Theo công bố của truyền thông hải ngoại, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc sau nửa năm chuẩn bị tái cơ cấu quân đội, đã tuyên bố thành lập 5 đại quân khu Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung. Đến ngày 15/8/2016, nguyên 7 quân khu trước kia sẽ chính thức chuyển giao quyền lực.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Kể từ đây, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có thể thông qua điện thoại trực tiếp điều động chỉ huy quân đội toàn quốc. Điều này cho thấy 5 quân khu mới sẽ thay 7 quân khu cũ đảm nhiệm trách nhiệm phòng ngự và chiến đấu bảo vệ quốc gia.
Ngày 1/2/2016, đại hội thành lập 5 đại quân khu được cử hành ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình lấy danh nghĩa là Chủ tịch quân ủy Trung ương trao quân kỳ và phát lệnh huấn luyện cho các quân khu.
Nguồn tin trên trang Bowenpress ngày 4/8 đã trích dẫn nguồn tin từ quân đội: “Trải qua hơn nửa năm chuẩn bị, giao tiếp, điều động đào tạo huấn luyện và bố trí ổn thỏa cơ bản đối với nhân sự tại các quân khu. Ngày 15/8, quyền chỉ huy quân khu sẽ chính thức được bàn giao cho 5 quân khu lớn, nhiệm vụ an ninh quốc gia sẽ do 5 quân khu này chỉ huy“.
Được biết, ông Tập Cận Bình rất coi trọng việc bàn giao quyền chỉ huy của 5 quân khu lớn lần này. Ông đã nhiều lần trực tiếp đưa ra chỉ thị. Ngày 15/8, ông Tập Cận Bình sẽ chính thức thông qua điện thoại truyền đạt mệnh lệnh cho 5 đại quân khu.
Trước đây, ở hệ thống quân khu cũ, Trung Quốc được chia thành 7 đại quân khu gồm Thẩm Dương, Bắc Kinh, Nam Kinh, Tế Nam, Thành Đô, Quảng Châu, Lan Châu. Đứng đầu mỗi quân khu gồm Tư lệnh và Chính ủy mang quân hàm từ Trung tướng đến Thượng tướng.Trong năm 2016 quân đội trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sẽ tái cơ cấu, từ 7 quân khu sẽ phân chia lại thành các vùng chiến thuật khác nhau. Theo đó quân đội sẽ được phân thành 5 đại quân khu Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung. Nhưng kế hoạch này về cơ bản vẫn trên danh nghĩa, do sự phân công hệ thống lãnh đạo, cơ cấu các binh chủng cũng như chiến thuật hiệp đồng tác chiến vẫn chưa hoàn thiện.
Sau khi các vùng chiến thuật được thành lập, 7 quân khu trước đó tiến hành bầu ra ban phụ trách công việc hậu cần và điều hành tạm thời, chuẩn bị tiểu tổ bàn giao tài sản và thiết bị cho quân khu mới. Các chiến khu thành lập các cấp chỉ huy, điều động các tướng lĩnh quân chủng, tham gia hệ thống tác chiến liên hợp và tập trung huấn luyện.
Nguồn tin từ trang “Pháp chế” của truyền thông Trung Quốc tiết lộ sự phân bố các quân đoàn Trung Quốc trong các quân khu. Theo đó, quân khu Trung quản lý quân đoàn số 20, 27, 38, 54, 65; là quân khu tập trung nhiều quân nhất trong 5 quân khu.
Quân khu Bắc quản lý quân đoàn số 16, 26, 39, 40. Quân đoàn số 1, 12, 31 thuộc về quân khu Đông; quân khu Nam quản lý quân đoàn số 14, 41, 42. Quân đoàn số 13, 21, 47 chịu sự quản lý của quân khu Tây.
Giới truyền thông hải ngoại bình luận:
“Việc ônng Tập Cận Bình tái cơ cấu hệ thống chỉ huy quân đội vốn có và xóa bỏ 7 quân khu trước đây, xây dựng hai loại hệ thống chỉ huy – huấn luyện độc lập và hệ thống các quân khu, trên cơ bản là phá hủy hệ thống quan liêu vốn có trong quân đội.
Sau khi thay đổi thể chế quân đội, chức vụ của tướng lĩnh cũng sẽ thay đổi theo, nhiều tướng lĩnh có thể bị bãi chức. Thể chế mới trong quân đội làm xuất hiện hệ thống chức vụ hoàn toàn mới, hiển nhiên thân tín của ông Tập Cận Bình sẽ chiếm cứ được những chức vị then chốt“.
Theo Secretchina
Bài học “8 chữ” Hồ Cẩm Đào đúc kết suốt 10 năm, gửi tặng Tập Cận Bình
Bài học “8 chữ” Hồ Cẩm Đào đúc kết suốt 10 năm, gửi tặng Tập Cận Bình
Trong suốt những năm tại vị, cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã luôn phải chịu sự chèn ép của phe cánh Giang Trạch Dân. Sau khi thoái lui, ông dành nhiều thời gian để chiêm nghiệm, và đã đúc kết được bài học ‘8 chữ’ gửi tặng Tập Cận Bình.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Ông Hồ Cẩm Đào, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sau khi thoái lui vẫn luôn im hơi lặng tiếng, khiêm tốn làm người, nhưng ảnh hưởng của ông đối với Cục chính trị vốn không có biến mất.
Bản thân Hồ Cẩm Đào cũng nhiều lần chỉ trích ông Giang Trạch Dân trong các buổi sinh hoạt chính trị trong nội bộ ĐCSTQ, ra sức giúp đỡ Tập Cận Bình củng cố quyền lực.
Gần đây, giới truyền thông Hồng Kông đưa tin, Hồ Cẩm Đào trong một buổi sinh hoạt đã tổng kết bài học lớn nhất trong suốt 10 năm nắm quyền của bản thân nằm ở 8 chữ “chần chừ không quyết, nhu nhược bị động”, và nói muốn gửi tặng lại bài học giáo huấn này cho Tập Cận Bình.
Theo bài báo mới nhất của tạp chí “Tranh Minh”, Hồ Cẩm Đào trong buổi sinh hoạt cán bộ lão thành gần đây đã bày tỏ, rằng sau khi bản thân rút lui khỏi chính trường đã dùng một nửa thời gian để nhìn lại mình, và “hy vọng có thể đem kinh nghiệm giáo huấn bị chèn ép để lại cho một thế hệ mới”.
Ông chia sẻ, bản thân ông khi đưa ra quyết sách đối với sự kiện trọng đại, hay phương diện nhân sự thường tỏ ra “chần chừ không quyết, nhu nhược bị động”, dẫn đến hậu quả không tốt phản ánh ra trong công tác từ đó trở về sau, giống như vấn đề của Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Từ Tài Hậu, vốn đã có những tố cáo từ đầu năm 2008.
Giới quan sát bên ngoài nhận thấy rằng, đây là lần đầu tiên Hồ Cẩm Đào tổng kết bài học “nhu nhược” của bản thân một cách công khai trong nội bộ đảng. Đây vừa là một lần công kích đối với Giang Trạch Dân ham muốn quyền lực lũng đoạn chính sự, cũng là một bài học quan trọng giúp Tập Cận Bình tiếp tục thu hồi lại quyền lực trong tay phe cánh họ Giang trong chiến dịch chống tham nhũng.
Được biết, đây vốn không phải là lần đầu tiên Hồ Cẩm Đào công khai chỉ trích Giang Trạch Dân trong nội bộ đảng. Tháng 2/2016, trang mạng “Khuynh hướng thông tin” của Hàn Quốc đưa tin rằng, Hồ Cẩm Đào sau khi về hưu đã từng nhiều lần chỉ trích Giang Trạch Dân can thiệp gây trở ngại đến chính sách quản lý nhà nước của mình trong các cuộc họp nội bộ.
Trong hội nghị tọa đàm nội bộ được tổ chức ngày 28/9/2014, Hồ Cẩm Đào kiến nghị cần phải có nhìn nhận và đánh giá toàn diện đối với Giang Trạch Dân.
Bài báo còn cho biết, Hồ Cẩm Đào đang viết cuốn hồi ký về đoạn thời gian từ năm 1992, khi ông trở thành Thưởng ủy cục chính trị Trung Quốc, cho đến năm 2012 rời khỏi chức vụ chủ tịch nước. Hồ Cẩm Đào có đề cập đến “nguyên lão chính trị” trong cuốn hồi ký của mình.
Theo tạp chí “Động Hướng”, tại buổi tọa đàm sinh hoạt đảng ngày 28/9 do Tống Bình chủ trì, ông này đã đề nghị mỗi người làm bản vắn tắt nhớ lại khoảng thời gian nhậm chức trước đây của bản thân.
Trong buổi họp, Hồ Cẩm Đào đã đánh giá công tác trong 2 nhiệm kỳ của mình kéo dài 50 phút, thừa nhận thất bại của mình. Nhưng hai phương diện mà Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh lần nữa lại là phê bình Giang Trạch Dân làm loạn chính trị và đề nghị đưa ra đánh giá toàn diện đối với Giang Trạch Dân.
Bài viết đồng thời cho biết, Hồ Cẩm Đào chỉ trích Giang Trạch Dân làm trái 5 nguyên tắc, khiến cho những công tác liên quan chịu áp lực và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hồ Cẩm Đào chỉ ra những “kiến nghị”, “ý kiến” mà Giang Trạch Dân đưa ra với Cục Chính trị Trung ương từ năm 2003 đến năm 2012 đã có hơn 400 điều khoản; đề cử 170 người được chọn làm cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương; bởi “cách nhìn”, “ý kiến” của Giang Trạch Dân đã khiến cho 155 điều khoản chính sách và nghị quyết bị xếp lại.
Giới truyền thông Hồng Kông bình luận rằng, căn nguyên sự “nhu nhược” của Hồ Cẩm Đào là ở chỗ ông không thể thật sự nắm giữ quyền lực trong quân đội, dẫn đến Giang Trạch Dân thừa cơ can nhiễu chính sự, không chỉ đảm nhiệm Chủ tịch Quân ủy hai năm, mà còn cài nhóm người Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng đè đầu cưỡi cổ Hồ Cẩm Đào.
Bi kịch của Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều thấy rõ cả, vì vậy, Tập Cận Bình vừa mới lên nhậm chức, liền đưa ra chiêu bài chống tham nhũng, chính là đã rút kinh nghiệm từ bài học của Hồ Cẩm Đào, thu hồi lại quyền lực từ chỗ Giang Trạch Dân.
Theo NTDTV
Trung Quốc đe dọa đòi Ấn Độ ủng hộ ở Biển Đông
Trung Quốc bất ngờ đe dọa Ấn Độ khi đề cập khả năng tranh chấp quần đảo Andaman–Nicobar để đổi lấy sự ủng hộ ở Biển Đông.
Mặc cả mạo hiểm
Thiếu tướng Hải quân về hưu R.S Vasan của Ấn Độ mới đây có bài viết vạch trần âm mưu vừa đe dọa vừa dụ dỗ của Trung Quốc. Lần này, con bài mặc cả là quần đảo Andaman – Nicobar.
Theo báo chí Ấn Độ, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ đã đưa ra đề nghị New Delhi ủng hộ yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông để đổi lấy việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp biên giới dai dẳng giữa hai nước.
Đại sứ Trung Quốc đề xuất, một số nơi ở biên giới hai nước có thể được phân định theo đường McMahan nếu Ấn Độ ủng hộ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đề xuất này được đưa ra hôm 19/4 khi một số học giả Ấn Độ được mời tham dự hội thảo về Biển Đông tại New Delhi. Đại sứ Trung Quốc nêu rõ: “Một ngày nào đó trong tương lai có thể xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với quần đảo Andaman và Nicobar”.
Giới nghiên cứu Ấn Độ đã ngay lập tức lên tiếng cảnh báo Ấn Độ cần tăng cường bảo vệ quần đảo Andaman và Nicobar - vốn có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phòng thủ hàng hải của Ấn Độ.
Khi các chuyên gia hàng hải của Ấn Độ tới thăm Trung Quốc hồi tháng 5/2016, phía Trung Quốc một lần nữa đe dọa “một ngày trong tương lai có thể xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với quần đảo Andaman và Nicobar”.
Theo tướng Vasan, Trung Quốc rõ ràng đã biết trước phán quyết của Tòa Trọng tài tại La Hay (Hà Lan) gây bất lợi cho mình và cố tìm sự ủng hộ ở nhiều cấp độ khác nhau cũng như giảm thiểu các lập luận chống lại Bắc Kinh.
Trung Quốc đã không bỏ qua Ấn Độ - quốc gia láng giềng khổng lồ và có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết, mặc dù hai bên đã trải qua 18 vòng đàm phán. Tranh chấp biên giới vẫn là cái gai trong quan hệ song phương.
Chuyên gia Ấn Độ cho rằng việc Trung Quốc đưa vấn đề quần đảo Andaman và Nicobar, thể hiện rõ năng lực nhìn xa của Trung Quốc, nhưng mặt khác cũng chỉ ra sự khôn ngoan của Bắc Kinh trong việc tranh thủ sự ủng hộ của các nước khác.
Ngay sau phán quyết của Tòa Trọng tài, Trung Quốc lên tiếng sẽ tham gia đàm phán song phương với Chính phủ Philippines để đảm bảo rằng không có phản ứng dữ dội ở Biển Đông.
Bất kỳ sự thay đổi nguyên trạng nào ở Biển Đông sẽ gây bất lợi cho kế hoạch dài hạn của Trung Quốc trong khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với các yêu sách phi lý dựa trên “quyền lịch sử”.
Áp đáo tại gia
Quần đảo Andaman và Nicobar được đánh giá có tầm quan trọng chiến lược với Ấn Độ. Sau khi người Anh rút khỏi Ấn Độ, quần đảo Andaman và Nicobar trở thành một phần của Ấn Độ vào năm 1950 và được hình thành vùng lãnh thổ liên minh vào năm 1956.
Lịch sử Ấn Độ ghi nhận vai trò của Chola và Marathas như là những người sở hữu các đảo này và sử dụng chúng để đẩy mạnh tham vọng chiến lược.
Rajendra Chola (sinh năm 1014, mất năm 1042) đã chinh phục quần đảo Andaman - Nicobar và sử dụng nó để tiến hành các cuộc chiến tranh chống lại Đế chế Wijaya ở Sumatra.
Trong thế kỷ 17, nơi đây được sử dụng như một căn cứ của đế chế Maratha và được lãnh đạo bởi Đô đốc Kanhoji Angre, dũng cảm chiến đấu chống lại quân Anh và Hà Lan.
Tướng Vasan nhấn mạnh việc Trung Quốc gợi lên tranh chấp trong tương lai đối với quần đảo Andaman - Nicobar đã gây ngạc nhiên. Cho tới nay, chưa có bất kỳ nghi ngờ gì về quyền sở hữu của Ấn Độ đối với các quần đảo này và trong lịch sử, Trung Quốc cũng không có sự hiện diện tại đây.
theo Đất Việ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét