16 giờ trước 4,577 lượt xem
Các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, tiếp tục thực hiện các hành động dồn ép Bắc Kinh trong tuần qua. Ở thế yếu, chính quyền Trung Quốc không còn cách nào khác phải viện tới “võ mồm” để có được lợi thế tinh thần theo kiểu AQ.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán, sự kiện Hồng Kông, hay các cuộc đàn áp nhân quyền đối với những người có đức tin trong thời gian qua đã làm lộ rõ hơn bản chất của chế độ cầm quyền ở Trung Quốc. Nhiều nước như Anh, Úc dường như đã thấy Bắc Kinh không phải là một thực thể “vừa hợp tác vừa cạnh tranh” mà thực sự là một hiểm họa đối với nhân loại.
Đồng lòng
Bên cạnh các ‘cú ra đòn’ liên tiếp, không khoan nhượng của Hoa Kỳ vào tham vọng đen tối của chính quyền Trung Quốc, các xã hội dân chủ khác cũng liên tục có động thái nhằm ngăn chặn lực lượng này gây thêm họa loạn đối với thế giới.
Tờ The Australian của Úc hôm thứ Hai (27/7) đã cho đăng một bài xã luận có tựa đề “Các nền dân chủ phải đoàn kết chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc”. Hôm thứ Ba, chính phủ New Zealand đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông để bày tỏ thái độ phản đối việc Bắc Kinh bóp nghẹt quyền tự do của người dân xứ Cảng thơm bằng đạo luật an ninh quốc gia mới.
Chính phủ Ấn Độ, hôm thứ Hai, đã ra lệnh cấm thêm 47 ứng dụng Trung Quốc vì lo sợ các ứng dụng này có thể bị Bắc Kinh lợi dụng để xâm phạm an ninh Ấn Độ. Trước đó ít tuần, New Delhi cũng đã cấm lưu hành 59 ứng dụng khác của Trung Quốc.
Sau cuộc hội đàm cấp cao ở thủ đô Washington hôm thứ Ba, Mỹ-Úc đã đi đến thống nhất trong một tuyên bố chung rằng hai nước sẽ tăng cường hợp tác quân sự để chống lại các mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc.
Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Ba đã quyết định hạn chế xuất khẩu sang Hồng Kông các vật dụng hoặc thiết bị công nghệ có thể bị giới chức đặc khu, dưới sự dẫn động của Bắc Kinh, sử dụng để trấn áp và giám sát người dân đảo.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm thứ Sáu (31/7) thông báo rằng chính phủ nước ông quyết định đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, sau khi người đứng đầu chính quyền đặc khu, Carrie Lam, lấy lý do dịch Covid, hoãn cuộc bầu cử địa phương một năm.
Yếu thế
Rõ ràng, xét trên mọi phương diện, Trung Quốc dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lãnh đạo yếu thế hơn nhiều so với Hoa Kỳ, quốc gia được xem là ‘thủ lĩnh’ của thế giới tự do. Điều này càng được phản ánh rõ hơn khi Hoa Kỳ, dưới thời Trump, đã nhận thức đầy đủ hơn về mối nguy hại Bắc Kinh và không ngừng gia tăng các hành động nhằm đẩy lùi tham vọng của lực lượng đang nắm quyền cai trị Trung Quốc.
Những diễn biến tuần qua cũng cho thấy Hoa Kỳ đang tiếp tục ở thế thượng phong trong cuộc “chiến tranh lạnh mới” với Trung Quốc.
Hôm thứ Ba, SCS, Trung tâm nghiên cứu đại dương của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, nói rằng máy bay Mỹ đã bay nhiều lần qua lãnh thổ Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh nói rằng là một phần không thể tách rời với Đại Lục. Hành động này nối tiếp chuỗi hoạt động của máy bay do thám Mỹ gần bờ biển phía nam Trung Quốc cách đó ít ngày.
Tiếp tục các động thái “vạch mặt” Bắc Kinh, Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Tom Cotton, hôm thứ Hai, đã khuyến cáo rằng không nên tin bất kỳ điều gì từ chính quyền Trung Quốc, và nói rằng Washington cuối cùng đã đứng lên chống lại hành vi hung hăng lâu dài chống Mỹ của ĐCSTQ.
Các Thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa, hôm thứ Ba (28/7), đã yêu cầu chính quyền Trump đánh giá mối đe dọa từ TikTok, một ứng dụng bị cáo buộc làm việc cho Bắc Kinh. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Steven Mnuchin, hôm thứ Năm (30/7), đã xác nhận TikTok đang được cơ quan quản lý liên bang, CFIUS, đánh giá mức độ gây hại đối với an ninh nước Mỹ.
The Guardian, hôm thứ Tư (29/7), đưa tin, Liên minh tình báo “Ngũ nhãn” (gồm Mỹ, Úc, Anh, Canada và New Zealand) có thể sẽ kết nạp thêm thành viên Nhật Bản và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế chiến lược để đẩy lùi các hành vi sai trái của chính quyền Trung Quốc.
Theo bản tin hôm thứ Năm (30/7) của SCMP, bà Lisa Curtis, giám đốc cấp cao phụ trách khu vực Nam và Trung Á của Hội đồng Bảo an Quốc gia Hoa Kỳ, tiết lộ rằng, Tổng thống Trump “sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn nữa” trong mối quan hệ với Bắc Kinh để chống lại các tham vọng bành trướng của chính quyền Trung Quốc.
Cũng vào thứ Năm, The Washington Times đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đang lên kế hoạch giảm đáng kể số lượng các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Tuần qua Hoa Kỳ cũng đã đưa ra tòa và truy tố hai trường hợp bị cáo buộc là điệp viên Hoa Nam, tiếp nối chiến dịch “quét sạch” gián điệp Trung Quốc của chính quyền Trump.
Trước sức tấn công mạnh mẽ của Mỹ, chính quyền Trung Quốc tỏ ra yếu thế, có thể thấy họ không có đòn phản công nào đáng kể, ngoài việc sử dụng loại “vũ khí” quen thuộc.
“Võ mồm”
Sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, vào tuấn trước, có bài phát biểu vạch trần thói lưu manh và “côn đồ” (lời của bà Morgan Ortagus) của Bắc Kinh, cũng như việc chính quyền Trump cho đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston để xóa bỏ “ổ gián điệp” và một loạt các động thái cứng rắn khác nhắm vào ĐCSTQ của Washington, giới chức Trung Quốc đã có những phản ứng.
SCMP hôm thứ Ba, cho hay, bà Hoa Xuân Oánh, giám đốc Phòng truyền thông của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có phát biểu nhắm vào Mỹ rằng “một số quốc gia nhất định đã cho lan truyền thông tin thất thiệt” được thúc đẩy bởi “khoảng cách trong ý thức hệ và động cơ chính trị”.
Vẫn là SCMP, hôm thứ Tư, đưa tin, ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng như hiện tại là do “một phe chính trị nhất định ở Mỹ, bị xúi bẩy bởi lòng tham và mong muốn duy trì trạng thái bá quyền đơn cực” gây ra.
Rất dễ nhận ra những lời nói của ông Nghị nhắm vào phe Cộng hòa ở Mỹ, với đại diện là chính quyền Trump, lực lượng đã “làm khổ” Bắc Kinh suốt gần 4 năm qua.
Ông Nghị cũng lên tiếng kêu gọi tất cả các quốc gia “chống lại” các hành động “vô lý và bá quyền” của Hoa Kỳ, đồng thời giúp thế giới ngăn chặn điều mà ông cho rằng là một cuốc chiến tranh lạnh mới.
“Chịu đựng một kẻ bắt nạt sẽ không giữ cho bạn an toàn. Nó sẽ chỉ để kẻ bắt nạt hung hăng và hành động tồi tệ hơn. Tất cả các quốc gia nên hành động để chống lại bất kỳ hành động đơn phương hoặc bá quyền nào, cũng như bảo vệ hòa bình và sự phát triển của thế giới”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Nghị.
Trước đó, vào thứ Ba, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp, Jean-Yves Le Drian, ông Nghị nói Bắc Kinh sẽ có “những phản ứng hợp lý và cứng rắn” với Hoa Kỳ, tuy nhiên không cho biết phản ứng “hợp lý” và “cứng rắn” cụ thể như thế nào.
Ông Nghị cũng khuyên ông Drian rằng hãy “cảnh giác với những phát biểu của ông Pompeo gần đây, [nó] xúi giục một cuộc đối đầu về ý thực hệ và dẫn thế giới tới một cuộc chiến tranh lạnh mới”.
“Chúng tôi tin rằng tất cả các quốc gia sẽ đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt, thay vì bị một phe nhóm nhỏ chính trị gia Hoa Kỳ bắt làm con tin”, ông Nghị tiếp tục đưa ra lời khuyên cho người đồng cấp Pháp.
Có thể thấy, ngón “võ mồm” được giới chức Trung Quốc vận dụng rất nhuần nhuyễn, nó có thể là những lời đe dọa theo phong cách “sói chiến” hòng áp đảo đối thủ và lên tinh thần AQ cho họ, hoặc dùng lời ngon ngọt để huyễn hoặc nhằm lôi kéo đồng minh, hay những lời nói xấu sau lưng để gây chia rẽ, phân hóa liên minh của đối phương.
Mặc dù vậy, thứ “võ” này của chính quyền Trung Quốc đã trở nên phản tác dụng, vì theo như ông Pompeo, thế giới đang thức tỉnh trước một Bắc Kinh đã lộ nguyên hình là một thực thể lưu manh, ưa chuộng bạo lực và chà đạp nhân quyền. Vì thế những liên minh chống Trung Quốc đang được hình thành để đẩy lực lượng này vào nơi mà nó không thể làm hại nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét