Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Việt Nam mang hỏa tiễn ra Trường Sa để làm gì?; Nữ hạm trưởng Nhật và nữ hạm trưởng Mỹ đưa tàu chiến tới Hoàng Sa thách thức Trung Quốc; Tokyo quyết đấu với Bắc Kinh; Chuyên gia Nga: Tên lửa Việt Nam tại Trường Sa dễ bị dập; Vũ khí Việt Nam ở Trường Sa nguy hại cho Trung Quốc hơn tàu Mỹ; Biển Đông: Trung Quốc tăng cường hiện diện tại bãi Scarborough; Những ông chủ giấu mặt ở ‘phố Tàu’ Đà Nẵng

Xem thêm bài của Phạm Viết Đào viết cho BBC:

www.bbc.com/vietnamese/.../150626_pham_viet_dao_china_intention


Trọng Nghĩa







mediaMột số giàn phóng phi tên lửa EXTRA của Israel được Việt Nam triển khai tại năm địa điểm tại quần đảo Trường Sa.(@defence-blog.com)
Thông tin về việc Việt Nam dường như đã bố trí một số giàn phóng phi tên lửa EXTRA của Israel ra năm địa điểm tại quần đảo Trường Sa rất được báo chí Nga chú ý. Tờ báo mạng Sputnik số ra ngày 14/08/2016 đã trích dẫn một chuyên gia cho rằng động thái này của Việt Nam chỉ có giá trị phô trương, còn khi lâm trận, các giàn pháo của Việt Nam rất dễ bị triệt hạ.
Trong một bài phân tích, tờ Sputnik đã tỏ ý lo ngại trước tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông với việc các nước càng lúc càng tăng cường lực lượng quân sự trong vùng vì không tìm được giải pháp chính trị cho cuộc tranh chấp. Riêng về tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, tờ báo Nga nêu bật sự kiện là nhiều chuyên gia phân tích địa lý chính trị Nga cho rằng Matxcơva, một đối tác của cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội, có thể đóng một vai trò then chốt trong việc giải quyết tranh chấp giữa hai nước.

Dĩ nhiên, tờ báo đã nêu lại thông tin được hãng Reuters hôm 10/08 tiết lộ theo đó một số nguồn tin phương Tây đã cho biết là Hà Nội đã cho chuyển một số giàn phóng tên lửa di động từ đất liền ra 5 vị trí khác nhau ở Trường Sa. Theo giới chuyên gia, thì những cơ sở của Trung Quốc ở các đảo lân cận đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Việt Nam.
Đúng như người ta dự đoán, truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo là động thái trên của Việt Nam sẽ là một « sai lầm ghê gớm » và nói thêm rằng Việt Nam nên « ghi nhớ và rút ra một số bài học trong lịch sử », ám chỉ 3 tuần lễ chiến tranh Việt-Trung năm 1979.
Tờ báo Nga đã nhắc lại rằng quần đảo Trường Sa bao gồm khoảng 100 hòn đảo nhỏ, tổng diện tích tính ra không đầy 5 cây số vuông, thức thể lớn nhất là đảo Ba Bình/Thái Bình - tên quốc tế là Itu Aba, chỉ có diện tích khoảng 46 ha. Quần đảo tuy nhiên lại trải rộng trên một vùng biển hơn 400.000 cây số vuông.
Chuyên gia phân tích kiêm nhà báo Nga Boris Stepnov, trên trang PolitRussia, đã ghi nhận thực tế là đám đảo nhỏ đó hiện có 6 bên tranh chấp chủ quyền - Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Brunei - cho dù đại đa số các thực thể địa lý có liên quan khó có thể được gọi là đảo.
Riêng về động thái mới nhất của Việt Nam, cho đặt giàn phóng tên lửa trong khu vực, nhà báo Stepnov đánh giá : « Đây là hành động hệ trọng nhất mà Việt Nam thực hiện trong khu vực trong những năm gần đây. (…) Hiển nhiên là động thái đó bắt nguồn từ phán quyết thuận lợi cho Philippines của Tòa án La Haye ngày 12/07, khi cho là yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý ».
Tên lửa di động trên đảo hẹp không có ý nghĩa
Tuy nhiên, tờ Sputnik đã trích dẫn nhà nghiên cứu Vasily Kashin, thuộc Viện Nghiên Cứu Viễn Đông Nga trên nhật báo Nga Kommersant, nhận định là động thái của Việt Nam không có ý nghĩa gì nhiều nếu xét về mặt giá trị quân sự quy ước.
Chuyên gia này giải thích : « Trong một trận chiến thực thụ, sự sống còn của những hệ thống tên lửa này tùy thuộc vào khả năng rút đi nhanh chóng để tránh bị phản pháo ». Cho nên, « khi quyết định bố trí các giàn phóng tên lửa này trên những thực thể chỉ rộng khoảng 100x100 mét, tức là không có chỗ để hoạt động, thì động thái đó chỉ mang tính chất phô trương mà thôi ».
Tờ Sputnik cũng nhắc lại rằng bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã phản ứng trước việc Việt Nam triển khai tên lửa bằng tuyên bố « dứt khoát chống lại việc (Việt Nam) chiếm đóng đảo và bãi đá tại Trường Sa của Trung Quốc (…) (và) triển khai quân sự và xây dựng trái phép trên đó ».
Tuy nhiên, theo Sputnik, nhà báo Stepnov cho rằng, công bằng mà nói, thì « trên các đảo mà họ chiếm đóng ở Trường Sa, Trung Quốc đã xây dựng những cơ sở được sử dụng cho cả mục tiêu dân sự lẫn quân sự ». Stepnov còn ghi nhận thêm:
« Hơn thế nữa, từ năm 2013, Trung Quốc đã ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng bến cảng. (…) Dĩ nhiên là Trung Quốc cho đấy là những hạ tầng cơ sở dùng cho những mục tiêu hòa bình - có nghĩa là những chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ hay nghiên cứu về lưu thông hàng hải. Tuy nhiên, đối với các nhà phân tích nước ngoài, thì mục tiêu chính của Trung Quốc là tăng cường tiềm năng quân sự trong vùng. Nhất là Trung Quốc đã xây phi đạo trên một số đảo nhân tạo ».
Chuyên gia Nga tuy nhiên đã cho rằng cũng may là một cuộc chiến tranh thực thụ giữa Trung Quốc và Việt Nam, trước mắt khó xẩy ra. Stepnov giải thích : « Nếu Trung Quốc gây sức ép quá trớn lên Việt Nam, thì Việt Nam sẽ nhờ đến sự che chở của Mỹ, và đó rõ ràng là điều Trung Quốc không muốn… »
Bằng một giọng điệu hóm hỉnh, chuyên gia Nga đã cho rằng như thường lệ, dầu hỏa là nguyên do làm tranh chấp nảy sinh, thế nhưng ở Biển Đông, đó không phải là vấn đề duy nhất và ông giải thích : « Cứ nhìn yêu sách của Trung Quốc xem : Nó hơi bị quá đáng phải không ? »




Tình hình Biển Ðông lại nóng lên trong mấy ngày vừa qua sau khi hãng tin Reuters hôm Thứ Tư đăng bài phóng sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode nói rằng Việt Nam đã triển khai hỏa tiễn đến vùng quần đảo Trường Sa.

Việt Nam đang có hỏa tiễn bình phi siêu thanh 3M-14E Klub có khả năng tấn công tới lục địa Trung Quốc. (Hình: Wikipedia)
Việt Nam đang có hỏa tiễn bình phi siêu thanh 3M-14E Klub có khả năng tấn công tới lục địa Trung Quốc. (Hình: Wikipedia)
Dẫn nguồn tin từ giới ngoại giao và quân sự phương Tây, cũng như căn cứ vào thông tin tình báo, bài phóng sự này cho biết Hà Nội đã bí mật vận chuyển một số giàn phóng hỏa tiễn từ đất liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam chỉ nói thông tin này là “không chính xác,” và không giải thích gì thêm. Chưa có bằng chứng gì khác để minh định việc ấy, nhưng Reuters cho biết rõ chi tiết hơn rằng đó là loại hỏa tiễn EXTRA (Extended Range Artillery Rocket) mà Việt Nam đã mua của Israel từ mấy năm trước.

Về mặt chiến thuật, khác với trọng pháo bắn đi những đạn trái phá bay tự động theo đường đạn đạo, đây là loại đạn pháo đẩy đi bằng hỏa tiễn và có thể có bộ phận điều khiển để nhắm trúng mục tiêu.

Một giàn hỏa tiễn EXTRA có nhiều ống phóng, trung bình là 4 và có thể tới 8 hay 12, đặt trên xe di động và có thể khai hỏa từng hỏa tiễn hay toàn thể cùng lúc. Trường hợp ở Trường Sa là những đảo nhỏ, giàn phóng có thể gắn cố định và được ngụy trang để máy bay hay vệ tinh không nhìn thấy từ trên không. Sử dụng hệ thống hỏa tiễn EXTRA ở Trường Sa có lợi điểm là ít đòi hỏi nhu cầu tiếp liệu và bảo trì, đồng thời chỉ cần hỗ trợ bằng những giàn radar chiến thuật nhỏ.

Tầm bắn xa của EXTRA khoảng 80 dặm (hơn 150 km), đủ để tấn công đến các căn cứ trên những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng trên đá Xu Bi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mỗi hỏa tiễn mang đầu nổ 275 pounds. Trang bị hệ thống điều khiển dựa vào GPS, độ chính xác nhắm trúng mục tiêu trong vòng 10 mét.

Theo nhận định của tờ The Diplomat ở Nhật thì việc Việt Nam đưa những giàn phóng di động đến Trường Sa thật ra không làm thay đổi cán cân lực lượng trên Biển Ðông.

Các căn cứ Trung Quốc xây dựng trong vùng đã nằm trong tầm bắn của các loại hỏa tiễn mà Việt Nam đã mua của Nga từ năm 2011-2012 và đặt trên đất liền. Ðó là các loại hỏa tiễn tầm trung K-300P Bastion phòng thủ duyên hải và hỏa tiễn phòng không S-300 PMU-2 tầm xa. Ngoài ra Việt Nam có một số hệ thống hỏa tiễn chống chiến hạm loại mới và hỏa tiễn bình phi siêu thanh như 3M-14E Klub có khả năng tấn công tới lục địa Trung Quốc.

Như thế việc triển khai các giàn hỏa tiễn EXTRA có lẽ chỉ nhắm mục đích đưa ra một tín hiệu cho thấy quyết tâm bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Có thể đây là hậu quả của việc Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế phán định phủ nhận giá trị đường lưỡi bò mà Trung Quốc áp đặt trái phép trên Biển Ðông và Việt Nam phòng ngừa trước những hành động bát ngờ Trung Quốc có thể tiến hành.

Việt Nam cũng muốn răn đe ý đồ bành trướng và lấn chiếm chủ quyền biển ngăn chặn hoạt động của ngư dân, bằng sự gia tăng hoạt động của các tàu dân sự và bán quân sự chứ chưa phải là tàu Hải Quân Trung Quốc.

Hành động của Việt Nam do đó mang tính cách phòng vệ tới một chừng mực cần thiết chứ không có nghĩa là quân sự hóa khu vực Biển Ðông. Tuy nhiên phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc là điều dễ hiểu.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm Thứ Tư gởi fax cho Reuters: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa) và các vùng nước lân cận. Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc gia chiếm đóng phi pháp một phần Nam Sa của Trung Quốc, mà còn tiến hành xây dựng và điều động quân sự phi pháp ở các đảo và đá ngầm chiếm đóng tại Nam Sa.”

Phía Mỹ chưa tỏ thái độ gì mới về sự việc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Elizabeth Trudeau nói “có được biết tin rằng Việt Nam điều hệ thống hỏa tiễn tầm ngắn ra một số đảo thuộc Trường Sa” và chỉ nhắc lại quan điểm cố hữu: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Ðông tránh các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng, có các bước thiết thực để xây dựng lòng tin và tăng cường nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình và ngoại giao cho các tranh chấp.”

Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà quan sát từ Hà Nội, nói với BBC: “Việt Nam hiểu rằng Trường Sa là khu vực đang có tranh chấp và không muốn làm thay đổi hiện trạng. Ðây là lập trường nhất quán của chính phủ Việt Nam.”

Năm 1988, Trung Quốc lấn chiếm Trường Sa lần đầu tiên sau trận chiến với hải quân khi đó còn yếu của Việt Nam, 64 binh sĩ mang vũ khí nhẹ thiệt mạng khi họ cố gắng bảo vệ bãi Gạc Ma, một biến cố mà Hà Nội vẫn cảm thấy đau xót.

Báo chí Trung Quốc mạnh mẽ lên án Việt Nam, gọi đây là “một sai lầm nặng nề.” Tờ Hoàn Cầu Thời báo bản tiếng Anh gọi hành động của Việt Nam là “sai lầm khủng khiếp” và kêu gọi Hà Nội “rút ra bài học” từ cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 ,

Cũng tờ báo này, phiên bản tiếng Hoa, nói Bắc Kinh cần phải làm rõ rằng Hoa Kỳ vẫn là “mối đe dọa lớn nhất” đối với các hòn đảo của Trung Quốc trên Biển Ðông. “Cần phải cảnh giác về những bước đi sắp tới của Hà Nội ở trên biển, nhưng chúng ta không được để việc đối đầu quân sự với Việt Nam trở nên nổi bật hơn so với những xung đột khác, Việt Nam không có khả năng như Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy các đồng minh hành động. Việc xử sự với Việt Nam mang tính quan hệ song phương nhiều hơn – đó là điều nằm trong khả năng của Trung Quốc.” Tuy nhiên Hoàn Cầu Thời Báo cũng nói thêm là mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng không bị ảnh hưởng gì bởi các tranh cãi trên biển.

Bài báo tiếng Anh đăng tin các công ty Trung Quốc đặt tại Việt Nam vẫn làm ăn bình thường bất chấp các sự kiện bài Trung diễn ra gần đây, và dẫn lời các du khách Trung Quốc tại Sài Gòn nói người dân Việt Nam đối xử với họ rất dễ chịu.

Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, với bài xã luận mang tiêu đề “Việt Nam bí mật triển khai rocket ở Nam Hải,” viết: “Việc Việt Nam có các hành động quân sự tại các hòn đảo ở Nam Hải không phải là tin mới gì. Việt Nam hiện đã chiếm 29 đảo của chúng ta ở Nam Hải. Việt Nam đã bắt đầu việc xây dựng ở Nam Sa kể từ thế kỷ 20.”

Theo tờ báo này: “Trên đảo Việt Nam đã chiếm giữ có một phi đạo dài 550m và bãi đáp trực thăng. Việt Nam cũng đã bắt đầu bồi đắp đảo quy mô lớn và tiến hành các dự án xây dựng trên năm hòn đảo khác. Tuy nhiên, Việt Nam thỉnh thoảng lại vẫn phản đối Trung Quốc.”

Qua những ý kiến, nhận định, và phản ứng như thế từ các bên, có lẽ việc Việt Nam đưa hỏa tiễn đến Trường Sa sẽ chưa tạo nên những chuyển biến bất ngờ và trầm trọng gì hơn trên Biển Ðông trong một tương lai gần. Một điều đáng chú ý là truyền thông Việt Nam cho đến bây giờ giữ yên lặng, tránh không đề cập tới sự kiện nhạy cảm này.

Hà Tường Cát

( Người Việt)








Biển Đông: Trung Quốc tăng cường hiện diện tại bãi Scarborough


mediaBãi Scarborough với những chiếc tàu chung quanh. Ảnh chụp vệ tinh ngày 12/03/2016. Theo quân đội Mỹ, Trung Quốc đang 'hoạt động' tại đây..Reuters
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng lực lượng an ninh hàng hải xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi đang có tranh chấp với Philippines tại Biển Đông, bất chấp lời cảnh cáo không quân sự hóa khu vực này của Lầu Năm Góc.
 Theo thông tin trên trang mạng Freebeacon, ngày 11/08/2016, các quan chức bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết số lượng tầu hải cảnh của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborgouh, nằm trong quần đảo Trường Sa, đã tăng lên đáng đáng kể trong những tuần gần đây.
Từ nhiều năm nay, Trung Quốc chỉ triển khai hai đến ba chiến hạm gần bãi cạn đang có tranh chấp với Philippines. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ nắm rõ hồ sơ, con số này tăng lên khoảng 12 tầu trong vài tuần gần đây. Ngoài ra, Trung Quốc đã đưa cả một đội hơn 100 tầu đánh cá đến bãi cạn Scarborough.
Những động thái trên trùng hợp với các hoạt động quân sự gây hấn khác đang được Bắc Kinh tiến hành trên Biển Đông, kể từ khi Tòa Trọng Tài La Haye ra phán quyết bác bỏ hầu hết đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, vào đầu tháng 08/2016, oanh tạc cơ H-6K và chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc đã thực hiện nhiều cuộc tuần tra trên biển, trong đó có cả Scarborgough.
Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc không đưa ra bất kỳ bình luận nào về những sự kiện trên. Tuy nhiên, cựu đại úy Hải Quân Mỹ Jim Fanell, đồng thời là cựu chỉ huy tình báo hạm đội Thái Bình Dương, nhận định : « Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện các tầu chiến tại Scarborgough có thể cho thấy Bắc Kinh quyết định bắt đầu quá trình chiếm đất trong và xung quanh bãi cạn để giúp quân đội Trung Quốc kiểm soát lối vào Biển Đông tại phía bắc ».
Cựu sĩ quan Mỹ nói tiếp : « Nếu tầu thuyền của Trung Quốc đóng tại vị trí trên, Hải Quân Mỹ khó lòng thay đổi được tình hình, một khi quá trình chiếm đóng bắt đầu như là đưa các tầu nạo vét đến hoạt động tại đây. Hoa Kỳ và các đồng minh cần phải tăng cường các chuyến bay tuần tra trực tiếp trên hòn đảo và phải chia sẻ thông tin với báo chỉ để vừa xác nhận hay phủ nhận các hoạt động mà Trung Quốc tiến hành ».
Theo nhận định được đăng trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (13/08), có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiến « một bước đi lớn » tại Biển Đông vào tháng Chín, sau hội nghị G-20 và trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.





Vũ khí Việt Nam ở Trường Sa nguy hại cho Trung Quốc hơn tàu Mỹ


mediaViện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vào tháng 02/2016 xác nhận Israel đã giao cho Việt Nam 20 quả tên lửa đối đất EXTRA(@defence-blog.com)
Theo tiết lộ của hãng tin Anh Reuters ngày 10/08/2016, Việt Nam đã âm thầm đưa các gián phóng phi đạn và tên lửa có sức công phá mạnh ra năm thực thể mà Việt Nam kiểm soát trong khu vực quần đảo Trường Sa. Sau đây là nhận định của giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học Viện Quốc Phòng Úc, trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho RFI Tiếng Việt

Theo giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học Viện Quốc Phòng Úc cho rằng hệ thống vũ khí mới này của Việt Nam là một mối đe dọa tiềm tàng lớn cho các sân bay và cơ sở quân sự mà Trung Quốc cho xây dựng trên các đảo nhân tạo họ vừa bồi đắp tại Trường Sa. Nguy cơ đối với Trung Quốc từ vũ khí của Việt Nam còn lớn hơn cả mối đe dọa đến từ tàu Mỹ.
RFI : Giáo sư nhận định sao về động thái mới này của Việt Nam ?
Thayer : Nếu thông tin (về việc Việt Nam đưa giàn pháo mới ra Trường Sa) là xác thực, thì đó sẽ là hành động vi phạm quan trọng đầu tiên của Việt Nam đối với bản Tuyên Bố về Ứng Xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002, yêu cầu tự kiềm chế để không làm phức tạp tình hình hoặc leo thang tranh chấp.
Cần lưu ý rằng Việt Nam đã phủ nhận việc bố trí giàn phóng tên lửa trên các thực thể mà họ kiểm soát. Bản tin của Reuters cũng ghi nhận rằng các bệ phóng không được trang bị đầu đạn.
Động thái của Việt Nam mang dấu hiệu của một phản ứng hoàn toàn tự vệ để đối phó với việc Trung Quốc củng cố cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo trong tay họ, trong đó có việc xây dựng nhiều nhà chứa máy bay có khả năng tiếp nhận chiến đấu cơ đa năng Su-30, oanh tạc cơ, phi cơ tiếp tế nhiên liệu và máy bay cảnh báo sớm và điều khiển.
RFI : Mỹ và Trung Quốc có thể phản ứng ra sao ?
Thayer : Hoa Kỳ sẽ nhắc lại chính sách thường xuyên được tuyên bố là các bên tranh chấp không nên quân sự hóa thêm các thực thể địa lý trong tay mình ở vùng quần đảo Trường Sa, và nên tham gia vào việc thực hiện các biên pháp xây dựng lòng tin. Mỹ chưa chính thức xác nhận thông tin của Reuters.
Trung Quốc cũng đã tuyên bố rằng các nước tranh chấp khác nên có những bước đi mang tính xây dựng. Trung Quốc cũng đã gắn tiến trình quân sự hóa (Biển Đông) của họ với mức độ đe dọa mà họ phải đối mặt. Điều đó nhắm vào những hành động của Hoa Kỳ.
Động thái (mới) của Việt Nam đã phức tạp hóa kế hoạch quốc phòng của Trung Quốc. Ba sân bay mới của Bắc Kinh (trên Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn) đã trở thành mục tiêu dễ bị hệ thống pháo EXTRA của Việt Nam gây tổn hại. Lý do là pháo Việt Nam là một mối đe dọa thường trực, trong lúc các chuyến tuần tra của Hải Quân Mỹ chỉ thoáng qua mà thôi.
RFI : Tình hình Biển Đông có thể diễn biến ra sao ?
Thayer : Diễn biến hiện nay chứng minh cho nhận định rằng các hành động của Trung Quốc đã kích động một phản ứng ngược lại, hoặc là điều mà giới phân tích an ninh gọi một chu kỳ « động lực-phản động lực ».
Tình hình ở quần đảo Trường Sa sẽ căng thẳng thêm lên nếu Trung Quốc đột ngột triển khai máy bay quân sự trên ba đường băng mà họ đã xây dựng một khi các nhà chứa máy bay được hoàn thành.
Trung Quốc sẽ không có khả năng tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông và buộc nước khác tuân thủ ngày nào mà họ chưa xây dựng đủ các bể chứa nhiên liệu, và các cơ sở bảo trì và sửa chữa rộng lớn.
Tuy nhiên, Trung Quốc có thể triển khai một phi đội máy bay chiến đấu và oanh tạc cơ, hoạt động xoay vòng trong thời gian ngắn, làm căng thẳng gia tăng trong khu vực. Điều này sẽ có tính cách hù dọa các nước ven biển.
RFI : Hệ thống tên lửa EXTRA mà Việt Nam bố trí tại Trường Sa là gì ?
Thayer : Thông tin đã được công khai là vào năm 2014, Việt Nam đã mua 10 giàn phóng phi đạn dẫn đường và tên lửa địa-đối địa EXTRA của Israel. Hình ảnh các tên lửa này đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam, và phô trương là « tên lửa chống xâm lược ».
EXTRA là tên tắt của Extended Range Artillery (pháo với tầm bắn mở rộng), và có thể dùng trong các cuộc tấn công chuẩn xác nhắm vào tàu chiến hay các cơ sở trên đất liền trong một bán kính từ 20 đến 150 km.
Tên lửa này có độ chính xác cao, và sai số so với đích nhắm chỉ khoảng mười mét. Tên lửa có thể mang một đầu đạn thuốc nổ cực mạnh, hay nhiều quả bom nhỏ. Đầu đạn thuốc nổ có thể gây tổn hại cho một tàu chiến, hoặc tạo nên một hố lớn trên một đường băng, còn bom nhỏ có thể gây thương vong hàng loạt trong một khu vực nhất định, phá hủy máy bay nằm đưới đất, các trung tâm chỉ huy và thông tin liên lạc, và các cơ sở hậu cần và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Từng có tin về việc Việt Nam tăng cường vũ khí ra Trường Sa
Giới quan sát hiện đang tìm hiểu xem Việt Nam có thể bố trí các vũ khí mới ở đâu tại Trường Sa. Dẫu sao thì đây không phải là lần đầu tiên có tin là Việt Nam tăng cường vũ khí hiện đại ra Trường Sa.
Cuối năm 2014, chính quyền Đài Loan từng báo động về việc Việt Nam « tăng cường sự hiện diện quân sự với các vũ khí tinh vi trên đảo Sơn Ca (Sandy Cay), cách đảo Ba Bình chỉ 11 km về phía Đông ». Nguồn tin trên cũng cho rằng Việt Nam đã triển khai một số lượng không xác định tên lửa phòng không vác vai mới và mở rộng địa bàn đóng quân trên đảo Sơn Ca trong năm 2014.
Tháng Ba năm 2015, một dân biểu diều hâu Đài Loan Lâm Úc Phương (Lin Yu-fang) thuộc Quốc Dân Đảng, cũng khẳng định rằng có dấu hiệu là Chính quyền Việt Nam tăng cường lực lượng pháo binh trên cả hai đảo Sơn Ca và Nam Yết (Namayit), cách Ba Bình 22km.

Những ông chủ giấu mặt ở ‘phố Tàu’ Đà Nẵng

 Không khó để nhận ra khu “phố Tàu” nằm sát sân bay Nước Mặn. Một loạt nhà cao tầng mọc lên để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, trên danh nghĩa là của người Việt nhưng thực chất do những ông chủ Trung Quốc giấu mặt điều hành trực tiếp.



Âm thầm góp vốn, giấu mặt điều hành
Tuyến phố nằm sát biển, cạnh sân bay Nước Mặn trên đường Võ Nguyên Giáp, được nhiều người dân Đà Nẵng gọi là khu phố Tàu. Bởi, ngoài tổ hợp khách sạn Crowne Plaza là dãy nhà hàng, khách sạn mọc lên do người Trung Quốc góp vốn làm chủ.
Thống kê của Phòng Tài nguyên - Môi trường, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng cho thấy, khu đất đó được quy hoạch phân lô nền biệt thự, với 246 lô. Trong đó, 77 lô ở những vị trí đắc địa đã được 7 công ty - do người Trung Quốc góp vốn với phía Việt Nam - thành lập và trực tiếp điều hành, mua đứt.
Đà nẵng, phố tàu, ông chủ trung quốc giấu mặt, đại gia trung quốc, sân bay nước mặn, trung quốc, người trung quốc mua đất đà nẵng
Hình ảnh khu đất biệt thự nằm sát sân bay Nước Mặn đã được nhiều người Trung Quốc núp bóng mua gom để đầu tư xây nhà hàng khách sạn.
Cụ thể, những công ty này gồm: Công ty TNHH TM Du lịch & DV V.N.Holiday sở hữu 24 lô; Công ty TNHH TM&DV Diệp Phúc Lợi 17 lô; Công ty TNHH TM & DV Hoàng Gia Trung 12 lô; Công ty TNHH Thương mại Du lịch và DV Silverk Park 4 lô; Công ty TNHH TM Du lịch & DV Nguyên Thịnh Vượng 10 lô; Công ty TNHH Silver Sea Triệu Nghiệp 7 lô và Công ty TNHH Du lịch TM và DV Golden Wyn 3 lô.
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên, chẳng hạn như Công ty V.N.Holiday có vốn điều lệ 40 tỷ đồng thì ông/bà Li Jinan, quốc tịch Trung Quốc, góp 19,2 tỷ đồng - tương đương 48%, còn lại 3 cổ đông Việt Nam chiếm 52%.
Còn Công ty Diệp Phúc Lợi có vốn điều lệ gần 200 tỷ đồng, thì Công ty Harvest View Inc Limeted (Trung Quốc) góp hơn 84 tỷ đồng, chiếm 42,35%; còn lại là 2 cổ đông Việt Nam.
Hay như công ty Nguyên Thịnh Vượng có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng thì Công ty Hong Kong Hankey Enterpris Es Limited góp 9,8 tỷ đồng, chiếm 49%, còn lại là hai cổ đông Việt Nam.
Ngoài ra, một diện tích hàng chục ha đất sát biển thuộc khu phố Tàu cũng đã được chính quyền Đà Nẵng cấp cho công ty Sliver Shores (Trung Quốc) đầu tư loạt khách sạn cao tầng tại khu vực sân bay Nước Mặn.
Ngoài tổ hợp khách sạn Crowne Plaza xây dựng đưa vào khai thác sử dụng hơn 10 năm nay, hiện một tổ hợp khách sạn cao tầng JW Marriott đang được Sliver Shores đầu tư xây dựng có quy mô 2 khu, mỗi khu 18 tầng sắp được hoàn thành.
Đà nẵng, phố tàu, ông chủ trung quốc giấu mặt, đại gia trung quốc, sân bay nước mặn, trung quốc, người trung quốc mua đất đà nẵng
Cả khu vực này nằm bên tổ hợp khách sạn Crowne Plaza do người Trung Quốc làm chủ đã hình thành nên khu phố “Tàu” bên biển Đà Nẵng
"Con voi chui lọt lỗ kim"
Người dân Đà Nẵng cho rằng, việc người Trung Quốc đứng sau gom mua đất dọc ven biển giống như chuyện con voi chui lọt lỗ kim. Đó là điều không tưởng nhưng thực tế lại đang và đã diễn ra ở Đà Nẵng.
Lý giải vì sao người Trung Quốc thích thu gom đất khu vực sát biển, Giám đốc Sở KH-ĐT TP Đà Nẵng Trần Văn Sơn nói rằng, họ lợi dụng kẻ hở của pháp luật bằng việc góp vốn, mua cổ phần rất nhỏ tại các doanh nghiệp hoặc dự án để trở thành nhà đầu tư, sử dụng đất.
Ông Sơn thừa, nhiều dự án rất nhỏ được đại gia người Trung Quốc đầu tư đã xin thời hạn cấp đất lên đến 50 năm.
Trong khi đó, Thiếu tướng Trần Minh Hùng - nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, khẳng định: toàn bộ tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và Võ Nguyên Giáp là khu vực có vị trí quân sự trọng yếu, bất khả xâm phạm.
Còn ông Bùi Văn Tiếng - nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP. Đà Nẵng, nhấn mạnh: Việc người Trung Quốc mua gom đất tại khu vực ven biển này là điều không bình thường và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng - an ninh cần phải được xem xét, xử lý.
Giám đốc Sở KH-ĐT Đà Nẵng Trần Văn Sơn cũng kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư theo hướng quy định thời hạn hoạt động tối đa cho các dự án nhỏ, để cơ quan cấp chứng nhận đầu tư có cơ sở xử lý; bổ sung quyền cho cơ quan đăng ký đầu tư xem xét về tính khả thi, khả năng đáp ứng tài chính,... để xem xét và quyết định đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Vũ Trung - Phước Nguyên

Tokyo quyết đấu với Bắc Kinh

Theo giới truyền thông, Tokyo đang xúc tiến các cuộc thảo luận cấp cao với Bắc Kinh liên quan tới việc tàu Trung Quốc tiếp tục đi vào lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Và có thể Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong vài ngày tới để thảo luận vấn đề này. Tokyo còn muốn tổ chức một cuộc gặp giữa Thủ tướng Shinzo Abe với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khi họ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20, sẽ diễn ra thành phố Hàng Châu, Trung Quốc trong 2 ngày 4 và 5-9.
Ngày 9-8, Ngoại trưởng Fumio Kishida lần đầu tiên trực tiếp trao công hàm phản đối cho Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa liên quan tới việc tàu Trung Quốc tái diễn hành động xâm nhập lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông Fumio Kishida cho rằng, môi trường xung quanh Nhật - Trung đang “xấu đi rõ rệt” sau những hành động của Bắc Kinh và Nhật Bản không chấp nhận việc Trung Quốc đơn phương làm gia tăng căng thẳng trên biển Hoa Đông. Nhưng ông Trình Vĩnh Hoa tiếp tục khẳng định, việc tàu Trung Quốc hoạt động ở vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “chuyện đương nhiên” bởi đây là lãnh thổ của Trung Quốc. Trước đó (5-8), Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã triệu ông Trình Vĩnh Hoa đến để phản đối về vấn đề này. Nhưng Đại sứ Trình Vĩnh Hoa tuyên bố, Nhật Bản phải chịu trách nhiệm về tình trạng gia tăng căng thẳng hiện nay!
tokyo quyet dau voi bac kinh
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada
Ngày 8-8, cảnh sát biển Nhật Bản cho biết, 14 tàu tuần tra của Trung Quốc đã xâm nhập bất hợp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Số lượng tàu tuần tra Trung Quốc hiện diện trong khu vực này ngày càng gia tăng sau khi xuất hiện lần đầu hôm 5-8 và hoạt động đầy khiêu khích gần sát khu vực 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần tra Trung Quốc được cho là đã hộ tống đội tàu đánh cá lên tới 230 chiếc hoạt động gần khu vực kể trên.
Cùng ngày 8-8, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Tokyo sẽ tiếp tục hối thúc Bắc Kinh không gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông, và sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn đối với các động thái xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc. Tại cuộc họp báo, ông Yoshihide Suga thông báo, tàu Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Nhật Bản tổng cộng 14 lần chỉ trong mấy ngày qua. Cũng trong ngày 8-8, tờ South China Morning Post cho rằng, việc Trung Quốc điều tàu chiến và máy bay tới Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm đánh tiếng: Bắc Kinh có thể ra đòn bất cứ thời điểm nào, nếu cần!
Trước đó (7-8), cảnh sát biển Nhật Bản phát hiện 13 tàu hải cảnh ở biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cùng 230 tàu cá Trung Quốc. Và đây là số lượng tàu hải cảnh lớn nhất mà lực lượng tuần tra biển Nhật Bản từng nhìn thấy ở vùng biển tranh chấp sau từ khi Tokyo mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tư nhân năm 2012.
Cũng trong ngày 7-8, Tokyo đã phản ứng quyết liệt sau khi phát hiện Bắc Kinh lắp đặt radar gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối chính thức sau khi phát hiện Bắc Kinh lắp đặt radar trên một giàn khoan khai thác khí tự nhiên của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Theo tờ Nikkei Asian Review, ngoài radar tìm kiếm bề mặt, Trung Quốc còn lắp thêm camera do thám trên giàn khoan này và Tokyo lo ngại thiết bị kể trên sẽ biến nhà giàn này trở thành trạm do thám quân sự, cũng như củng cố năng lực quân sự của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông.
Được biết, Tokyo phát hiện radar của Bắc Kinh từ tháng 6 và đã yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ mục đích của việc lắp thiết bị này. Trước đó, Tokyo cũng đã kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt việc xây dựng các giàn khai thác dầu khí ở biển Hoa Đông bởi coi hành động đơn phương này vi phạm thỏa thuận mà hai bên đã ký năm 2008. Cùng ngày 7-8, tờ Nikkei Asian Review còn dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho thấy, một trong 16 giàn khoan khí đốt của Trung Quốc được lắp đặt radar và camera quan sát. Các radar được lắp bên dưới bãi đáp trực thăng của giàn khoan và Tokyo coi radar là thiết bị chỉ lắp trên tàu tuần tra, không nên dùng cho hoạt động khai thác dầu khí.
Tờ Hoàn Cầu thời báo cho rằng, việc phô trương lực lượng của Bắc Kinh nhằm thể hiện chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và quan hệ Trung - Nhật xấu đi vì sự can thiệp của Tokyo ở Biển Đông! Trước đó (3-8), Trung Quốc đã nổi giận vì bị Nhật Bản chỉ trích gây bất ổn ở Biển Đông bằng “Sách trắng Quốc phòng năm 2016”. Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc đã lợi dụng sức mạnh để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng cách bồi lấp các đảo nhân tạo một cách phi pháp. Theo trang tin The China Times, 3 hạm đội của Trung Quốc (Nam Hải, Bắc Hải và Đông Hải) với khoảng 300 tàu chiến, tàu ngầm, cùng hàng chục máy bay đã rầm rộ tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông hôm 1-8. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi chỉ đạo cuộc tập trận này. Trung Quốc tổ chức tập trận đối kháng thực binh và bắn đạn thật trong môi trường điện từ phức tạp, kiểm nghiệm tối đa năng lực tác chiến, chiến thuật và biện pháp huấn luyện, hiệu quả và năng lực của các loại trang thiết bị vũ khí.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tuyên bố, quân đội nước này đang cảnh giác, giám sát và thu thập thông tin, trong khi kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, kể cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc từng cáo buộc bà Tomomi Inada “xuyên tạc lịch sử” nhằm che đậy sự xâm lược của Nhật Bản, thách thức trật tự quốc tế bằng cách làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada từng cảnh báo (4-8), Trung Quốc ngày càng chủ động trong các vùng biển và vùng trời xung quanh Nhật Bản và tiếp tục cố gắng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.
Giới quân sự cho rằng, Nhật Bản đang phát triển kế hoạch tác chiến dựa trên cơ sở học thuyết có tên gọi “Chống thâm nhập và ngăn chặn tiếp cận”. Và kế hoạch này được mô tả như một khái niệm mới với nội dung “thống trị mặt biển và chiếm ưu thế trên không” nhằm chống lại nguy cơ bị tấn công từ lực lượng hải quân Trung Quốc. Theo đó, Tokyo sẽ triển khai tuyến phòng thủ trên biển Hoa Đông bằng tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không ở 200 hòn đảo thuộc quần đảo Ryukyu và các đảo khác trải dài 1.400km.

Nguồn:

Nữ hạm trưởng Nhật và nữ hạm trưởng Mỹ đưa tàu chiến tới Hoàng Sa thách thức Trung Quốc

Nữ hạm trưởng Mỹ đưa tàu chiến tới Hoàng Sa thách thức Trung Quốc

Không có nhận xét nào: