Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Lao Động mở chuyên mục mới: “Đừng im lặng“; Người Triều Tiên tự thu gom phân để nộp?; Người Đức dành gần một nửa giải Nobel của thế giới, bí quyết là cố ý để cho con cái thua ở điểm xuất phát...

LỜI TÒA SOẠN:
Nhà triết học người Thụy Sĩ Heri Frederic Amiel từng có một câu nói để đời: “Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại, nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng”.
Bác sĩ nổi tiếng người Canada James Orbinski cũng từng nói: “Chúng tôi không thể chắc chắn rằng ngôn từ luôn có thể cứu được sinh mạng, nhưng biết rằng sự im lặng chắc chắn có thể giết người”.
Với mong muốn thực sự trở thành diễn đàn của người lao động nói riêng và người dân nói chung, báo Lao động mở mục mới mang tên Đừng im lặng.

Đây sẽ là nơi bạn đọc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình đối với những vấn đề dân sinh, những vấn đề kinh tế - xã hội cũng như những vấn đề lớn của đất nước.
Quan điểm của Lao Động là trân trọng từng ý kiến bạn đọc và tôn trọng mọi quan điểm không nhất thiết trùng với quan điểm tòa soạn.
Rất mong được bạn đọc quan tâm và ủng hộ.
Mục “Đừng im lặng” hôm nay xin được đưa ra một câu chuyện đang gây sốt dư luận hai ngày qua: Đà Nẵng dự định sẽ di dời trung tâm hành chính hiện đại 2.000 tỉ đồng chỉ sau 2 năm sử dụng với lý do... quá nóng và thiếu ôxy. Hàng loạt câu hỏi được đưa ra chờ giải đáp, hàng loạt giải pháp đang chờ đợi được các cơ quan chức năng, chuyên gia và chính bạn đọc góp ý. 
Một câu hỏi nữa đang chờ bạn đọc trả lời ở phần Câu hỏi của chúng tôi: Bạn có đồng ý di dời trụ sở hơn 2.000 tỉ để mất thêm vài ngàn tỉ nữa xây một trụ sở mới?
Bạn đọc hãy bình luận, bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề trên tại phần comment sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoc@laodong.com.vn.
Ý kiến của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng.
LAO ĐỘNG

Người Triều Tiên tự thu gom phân để nộp?

authorTrà My - Mirror Chủ Nhật, ngày 14/08/2016 15:05 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Mỗi người đều có chỉ tiêu phải hoàn thành trong việc giao nộp phân bón cho chính quyền, một người tẩu thoát khỏi Triều Tiên nói.



   
 
nguoi trieu tien tu thu gom phan de nop? hinh anh 1
Triều Tiên yêu cầu dân thu gom phân người và động vật để phục vụ nông nghiệp (Ảnh minh hoạ)
Người dân Triều Tiên được yêu cầu thu thập phân để trợ giúp ngành nông nghiệp của đất nước, tờ Mirror của Anh đưa tin.
Những người trốn thoát khỏi Triều Tiên kể lại rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un và các cơ quan khác đang yêu cầu tích góp phân người để bón cho các trang trại trong nước.
Trước đó, Triều Tiên phụ thuộc vào nguồn phân bón cung cấp bởi nước láng giềng Hàn Quốc. Nhưng sau đó Hàn Quốc đã áp đặt một lệnh cấm vận với Triều Tiên năm 2010, sau khi Triều Tiên đánh chìm một tàu Hàn Quốc.
Trên thực tế, năm ngoái Hàn Quốc có gửi một số “hàng trợ cấp” đến Triều Tiên, tuy nhiên mối quan hệ lại đang tiếp tục xấu đi.
 
nguoi trieu tien tu thu gom phan de nop? hinh anh 2
Chương trình "Bên trong Triều Tiên" hé lộ cuộc sống của người dân nơi đây
Theo The Star, Yeonmi Park, người đã trốn thoát khỏi Triều Tiên năm 2007, đã viết về trải nghiệm của mình, khi cô và gia định bị ép tích luỹ phân động vật và người để bù đắp cho nạn thiếu phân bón.
Cô nói: "Chính phủ đưa ra một chiến dịch để lấp đầy sự thiếu hụt phân bón, lấy từ chất thải của con người và động vật.
"Mỗi công nhân và mỗi trường học đều có chỉ tiêu để hoàn thành. Gia đình chúng tôi gặp rất nhiều vấn đề vì điều này.
"Mỗi thành viên của gia đình đều có nhiệm vụ hàng ngày. Vì vậy khi chúng tôi thức dậy vào buổi sáng, nó giống như một cuộc đua tranh. Dì của tôi là người “cạnh tranh” nhất."
 
nguoi trieu tien tu thu gom phan de nop? hinh anh 3
Yeonmi Park, người đã tẩu thoát khỏi Triều Tiên ( Nguồn: The Star)
Cô mô tả việc gia đình mình đã trở nên cạnh tranh như thế nào trong việc sản xuất "phân bón". Tờ National Post của Canada đưa tin các cửa hàng thậm chí bắt đầu bán “mặt hàng” này vào năm 2010.
Viết trong hồi ký của mình, cô Park nói thêm: "Điều bất thường là, phòng tắm của chúng tôi ở rất xa nhà. Vì thế bạn phải lưu ý những người hàng xóm có thể ăn cắp “hàng hoá” của bạn vào ban đêm.
"Một số người khóa nhà vệ sinh lại để tránh phân bị ăn cắp. Ở trường, giáo viên cử chúng tôi ra đường để tìm phân và mang trở lại lớp học.
"Vì vậy, nếu chúng tôi nhìn thấy một con chó đang “đi bậy” trên đường phố, nó giống như bắt được vàng. Chú tôi ở Kowon có một con chó lớn, cung cấp rất nhiều phân. Và mọi người trong gia đình đều tranh giành số “chiến lợi phẩm” ấy". 

Người Đức dành gần một nửa giải Nobel của thế giới, bí quyết là cố ý để cho con cái thua ở điểm xuất phát...

nguoi Duc


Trẻ em Đức không được giáo dục trước khi vào lớp 1, trong suốt quá trình học cũng không được phép học thêm. Nếu so với các nước châu Á thì trẻ em Đức coi như đã thua trên vạch xuất phát. Vậy điều gì khiến cho người Đức nắm giữ một nửa giải Nobel của thế giới?
Các trường mẫu giáo ở Đức không được phân lớp theo độ tuổi, tất cả các em nhỏ ở đây đều được học chung một lớp. Các trường tiểu học ở Đức đều học nửa ngày, buổi chiều các em không phải đến lớp, mà chỉ có hoạt động ngoài trời. Lên lớp 3 học sinh ở đây mới phải học tiếng Anh, đến lớp 4 là tốt nghiệp tiểu học. Trong suốt quá trình học, học sinh ở đây sẽ căn cứ theo sự góp ý của giáo viên để tiếp tục học lên lớp trên, học kỹ thuật, hoặc học lên đại học. Tỷ lệ học lên đại học của Đức còn thấp hơn cả Trung Quốc.
1. Hiến pháp cấm giáo dục mầm nonNhiệm vụ duy nhất của trẻ em trước khi vào tiểu học đó là sống vui vẻ và khỏe mạnh. Đối với những học sinh tiểu học cũng tuyệt đối không được phép học thêm giờ, cho dù chỉ số thông minh của chúng có vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Bà mẹ Sandra đến từ thành phố lớn thứ 4 của Đức Koeln cho biết: “Năm nay con trai của tôi lên 7 tuổi, tôi đã đề xuất với thầy giáo, liệu có thể dạy thêm cho cháu một vài kiến thức khác hay không. Bởi vì khi cháu lên 5-6 tuổi đã tự học thêm những kiến thức cơ bản. Sau đó thầy giáo đã phản đối và cho biết: Xin bà hãy để cho con bà được như những đứa trẻ khác.”
Nếu như muốn tiến hành giáo dục trẻ em trước khi bước vào tiểu học thì phải chú trọng vào 3 điểm sau:
Năng lực hoạt động của trẻ nhỏ. Trong thời gian học mẫu giáo, nhà trường sẽ căn cứ theo sở thích của trẻ để làm những việc thủ công cụ thể.
– Quan tâm đến trạng thái tâm lý của trẻ, bồi dưỡng tình thương và năng lực lãnh đạo.
2. Giáo dục mầm non phá hoại sức tưởng tượng của trẻ
Khác biệt với nước Đức, trẻ em ở những nước châu Á trong thời kỳ học mẫu giáo đã học hết các kiến thức của học sinh lớp 1. Có người lo lắng rằng, trẻ em Đức đã thua trẻ em châu Á ngay ở vạch xuất phát. Tuy nhiên, sự lo lắng này là thừa.
Người Đức cho rằng, trẻ em có quy luật phát triển của chúng. Khi bước vào giai đoạn nào, thì chúng sẽ làm những việc phù hợp với giai đoạn đó. Trên bề mặt có thể thấy giáo dục mầm non và nền tảng giáo dục căn bản của châu Á tương đối chắn chắn, nhưng sức tưởng tượng và năng lực suy xét của chúng đã bị phá hỏng. Điều này khiến cho trẻ nhỏ tiếp nhận tri thức một cách bị động chứ không có thói quen chủ động  suy nghĩ.
3. Giáo dục “tàn khốc”
Người Đức cho rằng, trẻ nhỏ sau khi lớn lên thì sớm muộn gì chúng cũng phải rời xa vòng tay che chở của bố mẹ. Kiểu gì chúng cũng phải đối mặt với những khó khăn và vấp ngã, vậy chi bằng hãy để cho chúng làm quen từ khi còn nhỏ, để chúng có dũng khí và bản lĩnh trước khi bước ra ngoài xã hội.
Một trường mẫu giáo điển hình của Đức thường có 1 tòa nhà 2 tầng bên ngoài có khuôn viên rộng để chơi đùa, gồm bãi cỏ, bãi cát, bãi đá… chứ không hề được giải thảm nhựa như một số nước khác. Trẻ em ở đây khi hoạt động ngoài trời rất bạo dạn, chúng có thể leo trèo lên rất cao, và các giáo viên chỉ đứng ở ngoài quan sát.
Mặc dù thời tiết vào mùa đông rất lạnh, nhưng khi hoạt động ngoài trời trẻ em ở đây cũng không cần mặc áo len, hay áo phao chống rét. Thậm chí có nhiều em con mặc quần áo cộc tay. Cô giáo mầm non Yana cho biết: “Trẻ em thường mặc ít quần áo hơn người lớn. Tinh thần và thể lực của chúng luôn tràn đầy, hoạt động nhiều sẽ khiến chúng ra mồ hôi, nếu như mặc nhiều quần áo còn dễ khiến cho chúng bị cảm lạnh. Những bộ quần áo kềnh càng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của chúng.”
4. Không bao giờ ép buộc trẻ nhỏ
Cô giáo Yana cho biết: “Người Đức không bao giờ đút cho trẻ em ăn, nếu như chúng đói, chúng sẽ chủ động ăn”. Tiến sĩ Susanna cho biết: “Việc nào mà trẻ nhỏ không làm được, thì chỉ vào lúc cần thiết cô giáo mới nhắc nhở hoặc có những hành động để khích lệ hoặc gợi ý. Hầu như họ không bao giờ thúc ép trẻ em phải làm gì, cũng không làm hết các việc cho các em. Vì điều đó có thể sẽ kìm nén sự phát triển khả năng độc lập và tự chủ của trẻ. Nếu như giúp chúng làm việc gì đó, sau này chúng sẽ theo cách người lớn giúp để làm, từ đó mất đi khả năng sáng tạo.”
5. Người lớn nhận lỗi với trẻ nhỏ
Tiến sĩ Susanna cho rằng, bố mẹ nên khống chế tốt tình cảm của bản thân, nên dành cho trẻ thật nhiều tình yêu thương chứ không phải cưng chiều, và tôn trọng trẻ em. Bố mẹ nên thường xuyên nói “xin lỗi”, “cảm ơn” và những từ tương tự với con cái mình.
Vì có được sự thương yêu, tôn trọng của bố mẹ, trẻ em Đức từ nhỏ đã tham gia các hoạt động cùng gia đình. Đồng thời cũng đưa ra những ý kiến của bản thân, chúng được tôn trọng thực sự, những ý kiến của chúng đều được bố mẹ chú ý lắng nghe, và cùng thảo luận… Qua đó dần dần chúng có sự tự tin và cách suy nghĩ rất chín chắn.
6. Pháp luật nghiêm cấm bố mẹ la mắng
Việc yêu thương và bảo vệ trẻ nhỏ đã được cho vào làm một điều khoản trong pháp luật nước Đức. Trong đó pháp luật cũng quy định, trẻ nhỏ phải giúp bố mẹ rửa bát, quét nhà, và mua đồ, đó là thói quen được dưỡng thành từ việc yêu thích hoạt động của trẻ. Ngoài ra, nghiêm cấm bố mẹ “la mắng hoặc không yêu con cái”, nếu như trẻ nhỏ cho rằng, bản thân chúng không có được sự tôn trọng từ bố mẹ hay bị đối xử lạnh nhạt, thì chúng có thể kiện bố mẹ ra tòa.
Thiên Minh
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: