Huy Đức
Formosa là nhà đầu tư tạo ra nhiều công ăn việc làm lại “ở trong khu kinh tế…” là những điều kiện để có thể xem xét việc cho kéo dài thời hạn tới 70 năm nhưng không có nghĩa là đương nhiên được kéo dài 70 năm. Những ngành công nghiệp mà Formosa đầu tư đang bị xua đuổi khắp nơi trên thế giới ngay cả ở một quốc gia bất chấp (và đang cung cấp công nghệ, thiết bị cho Formosa) như Trung Quốc.
2008, đất nước còn nghèo, tầm nhìn hạn chế (coi như không có những lý do khác), Chính phủ có thể mắc những sai lầm lịch sử, chấp nhận những nhà đầu tư như Formosa. Nhưng 2014, mà vẫn đồng lõa với nó thì chỉ có thể coi là tội ác.
Khi Thanh tra phát hiện Võ Kim Cự lạm quyền, cấp phép kéo dài thời hạn đầu tư cho Formosa tới 70 năm, lẽ ra Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải nhóm họp Chính phủ để thảo luận vì CHÍNH PHỦ chứ không phải THỦ TƯỚNG mới có quyền quyết định thời hạn dài hơn 50 năm cho một dự án đầu tư (Điều 52, Luật Đầu tư 2005).
Hình thức ra quyết định của Chính phủ là ra nghị quyết chứ không phải là cho ý kiến.
Một quyết định hợp lý mà không hợp lệ thì cũng phải tuyên hủy (vi phạm “tố tụng”). Quyết định trên đây của “cặp bài trùng” Dũng – Cự không chỉ không đúng thẩm quyền mà còn kéo dài mối đe dọa môi trường sống của đất nước thêm 20 năm.
Không có lý do gì để hợp thức hóa cho hành vi sai trái đó.
Việc cần làm của Quốc hội không phải là bào chữa cho những kẻ phá hoại mà phải ngay lập tức nhóm họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tuyên bố quyết định của Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho Võ Kim Cự kéo dài thời hạn đầu tư cho Formosa tới 70 năm là vô hiệu.
H.Đ.
Nguồn: Facebook Truong Huy San
Phó thủ tướng: Rà soát lại việc cho Formosa thuê đất 70 năm
Đối với các dự án đang tồn tại và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, không riêng Formosa, sẽ có kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá lại theo tinh thần sai phạm là phải xử lý.
Tổng thư ký Quốc hội: Formosa đủ điều kiện cấp phép 70 năm
Xuân Tùng
“Sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Chính phủ về thời hạn 70 năm cho Formosa, Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT kiểm tra xem có đủ điều kiện không. Sau đó, các ngành đã vào xem xét, xác định đủ điều kiện 70 năm”, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Cuối giờ chiều ngày 29/7, ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 14, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp. Cuộc họp báo đã thu hút hàng trăm phóng viên báo, đài trong nước và quốc tế.
Một trong những nội dung được nhiều phóng viên tập trung trao đổi với lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đó là việc Formosa được cấp phép 70 năm và trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, ĐBQH khóa 14, nguyên Chủ tịch, Bí thư tỉnh Ủy Hà Tĩnh trong việc cấp phép cho Formosa.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ông Võ Kim Cự cấp phép cho Formosa 70 năm và Formosa xảy ra nhiều sai phạm trong thời gian vừa qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Tuy nhiên, ông Cự vẫn được phê chuẩn là Ủy viên Ủy ban Kinh tế, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là 2 việc khác nhau. Theo Điều 30 Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu có quyền đăng ký vào bất cứ Ủy ban nào. Ông Cự có bằng cử nhân Tài chính Ngân sách, thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, ông đăng ký vào Ủy ban Kinh tế là phù hợp.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin với báo chí.
Đề cập đến việc ông Cự cho Formosa thuê đất 70 năm, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc này Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và xác định không đúng thẩm quyền và ông Cự đã nhận sai.
“Sau đó UBND tỉnh Hà Tĩnh đã báo cáo Chính phủ về thời hạn 70 năm và Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT kiểm tra xem có đủ điều kiện không. Sau đó, các ngành đã vào xem xét, xác định đủ điều kiện 70 năm”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Cùng chủ trì cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ông Cự là thành viên Ủy ban Kinh tế có ảnh hưởng đến việc giám sát của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường với hoạt động của Formosa, ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH) cho biết, ĐBQH và Quốc hội rất quan tâm đến sự cố Formosa. Căn cứ vào chương trình chung và yêu cầu giám sát, Quốc hội đã chọn 2 chuyên đề về an toàn thực phẩm và việc thực hiện chính sách cải cách nhà nước để giám sát.
“Ở đây không thể đặt vấn đề QH không coi trọng hoặc xem nhẹ nội dung này. Theo quy định của Luật QH thì việc giám sát có 5 cấp độ, tạo thành hoạt động giám sát của QH. Hoạt động nào cũng có giá trị pháp lý của từng cấp bậc đó. Quốc hội trên cơ sở giám sát của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ có quyết định tiếp theo”, ông Hùng cho biết.
Trong phần trả lời của mình, ông Hùng cũng đề nghị báo chí giám sát để hoạt động này hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu việc xử lý sự cố môi trường ở miền Trung.
“Vừa qua QH đã giao cho Ủy ban Khoa học và Công nghệ vào giám sát. Tới đây nếu có vấn đề liên quan đến kinh tế thì Ủy ban Kinh tế sẽ vào giám sát nhưng chắc chắn thành phần tham dự sẽ không có ông Cự để đảm bảo khách quan”, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thêm.
Đề cập đến chương trình giám sát của Quốc hội, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong chương trình giám sát năm 2017, Quốc hội làm theo quy trình rất chặt chẽ.
Trước khi kỳ họp QH diễn ra, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi xin ý kiến 77 cơ quan, tổ chức, đơn vị và thu được 109 ý kiến lĩnh vực đề nghị giám sát. Sau đó, gom lại 30 vấn đề, sau rà soát lại thì chọn ra 6 chuyên đề lớn có nhiều ý kiến để giám sát. Sau đó, báo cáo Ủy ban Thường vụ và chọn 4 chuyên đề. Trình ra QH thì QH quyết định giám sát 2 chuyên đề còn Ủy ban Thường vụ QH giám sát 2 chuyên đề.
“Cuối tháng này, Ủy ban Thường vụ QH sẽ vào Hà Tĩnh và miền Trung để giám sát về vấn đề môi trường và hoạt động của Formosa”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Trước ý kiến cho rằng QH nên xem xét tư cách đại biểu QH với ông Võ Kim Cự, ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định: “Không có cơ sở để xem xét tư cách ĐBQH của ông Cự. Sau này, các cơ quan chức năng xem xét, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân thì mới xem xét trách nhiệm cụ thể được”.
X.T.
Nguồn: http://infonet.vn/tong-thu-ky-quoc-hoi-formosa-du-dieu-kien-cap-phep-70-nam-post205103.info
Một dự án xây đường của chính quyền tại thành phố Phòng Thành tỉnh Quảng Tây nằm sát biên giới với Việt Nam đã bị Quân đội Trung Quốc dừng lại vì lo ngại rằng nó có thể được sử dụng làm đường tắt cho một “cuộc tấn công của Việt Nam”.
Vay tiền Trung Quốc làm đường cao tốc Vân Đồn-Mông Cái hay là muốn mở đường cho giặc dễ tràn vào cướp nước (1)
Đỗ Minh Tuấn
Hóa ra lại là Bộ GTVT nơi đang muối dưa ăn dần cái Dự án đường tàu cao tốc trên cao vay tiền TQ đội giá gấp ba lần mà có người đã tính ngàn năm sau tiền thu từ bán vé cũng không trả hết cả gốc và lãi. Âm mưu trấn yểm cố ý cho con đường vòng qua những chỗ linh thiêng của đất nước nơi chôn xác bọn Tàu xâm lựợc ngày xưa như khu vực Gò Đống đa, đường Nguyễn Trãi, khu mộ Kinh Dương Vương… ai cũng thấy rõ nhưng cả lũ vẫn làm ngơ vay tiếp làm con đường mới chưa cần thiết để mở đường cho giặc Trung Quốc dễ tràn vào cướp nước. Cái kế hoạch trấn lột của con cháu, mở đường đón giặc vào nhà của bọn quỷ “tư bản thân hữu” thấp thoáng dấu vết cái đường dây đưa Formosa vào Việt Nam thật trắng trợn, nhơ bẩn mà đại đa số nhân dân Việt Nam căm giận, lo âu và phỉ nhổ. Trên báo Dân trí có mục thăm dò ý kiến về dự án um sùm này đã có hơn 98% người phản đối. Vậy chúng nó cứ cố đấm ăn xôi thì dân sẽ để yên sao?
Sự tham lam coi thường lòng dân, coi thường vận mạng đất nước, coi thường tương lai con cháu của nhóm lợi ích này đã làm bẩn cả kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, khi tạo ra tình huống giống như có kẻ ngậm nước bọt Trung Quốc nhổ vào kỳ họp mà nhân dân đang hào hứng theo dõi này. Khóa QH trước Tập Cận Bình đã nhổ nước bọt vào Micro phòng Diên Hồng, làm bẩn cả biểu tượng dân chủ rực rỡ của cha ông. Nay bọn Trung Quốc giấu mặt lại truyền nước bọt qua các nhóm tư bản thân hữu cộng sinh với chúng để bọn này nhổ vào ekip lãnh đạo mới ngay sau khi họ thực hiện lời thề nguyện thiêng liêng. Thật đáng tiếc cho sự trong trắng thiêng liêng của Nhà Quốc hội, vừa mới mở tiệc mừng tương lai hứa hẹn với ekip mới ít nhiều khác biệt đã phải dọn rác của các nhiệm kỳ trước, bàn toàn những chuyện hót phân, dọn chất độc do Formosa thải ra và chuyện có nên cho đặt tiếp phân Trung Quốc mà ekip cũ bưng vào lên bàn tiệc mới hay không?
Đ.M.T.
(Facebook Đỗ Minh Tuấn)
Cân nhắc, đàm phán lại việc vay Trung Quốc 300 triệu USD làm cao tốc
Dân trí Trao đổi bên hành lang Quốc hội chiều 29/7, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc vay 300 triệu USD để thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái mới chỉ là đề xuất của Bộ GTVT. Việc có quyết định vay khoản tiền này hay không đang được cân nhắc, đàm phán lại.
|
Trung Quốc: Sợ Việt Nam, dừng dự án?
07:07 | 22/03/2015
Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu ngưng dự án được chính quyền thành phố Phòng Thành hê duyệt
Con đường hai làn sẽ nối liền làng Thán Toan gần biên giới với Việt Nam tới trung tâm thành phố Phòng Thành Cảng cách đó 100 km.
Một bản tin đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời một quan chức phụ trách các vấn đề biên giới ở thành phố Phòng Thành Cảng thuộc khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nói rằng, nếu hoàn thành, con đường sẽ “thực sự là một mối đe dọa cho an ninh và quốc phòng” của Trung Quốc.
Quan chức quân đội Trung Quốc giải thích rằng con đường trên sẽ có một đầu “nối với dòng sông trên vùng biển và đầu khác nối với các cơ sở trên tiền tuyến”.
Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu ngưng dự án được chính quyền thành phố Phòng Thành Cảng phê duyệt vào ngày thứ hai xây dựng công trình này hồi tháng Hai.
Quan chức Trung Quốc cảnh báo cư dân làng Thán Toan rằng nếu chiến tranh bùng ra, binh sĩ Việt Nam có thể sử dụng tuyến đường vừa kể để tiến hành cuộc phản công nhắm vào quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, tin tức cho hay, sự can thiệp của quân đội đã khiến dân làng giận dữ vì nếu hoàn thành, con đường trên sẽ là đường trải nhựa đầu tiên nối liền vùng biên giới hẻo lánh với phần còn lại của Trung Quốc.
Các quan chức thành phố cũng không hài lòng với sự can thiệp của quân đội vì họ cho rằng con đường sẽ giúp các nông dân vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường.
Quyết định trên của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh thời gian qua có những tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ liên quan tới biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 9/3 nói rằng các hành động bồi đắp của nước này ở biển Đông, vốn gây nhiều quan ngại không chỉ đối với các quốc gia tranh chấp và còn cả cộng đồng quốc tế, là “hợp pháp và chính đáng”.
Ông Vương cũng tuyên bố biển Đông là “sân nhà” của Trung Quốc.
Trung Quốc đang đối diện với sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế khi tòa án ở Hà Lan đã bác bỏ đường đường lỡi bò trên Biển Đông vì cho nó là phi lý
Huy Nguyễn (th)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét