Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Ảnh vệ tinh đập Tam Hiệp: Nước chưa quá cao vẫn xả vì đập yếu? Số cửa xả nhiều hơn thông báo; Đập Tam Hiệp bị tuyên án tử, chuyên gia vạch trần lỗ hổng lớn nhất trong thiết kế

Vũ Dương | ĐKN 5 giờ trước 3,377 lượt xem


Trong sáu năm qua, Tiến sĩ Hoàng Quan Hồng và những người khác đã cam kết "quan sát đập Tam Hiệp với lương tâm và khoa học". Ông nói rằng trận lụt năm nay đã phơi bày những lỗ hổng lớn nhất trong thiết kế Tam Hiệp (ảnh dẫn qua Epochtimes).


Tiến sĩ Hoàng Quan Hồng khẳng định, “những ai khởi xướng xây dựng đập Tam Hiệp cần phải bị lên án, bởi họ thật sự có tội”.
28 tỉnh và thành phố của Trung Quốc gần đây liên tục hứng chịu mưa lớn trong thời gian dài, lũ lụt lan rộng, đập Tam Hiệp vẫn toàn lực xả lũ, làm nghiêm trọng thêm thảm cảnh lũ lụt ở lưu vực sông Dương Tử.
Mới đây, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bất ngờ đăng một bài báo nói rằng đập Tam Hiệp “đã làm hết sức”, trong trận lũ lụt lần này nó cũng đã “hoàn toàn bất lực”. Điều này tương đương với việc đưa ra phán quyết tử hình cho đập Tam Hiệp. Tiến sĩ Hoàng Quan Hồng, con trai của ông Hoàng Vạn Lý – chuyên gia thủy lợi nổi tiếng ở Trung Quốc, bày tỏ năm xưa khi khởi công xây dựng đập Tam Hiệp, nhóm người của cha ông đã biết trước sẽ có thảm họa như ngày hôm nay.

Truyền thông Trung Quốc: “Xin lỗi vì đập Tam Hiệp đã làm hết sức!”

Hôm 12/7, trang NetEase Trung Quốc đã đưa tin về tình hình lũ lụt ở khu vực đập Tam Hiệp rằng “Đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức, xin vui lòng ngừng lên án nó”, mạng QQ Trung Quốc cũng có bài “Xin lỗi, Đập Tam Hiệp đã làm hết sức!”, nội dung hai bài về cơ bản giống nhau, đều chỉ ra rằng: Tình cảnh Đập Tam Hiệp lần này quá khó khăn! Bất lực! Có tới 52 con sông ở 8 tỉnh trong cảnh lũ lụt trên mức báo động! Năm nay người dân Hồ Bắc thực sự khó khăn! Khi dịch bệnh đã phải đóng cửa ở nhà vài tháng, bây giờ trời lại mưa khủng khiếp khiến cây trồng bị ngập nhiều ngày, dù nước rút cũng thất thu quá nửa, còn nuôi trồng thủy sản thì tan tành.

Bài viết cũng chỉ ra vài tuần qua đã có những trận mưa lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử, nhờ có đập Tam Hiệp ngăn chặn nước lũ nên giữ được cho vùng hạ lưu. “Nhưng gần đây, lượng mưa ở Giang Tây, An Huy và vài nơi khác lớn hiếm thấy trong cả thế kỷ qua! Vì lần này lượng mưa tập trung ở vùng hạ du nên dù đập Tam Hiệp có vĩ đại đến đâu, cũng không ngăn cản nổi”.
Bài viết ngắn của Netease về “Đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức, đừng đổ lỗi cho nó” đã bị trích dẫn lại với lời mắng mỏ của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình, dẫn qua Epochtimes).
Các bài báo nói rằng đập Tam Hiệp có thể lưu trữ hàng chục tỷ mét khối nước. Đồng thời, nó cũng gây ra một số lo ngại về lũ lụt ở khu vực hạ lưu, bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng nếu đập bị vỡ, nhiều thành phố ở hạ lưu sẽ bị chìm trong nước.
Nếu toàn tuyến đập Tam Hiệp bị sập, hồ chứa trị giá hàng chục tỷ sẽ trôi theo dòng lũ và tốc độ dòng nước sẽ cao tới 100 km/h. Như vậy, sau 5 tiếng, đồng bằng Giang Hán, Hồ Bắc, Kinh Châu, Nghi Xương và các khu vực khác sẽ bị ngập; sau 10 tiếng, lũ sẽ có thể đổ vào Vũ Hán, trong 24 tiếng sẽ đổ vào Nam Kinh. Lúc đó tổn thất sẽ không thể ước đoán được!
Bài báo nói rằng không thể chỉ đổ lỗi cho một mình công trình này. Đập Tam Hiệp đã làm hết sức rồi.
Bài viết này ngay lập tức đã vấp phải phẫn nộ và chế giễu của cư dân mạng.
Chuyên gia kinh tế có tài khoản “Tài Kinh Lãnh Nhãn” đã dẫn lại bài viết của NetEase, đăng dòng trạng thái mỉa mai rằng: “Điều kinh khủng nhất trên đời chính là: Bác sĩ nói với người nhà bệnh nhân rằng, ‘Chúng tôi đã cố gắng hết sức!’…”
Có người bày tỏ, truyền thông ĐCSTQ đã đưa ra bản án tử hình cho đập Tâm Hiệp rồi.
Cư dân mạng có tài khoản “Quân Tử Lan” nói, nếu có người nói với một người bệnh tình đang trong nguy kịch rằng bác sĩ đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách họ nữa, thế hậu quả sẽ là sao đây, chỉ cần nghĩ thôi cũng đủ biết rồi, người bệnh đó chỉ còn một con đường chết. Hiện giờ họ lại nói đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách nó nữa, thế hậu quả sẽ là gì đây? Chỉ nghĩ thôi cũng thấy sợ rồi!
Có cư dân mạng than thở: “Bây giờ thì nói là đã làm hết sức!? Lúc đầu họ nói công trình có thể ứng phó với trận lũ 10.000 năm mới có một lần, rồi sau đó nói là 1.000 năm, rồi lại nói là 100 năm, và gần đây thì nói không nên ký thác quá nhiều hy vọng, còn bây giờ nói là cần từ bỏ đi!?”
Bài viết ngắn của Netease về “Đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức, đừng đổ lỗi cho nó” đã bị trích dẫn lại với lời mắng mỏ của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình, dẫn qua Epochtimes).
Trước mắt, bài viết trên trang NetEase đã bị xóa. Nhưng trước đó nó đã được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội khác, và vẫn tiếp tục lan tỏa.

Nhóm chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý từ sớm đã đề cập đến mô hình lũ lụt của năm nay

Nhóm người của tiến sĩ Hoàng Quan Hồng, con trai ông Hoàng Vạn Lý – chuyên gia công trình thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc, trong những năm gần đây đã triển khai nhiều hội thảo nghiên cứu học thuật và thảo luận về đập Tam Hiệp.
Ông Hồng nói trong một cuộc phỏng vấn với trang NTD rằng năm xưa ngay trong hội thảo đánh giá việc xây dựng đập Tam Hiệp, nhóm người của ông Lục Khâm Khản, Hoàng Vạn Lý đều cật lực phản đối xây đập Tam Hiệp, họ đã đề cập đến một khi gặp phải mưa lũ như năm nay, khi gặp phải mô thức lũ lụt giống như này, đập Tam Hiệp tiêu tốn nhiều tiền xây dựng như vậy cũng không cách nào cứu vãn được lũ lụt vào mùa hè này.
Ông nói: “Cha tôi luôn nhấn mạnh rằng tuyệt đối không được phép xây đập trên các con sông chính của hai thành phố lớn là Trùng Khánh và Vũ Hán, đó là lỗ hổng lớn nhất trong thiết kế của đập Tam Hiệp”.
“Sự thật bây giờ đã chứng minh đập Tam Hiệp không xả lũ cũng không được, mà nếu có xả cũng không xong. Nếu không xả thì Trùng Khánh sẽ phải bị ngập, còn nếu như xả thì giống như Vũ Hán bây giờ vậy. Đoạn sông Dương Tử đi ngang qua Vũ Hán đã cao ngang mặt đường này. Nếu đập Tam Hiệp lại xả lũ ngay lúc này, thật chẳng khác cho thêm dầu vào lửa. Nếu thế Vũ Hán sẽ còn bị ngập nặng hơn nữa. Hiện giờ Vũ Hán chính là tình huống như vậy”, ông nói.
Ông cho rằng “đã tiêu tốn nhiều tiền như vậy, phá hủy nhiều hệ sinh thái như vậy, khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp chỉ như muối bỏ biển. Những ai khởi xướng xây dựng đập Tam Hiệp cần phải bị lên án, bởi họ thật sự có tội”.
Theo Li Qiong, Epochtimes.com
Vũ Dương biên dịch


Ảnh vệ tinh đập Tam Hiệp: Nước chưa quá cao vẫn xả vì đập yếu? Số cửa xả nhiều hơn thông báo

Hiểu Minh | ĐKN 17 giờ trước 6,645 lượt xem
Ảnh chụp màn hình India Today, NTDTV.

Vì sao mực nước thấp hơn cách đây 3 năm mà Tam Hiệp lại phải xả nước giữa mùa mưa lũ? Nếu thật sự vì bảo vệ Tam Hiệp, thì chính quyền Trung Quốc đã hoàn toàn không coi trọng sinh mạng người dân.
Đại tá quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu, ông Vinayak Bhat, hôm 10/7 nói mặc dù mùa mưa năm nay ở Trung Quốc bắt đầu vào ngày 29/5 và Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) đã đưa ra cảnh báo mưa lớn trên khắp Trung Quốc từ đầu tháng 6, nhưng mãi đến cuối tháng (29/6), chính phủ Trung Quốc mới thừa nhận rằng đập Tam Hiệp đã xả nước lần đầu trong năm nay. Ngày hôm đó, Bắc Kinh tuyên bố rằng đã mở hai đập tràn của Tam Hiệp.
Ảnh vệ tinh ngày 9/7/2020 cho thấy tất cả các cửa xả lũ của đập Tam Hiệp đều mở (ảnh chụp màn hình Taiwannews).
Trên tờ India Today, Đại tá Vinayak Bhat đã công bố một hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất 5 cửa xả lũ lớn và 5 cửa xả lũ nhỏ của đập Tam Hiệp đã mở vào ngày 24/6, năm ngày trước khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố xả nước lũ.
Mực nước theo quan sát trong một hình ảnh cũ ngày 27/10/2017 cao hơn nhiều, ít nhất là 15 mét, so với tình trạng hiện tại của nó. Tuy nhiên, không có việc xả lũ nào được thực hiện và việc phát điện vẫn tiếp tục như thường lệ trước đó.
Nhưng những hình ảnh mới nhất chỉ ra rằng các cửa xả lũ ở đập Tam Hiệp đã mở sớm nhất vào ngày 24/6/2020 và vẫn mở cho đến thứ Năm (9/7), dù mực nước không cao như trong bức hình cũ vào năm 2017.
Ảnh vệ tinh ngày 24/6/2020 cho thấy đập Tam Hiệp đã xả lũ (hình khoanh). Ảnh: India Today.
Truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát đã thông tin có lũ lụt ở Dương Tử vào ngày 2/7. “Tại đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, tốc độ dòng chảy của lũ đạt 50.000 mét khối nước mỗi giây. Do đó, con đập đã mở ba cửa xả lũ để giảm bớt tác động của lũ ở vùng hạ lưu sông”, kênh CGTN, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết. “Kể từ ngày 29/6, dòng chảy của đập Tam Hiệp đã được kiểm soát với tốc độ trung bình hàng ngày là 35.000 mét khối mỗi giây, giảm tới 30% so với lưu lượng đỉnh điểm của Dương Tử, do đó có hiệu quả giảm bớt áp lực kiểm soát lũ ở khu vực giữa và hạ lưu của dòng sông”, kênh này nói thêm.
Như vậy hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều hơn 3 cửa xả lũ đã được mở, và thời gian mở sớm hơn công bố của ĐCSTQ.
Ảnh vệ tinh ngày 20/11/2017 cho thấy tất cả các cửa xả lũ của đập Tam Hiệp đều đóng mặc dù nước cao hơn 15 mét (ảnh chụp màn hình Taiwannews).
Đại tá Vinayak Bhat (đã nghỉ hưu) là một chuyên gia cố vấn cho chính phủ Ấn Độ. Ông đã phục vụ trong Quân đội Ấn Độ trong hơn 33 năm và cũng là một nhà phân tích hình ảnh vệ tinh.
Dựa trên mực nước của đảo Zhongbao, Vinayak khẳng định rằng mặc dù mực nước năm 2017 cao hơn 15 mét nhưng rõ ràng lúc đó không có nhu cầu xả lũ, và việc xả lũ vào ngày 24/6/2020 là không cần thiết.
Vào ngày 27 và 28/6 nhiều video được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy thành phố Nghi Xương nằm ngay dưới đập Tam Hiệp phải trải qua trận lụt lớn. Người dân nghi ngờ rằng lũ lụt là kết quả của việc con đập khổng lồ mở cửa xả lũ để giảm áp lực cho nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp. Như vậy, sự hoài nghi về việc Tam Hiệp gặp sự cố nên phải xả nước dù mực nước không cao như năm 2017 càng được củng cố. Nghĩa là có khả năng chính quyền Trung Quốc đã lựa chọn xả lũ để bảo vệ đập dù nó có thể khiến người dân phải trả giá bằng tính mạng của mình.

Không có nhận xét nào: