Thứ trưởng KH-ĐT: 1 vụ có 2 vụ trưởng là do lịch sử để lại
02/02/2018 19:56 GMT+7
- Về việc Vụ Đối ngoại, Bộ KH-ĐT có 2 vụ trưởng, trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương khẳng định, đó là do lịch sử để lại.
Theo Thứ trưởng Phương, cách đây rất lâu, khi Bộ KH-ĐT còn là Ban Kế hoạch nhà nước, có thành lập Vụ Hợp tác với Lào và Campuchia với 1 vụ trưởng, 2 vụ phó, hơn 10 chuyên viên. Còn Vụ Kinh tế đối ngoại làm công tác về kinh tế đối ngoại.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thế Phương |
"Sau khi có chủ trương giảm bớt đầu mối, Bộ sáp nhập 2 vụ này thành Vụ Đối ngoại”, Thứ trưởng giải thích.
Ông Phương cho hay khi sáp nhập, có 2 vụ trưởng bởi vì không thể thôi vụ trưởng xuống vụ phó. Và khi đó chưa có quy định nào quy định mỗi đơn vị chỉ có 1 trưởng. Gần đây, theo quy định mới, mỗi đơn vị cấp vụ chỉ có 1 trưởng và 3 phó.
“Chúng tôi đang khẩn trương rà soát, giải quyết việc này để đảm bảo số lượng cấp trưởng, cấp phó, đúng theo quy định pháp luật và sớm báo cáo Chính phủ. Mong nhà báo chia sẻ”, Thứ trưởng nói.
Không 'ôm' doanh nghiệp, sáp nhập còn 15 bộ nhẹ tênh
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH Vũ Mão đề nghị nghiên cứu sáp nhập một số bộ có nhiệm vụ, chức năng tương đồng, giảm từ 18 xuống còn 15 bộ.
Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay
Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.
Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi
Nếu bộ máy cứ phình ra, lại có quá nhiều người làm lãnh đạo, quản lý nhưng không hiệu quả thì đó là lãng phí, không ngân sách nào nuôi nổi.
Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã phát triển nhanh đưa nền kinh tế lên giai đoạn cao trong thời gian ngắn nhờ khát vọng của lãnh đạo, của quan chức muốn đưa đất nước theo kịp các nước tiên tiến.
Hàn Quốc: Chọn người tài làm việc nước
Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960 là nước kém phát triển nhưng sau đó vượt qua giai đoạn phát triển ban đầu và thành công trong giai đoạn phát triển bền vững, trở thành nước tiên tiến trong thời gian rất ngắn.
‘6-8 bộ, hàng chục tỉnh có thể sáp nhập với nhau’
ĐB Phạm Văn Hoà, Đồng Tháp cho rằng, hiện nay có khoảng 6-8 bộ và nhiều tỉnh có thể sáp nhập với nhau.
Sáp nhập ở Bộ GTVT: Thừa hàng loạt sếp tổng, sếp phó
Việc Bộ GTVT sáp nhập các ban quản lý dự án khiến nhân sự chủ chốt có nhiều thay đổi, tổng giám đốc thành phó giám đốc, cấp phó tăng gấp đôi.
Thu Hằng - Hồng Nhì
Thứ trưởng Bộ GTVT: Thu giá ra, vào sân bay do lịch sử để lại
Cập nhật: 02/02/2018 22:14
(Thanh tra) - Tại buổi họp báo Chính phủ chiều muộn ngày 2/2, trả lời báo chí liên quan đến việc thu giá dịch vụ ra, vào sân bay, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đó là do lịch sử để lại và có rất nhiều luật chi phối, trong đó có Luật Hàng không.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông
Trước tháng 3 sẽ báo cáo Chính phủ
Theo ông Đông, việc thu giá dịch vụ đường dẫn vào sân bay xuất phát từ quá trình lịch sử rất dài, đây không phải mới thu mà thu từ khi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chưa cổ phần.
Tất cả các cảng hàng không của Việt Nam đều xuất phát từ đầu tư của Nhà nước, Nhà nước quản lý, khai thác và thu phí.
Ông cũng cho biết, ACV đã hoạt động theo mô hình cổ phần hoá 2 năm nay, có nhiều chuyển đổi trong thời gian qua về tài sản sau cổ phần hoá.
Vậy thu giá có hợp pháp hay không?
Thứ trưởng Bộ GTVT một lần nữa khẳng định, đó là do lịch sử để lại và có rất nhiều luật chi phối, trong đó có Luật Hàng không. Luật này quy định giá dịch vụ hàng không và giá phi hàng không. Bên cạnh đó còn bị chi phối bởi các luật khác như Luật Giá, tất cả nội dung này tương đối phức tạp.
Cũng theo Thứ trưởng GTVT, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Thanh tra Chính phủ báo cáo về việc này.
Mới đây Phó Thủ tướng cũng kết luận và chỉ đạo đối với phí, giá dịch vụ có liên quan vào sân bay thì Bộ GTVT chủ trì phối hợp Bộ Tài chính rà soát, báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018.
"Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với Bộ Tài chính, rà soát các khoản thu này để có báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018. Theo đó, sẽ rà soát rõ cái nào thu chưa đúng, cái nào do lịch sử để lại thì phải báo cáo để có quyết định cuối cùng", Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin.
Sự cố nứt dầm cầu Vàm Cống là hy hữu
Liên quan đến sự cố nứt dầm cầu Vàm Cống, ông Đông cho biết, ngay khi xảy ra sự cố, Bộ đã ra ngay thông báo.
“Đây là dự án chúng ta vay vốn của Chính phủ Hàn Quốc, được triển khai thực hiện theo đúng tiến trình, nếu không có sự cố thì có thể đưa vào thông cầu này cùng với cầu Cao Lãnh và toàn tuyến Đồng bằng sông Cửu Long ở những tháng đầu năm 2018”, ông Đông nói.
“Sự cố này theo đánh giá chung của Bộ GTVT cùng các chuyên gia là rất hiếm xảy ra”, ông Đông cho hay.
Theo Thứ trưởng, Bộ GTVT đã chỉ đạo tất cả các cơ quan của Bộ, huy động với các chuyên gia trong nước và đặc biệt làm việc với các nhà tài trợ, các chuyên gia của nước ngoài, của Hàn Quốc và đã có những đánh giá, có cả những đánh giá độc lập từ phía Việt Nam.
“Hiện tại cũng chưa xác định được nguyên nhân cuối cùng. Khi có nguyên nhân cuối cùng chúng tôi sẽ có thông báo đầy đủ tới công luận và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả”, Thứ trưởng cam kết.
Ông Đông cũng cho biết, hiện tại chưa xác định được thời gian thông cầu vì đây là nhịp cầu rất lớn và kết cấu rất phức tạp, không chỉ mỗi phía Việt Nam đánh giá mà cả các chuyên gia nước ngoài cũng đánh giá.
“Đây là sự cố hy hữu xảy ra. Nếu có thông tin về thời gian thông cầu, chúng tôi sẽ có thông báo”, ông Đông nói rõ.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xác định nguyên nhân, có giải pháp khắc phục triệt để sự cố nứt dầm cầu Vàm Cống, bảo đảm chất lượng, tuổi thọ của công trình.
Theo Bộ GTVT, cầu Vàm Cống là dự án sử dụng nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc do nhà thầu Hàn Quốc đảm nhiệm. Cầu chính đã được hợp long ngày 29/9, hiện đang thi công các hạng mục hoàn thiện: Thảm bê tông nhựa mặt cầu, lắp khe co giãn, sơn kẻ đường và lắp biển báo an toàn giao thông, chiếu sáng.
Tuy nhiên, vào chiều 14/11/2017, trong quá trình thi công khe co giãn tại trụ P29, các đơn vị tư vấn, nhà thầu phát hiện dầm ngang trên đỉnh trụ P29 bị nứt.
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cây cầu, Bộ GTVT cho biết, không xuất hiện nứt và các biến dạng bất thường tại các vị trí dầm được kiểm tra (ngoại trừ dầm ngang có xuất hiện vết nứt nêu trên); kích thước hình học của công trình phù hợp với hồ sơ thiết kế.
Công trình cầu Vàm Cống được khởi công vào tháng 9/2013 với số vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.
Cầu Vàm Cống thuộc Dự án kết nối trung tâm đồng bằng sông Mekong là cây cầu dây văng lớn nhất của dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông được thực hiện bởi các nhà thầu Hàn Quốc.
Đây là cầu thứ 2 (sau cầu Cần Thơ) bắc qua sông Hậu thuộc địa phận 2 tỉnh thành Đồng Tháp và Cần Thơ, cách bến phà Vàm Cống khoảng 1,5km về phía hạ lưu, cách cầu Cần Thơ khoảng 48km về phía thượng lưu.
|
Thảo Nguyên
Sự ra đời và sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ Nhật, 15/02/2015, 02:08 [GMT+7]
Mùa xuân năm 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp (từ ngày 03 đến ngày 07-02-1930) ở bán đảo Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc). Tham dự Hội nghị có các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc - thay mặt Quốc tế Cộng sản. Hội nghị quyết định hợp nhất ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (17-6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (11-1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (01-01-1930) thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. |
Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, đồng bào, đồng chí cả nước nhân dịp thành lập Đảng. Các văn kiện quan trọng trên là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đã đặt ra, giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp thiết và định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Trước sự bế tắc về lý luận cũng như đường lối của các lực lượng cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX; sự thất bại của các phong trào chống Pháp do các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản lúc đó đã đòi hỏi con đường cứu nước mới, khác về chất so với con đường mà các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã đi. Chính trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam - Chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời với sứ mệnh lịch sử to lớn mà giai cấp và dân tộc giao phó: Lãnh đạo các tầng lớp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân.
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra ba thứ cách mệnh là: Tư bản cách mệnh, dân tộc cách mệnh và giai cấp cách mệnh. Ba cuộc cách mạng này về tính chất, mục tiêu, nội dung và phương pháp tiến hành có khác nhau. Ở các nước dân tộc chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, ba cuộc cách mạng này không tiến hành đồng thời; mỗi cuộc cách mạng đều do một giai cấp cách mạng lãnh đạo. Ví dụ: Cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo đánh đổ chế độ phong kiến, quý tộc; cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ chế độ tư bản. Ở Việt Nam do tính chất của lịch sử, cả ba cuộc cách mạng đó đều thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Sự kiện Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin đã đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển tư tưởng và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người: Chủ nghĩa yêu nước chân chính đã bắt gặp Chủ nghĩa quốc tế vô sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác - con đường cách mạng vô sản”(1). Để thực hiện được mục tiêu đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”(2). Đảng Cộng sản Việt Nam có sứ mệnh lãnh đạo nhân dân Việt Nam cùng một lúc vừa làm tư sản cách mạng, vừa làm dân tộc cách mạng và làm giai cấp cách mạng. Đây là đặc điểm lớn nhất của cách mạng vô sản ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cũng là một đặc điểm sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với giai cấp và dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng kịp thời và đầy đủ những đòi hỏi bức thiết của lịch sử.
Sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lời kêu gọi của Đảng khi Đảng mới thành lập, đó là: Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản;... đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến;... làm cho nước Việt Nam được độc lập;... giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản; mở mang công nghiệp và nông nghiệp;... đem lại mọi quyền lợi tự do cho nhân dân. Trải qua 85 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. 15 năm sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đuổi đế quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, lên đường kháng chiến và cuối cùng đã giành được thắng lợi to lớn, đánh thắng đế quốc xâm lược và lập lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Đó cũng là kết quả của sự phát triển cao và thống nhất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ là hệ tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân, phong trào công nhân mà còn là vũ khí giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. Đường lối cách mạng của Đảng thể hiện trong Cương lĩnh là mục tiêu, lý tưởng của Đảng, phù hợp và đáp ứng đúng nguyện vọng của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và của toàn dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời khẳng định giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó đứng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Điều đó quyết định nội dung, xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam giành độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn con đường cách mạng đó phù hợp với nội dung và xu thế cách mạng của thời đại mới được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (năm 1917) và chỉ có đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm độc lập tự do thật sự cho dân tộc. Đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng, đây là sự lựa chọn của lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng ta. Từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong suốt 85 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là:
1. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Với những thắng lợi đã giành được của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam làm cho chúng ta thêm tự hào về dân tộc Việt Nam - một dân tộc anh hùng, thông minh và sáng tạo; tự hào về Đảng ta - Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã một lòng một dạ chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong giai đoạn lãnh đạo công cuộc đổi mới, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn nhất quán kiên định những vấn đề cơ bản nhất:
- Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đứng trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Đảng ta luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn, phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và những thành tựu cách mạng đã đạt được, giữ vững độc lập dân tộc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo.
- Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, hoàn thiện đường lối đổi mới; thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo ra sự SỰ KIỆN - CHÍNH TRỊ thống nhất về quan điểm, ý chí và hành động trong toàn Đảng; lãnh đạo tổ chức thực hiện, xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã xây đắp nên những truyền thống cực kỳ quý báu:
- Đoàn kết, truyền thống cực kỳ quý báu và là bài học lớn của cách mạng nước ta.
- Quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân đã trở thành nguồn sức mạnh và truyền thống của cách mạng Việt Nam.
- Truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhiều thế hệ đảng viên cộng sản và quần chúng nhân dân, họ chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh, tiên phong gương mẫu, phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Đảng ta luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tực cường trong hoạch định đường lối, chủ trương, lựa chọn phương pháp nhằm phát huy sức mạnh của cách mạng, phát huy nội lực của dân tộc và đất nước, nắm vững thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, khắc phục và vượt qua mọi khó khăn thử thách.
- Đảng ta nêu cao chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, thủy chung, trong sáng trong quan hệ với đồng chí, bạn bè, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Trước sau như một, Đảng Cộng sản Việt Nam trung thành với lý tưởng cộng sản, với chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh; trung thành với lợi ích của giai cấp, của dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác. Ngày nay, thế giới có thể có những biến đổi phức tạp, đất nước có thể có nhiều chuyển biến mới, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam quyết không từ bỏ sứ mệnh lịch sử, không đổi thay mục đích phấn đấu của mình, vẫn kiên định lập trường giai cấp công nhân, lấy cái bất biến ứng phó cái vạn biến đặng mưu cầu lợi ích nhiều hơn cho dân, cho nước. Đó là: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng; chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của Đảng; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu phấn đấu của Đảng; đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc là sứ mệnh của Đảng. Cái bất biến này thấm vào trong từng tế bào của Đảng, trong mọi hoạt động nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng. Mọi sự đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, về Đảng Cộng sản, về cách mạng xã hội chủ nghĩa đều phải xuất phát từ những vấn đề có tính chất cốt tử đó. Nếu xa rời thì Đảng sẽ không thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình đối với giai cấp và dân tộc.
Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với giai cấp và dân tộc là vấn đề chiến lược có tính nguyên tắc, bởi vậy, cần kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cần tích cực tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nói chung và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ mới.
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t.9. tr.314.
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.2. tr.267-268.
|
Thượng tướng, Viện sỹ, TS. Nguyễn Huy Hiệu
(Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)
(Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét