳ. Tập Cận Bình chắc hẳn cũng nhìn thấy sự suy yếu của Donald Trump bởi ông đã thất bại trong nhiều chính sách đối nội từ khi nhậm chức.
Hai bên đều giữ kỳ vọng thấp với kết quả hữu hình từ chuyến thăm này.
Và khác với phong cách tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sẽ không có ngoại giao sân golf với ông Tập Cận Bình, vì nhà lãnh đạo Trung Quốc xem môn thể thao này gắn liền với các "giao dịch mờ ám" của các quan chức tham nhũng. [1]
Bình luận về nỗi lo của Trung Nam Hải xung quanh hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ, Willy Lam, tác giả cuốn sách "Chính trị Trung Quốc trong kỷ nguyên Tập Cận Bình" ngày 3/4 viết trên Financial Times, ông Tập Cận Bình lo chuyện ở nhà hơn là chuyến đi Mỹ.
Dự kiến ông Tập Cận Bình sẽ tập trung vào kinh tế, thương mại và các vấn đề tiền tệ khi hội đàm với Tổng thống Mỹ ở Florida. Tập Cận Bình sẽ tránh các vấn đề chính trị như việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc.
Tập Cận Bình sẽ thận trọng, bởi ông biết rằng vị Tổng thống doanh nhân có thể kêu gọi chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ gây khó khăn cho đảng Cộng sản Trung Quốc, lúc đó nếu ông Tập Cận Bình không chống lại kiên quyết và cứng rắn, thì có thể bị giảm uy tín ở nhà. [2]
Còn theo một số nhà quan sát bình luận trên South China Morning Post, Hồng Kông ngày 4/4, ông Tập Cận Bình nên thúc đẩy sáng kiến "một vành đai, một con đường" khi gặp ông Donald Trump.
Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nên trở thành nền móng mới cho quan hệ Trung - Mỹ, thay vì hợp tác trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu như dưới thời Barack Obama.
Gal Luft, chuyên gia về Trung Quốc từ Viện Phân tích an ninh toàn cầu tại Washington nói:
"Tôi nghĩ rằng ông Trump sẽ thấy rất hấp dẫn, vì ông rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng, muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Mỹ, tìm kiếm cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ".
Hầu hết các nhà phân tích cho biết, hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ lần này khó có thể tạo ra kết quả thiết thực vì không vấn đề nóng nào như Biển Đông, Đài Loan, Triều Tiên, mất cân bằng tiền tệ - thương mại có các giải pháp vào lúc này.
Andrew Nathan từ Đại học Columbia ở New York cho biết, Tập Cận Bình không muốn và cũng không thể giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên theo cách Donald Trump mong muốn. Ông cũng không mong đợi bất cứ tiến bộ nào trong vấn đề Biển Đông tại hội nghị này.
Tài liệu tham khảo:

Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: