Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Sân bay Kép chào đón tiêm kích Su-30MK2 về canh trời Đông Bắc!; Tiêm kích Su-27UBK Việt Nam đã có khả năng bắn tên lửa chống hạm?; Biển Đông: Trung Quốc khả năng động thủ sau Thượng đỉnh G20; Bắc Giang: Xảy ra động đất có độ lớn 3,2 độ richter--Địa chấn sơn băng-Điềm báo chuẩn bị chiến với TQ...; TQ tung tin Việt Nam mua tiêm kích đa năng EF-2000 Typhoon để áp chế TQ; NI: Đã đến thời điểm TQ "được ăn cả, ngã về không" ở biển Đông; Ma trận phá hoại của Trung Quốc bắt đầu tác oai tác quái với kinh tế Việt Nam; 3 mục tiêu của Trung Quốc khi xua tàu ra Hoa Đông; "Trừ những kẻ bán nước, còn ai cũng sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam"

Bình Nguyên | 

Sân bay Kép chào đón tiêm kích Su-30MK2 về canh trời Đông Bắc!

Như vậy là mọi công tác chuẩn bị cho cuộc chuyển sân lịch sử của Trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 thứ 3 đã hoàn tất, nhân dân Bắc Giang chào đón các anh về canh trời Đông Bắc.

Tích cực huấn luyện - Làm chủ tiêm kích Su-30MK2 hiện đại
Kế hoạch xây dựng và trang bị 3 trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Đơn vị được nhận máy bay mới là Trung đoàn không quân 927 - Đoàn không quân Lam Sơn thuộc Sư đoàn không quân 371.

Sau 2 năm cơ động lực lượng vào Trung đoàn Không quân 923 (cũng thuộc Sư đoàn 371), huấn luyện chuyển loại tại sân bay Thọ Xuân, đến nay toàn bộ phi công tiêm kích của Trung đoàn 927 đã hoàn toàn làm làm chủ máy bay Su-30MK2 hiện đại.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi giã từ những "cánh én bạc" MiG-21 huyền thoại, các anh đã đón nhận trọng trách mới, đó là huấn luyện, tiếp nhận máy bay tiêm kích hiện đại, sẵn sàng chuyển sân về bảo vệ vùng trời Đông Bắc của Tổ quốc, sẵn sàng chi viện biển, đảo và thực hiện các nhiệm vụ trên giao.
Công tác chuẩn bị cho cuộc chuyển sân lịch sử đã hoàn tất!
Chia sẻ trên Báo PK-KQ, Trung tá Lê Văn Sơn - Chủ nhiệm Hậu cần Trung đoàn 927 cho biết, đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm 2016 nên cán bộ, nhân viên trong ngành và các bộ phận liên quan đã rất quyết tâm và nỗ lực trong công tác chuẩn bị, từ kế hoạch hành quân, phương tiện đến con người.
Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Tuấn Hợp - Phó trưởng Phòng Xe máy (Cục Kỹ thuật) cho biết, việc chuyển sân có những đặc thù riêng và yêu cầu rất nghiêm ngặt. Không chỉ chạy đường xa, chở vũ khí, khí tài nặng, cồng kềnh mà còn phải theo đội hình.
Để bám được đội hình, các xe phải đi đúng vị trí được quy định, giữ đúng khoảng cách giữa xe nọ với xe kia, và chạy đúng tốc độ mà chỉ huy hành quân đã quán triệt. Với quãng đường 300km từ Thanh Hóa về Kép, nếu chạy đường dài đơn lẻ, lái xe sẽ chủ động hơn, thời gian chạy cũng ngắn hơn.
Đấy là với đội hình hành quân đường bộ, còn đội hình máy bay tiêm kích Su-30MK2 thì sao? Thật vui khi được biết rằng đội ngũ phi công của Trung đoàn đều rất tự tin cho những chuyến bay chuyển sân.
Chỉ sau chừng non nửa giờ cất cánh từ sân bay Thọ Xuân, những chiếc máy bay hiện đại đã có thể "về nhà".
Sân bay Kép chào đón tiêm kích Su-30MK2 về canh trời Đông Bắc! - Ảnh 1.
Các máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 927 đã sẵn sàng về Kép làm nhiệm vụ.
Nhân dân Bắc Giang chờ đón các anh về!
Các anh đi đã lâu, sân bay Kép từ ngày ấy nay đã được nâng cấp khang trang, đường băng kéo dài hơn, các khu nhà chứa máy bay, khu đảm bảo kỹ thuật, nhà ở phi đội,... đều đã được xây mới, đẹp như trong mơ, xứng với một trung đoàn không quân tiêm kích hiện đại bậc nhất của Việt Nam.
Tình quân dân keo sơn gắn bó bấy lâu nay lại tiếp tục được vun đắp, nhân dân Bắc Giang từng ngày mong các anh về canh trời Đồng Bắc để tiếp nối truyền thống Đoàn không quân Lam Sơn anh hùng.
theo Thế giới trẻ


Tiêm kích Su-27UBK Việt Nam đã có khả năng bắn tên lửa chống hạm?

Hải Dương | 
Tiêm kích Su-27UBK Việt Nam đã có khả năng bắn tên lửa chống hạm?

Chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa tại Nhà máy A32 đã tái xuất với màu sơn mới tương tự như Su-30MK2, liệu có ẩn ý nào sau hành động đó?




Thắc mắc này của những người quan tâm đến tình hình quân sự nước nhà không phải không có lý, đặc biệt khi trước đó đã xuất hiện hình ảnh của chiếc tiêm kích Su-27SK số hiệu 6004 được sơn lại đậm hơn, nhưng về cơ bản không có sự khác biệt rõ ràng so với màu cũ.
Tiêm kích Su-27UBK Việt Nam đã có khả năng bắn tên lửa chống hạm? - Ảnh 1.
Tiêm kích Su-27SK số hiệu 6004 mang màu sơn rằn ri với sắc chủ đạo vẫn là xanh da trời như cũ
Do vậy, khi máy bay Su-27UBK số hiệu 8526 rời khỏi dây chuyền sửa chữa lớn, tăng hạn sử dụng của Nhà máy A32 với màu sơn rằn ri xanh lá trông rất giống Su-30MK2 đã gây ra đồn đoán rằng Việt Nam "tiện thể" tiến hành nâng cấp giữa vòng đời cho chiếc tiêm kích này lên chuẩn Su-27UBM.
Nếu đúng như vậy, ngoài nâng cao sức mạnh không chiến, máy bay sẽ còn được bổ sung kênh dẫn đường cho vũ khí tấn công mặt đất, mặt biển chính xác.
Tiêm kích Su-27UBK Việt Nam đã có khả năng bắn tên lửa chống hạm? - Ảnh 2.
Tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 mang màu sơn mới rất giống Su-30MK2
Thêm một chi tiết nữa cũng khiến cho nhiều người hy vọng Su-27 đã được nâng cấp, đó là trong phóng sự Nhà máy A32 làm chủ công nghệ hiện đại sửa chữa máy bay Su-27 phát trên Kênh Truyền hình Quốc phòng, ngay sau phần giới thiệu công việc của Thiếu tá Phạm Bá Nguyên kèm hình ảnh chiếc 8526 là bản vẽ một tiêm kích Flanker mang tên lửa Kh-31 dưới bụng.
Tiêm kích Su-27UBK Việt Nam đã có khả năng bắn tên lửa chống hạm? - Ảnh 3.
Bản vẽ chiếc tiêm kích thuộc họ Flanker mang tên lửa Kh-31
Tuy nhiên rất tiếc khi phải nói rằng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ thông tin nào khẳng định Su-27UBK của Việt Nam đã được nâng cấp lên chuẩn Su-27UBM, mà chỉ đơn giản dừng lại ở hạng mục sửa chữa lớn, kéo dài thời hạn sử dụng.
Ngay cả tấm ảnh phía trên cũng vậy, mặc dù nó xuất hiện như để minh họa cho chiếc Su-27UBK đang trong quá trình đại tu, nhưng nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy cánh đuôi đứng của nó là loại bằng, càng đáp trước sử dụng bánh kép (đây là các đặc trưng của dòng Su-30MK2), trong khi cánh đuôi đứng của chiếc 8526 lại vát và bánh đáp trước là loại đơn.
Tóm lại, chúng ta vẫn chưa đủ dữ liệu để có thể bật champagne ăn mừng việc Không quân Nhân dân Việt Nam có thêm chiến đấu cơ đa năng. Nhưng trước mắt, hãy tạm yên tâm rằng phi đội Su-27 vẫn đủ khả năng phục vụ trong biên chế thêm một thời gian dài nữa.
Xem video: Nhà máy A32 làm chủ công nghệ hiện đại sửa chữa máy bay Su-27. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Nhà máy A32 làm chủ công nghệ hiện đại sửa chữa máy bay Su-27
theo Thế giới trẻ


Biển Đông: Trung Quốc khả năng động thủ sau Thượng đỉnh G20

VietTimes -- Trung Quốc sẽ không thực hiện bất kỳ công tác bồi lấp nào ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông trước khi chủ trì xong Hội nghị thượng định G20 vào tháng tới diễn ra tại Hàng Châu, nhưng nước này có thể bắt tay bồi lấp bãi cạn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Đặng Phương Thảo - /


Trung Quốc rất có thể sẽ bồi lấp, xây căn cứ quân sự ở Scaborough sau hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tớiTrung Quốc rất có thể sẽ bồi lấp, xây căn cứ quân sự ở Scaborough sau hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới
Trung Quốc cũng sẽ tránh thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào trên bãi cạn vào thời điểm này dù cho Philippines có thể hiện mình sẵn sàng tìm những lối đi mới để giải quyết tranh chấp giữa hai nước.
Đại sứ đặc biệt của Philippines, cựu Tổng thống Fidel Ramos đã kết thúc chuyến đi nhằm phá tan những băng giá trong quan hệ hai nước ở Hong Kong vào ngày 12/8, sau khi gặp gỡ các đại diện của Trung Quốc. Ông Fidel Ramos, đại diện cho Tổng thống Rodrigo Duterte nói rằng Mainila muốn trao đổi chính thức để tránh những căng thẳng leo thang ở Biển Đông, nơi mà một số quốc gia đang tranh chấp chủ quyền.
“Vì Hội nghị thượng định G20 sẽ được tổ chức tại Hàng Châu vào tháng tới và hòa bình trong khu vực sẽ là chủ đề chính giữa lãnh đạo các nước lớn, Trung Quốc sẽ tránh thực thi kế hoạch bồi lấp đảo”, nguồn tin giấu tên cho hay.
Nhưng Trung Quốc sẽ chiếm lấy cơ hội cải tạo đảo ở quần đảo Trường Sa trước khi nước Mỹ bầu cử xong Tổng thống vào 8/11, nguồn tin cho biết. Đảo san hô này cách Manila 230km về phía tây, bị tranh chấp chủ quyền bởi 3 nước Trung Quốc, Philippines và Đài Loan. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã kiểm soát khu vực này năm 2012 sau căng thẳng với tàu Philippines.
“Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước trước thềm bầu cử vì ông cần bàn giao công việc trước khi rời Nhà Trắng. Điều này khiến ông Obama bận rộn và sẽ không còn thời gian để quan tâm đến các vấn đề an ninh khu vực,” nguồn tin nhận định.


Trung Quốc đã cử hàng chục tàu tới gần bãi cạn trong vài tuần gần đây trong khi thông thường chỉ có từ 2 đến 3 tàu, trang Washington Free Becon trích dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ.
Trung Quốc có vẻ như đang phái đi một đội hàng trăm tàu cá đến bãi cạn Scaborough, hành động này cũng giống với những hành động mới đây trên biển Hoa Đông, trang Free Beacon nhận định.
Lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa của Trung Quốc đã kết thúc vào tháng này và nước này cần phải cử tàu chiến đến bãi cạn Scaborough để bảo vệ các ngư dân, theo chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Bắc Kinh lập luận. Tình hình an ninh trong các vùng biển này không đủ an toàn cho các tàu đánh cá của Trung Quốc sau khi tòa Trọng tài thường trực (PCA) đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với khu vực, ông Song giải thích.
“Rất nhiều ngư dân Philippines đã kéo nhau lên bãi cạn sau phán quyết không công bằng của tòa án, làm gia tăng bất ổn an ninh trong vùng biển, đây là lý do vì sao quân đội Trung Quốc phải tăng cường tuần tra”, Song biện bạch.
Ông Ramos trong cuộc họp báo tại Hong Kong đã nói rằng ông đã thảo luận vấn đề quyền đánh bắt ở Biển Đông với bà Phó Oánh, Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc.
Thư ký Rafael Alunan cho rằng những cuộc hội đàm với phía Trung Quốc bao gồm khả năng thiết lập hệ thống “hai lối đi” sẽ cho phép họ hợp tác trong một vài khu vực trong khi vẫn độc lập giải quyết các vấn đề gây tranh cãi.
Tuần trước, người phát ngôn của lực lượng không quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc Shen Jinke đã xác nhận Trung Quốc đã cử máy bay ném bom H-6K và các máy bay chiến đấu Su-30 để tiến hành tuần tra trong khu vực, bao gồm cả bãi cạn Scarborough.
Bãi cạn Scaborough là “một trong những vị trí chiến lược quan trọng của Trung Quốc trên Biển Đông…Trung Quốc nhất định sẽ xây dựng lực lượng an ninh hàng hải trên bãi cạn này”, ông Song khẳng định.
Giáo sư Wang Hanling, một chuyên gia hàng hải tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng báo cáo của Free Beacon nhằm gieo bất hòa cho Trung Quốc và Philippines, ông cũng đổ lỗi cho Nhật Bản và Mỹ. “Mỹ và Nhật Bản không vui khi chứng kiến cuộc gặp gỡ của ông Ramos với nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc, bà Phó Oánh. Hai nước này lo sợ Philippines sẽ tiến gần lại phía Trung Quốc”, ông Wang tự đắc.
Theo Free Beacon, việc xây dựng tiền đồn ở bãi cạn là việc Trung Quốc cần phải thực hiện vì nó sẽ mở rộng tầm với của lực lượng không quân nước này trong khu vực thêm ít nhất 1. 000km và thu hẹp khoảng cách vùng phủ sóng ra Luzon, cửa ngõ ra Thái Bình Dương. Trung Quốc có thể sẵn sàng hạ cánh ở đảo Phú Lâm và ba đường băng mới được cho là đã xây dựng trên Đá Vành Khăn, đá Chữ Thập và đá Subi ở quần đảo Trường Sa.
Nguồn tin cho biết thêm, Trung Quốc sẽ xây dựng một đường băng ở bãi cạn và thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm ở bãi Macclesfield, ngay phía đông quần đảo Hoàng Sa. Làm như vậy sẽ cho phép Trung Quốc canh chừng được căn cứ hải quân của Mỹ ở Guam. Lầu Năm Góc tháng trước đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ thay thế máy bay ném bom B-52 tại căn cứ này bằng loại máy bay ném bom chiến lược B-1 tiên tiến hơn.

Tin liên quan




(Xã hội) - Tại Việt Nam có không ít cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền vẫn nhận thức hết sức mơ hồ về nguy cơ từ “ma trận phá hoại” của Trung Quốc.

VOA ngày 8/12/2015 đưa tin. một số người dân Đà Nẵng đã né luật để giúp người Trung Quốc mua đất ven biển hướng ra Biển Đông. Trước thông tin này, nhiều người nhận định đây là hành vi rất tai hại cho đất nước Việt Nam.
Song với người viết thì hành động “cõng rắn cắn gà nhà” của một nhóm người Việt Nam “không yêu nước” ấy không quá nguy hại, bởi lẽ nó có thể ngăn chặn được. Sự nguy hại thực sự lại nằm ở phía sau hành động của người Trung Quốc.
Như người viết từng phân tích qua bài “Quy trình ngược tinh vi”, Trung Quốc luôn tìm cách hợp pháp hoá những hành vi gây hại của họ, để từ đó triệt hạ đối phương một cách dễ dàng và tác hại đạt mức cao nhất.
Khi đối phương ngấm đòn thì họ bắt đầu gây nhiễu loạn, từ đó tạo ra hiệu ứng phải điều chỉnh cơ chế quản lý của cả một quốc gia để đối phó với “nhân tai” Trung Quốc. Lúc đó một “ma trận phá hoại” được người Trung Quốc giăng ra với bao hệ luỵ cho cả một đất nước.

Người Trung Quốc có thể thay đổi sở hữu tại một vài doanh nghiệp Việt Nam, khiến cho luật pháp của Việt Nam phải bổ sung, sửa đổi nhưng không dễ ngăn chặn. Ảnh minh họa: pbs.org
Trong bài “Cần cảnh giác với ma trận phá hoại kinh tế Việt Nam từ Trung Quốc”, người viết đã phân tích, sự nguy hiểm bởi “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc là, chỉ cần vài tác nhân mang “yếu tố” Trung Quốc gây hại đã có thể khiến cả một nền kinh tế phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề.
Và theo cá nhân người viết thì có thể nhận diện, hiện nay kinh tế Việt Nam đã bị hoành hành bởi cái “ma trận phá hoại” ấy của người Trung Quốc.
Theo VnExpress, ngày 26/7 vừa qua, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Đà Nẵng đã cho biết, chỉ cần góp vốn, mua cổ phần rất nhỏ tại các doanh nghiệp, dự án…nhiều người Trung Quốc đã có thể trở thành nhà đầu tư, sử dụng đất tại Việt Nam.
Song nhiều người đến Đà Nẵng không phải để kinh doanh, mà là muốn có giấy chứng nhận đầu tư để làm việc khác. Và ông Sơn đã đề nghị cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam.
Trong khi đó, ông Lưu Phước Lộc – Giám đốc Công ty chế biến gỗ Mtrade, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cũng cho biết, hiện nay đang có làn sóng các doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc đầu tư vào tỉnh Bình Dương.
Nguy hại là ở chỗ họ đội lốt doanh nghiệp Việt Nam, mang hàng hoá gần như thành phẩm sang hoàn tất, để lấy xuất xứ Việt Nam xuất khẩu. Ông Lộc đề xuất Bộ Công thương nên có chính sách về xuất xứ rõ ràng hơn.
Như vậy là hệ thống luật pháp Việt Nam phải có những bồ sung, sửa đổi để có thể tránh thiệt hại cho kinh tế – xã hội vì những yếu tố gây hại từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối phó virus từ “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc là cực kỳ khó khăn, trong khi đó Việt Nam lại có thể phải gánh hậu quả, bởi những biện pháp phá “ma trận phá hoại” có nguy cơ làm thiệt hại cho những đối tác quan trọng khác của Việt Nam.
Trung Quốc “nẫng tay trên” những lợi ích to lớn của người dân, doanh nghiệp Việt Nam từng ngày
VOA ngày 18/12/2015 dẫn lời một nhà hoạt động xã hội Nhật Bản cho biết, các cánh tay của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam là rất đáng lo ngại.
Điều nguy hiểm là người Trung Quốc đang gây thiệt hại cho người dân, cho doanh nghiệp Việt Nam một cách rõ ràng, không cần sự tiếp tay của người Việt Nam.
Hành động của họ rất cụ thể nhưng các cấp chính quyền Việt Nam không thể ngăn chặn hay xử lý, bởi lẽ nó không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam. Điều đó cho thấy, lợi ích của Việt Nam đang bị mất đi một cách “hợp pháp.”
Theo Infornet, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Đà Nẵng cho biết, Luật Đất đai của Việt Nam không cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai tại Việt Nam.
Vì vậy, người Trung Quốc mua cổ phần hay liên doanh với công ty trong nước theo tỳ lệ, bên Việt Nam 51% nhưng góp vốn bằng quyền sử dụng đất – bên Trung Quốc 49%. Từ đó hình thành nên doanh nghiệp đầu tư trong nước và được cấp phép hoạt động.
Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, phía Trung Quốc mua hết 51% cổ phần của phía Việt Nam, điều đó được Luật Doanh nghiệp cho phép.
Lúc này doanh nghiệp đã trở thành “mình ong xác ve” – doanh nghiệp trong nước nhưng thuộc sở hữu 100% của người Trung Quốc, trong đó bao gồm cả quyền sử dụng đất.
Thế là người Trung Quốc có thể sở hữu đất hợp pháp dưới danh nghĩa doanh nghiệp, nhưng luật pháp Việt Nam lại không thể điều chỉnh hành vi này.

71 người Đà Nẵng đứng tên mua 137 lô đất cho người Trung Quốc. Ảnh: Hữu Khá / Báo Tuổi Trẻ.
Và không chỉ dừng lại ở việc sở hữu đất, người Trung Quốc còn tìm cách trốn thuế. Điều 46 Nghị định 118 quy định các tổ chức khi mua cổ phần, góp vốn thì không cần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư. Điều này khiến cho nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện chuyển nhượng nội bộ để trốn thuế.
Dù nhận diện được sự thay đổi sở hữu chủ, nhưng không có căn cứ xác định hoạt động chuyển nhượng, vì thế có vụ chuyển nhượng giá trị ngàn tỷ VND không thu được thuế.
Còn theo ông Lưu Phước Lộc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, nếu không có biện pháp cụ thể, rất có thể các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ “chết”.
Doanh nghiệp Việt Nam bị mất đơn đặt hàng hằng ngày, khiến cho thị trường thì còn đó, nhưng miếng bánh đã nằm trong tay người khác. Doanh nghiệp Trung Quốc mang danh doanh nghiệp Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu và khi TPP có hiệu lực thì Trung Quốc sẽ lấy hết lợi thế ưu đãi của Việt Nam.
Mớ bòng bong bổ sung, sửa đổi quy phạm pháp luật để phá “ma trận phá hoại” của Trung Quốc và hệ luỵ cho kinh tế đất nước
Có thể thấy rằng, gánh nặng pháp lý hay nói cách khác là những quy định nhiều phân đoạn của pháp luật Việt Nam đang là rào cản đối với các nhà đầu tư, cả trong nước và quốc tế.
Chính phủ kiến tạo vừa mới kiện toàn, đang đặt mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hành chính, cắt giảm nhiều tầng nấc trong quản lý, bãi bỏ nhiều quy định “con” để Việt Nam có hành lang pháp lý thông thoáng, thu hút và khuyến khích đầu tư.
Vậy mà khi chưa cắt giảm được bao nhiêu thì “ma trận phá hoại” của Trung Quốc đã làm phát sinh thêm nhiều quy định.
Song bổ sung ra sao, sửa đổi như thế nào, để quy định của pháp luật không còn là rào cản đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng như hợp tác – đầu tư thì không dễ nhận diện và thực hiện.
Sẽ có tình trạng “9 người 10 ý” trong việc đề xuất bổ sung, sửa đổi quy định của luật pháp để đối phó với “ma trận phá hoại” Trung Hoa.
Không những vậy, một nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể được điều chỉnh bởi nhiều loại quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó có liên quan, từ đó sẽ có những bất khả kháng trong bổ sung, sửa đổi quy phạm pháp luật vì “lợi bất cập hại” cho đất nước.
Từ thực tiễn đó, việc nhận diện yêu cầu bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trở thành mớ bòng bong với cơ quan quản lý nhà nước. Xin đưa ra ví dụ thực tế.
Theo VnExpress, tại buổi làm việc giữa đoàn công tác trung ương với UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch & đầu tư Đà Nẵng đề nghị cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư quy định thời hạn hoạt động tối đa cho các dự án nhỏ, để cơ quan cấp chứng nhận đầu tư có cơ sở xử lý.
Cần bổ sung quyền cho cơ quan đăng ký đầu tư xem xét về tính khả thi, khả năng đáp ứng tài chính, để xem xét và quyết định đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài…
Có lẽ, chỉ cần nhìn vào vài nội dung đề xuất bổ sung, sửa đổi Luật Đầu tư là có thể khiến cho nhiều nhà đầu tư ái ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, vì nó quá nhiêu khê với người làm ăn chân chính.
Còn những đề xuất thì không thực tế, thậm chí trái với nguyên lý hoạt động kinh tế. Bởi lẽ, một nhà đầu tư có thể bắt đầu với một dự án nhỏ thăm dò, khi đó họ phải được tạo điều kiện tốt, như vậy từ đó họ mới có niềm tin để quyết định mở rộng đầu tư.
Trong khi đó, theo ông Lưu Phước Lộc thì mục đích của các doanh nghiệp Trung Quốc là họ muốn lấy C/O (xuất xứ) của Việt Nam, nên để ngăn chặn tình trạng này Bộ Công Thương phải có quy định với mẫu C/O cụ thể.
Chẳng hạn, bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo từng tỷ lệ: 100%, 70% và 50%. Còn đối với những sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa dưới 30% thì dứt khoát không cấp C/O.
Đề xuất của ông Lưu Phước Lộc nghe thì có vể hợp lý nhưng không thực tế, bởi lẽ doanh nghiệp nước ngoài muốn nội địa hoá thì phải từng bước để kiểm tra khả năng và giúp người Việt Nam làm quen với công nghệ của họ.
Do vậy khởi đầu cho một quy trình sản xuất, tỷ lệ nội địa hoá có thể sẽ thấp hơn 30%. Thế là một rào cản với hội nhập đã được dựng lên cho nhà đầu tư và đương nhiên thiệt hại cho kinh tế Việt Nam là rất lớn.
Rõ ràng, việc đối phó với “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc quả là nan giải. Càng tìm cách ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại từ người Trung Quốc thì ngược lại càng làm tăng nguy cơ gây thiệt hại cho những đối tác khác.
Cái “ma trận phá hoại” đã đưa việc bổ sung, sửa đổi quy phạm pháp luật, đưa quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý tại một quốc gia vào “mê hồn trận” với cái tỉ lệ nghịch chết người: Nếu giảm thiệt hại từ Trung Quốc sẽ tăng thiệt hại từ đối tác khác.
Làm sao phá được “ma trận phá hoại” của Trung Quốc để tránh hậu hoạ cho đất nước?
Có thể thấy rằng, việc nhân diện nguy cơ từ “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc là chậm và bị động với cả hệ thống doanh nghiệp và cơ quan chức năng tại Việt Nam.
Tất cả những đề xuất bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật đều ở tình trạng chống chứ không còn thời gian để phòng nữa. Khi cơ quan chức năng hay doanh nghiệp dựa trên thực tế thiệt hại để đề xuất giải pháp thì giải pháp sẽ không thực tế và không kịp thời.
Như người viết đã từng phân tích, “ma trận phá hoại” từ Trung Hoa đại lục đã là những loại virus có thể phá hoại khắp thế giới. Do vậy, đối phó với nó thì phải bắt đầu từ nhận diện nguy cơ tiềm tàng.
Người Trung Quốc đã chuẩn bị mọi kế sách thâm sâu cho việc hình thành “ma trận phá hoại”. Vì vậy muốn đối phó hiệu quả thì phải có một hệ thống bao gồm cả giải pháp, phương pháp, biện pháp khoa học và thực tế. Song quan trọng nhất vẫn là nhận thức vấn đề.
Hiện nay, tại Việt Nam có không ít cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền vẫn nhận thức hết sức mơ hồ về nguy cơ từ “ma trận phá hoại” của Trung Quốc.
Xin lấy một ví dụ. Hiệp hội Doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cho rằng, TPP là con dao hai lưỡi, bởi nếu doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi do Hiệp định này mang lại thì sẽ thành công, nhưng với tình trạng hiện nay thì doanh nghiệp Trung Quốc sẽ lấy hết lợi thế ưu đãi đó.
Vậy nhưng, bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương lại nhận định rằng, khi TPP được thông qua, sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đều phải đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ, nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm.
Điều này cho thấy bà Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận diện “ma trận phá hoại” chỉ gây hại ở nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá và chỉ với thị trường trong TPP.
Trong khi TPP thì chưa vận hành, nhưng hàng ngày hàng giờ virus từ “ma trận phá hoại” đang gây thiệt rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và đất nước.
Rõ ràng, với nhận thức mơ hồ và có vẻ rất bàng quan ấy thì có thể nhận diện Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho virus từ “ma trận phá hoại” của Trung Quốc sinh sôi nảy nở và khẳng định sức tàn phá của nó.
Với nhận thức như vậy, có thể khiến Việt Nam “chưa đánh đã thua” khi phá “ma trận phá hoại” Trung Hoa.
Người viết cho rằng, không thể liệt kê những kẽ hở của luật pháp Việt Nam khiến cho virus tử thần từ “ma trận phá hoại” Trung Hoa, bởi lẽ những bổ sung, sửa đổi sẽ lên đến con số hàng trăm ngàn khoản mục và như thế “mê hồn trận” càng khủng khiếp hơn.
Do vậy, nhận diện bản chất vấn để qua triết lý kinh doanh và cơ chế hợp tác của người Trung Quốc là điều quan trọng nhất trong việc xây dựng kế sách phá “ma trận phá hoại” Trung Hoa.
Có thể thấy rằng, Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, nhưng chính phủ Singapore vẫn có thể xây dựng đất nước Singapore thành bến đậu tốt nhất cho mọi con thuyền lợi ích thả neo.
Vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm của Singapore trong quá trình đối phó với “ma trận phá hoại” Trung Hoa.
(Theo Giáo Dục)




Bắc Giang: Xảy ra động đất có độ lớn 3,2 độ richter

PV | 
Bắc Giang: Xảy ra động đất có độ lớn 3,2 độ richter
Bản đồ chấn tâm động đất

Một trận động đất có độ lớn 3,2 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8km vừa xảy ra tại khu vực huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.





Theo trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu, vào hồi 4 giờ 11 phút giây ngày 13 tháng 08 năm 2016 tức 11 giờ 11 phút 00 giây (giờ Hà Nội) ngày 13 tháng 08 năm 2016 một trận động đất có độ lớn M = 3.2 xảy ra tại vị trí có tọa độ (21.310 độ vĩ Bắc, 106.45 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, đây là trận động đất nhẹ, nó xảy ra phù hợp với quy luật tự nhiên.
Cho đến nay, trận động đất có độ lớn 3,2 độ Richter này cũng không gây thiệt hại gì về người và tài sản đối với người dân sinh sống gần khu vực.
Hiện tại, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Trước đó, vào lúc 10 giờ 7 phút ngày 12/8, tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã xảy ra hiện tượng rung lắc nhẹ do dư chấn của trận động đất xảy ra ngày 7/8 vừa qua.
theo Công lý



TQ tung tin Việt Nam mua tiêm kích đa năng EF-2000 Typhoon

Khang Minh | 
TQ tung tin Việt Nam mua tiêm kích đa năng EF-2000 Typhoon

Typhoon được đánh giá là có nhiều ưu thế, có thể áp chế được chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc một cách dễ dàng.





EF-2000 Typhoon là chiến đấu cơ thế hệ mới của châu Âu, thiết kế của nó tập trung vào khả năng đánh chặn tốc độ cao, được cho là có thể "thấy trước, bắn trước" khi đối đầu với tiêm kích Su-27.
Các cuộc không chiến mô phỏng đều cho thấy kết quả hoàn hảo "nghiêng" về EF-2000 nhờ động cơ, radar rất ưu việt. Tất nhiên, nó cũng có thể áp chế được chiến đấu cơ J-10 một cách dễ dàng.
Nếu mua 1 - 2 trung đoàn máy bay Typhoon, Việt Nam có thể giành được ưu thế trên không trong trường hợp phải chiến đấu bảo vệ chủ quyền nếu xảy ra xung đột quy mô nhỏ tại biển Đông và tạo thành mối đe dọa lớn đối với biên đội tàu mặt nước của đối phương.
Giới quan sát Trung Quốc cho rằng mặc dù đã trang bị tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng do tính năng tác chiến trên không của tiêm kích trên hạm J-15 vẫn không tốt như Su-27, chúng sẽ không phải là đối thủ của Typhoon, vì vậy tàu Liêu Ninh gặp nhiều bất lợi và rất khó hoạt động an toàn tại Biển Đông.
TQ tung tin Việt Nam mua tiêm kích đa năng EF-2000 Typhoon - Ảnh 1.
Tiêm kích đa năng EF-2000 Typhoon.
Nhìn vào tình hình diễn tập chung hải không quân những năm gần đây của Trung Quốc cho thấy, hoạt động tác chiến tại khu vực biển Đông chủ yếu là do không quân, tàu Liêu Ninh không tham gia vào các xung đột giả định, ít nhất không thể chiếm được vị trí chủ đạo trong giai đoạn đầu xung đột.
Trong khi đó chiến đấu cơ tàng hình J-20 mang số hiệu 2101 của Trung Quốc là máy bay đầu tiên của phiên bản sản xuất loạt, dự kiến sẽ phục vụ trong năm 2016. Chỉ có trang bị lượng lớn J-20, không quân nước này mới có thể tồn tại trong chiến tranh tương lai.
Lấy cớ các nước láng giềng hiện đại hóa không quân, truyền thông cũng như giới quan sát TQ hô hào rằng quân đội Trung Quốc phải đẩy nhanh việc triển khai tiêm kích tàng hình J-20. Vì nó là chiến đấu cơ tàng hình hiện đại cùng thế hệ với F-22 của Mỹ, có ưu thế so với các máy bay chiến đấu phi tàng hình như Typhoon.
Theo một số nguồn tin Trung Quốc, ngay cả khi Quân đội Việt Nam ký hợp đồng mua Typhoon trong năm nay, cũng phải sau 2 – 3 năm mới có thể tiếp nhận lô chiến đấu cơ đầu tiên, còn J-20 mang số hiệu 2101 đã bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất, lô mẫu sản xuất thử nghiệm rất có thể sẽ được trang bị trong năm 2016.
Tuy nhiên, nhìn vào thời gian, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng J-20 của nước này cần phải hình thành sức chiến đấu sớm hơn chiến đấu cơ Typhoon mà Việt Nam mua, hoặc ít nhất phải cùng một lúc.
Gần đây, Trung Quốc cũng đã và đang đẩy nhanh việc xây dựng trái phép sân bay trên các đảo tại Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), để tiện trong việc triển khai chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo, máy bay gây nhiễu điện tử, máy bay trinh sát điện tử tại khu vực này.
Việt Nam, một số nước trong khu vực và trên thế giới đã phản đối gay gắt các động thái vi phạm luật pháp quốc tế, gây căng thẳng này của Trung Quốc.
theo Thế giới trẻ



NI: Đã đến thời điểm TQ "được ăn cả, ngã về không" ở biển Đông

Hải Võ | 
NI: Đã đến thời điểm TQ "được ăn cả, ngã về không" ở biển Đông

Trung Quốc đang sẵn sàng "được ăn cả, ngã về không" khi lựa chọn đúng thời điểm cho "vở kịch" nhằm đạt mục đích bá quyền khu vực, và sau đó là toàn cầu.





Đó là nhận định được đưa ra trên tạp chí National Interest (NI, Mỹ) bởi tiến sĩ Jerry Henrix, cựu Đại úy Hải quân Mỹ, nhà nghiên cứu của Chương trình Đánh giá và Chiến lược quốc phòng, thuộc Trung tâm an ninh Hoa Kỳ mới (CNAS).
Học giả Mỹ: Trung Quốc sẽ lập "vùng cấm" ở biển Đông
Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Bắc Kinh đã xây dựng trái phép hàng loạt hangar (nhà chứa máy bay) được gia cố trên 3 thực thể mà nước này xâm chiếm trái phép ở quần đảo Trường Sacủa Việt Nam, ngoài ra còn có sự xuất hiện của những "cấu trúc chưa xác định" khác mà theo ông Henrix thì nhiều khả năng là bệ đặt ổ phóng tên lửa.
Ông cho rằng, tất cả những dấu hiệu này cho thấy việc Bắc Kinh tiến tới tuyên bố môt "vùng cấm về kinh tế và quân sự" trên biển Đông chỉ là vấn đề một sớm một chiều.
Thời điểm đó sẽ không ngẫu nhiên, và các nhà chiến lược của Mỹ phải sẵn sàng để bảo vệ một hệ thống quốc tế do Mỹ làm chủ đạo, đã được thiết lập 70 năm qua từ sau Thế chiến II, hoặc phải chấp nhận "sự đào thải hiển nhiên" bởi Trung Quốc.
Theo hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố, số lượng hangar mà Bắc Kinh xây trái phép trên đá Chữ Thập và đá Subi đã gần hoàn thành, trong khi các hangar trên đá Vành Khăn đang ở giai đoạn ban đầu.
Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) của CSIS, ông Gregory Poling xác định, số lượng hangar kể trên khi hoàn thành sẽ cho phép Trung Quốc bố trí 72 máy bay chiến đấu với nhiều kích cỡ khác nhau.
Tiến sĩ Henrix bình luận, số lượng máy bay vượt trội cho phép Trung Quốc nắm giữ ưu thế trên không trong một thời gian dài.
NI: Đã đến thời điểm TQ được ăn cả, ngã về không ở biển Đông - Ảnh 1.
Ảnh vệ tinh ngày 22/7 chụp các vị trí hangar ở giai đoạn đầu do Trung Quốc xây trái phép trên đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: AMTI/CSIS)
Ngoài ra, việc Mỹ cáo buộc Bắc Kinh triển khai (phi pháp) các hệ thống tên lửa như YJ-62 hay HQ-9A ở biển Đông cũng làm dấy lên quan ngại về căng thẳng leo thang trong khu vực khi các máy bay và chiến hạm của Mỹ thực hiện nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải đối diện với đe dọa lớn hơn từ Trung Quốc.
"Nếu Trung Quốc đi xa hơn tới mức bố trí tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D trên các đảo nhân tạo(trái phép-PV) thì Hải quân Mỹ sẽ bị mất khả năng tiếp cận với căn cứ ở Singapore và bị đẩy về Australia, Trân Châu Cảng và Nhật Bản," Jerry Henrix viết trong bài phân tích trên NI.
Học giả người Mỹ hình dung: "Một khi các hangar và bệ phóng hoàn thành, máy bay cùng tên lửa của Trung Quốc sẽ được chuyển tới và lắp đặt trong đêm, sau đó thông báo đến Tổng thống Mỹ bằng một cuộc điện thoại lúc 3h sáng."
Đã đến lúc "được ăn cả..."
Henrix tin rằng Trung Quốc sẽ không dại "kéo cò" hành động mạo hiểm này trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, bởi điều đó sẽ biến Bắc Kinh thành mối quan ngại hàng đầu sau cuộc chạy đua vốn đã khó dự đoán kết quả.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không đợi đến khi Tổng thống tiếp theo của Mỹ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2017.
Theo Henrix, chính sách ngoại giao bị động theo lối "thao túng từ phía sau" của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khiến ông trở thành "đối tác đắc lực" trong sự bành trướng toàn cầu của Trung Quốc.
Bắc Kinh có thể sẽ thúc đẩy những động thái mạnh bạo vào giai đoạn chuyển giao quyền lực sau cuộc bỏ phiếu ngày 8/11 và quá trình thành lập chính phủ mới, nhằm tạo ra "sự đã rồi" mà chính quyền sắp mãn nhiệm của Obama sẽ không ca thán.
Chiến thuật bành trướng của Trung Quốc thường dễ thành công khi khi dư luận quốc tế ít chú ý đến họ nhất.
Tuy nhiên, hành động của nước này sẽ gặp khó khăn hơn nhiều bởi phán quyết ngày 12/7 vừa qua của Tòa trọng tài thường trực (PCA) đã tuyên bố Bắc Kinh "không có chủ quyền lịch sử" ở biển Đông, đồng nghĩa với hoạt động xây dựng và quân sự hóa của họ trên các đảo nhân tạo chính thức bị xác định là phi pháp.
NI: Đã đến thời điểm TQ được ăn cả, ngã về không ở biển Đông - Ảnh 2.
Các cấu trúc hình lục giác được cho là để đặt bệ phóng tên lửa do Trung Quốc xây phi pháp trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: AMTI/CSIS)
Học giả Henrix khuyến cáo Washington củng cố hành động ngăn chặn Trung Quốc thông qua việc xem xét áp đặt một chuỗi lệnh cấm vận về kinh tế và công nghệ lên Bắc Kinh, giống như những gì Mỹ đã làm để chống lại Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Cuối cùng, quân đội Mỹ cần kết hợp với các đối tác và đồng minh để tiến hành một loạt cuộc tập trận quân sự liên tục ở vùng biển quốc tế, đặc biệt là tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo, đá bị Bắc Kinh chiếm trái phép, nhằm gửi một "thông điệp đa quốc gia" rằng Trung Quốc mới là kẻ xâm chiếm ở biển Đông.
Jerry Henrix cảnh báo, sự thất bại trong triển khai các phương án kể trên sẽ "bật đèn xanh" cho Trung Quốc tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
Đến khi đó, chỉ còn lại 2 lựa chọn cho Washington: Chiến tranh, hoặc hòa bình "tạm bợ" bởi sự suy giảm quản lý trong trật tự quốc tế ngày càng trở nên độc đoán.
"Đã đến lúc nhận ra đây là thời điểm 'được ăn cả, ngã về không' với cả hai bên (Mỹ và Trung Quốc) trong cuộc cạnh tranh này," ông kết luận.
theo Thế giới trẻ






3 mục tiêu của Trung Quốc khi xua tàu ra Hoa Đông


(GDVN) - Sẽ không có chuyện Nhật Bản chịu lép vế trước Trung Quốc, từ bỏ kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết vụ kiện trọng tài vì những tiểu xảo này của Trung Nam Hải.ốc đang sẵn sàng "được ăn cả, ngã về không" khi lựa chọn đúng thời điểm cho "vở kịch" nhằm đạt mục đích bá quyền khu vực, và sau đó là toàn cầu.







Đó là nhận định được đưa ra trên tạp chí National Interest (NI, Mỹ) bởi tiến sĩ Jerry Henrix, cựu Đại úy Hải quân Mỹ, nhà nghiên cứu của Chương trình Đánh giá và Chiến lược quốc phòng, thuộc Trung tâm an ninh Hoa Kỳ mới (CNAS).
Học giả Mỹ: Trung Quốc sẽ lập "vùng cấm" ở biển Đông
Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Bắc Kinh đã xây dựng trái phép hàng loạt hangar (nhà chứa máy bay) được gia cố trên 3 thực thể mà nước này xâm chiếm trái phép ở quần đảo Trường Sacủa Việt Nam, ngoài ra còn có sự xuất hiện của những "cấu trúc chưa xác định" khác mà theo ông Henrix thì nhiều khả năng là bệ đặt ổ phóng tên lửa.
Ông cho rằng, tất cả những dấu hiệu này cho thấy việc Bắc Kinh tiến tới tuyên bố môt "vùng cấm về kinh tế và quân sự" trên biển Đông chỉ là vấn đề một sớm một chiều.
Thời điểm đó sẽ không ngẫu nhiên, và các nhà chiến lược của Mỹ phải sẵn sàng để bảo vệ một hệ thống quốc tế do Mỹ làm chủ đạo, đã được thiết lập 70 năm qua từ sau Thế chiến II, hoặc phải chấp nhận "sự đào thải hiển nhiên" bởi Trung Quốc.
Theo hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố, số lượng hangar mà Bắc Kinh xây trái phép trên đá Chữ Thập và đá Subi đã gần hoàn thành, trong khi các hangar trên đá Vành Khăn đang ở giai đoạn ban đầu.
Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) của CSIS, ông Gregory Poling xác định, số lượng hangar kể trên khi hoàn thành sẽ cho phép Trung Quốc bố trí 72 máy bay chiến đấu với nhiều kích cỡ khác nhau.
Tiến sĩ Henrix bình luận, số lượng máy bay vượt trội cho phép Trung Quốc nắm giữ ưu thế trên không trong một thời gian dài.
NI: Đã đến thời điểm TQ được ăn cả, ngã về không ở biển Đông - Ảnh 1.
Ảnh vệ tinh ngày 22/7 chụp các vị trí hangar ở giai đoạn đầu do Trung Quốc xây trái phép trên đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: AMTI/CSIS)
Ngoài ra, việc Mỹ cáo buộc Bắc Kinh triển khai (phi pháp) các hệ thống tên lửa như YJ-62 hay HQ-9A ở biển Đông cũng làm dấy lên quan ngại về căng thẳng leo thang trong khu vực khi các máy bay và chiến hạm của Mỹ thực hiện nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải đối diện với đe dọa lớn hơn từ Trung Quốc.
"Nếu Trung Quốc đi xa hơn tới mức bố trí tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D trên các đảo nhân tạo(trái phép-PV) thì Hải quân Mỹ sẽ bị mất khả năng tiếp cận với căn cứ ở Singapore và bị đẩy về Australia, Trân Châu Cảng và Nhật Bản," Jerry Henrix viết trong bài phân tích trên NI.
Học giả người Mỹ hình dung: "Một khi các hangar và bệ phóng hoàn thành, máy bay cùng tên lửa của Trung Quốc sẽ được chuyển tới và lắp đặt trong đêm, sau đó thông báo đến Tổng thống Mỹ bằng một cuộc điện thoại lúc 3h sáng."
Đã đến lúc "được ăn cả..."
Henrix tin rằng Trung Quốc sẽ không dại "kéo cò" hành động mạo hiểm này trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, bởi điều đó sẽ biến Bắc Kinh thành mối quan ngại hàng đầu sau cuộc chạy đua vốn đã khó dự đoán kết quả.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không đợi đến khi Tổng thống tiếp theo của Mỹ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2017.
Theo Henrix, chính sách ngoại giao bị động theo lối "thao túng từ phía sau" của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khiến ông trở thành "đối tác đắc lực" trong sự bành trướng toàn cầu của Trung Quốc.
Bắc Kinh có thể sẽ thúc đẩy những động thái mạnh bạo vào giai đoạn chuyển giao quyền lực sau cuộc bỏ phiếu ngày 8/11 và quá trình thành lập chính phủ mới, nhằm tạo ra "sự đã rồi" mà chính quyền sắp mãn nhiệm của Obama sẽ không ca thán.
Chiến thuật bành trướng của Trung Quốc thường dễ thành công khi khi dư luận quốc tế ít chú ý đến họ nhất.
Tuy nhiên, hành động của nước này sẽ gặp khó khăn hơn nhiều bởi phán quyết ngày 12/7 vừa qua của Tòa trọng tài thường trực (PCA) đã tuyên bố Bắc Kinh "không có chủ quyền lịch sử" ở biển Đông, đồng nghĩa với hoạt động xây dựng và quân sự hóa của họ trên các đảo nhân tạo chính thức bị xác định là phi pháp.
NI: Đã đến thời điểm TQ được ăn cả, ngã về không ở biển Đông - Ảnh 2.
Các cấu trúc hình lục giác được cho là để đặt bệ phóng tên lửa do Trung Quốc xây phi pháp trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: AMTI/CSIS)
Học giả Henrix khuyến cáo Washington củng cố hành động ngăn chặn Trung Quốc thông qua việc xem xét áp đặt một chuỗi lệnh cấm vận về kinh tế và công nghệ lên Bắc Kinh, giống như những gì Mỹ đã làm để chống lại Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Cuối cùng, quân đội Mỹ cần kết hợp với các đối tác và đồng minh để tiến hành một loạt cuộc tập trận quân sự liên tục ở vùng biển quốc tế, đặc biệt là tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo, đá bị Bắc Kinh chiếm trái phép, nhằm gửi một "thông điệp đa quốc gia" rằng Trung Quốc mới là kẻ xâm chiếm ở biển Đông.
Jerry Henrix cảnh báo, sự thất bại trong triển khai các phương án kể trên sẽ "bật đèn xanh" cho Trung Quốc tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
Đến khi đó, chỉ còn lại 2 lựa chọn cho Washington: Chiến tranh, hoặc hòa bình "tạm bợ" bởi sự suy giảm quản lý trong trật tự quốc tế ngày càng trở nên độc đoán.
"Đã đến lúc nhận ra đây là thời điểm 'được ăn cả, ngã về không' với cả hai bên (Mỹ và Trung Quốc) trong cuộc cạnh tranh này," ông kết luận.

theo Thế giới trẻ
Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: