Vì sao sau 7 năm nhận vali tiền, Trịnh Xuân Thanh mới bị khởi tố?
03/02/2018 03:05 GMT+7
- Câu hỏi đặt ra trong suốt phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tham ô là, vì sau 7 năm nhận vali tiền, Trịnh Xuân Thanhmới bị khởi tố?
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội, năm 2009, công ty xuyên Thái Bình Dương được cấp phép xây dựng dự án tổ hợp công trình Nam Đàn Plaza, tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Là 1 trong số 5 cổ đông của công ty Xuyên Thái Bình Dương nhưng do không đủ tiềm lực tài chính nên khi đó công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam - PVP Land có chủ trương thoái vốn tại công ty xuyên Thái Bình Dương.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: TTXVN |
Lúc này, thông qua sự môi giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, Lê Hòa Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5, công ty cổ phần Minh Ngân) đã tìm gặp lãnh đạo PVP Land đặt vấn đề mua lại toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp này tại công ty xuyên Thái Bình Dương.
Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land) đã chỉ đạo cấp dưới bán hơn 12 triệu cổ phiếu cho phía ông Bình với giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế, cũng như nghị quyết của HĐQT công ty này ấn định.
Việc bán cổ phiếu đã giúp Phong rút ruột được 10 tỷ đồng, chiếm hưởng cá nhân. Trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land với giá thấp hơn để hưởng chênh lệch, Đào Duy Phong khai, ông ta nhận được ý kiến chỉ đạo từ Trịnh Xuân Thanh, khi đó là Chủ tịch HĐQT PVC.
Theo lời khai của Phong, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo bán giá cao, nhưng thể hiện trong hợp đồng thấp hơn vài giá để chia nhau phần chênh lệch. Phong đã thông báo lại cho cấp dưới để triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội cho rằng, lời khai trên của Đào Duy Phong là không có cơ sở để xác định.
Đến ngày 28/6/2016, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Bình mức án chung thân. Bị cáo Phong 6 năm và bị cáo Duy 5 năm tù giam... Sau đó, các bị cáo trong vụ án của Bình đã làm đơn kháng cáo.
Tại phiên phúc thẩm diễn ra vào ngày 15/3/2017 tại TAND Cấp cao tại Hà Nội, trên cơ sở lời khai của các bị cáo và các đối tượng có liên quan, cùng lời khai của Trịnh Xuân Thanh, HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng, có căn cứ xác định Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Đào Duy Phong đại diện PVP Land ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại công ty xuyên Thái Bình Dương với giá thấp hơn thị trường, hưởng khoản tiền chênh lệch từ 8 triệu đồng/m2, gây thiệt hại cho PVP Land trên 87 tỷ đồng.
Xét thấy hành vi của Trịnh Xuân Thanh cùng các đồng phạm có dấu hiệu tham ô tài sản, nên HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết định khởi tố hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh cùng 7 đồng phạm khác về tội tham ô tài sản theo quy định tại điều 278 bộ luật Hình sự.
Như vậy, hành vi tham ô tài sản của Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm đã xảy ra từ năm 2010, nhưng đến năm 2017 mới bị khởi tố.
Khai báo gian dối?
Tại phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tham ô, một số luật sư trình bày về việc, quá trình điều tra vụ án trước đây bỏ lọt tội phạm, sau 7 năm mới lại tiến hành khởi tố điều tra đối với Trịnh Xuân Thanh.
Về việc này, quan điểm của đại diện VKS cho rằng: Quá trình điều tra vụ án trước đây, các bị cáo Thái Kiều Hương (nguyên Phó TGĐ công ty cổ phần đầu tư Vietsan), Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Thương mại Dầu khí Sông Đà) và Trịnh Xuân Thanh khai báo gian dối, chưa rõ về hành vi của Thanh và Thắng, nên CQĐT chưa đủ căn cứ để khởi tố điều tra.
Quá trình điều tra lại vụ án, căn cứ vào lời khai của Hương phù hợp với lời khai của Thắng và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác, CQĐT đã khởi tố, bắt tạm giam để điều tra đối với Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng về tội tham ô tài sản là có căn cứ.
Vẫn theo đại diện VKS, sau khi CQĐT khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại công ty 1/5, bị cáo Hương yêu cầu và Thắng đã gọi điện bảo Trịnh Xuân Thanh trả lại 14 tỷ đồng. Sau đó Thắng đến văn phòng của Thanh nhận lại vali tiền chuyển lại cho Hương.
Theo lời khai của Thắng, sau khi Thanh trả lại tiền, anh ta nói Thắng bảo Hương giữ bí mật về việc đã chuyển tiền cho Thắng và Thanh, coi như dòng tiền mới chỉ đến tới Hương chứ chưa đến Thắng và Thanh. Về số tiền 19 tỷ đồng này, nên hợp pháp hóa bằng khoản mua bán cổ phần với nhau.
Xử Trịnh Xuân Thanh: 'Ai cũng chối tội, bị cáo giúp sức cho ai?'
Sau 4 ngày tạm nghỉ, sáng nay, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tham ô tiếp tục với phần tranh luận.
Xử Trịnh Xuân Thanh: Tòa đột ngột tạm nghỉ, xác minh lại 19 tỷ
Phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đột ngột tạm nghỉ để xác minh lại số tiền 19 tỷ đồng mà Đinh Mạnh Thắng và Thanh đã nhận và trả lại.
Trịnh Xuân Thanh: 'Bị cáo không thuộc lợi ích nhóm của anh Thăng'
"Bị cáo không thuộc lợi ích nhóm của anh Thăng, bởi vì bị cáo và anh Thăng chỉ gặp nhau, quen từ năm 2006".
Xử Trịnh Xuân Thanh: LS yêu cầu thực nghiệm đưa 14 tỷ vào vali
LS bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh yêu cầu thực nghiệm điều tra ngay tại tòa.
Trịnh Xuân Thanh: Bị cáo đã trả lại tiền cách đây 8 năm
Trong phần tự bào chữa, Trịnh Xuân Thanh cho rằng, nếu không được tuyên dương thì cũng nên khuyến khích bị cáo.
Lời khai của lái xe về vali tiền tỷ chuyển cho Trịnh Xuân Thanh
Anh Vũ Đức Lưu (lái xe của bị cáo Đinh Mạnh Thắng) khai, tháng 4/2010, anh có nhận được chỉ đạo chuyển 1 vali.
Trịnh Xuân Thanh 'đề nghị táo bạo'
Lo lắng về những cáo buộc dành cho mình, trong phiên tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã có "đề nghị táo bạo".
T.Nhung
Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh yêu cầu được công an bảo vệ tại tòa
VietTimes -- Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tại các phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh còn có yêu cầu bảo vệ của cơ quan công an. Vì vậy, để bảo đảm an ninh trong phiên tòa, các cơ quan hỗ trợ tư pháp bố trí máy soi, cấm mang điện thoại.
Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, an ninh trong phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh được siết chặt là điều tất yếu để không làm phân tâm HĐXX. Nguồn: Tạp chí Kiểm sát
Theo thông tin từ Tòa án nhân dân tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình nhận định, việc cho phóng viên vào tác nghiệp tại các phiên tòa là bước tiến dân chủ. Tại các nước khác, như Mỹ, phải mô tả phiên tòa bằng tranh vẽ, không được chụp.
Ngoài ra, phiên tòa này cũng áp dụng mô hình phòng xử mới (theo Thông tư 01) có khu vực dành riêng cho phóng viên. Theo thống kê, phiên tòa vừa rồi có hơn 80 cơ quan thông tấn báo chí đăng ký tham gia phiên tòa. TAND TP Hà Nội vừa rồi cho Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam vào phòng xử, còn lại bố trí một phòng khác truyền âm thanh, hình ảnh ra.
Ông Bình cho biết thêm, các vụ xét xử đại án vừa qua như Vụ án “Buôn lậu” và “Làm giả con dấu” xảy ra tại Công ty Cổ phần dược phẩm VN Pharma; vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Oceanbank); vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”... cũng áp dụng mô hình mới này.
Mô hình mới này cũng có nhiều điểm, mà theo đánh giá của Chánh án TANDTC là tiến bộ hơn, như không hạn chế thời gian tranh tụng; thay đổi biện pháp ngăn chặn khi tạm giam đã quá dài hoặc không cần thiết; khởi tố, bắt tạm giam bị cáo khi đủ điều kiện hoặc có dấu hiệu lọt người, lọt tội; trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ; kiến nghị để khắc phục các sai sót cả về tố tụng và cả trong hoạt động quản lý kinh tế, quản lý cán bộ. Tiếp đến là hình phạt mà các tòa án áp dụng đối với các bị cáo bảo đảm tính răn đe và phòng ngừa chung, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay và được dư luận đồng tình ủng hộ.
Đồng thời, nhiều quy định mới cả về nội dung và hình thức như: Quy định về kiểm sát viên kiểm sát điều tra sẽ giữ quyền công tố tại phiên tòa; triệu tập cán bộ điều tra tới tòa án; áp dụng mô hình phòng xét xử mới cũng như các nguyên tắc tố tụng tiến bộ được pháp luật ghi nhận và được thể hiện ngay qua các phiên tòa xét xử các đại án…
Việc áp dụng trang phục (áo choàng) cho các thẩm phán và mô hình phòng xét xử mới đã cơ bản được áp dụng rộng khắp. Cụ thể, về phòng xét xử, tại các phiên tòa đã bỏ vành móng ngựa và thay vào đó là bục khai báo; chỗ ngồi của kiểm sát viên, luật sư ngang bằng nhau và ngồi trước Hội đồng xét xử; có sự ngăn cách giữa những người tham dự phiên tòa với những người tham gia tố tụng...
Về đổi mới trong nội dung thì hoạt động xét xử lấy tranh tụng tại phiên tòa làm trọng tâm, không giới hạn thời gian tranh tụng. Thực hiện các bộ luật mới hiện nay, tòa án đã triệu tập cả điều tra viên khi cần thiết và tới đây có thể là kiểm sát viên cũng như thẩm phán…
Được biết, từ 1/10/2016 đến 30/9/2017, các tòa án đã giải quyết được 438.625 vụ việc, trong tổng số 491.384 vụ việc đã thụ lý, đạt tỉ lệ 89,3%. Số vụ việc hiện đang tạm đình chỉ giải quyết là 9.622 vụ, số vụ việc còn lại hầu hết còn trong thời hạn luật định và đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.
Ông Trịnh Xuân Thanh: Vụ án có dấu hiệu đấu tố, chia bè phái
Tranh tụng với VKS, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho rằng "lập luận của VKS không khác gì bản luận tội, biến từ đúng thành sai”.
Phiên sơ thẩm xét xử ông Trịnh Xuân Thanh cùng bảy đồng phạm trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Bất động sản Điện lực Dầu khí (PVP Land) ngày 2/2 tiếp tục với phần tranh luận. Sau bốn ngày tạm dừng, hôm nay đại diện VKS đối đáp lại ý kiến của các luật sư đã nêu ra ở phần tranh tụng tuần trước.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: VietnamPlus
|
Đối đáp với ý kiến của luật sư bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh, đại diện VKS nhấn mạnh “việc truy tố Trịnh Xuân Thanh tội tham ô tài sản là có căn cứ”. Theo VKS, ông Thanh đã chỉ đạo, quyết định chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land với giá tương đương 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trị thực của dự án là 52 triệu đồng/m2. "Từ đó tạo chênh lệch để cùng những người khác chiếm đoạt hơn 87 tỷ đồng, trong đó ông Thanh chiếm đoạt hơn 14 tỷ", công tố viên đối đáp.
Về việc nhận 14 tỷ đồng tham ô cất trong vali, VKS viện dẫn lời khai của bị cáo Thái Kiều Hương cho rằng tháng 4/2010 bà đã chuyển tiền cho Đinh Mạnh Thắng (em trai cựu chủ tịch HĐQT PVN Đinh La Thăng). Sau đó, ông Thắng nhờ lái xe chuyển qua cho ông Thanh.
Trong khi đó, ông Thanh cũng khai đã nhận một vali tiền từ ông Thắng. Tuy nhiên khi nhận tiền, ông Thanh không đếm mà gọi điện luôn cho Thắng để hỏi và được trả lời là “biếu sếp chút quà”.
* VKS tranh tụng với luật sư
Liên quan đề nghị thực nghiệm việc cho 14 tỷ đồng vào vali của các luật sư, VKS cho hay, lời khai của bà Hương và các bị cáo khác đã phù hợp. VKS viện dẫn lời khai của một nhân chứng cho thấy số tiền này được bà Hương đựng trong bao tải khi nhận từ công ty, có bản kê tiền kèm theo.
Theo VKS với các chứng cứ trên và nhiều chứng cứ khác, cơ quan này bác bỏ đề nghị việc thực nghiệm bỏ 14 tỷ đồng vào vali kéo tại tòa.
Trịnh Xuân Thanh: ‘Lập luận của VKS biến đúng thành sai’
Sau hơn 10 trang đối đáp của đại diện VKS sáng nay, các bị cáo được HĐXX cho phép trực tiếp đáp lại ngay tại tòa. Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land) là người trình bày đầu tiên, cho rằng vụ án đã xảy ra cách đây 8 năm và nhiều lần bị ra xét xử nên “khá mệt mỏi”.
Việc VKS truy tố ông tội tham ô là chưa thỏa đáng vì ông không biết gì về biên bản thỏa thuận và hợp đồng đặt cọc. Việc ký cũng do bị ép buộc và cũng chỉ biết đến số tiền 19 tỷ thông qua bà Hương.
Còn ông Trịnh Xuân Thanh nói: “Thất vọng về lập luận của đại diện VKS nhưng vì HĐXX cho phép nên mới nói. Lập luận của VKS không khác gì bản luận tội, biến từ đúng thành sai”.
Ông Thanh cho rằng, VKS quy kết cho ông chủ mưu bán cổ phiếu giá thấp là không đúng. Hơn nữa ông không liên hệ với các bị cáo khác về vấn đề chia tiền như cáo buộc.
"Bản luận tội và đối đáp của VKS cho thấy họ coi thường tất cả mọi người có mặt ở đây... VKS biến không thành có", ông Thanh trình bày và cho hay vụ án có dấu hiệu “đấu tố chia bè kết phái”.
Phần đối đáp của ông Thắng khá ngắn gọn, cho hay, không phải là người chủ động tham gia vào giới thiệu và tác động đến ông Thanh trong vụ án.
* Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trình bày
Các luật sư đòi VKS trả lời hàng loạt câu hỏi
Hầu hết các luật sư đều cho rằng việc đối đáp của VKS không thỏa đáng, không thuyết phục.
Luật sư Trần Hồng Phúc vẫn bảo lưu quan điểm cần thực nghiệm điều tra về số tiền 14 tỷ ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc tham ô đã được để vào valy như thế nào. Bà Phúc cho rằng một phiên tòa mang tinh thần cải cách tư pháp thì không để sự nghi ngờ về chứng cứ. “Chúng tôi nghĩ với vai trò công tố tại phiên tòa VKS phải đề nghị thực nghiêm điều trai tại phiên tòa. Đó là khoa học pháp lý để chứng minh hành vi vụ án”, bà Phúc nói.
Về hậu quả vụ án, bà Phúc cũng cho rằng cơ quan công tố chưa đối đáp. Bà Phúc cho rằng VKS đã bổ sung thiệt hại của vụ án khi luận tội mà chưa qua quá trình điều tra. Luật sư nhận định điều này trái với quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Bà Phúc mong VKS tiếp tục đối đáp về nguồn tiền thiệt hại 87 tỷ của vụ án. Bà này cho rằng nếu xác định đây là nguồn tiền của nhà nước thì không thể là tiền phạm pháp. Căn cứ vào đâu để tính không triển khai dự án dẫn đến thiệt hại?
Các luật sư khác bảo vệ cho ông Thanh như Nguyễn Văn Quynh, Lê Văn Thiệp đều cho rằng VKS đối đáp chưa thuyết phục. Ông Quynh lo lắng việc buộc tội sẽ tạo ra oan sai cho bị cáo Thanh.
Sáng mai, thứ bảy (3/2), phiên tòa tiếp tục làm việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét