Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Mạng xã hội khuyên Trịnh Thị Huyền Trang (cùng quê Nam Đàn với Cụ Hồ) đừng khóc bởi học giỏi nhưng nhà nghèo...; Thủ tướng: Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác; Sân bay ế ẩm, xây nữa làm gì!

H1

Nhà của Trịnh Thị Huyền Trang:Trường THPT Nam Đàn 2 ( Nghệ An)
14/08/2016

Khóc đủ rồi, than cũng nhiều rồi, tới lúc làm gì đó đi thôi!

FB Nguyễn Anh Tuấn
14-8-2016
H1
Đạt 24.5 điểm xét tuyển khối C nhưng có khả năng Trang phải lỡ hẹn với giảng đường đại học vì nhà nghèo. Ảnh: báo DT

Những trường hợp vì gia cảnh khốn khó mà phải từ bỏ giấc mơ đại học như thế này tới đây sẽ rất nhiều, khi mà học phí đại học đang tăng chóng mặt, còn khoản vay Chính phủ dành cho sinh viên nghèo vẫn không đổi.

Bức tượng độc đáo tại Vinh-Nghệ An: mô tả khoảng khắc Cụ Hồ về thăm quê, tay  không rời khỏi túi áo; Có ý kiến cho rằng: chắc Cụ có cái gì  đó quý mang về cho con cháu tại quê nên phải "thủ" kỹ...
Xã hội thì không thể cứ thỉnh thoảng chung tay giúp một vài trường hợp thông qua đôi ba bài báo được dù đấy cũng là việc đáng khuyến khích. Tuy nhiên, còn biết bao những bạn không có cơ hội lên báo thì sao?
Cần một giải pháp căn cơ hơn.
Nếu học phí không thể không tăng nhằm ‘tính đúng, tính đủ chi phí thực tế’ và cải thiện tính cạnh tranh giữa các trường thì Chính phủ, nhằm đảm bảo cơ hội học tập của công dân, phải cấp khoản tín dụng đủ lớn (dưới dạng một Quỹ chẳng hạn) để bất kỳ thanh niên nào trúng tuyển vào một chương trình đại học, cao đẳng, trung cấp công lập đều có thể vay để đủ trang trải học phí và sinh hoạt phí ở mức tối thiểu, sau này ra trường đi làm trả dần như nhiều nước khác đang áp dụng.
Sở dĩ khoản tín dụng này nên áp dụng cho ‘bất kỳ thanh niên nào’ mà không phải chỉ dành riêng cho sinh viên gia đình nghèo là vì một khi còn lệ thuộc vào đình về học phí và sinh hoạt phí, thanh niên/sinh viên rất khó để có thể tự lập như một cá nhân trưởng thành trong một giai đoạn cuộc đời rất cần tính cách đó. Điều này về dài hạn không tốt cho xã hội.
Ngang đây có người hỏi ngay, thế tiền đâu ra cho khoản tín dụng đó?
Đơn giản. Từ việc chấm dứt các dự án tượng đài nghìn tỷ và các công trình hoang phí tương tự, giảm số lượng xe công (chi phí vận hành hàng chục nghìn tỷ), giảm và tiến tới xoá bỏ việc bao cấp chi phí hoạt động của các hội đoàn nhà nước (ước tính hàng chục nghìn tỷ)…Không khó để trả lời, nhưng quan trọng đây là câu hỏi của Chính phủ, chứ không phải của các bạn học sinh, sinh viên. Chính phủ sinh ra để trả lời những câu hỏi như vậy nên nếu không trả lời nổi thì họ…nên được thay thế.
Câu hỏi này mới đáng được các bạn thanh niên sinh viên quan tâm: Ai có thể tạo ra sự thay đổi để đem đến một chương trình tín dụng như thế, giúp các bạn thoát khỏi cảnh hàng tháng ngửa tay xin tiền bố mẹ nộp học phí và lo sinh hoạt phí để rồi cảm thấy rất áy náy (nếu bố mẹ nghèo) hoặc/và phải tỏ ra ngoan ngoãn vâng lời, để sống một cách tự tin, tự lập và tự chủ hơn trong thời gian đại học vì ý thức rõ rằng mình đang ăn, ở và học bằng tiền mình vay nợ, cũng là sức lao động trong tương lai của mình?
Không ai khác ngoài các bạn. Sẽ chẳng ai cứu các bạn đâu, ngoài các bạn.
Mỗi cá nhân không làm được thì kết thành hội, nhóm rồi thành phong trào học sinh sinh viên. Dùng mọi cách có thể (kiến nghị, bãi khoá, biểu tình…) để đòi cho bằng được quyền lợi chính đáng của các bạn. Không dám làm gì thì các bạn đành phải chịu thôi, chẳng ai giúp được các bạn đâu.
Khóc đủ rồi, than cũng nhiều rồi, tới lúc làm gì đó đi thôi.
H1

HỌC VÀ HÀNH

15/08/2016
14-8-2016
Người nghèo nào cũng cần giúp đỡ. Tuy nhiên, ở đây cần nhìn đến nhiều vấn đề:
1. Đây là kết quả của việc chỉ cắm đầu vào học gạo và thi gạo chứ không biết trau dồi kỹ năng và năng động trong khi học;
2. Với 24.5 điểm khối C, đã lên báo chí thì sẽ có nhiều mạnh thường quân trợ giúp;
3. Một cô gái đủ 18 tuổi thì có thể tự mình bươn chải cuộc sống để mưu sinh và làm việc mà học tập. Thời của tôi những năm 2000 thì công việc còn ít và khó kiếm hơn bây giờ, tôi nghèo, có khi hơn bạn rất nhiều lần, nhưng tôi vẫn tìm đủ cách mưu sinh để phụ giúp gia đình và chính mình, có lúc tôi phải bỏ dở học hành vì nhiều ước mơ, hoài bão bởi muốn thoát nghèo. Nên với môi trường như bây giờ, với khả năng lành lặn của bản thân, với chút ít kiến thức dùi mài kinh sử 12 năm, tôi nghĩ bạn không được dạy chỉ để khóc trước hoàn cảnh khó khăn của mình. Hãy đứng lên, tìm cách và làm việc. Nếu sau 12 năm chỉ biết đến học mà không cả biết cách để làm sao học được thì đó là sự thất bại của nền giáo dục, khi không định hướng được cho bạn về nghề nghiệp, về giá trị lao động chứ không chỉ có cách duy nhất là vào đại học. Nếu bạn chịu khó nhìn những tấm gương không học đại học mà thành công thì tôi nghĩ không hề thiếu;
4. Hãy thôi suy nghĩ về việc kiểu Tấm khóc Bụt hiện ra, và kiểu “học đại học để tiến thân” đi. Người khôn ngoan tự cho mình nhiều hơn một sự lựa chọn. Hiện xã hội đã thừa mứa hơn 220.000 cử nhân, thạc sỹ là vì ai ai cũng chỉ muốn vào đại học để học rồi ra thất nghiệp;
5. Vận động viên thể thao đi thi Olympic của Mỹ họ phải tự thân vận động tài trợ từ các khoản của các công ty, tổ chức hoặc tự mình bỏ tiền ra mà đi. Họ cũng là sinh viên là chủ yếu. Vì vậy, khi đến 18 tuổi là lúc bắt đầu sống cuộc đời của một người trưởng thành, tự mình chịu trách nhiệm về hành động và những quyết định của mình. Có thể tìm kiếm học bổng hoặc liên hệ các nhà xuất bản, báo, tạp chí để tìm việc liên quan đến khả năng viết lách của mình, nếu có.
Ở nhà thì cha mẹ bao bọc lo lắng, ra ngoài thì xã hội bảo lãnh, giúp đỡ, thế nên nền giáo dục này tạo ra toàn những đứa trẻ 30 tuổi, không bao giờ chịu lớn.
H1

24,5 điểm khối C, nữ sinh lo lỡ hẹn với giảng đường đại học vì quá nghèo

Hoàng Lam
14-8-2016
“Chắc em đi làm một thời gian, tích góp tiền năm sau thi lại thôi chị ơi. Em muốn đi học lắm, nhưng nhà em nghèo thế này…”, cô học trò quê Nam Đàn (Nghệ An) Trịnh Thị Huyền Trang bật khóc nức nở…
“Em ơi, xem có cách nào giúp học sinh anh với. Em ấy học giỏi, điểm thi khối C đạt 24,5, là 1 trong 2 học sinh có điểm xét tuyển cao nhất trường nhưng nhà nghèo quá, sợ không không được đi học”, qua điện thoại, thầy Lê Văn Quyền – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nam Đàn 2 (huyện Nam Đàn, Nghệ An) gấp gáp chia sẻ với PV Dân trí.
Dù đang dự cuộc gặp mặt học trò cũ nhân 20 năm ra trường nhưng thầy Quyền vẫn “dứt” ra, dẫn chúng tôi đến nhà em Trịnh Thị Huyền Trang (học sinh lớp 12C1, Trường THPT Nam Đàn 2).
“Em ấy học giỏi thế mà không được đi học thì tội quá. Năm ngoái, Huyền Trang đạt giải Ba môn Văn kỳ thi Học sinh giỏi toàn tỉnh, năm nào cũng là học sinh giỏi toàn diện…”, thầy Quyền cho biết thêm.
Căn nhà nhỏ cũ kỹ nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng thuộc xóm 4, xã Nam Trung (Nam Đàn, Nghệ An) chẳng có gì đáng giá ngoài mấy bì lúa chất ở góc nhà. Khuôn mặt đẹp của Trang không giấu hết nỗi buồn. “Biết kết quả thi em cũng vui lắm, em có nguyện vọng vào học ngành công an, vừa không mất học phí, vừa không phải lo việc làm khi ra trường nhưng cộng cả điểm ưu tiên cũng mới chỉ được 25,5 điểm, khó đậu lắm
Em có làm hồ sơ xét tuyển vào khoa Luật và khoa Sư phạm ngữ văn Trường ĐH Vinh nhưng nếu có đậu cũng không có điều kiện đi học. Học Luật thì cơ hội việc làm cao hơn nhưng nặng gánh học phí, còn học sư phạm không mất học phí lại khó xin việc”, Trang tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Quế (SN 1975), mẹ Huyền Trang nước mắt ngắn dài: “Thương con học hành vất vả, điểm số của Trang nhiều bạn có điều kiện tốt hơn cũng không cao bằng nhưng giờ bảo lo cho Trang học đại học thì mẹ không lo được. Còn một em trai năm nay lên lớp 10, bố thì ở xa, rồi còn khoản nợ ngót cả trăm triệu nữa. Thôi đành có tội với con. Giá em nó học kém thì đã đánh, đằng này học giỏi mà mẹ không lo được, đau lòng lắm…”.
4 năm trước, ngoài 4 sào ruộng quanh năm ngập lụt không đủ sống, anh Trịnh Văn Huynh (SN 1974) liều mình vay nợ, “chạy” sang Angola làm thuê, chi phí hết 160 triệu. Trong năm đầu tiên, may mắn có việc làm nên hàng tháng anh Huynh gửi tiền về cho vợ trang trải nợ nần. Từ năm thứ 2 trở đi, công việc ít, cơ quan chức năng sở tại làm chặt nên hầu như không có thu nhập, may mắn thì chỉ đủ ăn.
H1
H1
Là học sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi tỉnh, đạt điểm cao khi xét tuyển đại học nhưng con đường học hành của Trang có lẽ phải tạm ngừng
“Anh ấy muốn về lắm, nhưng giờ về thì ở nhà phải gửi sang mấy nghìn đô la mới đủ tiền về. 50 triệu tiền nợ hồi đi chưa trả hết, còn 50 triệu nợ hộ nghèo nữa, chị biết lấy đâu ngần ấy tiền mà gửi sang cho chồng về. Thôi thì vợ chồng, con cái chịu khổ thêm thời gian nữa…”, chị Quế sụt sùi.
Tiếng là có chồng “đi Tây” nhưng nhìn căn nhà của mẹ con chị Quế đang ở, ai cũng thấy cám cảnh thay. Căn nhà được mua hóa giá từ gần 20 năm trước, cũ kỹ, dột nát. Người ở dưới, nửa trên căn nhà được đóng thêm 1 lớp ván gỗ để cất lúa, rơm bởi xứ “năm Nam” (5 xã phía Nam của huyện Nam Đàn) chỉ cần mưa là lụt. Ngày mưa gió, ba mẹ con trèo lên gác để trú ngụ, bảo vệ mấy bì lúa – thứ tài sản ít ỏi chắt góp được 4 sào ruộng mỗi năm trồng 1 vụ.
H1Em cho biết, có thể sẽ đi làm, tích lũy tiền để sang năm thi tiếp đại học.
Cái khổ, cái khó đeo bám dai dẳng nên chị em Trang đều có ý thức học thật giỏi để sau này có công việc làm ổn định. Đêm đêm, bên tủ sách và chiếc bàn học xộc xệch được ông ngoại (là bảo vệ trường học gần đó) xin cho, hai chị em Trang miệt mài học tập. Những tấm giấy khen, danh hiệu học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi toàn diện là phần thưởng xứng đáng dành cho nỗ lực học tập của cô học trò nghèo. Thế nhưng khi có kết quả thi với 24,5 điểm xét tuyển khối C (Văn 8,5 điểm, Sử, Địa mỗi môn 8 điểm) thì giảng đường đại học trở nên xa vời hơn khi gia đình quá khó khăn, khó có thể giúp Trang theo học.
“Nếu được đi học, em sẽ cố gắng đi làm thêm để có thể trang trải 1 phần nhưng thấy mẹ vất vả thế này, còn em trai, rồi còn bố đang ở Angola đối mặt với nguy hiểm từng ngày bởi nạn cướp bóc mà chưa có tiền để về… chắc em không đi học đâu chị ạ. Em sẽ đi làm, tích lũy tiền năm sau thi lại…”, nước mắt Trang trào ra.
H1Trang giúp mẹ bòn những hạt lúa “chét” bởi quê em mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ lúa do thường xuyên bị ngập lụt vào tháng 8.

Nắng lên, Trang xin phép ra sân, đưa lúa chét ra phơi. Thứ lúa được bòn mót từ vụ mùa trước, mỗi bông được mấy hạt chắc. Đôi bàn tay thon mềm đã quen cầm bút nắm chặt đòn gánh, đảo cho rơm mau khô, tối hai mẹ con còn dùng chân dẫm, cố gắng lựa lấy hạt chắc, để dành cho mùa giáp hạt cuối năm. Có lẽ nào, Trang phải lỡ hẹn với giảng đường đại học?

Thủ tướng: Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác

- Hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống và đón nhận huân chương Độc lập hạng nhì của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nhiệm vụ giữ gìn tuyệt đối an toàn, bảo vệ tốt nhất thi hài Bác là nhiệm vụ vinh quang, thiêng liêng, rất đáng tự hào, là việc làm có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thi hài Bác, Ban Quản lý Lăng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thủ tướng khẳng định, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ, nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga hiện nay và các nhà khoa học của Nga đối với nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thi hài Bác, Ban Quản lý Lăng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện tốt một số việc trong thời gian tới.
Theo đó, thường xuyên quán triệt sắc sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng về nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của công trình Lăng trong giai đoạn mới....
Tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm sao mỗi cán bộ, chiến sĩ và người lao động thấy được niềm vinh dự, tự hào được làm việc tại Lăng Bác. 
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được Thủ tướng giao về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của công trình Lăng trong giai đoạn mới.
H.Nhì


Tiến tới làm chủ hoàn toàn trong giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến tới làm chủ hoàn toàn nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác.


tien-toi-lam-chu-hoan-toan-trong-giu-gin-lau-dai-thi-hai-chu-tich-ho-chi-minh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Hiếu
Ngày 12/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày Truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ giữ gìn tuyệt đối an toàn, bảo vệ tốt nhất thi hài Bác là nhiệm vụ vinh quang, thiêng liêng, rất đáng tự hào, là việc làm có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc.
Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện tốt một số việc trong thời gian tới. Đầu tiên là thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng về nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của công trình Lăng trong giai đoạn mới.
Ban Quản lý Lăng chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; giữ gìn các quan hệ truyền thống tốt đẹp với các nhà khoa học y tế Liên bang Nga, các nhà khoa học trong nước nhằm tiếp thu kiến thức, học tập kinh nghiệm để làm chủ, tiến tới làm chủ hoàn toàn nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác.
Xuân Hoa


Sân bay ế ẩm, xây nữa làm gì!


Nhiều sân bay tại ĐBSCL chưa khai thác hết công suất nhưng Bộ GTVT lại đề xuất xây thêm sân bay ở tỉnh An Giang với tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỉ đồng


Theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), sân bay An Giang sẽ được xây dựng là sân bay nội địa dùng cho mục đích bay taxi, bay hàng không chung, tìm kiếm cứu nạn... dùng cho cả bay dân sự và quân sự. Sân bay này dự kiến được đặt tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Nhu cầu chưa cần thiết
Thiết kế của sân bay này khá quy mô, với tổng vốn đầu tư 3.417 tỉ đồng. Trong đó, phân kỳ đầu tư đến năm 2020 là 1.481 tỉ đồng, định hướng đến năm 2030 là 1.936 tỉ đồng.
Giai đoạn đến năm 2020, sân bay An Giang sẽ xây dựng đường băng kích thước 1.850 m x 45 m, bảo đảm khai thác máy bay ATR72 và tương đương. Ở giai đoạn sau, sân bay này sẽ nâng cấp bảo đảm khai thác máy bay A321. Dự kiến đến năm 2030, sân bay có thể vận chuyển khoảng 100.000 hành khách/năm.
Sân bay Cần Thơ chỉ mới khai thác được khoảng 10% công suấtẢnh: NGỌC TRINH
Sân bay Cần Thơ chỉ mới khai thác được khoảng 10% công suấtẢnh: NGỌC TRINH
Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết tỉnh từng có đến 3 sân bay nhưng chủ yếu phục vụ quân sự và hiện không còn khả năng mở rộng. Sau khi đưa sân bay mới vào khai thác sẽ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp đến An Giang tìm cơ hội đầu tư, của du khách và người dân... Cùng với hệ thống đường bộ, đường thủy được đầu tư và nhất là khi có hệ thống đường hàng không hoàn chỉnh sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế An Giang phát triển bền vững.
“Quan điểm của An Giang là phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng và phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bằng cách liên kết với du lịch quốc tế và các vùng khác trong nước. Nhờ lợi thế có nhiều địa danh nổi tiếng, nhiều lễ hội văn hóa cấp quốc gia với sự kết hợp đa dạng các loại hình du lịch nên từ lâu An Giang luôn là địa phương dẫn đầu khu vực ĐBSCL về lượng khách tham quan với hơn 5 triệu lượt người/năm. Nếu có sân bay, An Giang có thể thu hút du khách quốc tế đến trực tiếp, tăng lượng khách lưu trú ở tỉnh, phát triển các loại hình dịch vụ tại chỗ” - ông Thạnh kỳ vọng.
Trái với ý kiến trên, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng phải cân nhắc kỹ việc xây sân bay An Giang vì dự án này chiếm hơn 60% tổng mức đầu tư vào lĩnh vực hàng không. Trong khi đó, cách An Giang chỉ khoảng 60 km đã có sân bay quốc tế Cần Thơ, xa hơn chút nữa có sân bay Cà Mau, Phú Quốc.
“Có luồng ý kiến cho rằng quy hoạch sân bay An Giang gần biên giới cũng cần phải cân nhắc lại” - ông Hiệp góp ý. Theo ông, thay vì đầu tư ở lĩnh vực chưa bức xúc, cần dành khoản tiền lớn đó cho những dự án đang đầu tư dở dang hoặc xây dựng đường sá vì còn 60 xã ở 9 tỉnh, thành chưa có đường ô tô vào tận nơi.
Nhiều sân bay đìu hiu
Đầu năm 2011, sân bay Cần Thơ được xây dựng trở thành sân bay quốc tế, có thể phục vụ từ 3-5 triệu lượt khách/năm, lượng hàng hóa thông qua khoảng 5.000 tấn/năm. Quy mô như thế nhưng năng lực vận chuyển hành khách hằng năm của sân bay này chỉ bằng 10% công suất thiết kế.
Đến nay, ngoài Vietnam Airlines và Vietjet Air khai khác các đường bay nội địa: Hà Nội - Cần Thơ, TP HCM - Cần Thơ, Cần Thơ - Côn Đảo/ Đà Nẵng/ Phú Quốc thì dịp Tết có thêm các chuyến bay Đài Loan - Cần Thơ và ngược lại. Năm 2015, Vietravel phối hợp với UBND TP Cần Thơ mở các đường bay mới: Cần Thơ - Đà Lạt/Khánh Hòa/Bangkok nhằm thu hút khách du lịch đến ĐBSCL. Tuy nhiên, ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Cần Thơ, cho biết cả 3 đường bay này đã tạm ngưng hoạt động do quá ít khách.
Bi đát hơn, sân bay Cà Mau được khai thác từ năm 2003 nhưng đến nay cũng chỉ có 1 chuyến/ngày TP HCM - Cà Mau và ngược lại, với máy bay ATR72 chở được 72-74 hành khách. Mỗi ngày, sau khi kết thúc các thủ tục cho chuyến bay Cà Mau - TP HCM lúc 7 giờ 25 phút thì sân bay này đóng cửa, toàn bộ khu vực trước và trong sân bay vắng vẻ, không người qua lại. Cả sân bay đầu tư bao nhiêu là tiền nhưng chỉ sử dụng 2 giờ mỗi ngày, phục vụ cho một chuyến bay với vài chục hành khách là một sự lãng phí quá lớn.
Cạnh tranh không nổi với... xe khách
Một lãnh đạo ngành giao thông vận tải tỉnh Cà Mau nhận định: Sân bay Cà Mau cạnh tranh không nổi với xe khách. Giá vé máy bay Cà Mau - TP HCM hơn 1,5 triệu đồng (chưa bao gồm thuế và các loại phụ phí). Hành trình chỉ mất 45 phút nhưng làm thủ tục mất hơn 1 giờ, chưa kể tại sân bay Tân Sơn Nhất luôn kẹt xe nên hành khách phải làm thủ tục trước 2 giờ.
Như vậy, chuyến bay này mất 3-4 giờ, trong khi đi xe khách giường nằm Cà Mau - TP HCM giá vé chỉ 185.000 đồng, mất khoảng 6-7 giờ, có xe trung chuyển đến tận nhà, hoạt động liên tục trong ngày.
Thốt Nốt - Ca Linh - Duy Nhân

Không có nhận xét nào: