Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị 'chiến tranh nhân dân trên biển'; Biển Đông: Trung Quốc dọa đốt, Hoa Kỳ đưa thêm dầu; Thủ tướng Hun Sen: Việt Nam không phải là ông chủ của tôi!...(Trung Quốc mới đúng); Ông Hun Sen hà tất phải giải thích; Đằng sau những lời đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông; Trung Quốc đe dọa tống giam bất kỳ ai vi phạm lãnh hải

Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị 'chiến tranh nhân dân trên biển'

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển" để đối phó với những mối đe dọa an ninh ngoài khơi và bảo vệ cái gọi là chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn "kêu gọi công nhận sự nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, đặc biệt là mối đe dọa từ ngoài biển", hãng tin Xinhua hôm nay cho biết.
Quân đội, cảnh sát và người dân nên chuẩn bị sẵn sàng để "bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ", ông Thường nói trong chuyến thăm tỉnh Chiết Giang. Hãng tin không nêu ngày diễn ra chuyến thăm và không cung cấp thêm chi tiết.

Bình luận của ông Thường được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tòa Trọng tài, The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền với Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ phán quyết này.
Trung Quốc còn cải tạo một số đá chiếm phi pháp ở Biển Đông, biến chúng thành đảo nhân tạo rồi xây đường băng cùng các công trình trên đó. Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra trên biển sát các đá để khẳng định nguyên tắc tự do đi lại, động thái khiến Trung Quốc tức tối.
Trung Quốc hôm nay ban hành bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc" ở Biển Đông, dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây. Động thái này được cho là nhằm tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Biển Đông.
Nhật Bản cùng ngày ra sách trắng quốc phòng cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ tạo ra xung đột với các quốc gia khác trong khu vực liên quan đến lập trường của Bắc Kinh về tranh chấp trên biển.
Như Tâm























Biển Đông: Trung Quốc dọa đốt, Hoa Kỳ đưa thêm dầu


2-8-2016
Oanh tạc cơ chiến lược B-1 trực chiến tại căn cứ không quân Ellsworth ở South Dakota. (Hình: US Air Force)
Oanh tạc cơ chiến lược B-1 trực chiến tại căn cứ không quân Ellsworth ở South Dakota. (Hình: US Air Force)
GUAM (NV) – Hoa Kỳ sẽ hoán đổi B-52 bằng B-1 tại Guam trong khi một viên chức quốc phòng Trung Quốc khẳng định với Reuters rằng quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng “đập vỡ mặt” kẻ thù.
Không quân Hoa Kỳ vừa thông báo sẽ rút các phi đội oanh tạc cơ chiến lược B-52 từ căn cứ không quân ở Guam về đất liền và điều động các phi đội oanh tạc cơ chiến lược B-1 tới thay thế.
Guam nằm giữa Thái Bình Dương và chỉ cách Biển Đông khoảng 3,700 cây số trong khi tầm hoạt động của B-1 là 9,400 cây số.
Không quân Hoa Kỳ không xác định sẽ điều động bao nhiêu oanh tạc cơ chiến lược loại B-1 tới Guam nhưng cho biết sẽ điều động thêm 300 quân nhân đến đó. Sau 10 năm, oanh tạc cơ chiến lược B-1 mới được bày bố trở lại ở Guam.
Theo Không quân Hoa Kỳ thì các phi đội B-1 có nhiều kinh nghiệm tác chiến ở khu vực Thái Bình Dương và điều này sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng tấn công nhanh, rộng, nhờ vậy vừa có thể trấn an các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực, vừa giúp nâng cao an ninh, gìn giữ sự ổn định ở phía Tây Thái Bình Dương.
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ từng công bố kế hoạch từ nay đến 2020 sẽ chuyển khoảng 60% lực lượng không quân và hải quân đến Thái Bình Dương và việc điều động vừa kể là một phần của kế hoạch này.
Hoán đổi B-52 thành B-1 là diễn biến mới nhất liên quan đến tuyên bố sẽ không thoái bộ trong việc bảo vệ quyền tư do lưu thông ở Biển Đông cũng như bảo vệ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
Ngoài việc tổ chức tuần tra, triển khai lực lượng, phương tiện quân sự, Hoa Kỳ đang tiếp tục thực hiện các kế hoạch khác có liên quan tới bảo vệ quyền tư do lưu thông ở Biển Đông, cũng như bảo vệ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
Ông Jose Cuisia, Đại sứ Philippines vừa mãn nhiệm tại Hoa Kỳ, mới thông báo, Philippines sẽ nhận được 42 trong số $50 triệu mà Hoa Kỳ viện trợ cho năm quốc gia thuộc khối ASEAN trong năm nay để nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải. Chưa rõ $8 triệu còn lại sẽ được phân bổ như thế nào cho Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.
Quân đội Philippines, đặc biệt là hải quân, hiện bị xem là yếu nhất Đông Nam Á. Vào lúc này, các chiến hạm thuộc loại hiện đại nhất của hải quân Philippines chỉ là hai tàu tuần duyên cũ của Coast Guard Hoa Kỳ được hoán cải. Hoa Kỳ vừa quyết định viện trợ thêm cho Philippines thêm một tàu cùng loại.
Nhằm giúp Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải, Hoa Kỳ từng quyết định dành ra $426 triệu để viện trợ cho năm quốc gia Đông Nam Á vừa kể trong vòng năm năm (từ 2016 đến 2020). Năm tới (2017), Hoa Kỳ tiếp tục tháo khoán thêm $75 triệu, rồi tháo khoán thêm $100 triệu vào năm tới nữa (2018) nhưng ông Cuisia thú thật là không rõ phần mà Philippines sẽ được nhận là bao nhiêu.
Cũng cần nhắc qua là sau những cuộc trò chuyện với nhiều viên chức Trung Quốc, đặc biệt là những viên chức quốc phòng, Reuters vừa nhận định, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc tiếp tục thúc ép giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc phải cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông vì quân đội Trung Quốc đủ khả năng và sẵn sàng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào.
Tuy nhiên cũng theo Reuters, giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc không muốn phiêu lưu. Có những bằng chứng rất rõ ràng rằng dù “sẵn sàng đối đầu” nhưng quân đội Trung Quốc không đủ khả năng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào. Thành ra ngoài những tuyên bố cứng rắn về việc sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền, giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc vẫn tìm cách giải quyết bất đồng về chủ quyền tại Biển Đông bằng những giải pháp ôn hòa, phi quân sự. (G.Đ)

The Phnom Penh Post ngày 2/8 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua đã đáp lại cáo buộc của một người sử dụng Facebook với tên gọi “Pham Duc Hien” rằng ông đã “phản bội” nước láng giềng phía Đông của Campuchia bằng tuyên bố: Việt Nam không phải là ông chủ của tôi!

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (The Phnom Penh)
Tờ báo The Phnom Penh Post đánh giá, ông Hun Sen đã sử dụng ngôn ngữ “mạnh mẽ bất thường” để phản ứng với một nhận xét từ một người nào đó trong cộng đồng mạng.

“Bạn cần phải biết rằng tôi chỉ trung thành với nhân dân Campuchia, Đức Vua và người vợ yêu quý của tôi. Việt Nam không phải là ông chủ của tôi mà tôi phải trung thành với họ.

Nếu bạn là một người Việt Nam sống tại Campuchia, bạn phải tôn trọng pháp luật của Campuchia. Nếu bạn đang sống ở Campuchia một cách bất hợp pháp, bạn sẽ phải rời khỏi Campuchia.

Còn nếu bạn đang sống ở Việt Nam, xin vui lòng yêu quý các nhà lãnh đạo Việt Nam.” Thủ tướng Campuchia tuyên bố.

Xung quanh phát biểu này của ông Hun Sen, The Phnom Penh Post đưa ra lý giải:

“Những người phản đối Thủ tướng Hun Sen từ lâu đã chỉ trích mối quan hệ giữa đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền với Việt Nam.

Những người này cho rằng, Việt Nam – quốc gia đã từng ủng hộ cuộc chiến chống lại lực lượng (diệt chủng) Khmer Đỏ và giúp các thành viên cốt cán của CPP lên vị trí quyền lực, vẫn còn có quá nhiều ảnh hưởng trong vương quốc.

Tuy nhiên gần đây Campuchia đã thay đổi thái độ hướng về phía Trung Quốc, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Campuchia. Giới phân tích Campuchia tin rằng điều này giúp Thủ tướng Hun Sen cởi mở hơn trong quan hệ với Việt Nam.

Năm ngoái Bộ Ngoại giao Campuchia đã công bố một số công hàm ngoại giao ngắn gọn gửi đến Việt Nam phản đối việc xây dựng trong khu vực “biên giới có tranh chấp”, một chủ đề nhạy cảm đối với nhiều người dân Campuchia.

Phát biểu ngày hôm qua, nhà quan sát chính trị Ou Virak nhận xét, những ý kiến xuất hiện gần đây nhằm vào (lôi kéo) các cử tri thích chỉ trích Việt Nam, đồng thời là nỗ lực để trung hòa một trong những vũ khí chính của phe đối lập nhằm vào ông.

“Nhưng câu hỏi đặt ra là: Họ có tin ông không?” Ou Virak nhấn mạnh. Có một sự khác biệt giữa phương tiện truyền thông xã hội và các bản tin về chính sách đối ngoại.”

Phát biểu của ông Hun Sen không xứng tầm cương vị Thủ tướng

Những bình luận của truyền thông và giới quan sát Campuchia cho thấy, dường như phát biểu này của Thủ tướng Hun Sen không đơn thuần là câu trả lời bột phát nhằm vào một bình luận cụ thể từ một người dùng Facebook nào đó trên mạng internet.

Tuy nhiên ở cương vị Thủ tướng một nước, người viết cho rằng chuyện ông Hun Sen phải giải thích một điều đương nhiên là việc không cần thiết.

Là 2 nước láng giềng cùng nằm trong bán đảo Đông Dương, cùng đấu tranh giành độc lập từ thực dân ngoại bang đô hộ, việc hai bên có sự hợp tác qua lại giúp đỡ nhau là chuyện thường tình, đó là việc của quá khứ.

Không có hôm qua thì đâu có hôm nay, đó là chuyện thường tình không cần phải giải thích, càng không nên cố bác bỏ.

Còn ngày nay, ông Hun Sen đường đường là đương kim Thủ tướng một nước, hà tất phải đôi co với một tiếng nói nào đó không ưa mình. Bởi lẽ khi đã ngồi vào chiếc ghế quyền lực, tức là các chính khách đã chấp nhận phải sống chung với tin đồn, dư luận thị phi.

Ông Hun Sen là đương kim Thủ tướng Campuchia, việc ông chỉ trung thành với nhân dân Campuchia, Đức vua Sihamoni (và vợ ông) có lẽ là điều đương nhiên không phải bàn cãi. Càng thanh minh, ông chỉ càng khiến người ta có cớ để nghi ngờ.

Bình luận của The Phnom Penh Post và Ou Virak cũng cho thấy, tư tưởng bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam – Campuchia đã được phe đối lập CNRP sử dụng làm chiêu bài kích động, lôi kéo các cử tri trẻ tuổi, thiếu kiến thức và thông tin về quan hệ hai nước, đáng lẽ ra phải là bài học để Thủ tướng Hun Sen tránh xa.

Chính ông Hun Sen đã nhận thấy sự nguy hiểm của một số quan điểm chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam – Campuchia do một số thế lực chính trị đối lập kích động có thể gây bất ổn xã hội tại đất nước Chùa Tháp.

Cũng chính ông Hun Sen đã chỉ đạo các cơ quan chức năng Campuchia trừng trị thích đáng những kẻ ngụy tạo bản đồ, tài liệu để tuyên truyền xuyên tạc về biên giới Campuchia – Việt Nam với đầy đủ chứng cứ thuyết phục, làm yên lòng dân và dẹp bỏ những mầm mống phản loạn.

Biên giới Việt Nam – Campuchia tạm thời đã không còn là con bài hữu dụng để các phe phái chính trị đối lập tại Campuchia có thể lợi dụng để chống lại lợi ích chính đáng của nhân dân, đất nước Campuchia, CPP và cá nhân ngài Thủ tướng.

Nay bỗng dưng ông lại có những phát biểu dễ bị người ta lợi dụng, thực là điều khó hiểu.

Còn nếu giả thuyết mà nhà phân tích Ou Virak đưa ra là đúng thì thật tai hại. Sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi làm mồi nhử lôi kéo phiếu bầu có thể mang lại những hiệu quả nhất thời, nhưng chắc chắn về lâu dài sẽ là mồi lửa châm ngòi xung đột trong xã hội Campuchia, gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng.

Người viết hy vọng rằng, bình luận của ông Ou Virak chỉ là một “thuyết âm mưu”, chỉ thể hiện góc nhìn của cá nhân ông chứ không phải ý định của Thủ tướng Hun Sen.

Xương máu của hàng ngàn bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia xóa bỏ nạn diệt chủng, xóa bỏ lực lượng phạm tội ác chống lại loài người – Khmer Đỏ được Bắc Kinh hậu thuẫn, đó là một sự thật. Bởi lẽ láng giềng liền dậu liền sân, giúp nhân dân Campuchia cũng là giúp mình.

Bất cứ một kẻ nào xuyên tạc lịch sử, phỉ báng sự hinh sinh và giúp đỡ cao quý ấy của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đều phải bị lên án.

Cá nhân người viết cho rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng thân thiện, hai thành viên bình đẳng trong ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc như tất cả các quốc gia còn lại.

Không có chuyện ai là “ông chủ” của ai. Tuy nhiên, nếu cứ để cho những mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy thì cái thời của Khmer Đỏ quay lại cũng không phải là điều không thể, nhân dân Campuchia sẽ lại phải đối mặt với chết chóc, hoàng tàn.

(Giáo Dục)






Ông Hun Sen hà tất phải giải thích: "Việt Nam không phải ông chủ của tôi"?


(GDVN) - Ông Hun Sen đường đường là đương kim Thủ tướng một nước, hà tất phải đôi co với một tiếng nói nào đó không ưa mình.

The Phnom Penh Post ngày 2/8 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua đã đáp lại cáo buộc của một người sử dụng Facebook với tên gọi "Pham Duc Hien" rằng ông đã "phản bội" nước láng giềng phía Đông của Campuchia bằng tuyên bố: Việt Nam không phải là ông chủ của tôi!
Tờ báo The Phnom Penh Post đánh giá, ông Hun Sen đã sử dụng ngôn ngữ "mạnh mẽ bất thường" để phản ứng với một nhận xét từ một người nào đó trong cộng đồng mạng.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: VOA Cambodia.
"Bạn cần phải biết rằng tôi chỉ trung thành với nhân dân Campuchia, Đức Vua và người vợ yêu quý của tôi. Việt Nam không phải là ông chủ của tôi mà tôi phải trung thành với họ.
Nếu bạn là một người Việt Nam sống tại Campuchia, bạn phải tôn trọng pháp luật của Campuchia. Nếu bạn đang sống ở Campuchia một cách bất hợp pháp, bạn sẽ phải rời khỏi Campuchia.

Còn nếu bạn đang sống ở Việt Nam, xin vui lòng yêu quý các nhà lãnh đạo Việt Nam." Thủ tướng Campuchia tuyên bố.
Xung quanh phát biểu này của ông Hun Sen, The Phnom Penh Post đưa ra lý giải:
"Những người phản đối Thủ tướng Hun Sen từ lâu đã chỉ trích mối quan hệ giữa đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền với Việt Nam.
Những người này cho rằng, Việt Nam - quốc gia đã từng ủng hộ cuộc chiến chống lại lực lượng (diệt chủng) Khmer Đỏ và giúp các thành viên cốt cán của CPP lên vị trí quyền lực, vẫn còn có quá nhiều ảnh hưởng trong vương quốc.
Tuy nhiên gần đây Campuchia đã thay đổi thái độ hướng về phía Trung Quốc, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Campuchia. Giới phân tích Campuchia tin rằng điều này giúp Thủ tướng Hun Sen cởi mở hơn trong quan hệ với Việt Nam.
Năm ngoái Bộ Ngoại giao Campuchia đã công bố một số công hàm ngoại giao ngắn gọn gửi đến Việt Nam phản đối việc xây dựng trong khu vực "biên giới có tranh chấp", một chủ đề nhạy cảm đối với nhiều người dân Campuchia.
Phát biểu ngày hôm qua, nhà quan sát chính trị Ou Virak nhận xét, những ý kiến xuất hiện gần đây nhằm vào (lôi kéo) các cử tri thích chỉ trích Việt Nam, đồng thời là nỗ lực để trung hòa một trong những vũ khí chính của phe đối lập nhằm vào ông.
"Nhưng câu hỏi đặt ra là: Họ có tin ông không?" Ou Virak nhấn mạnh. Có một sự khác biệt giữa phương tiện truyền thông xã hội và các bản tin về chính sách đối ngoại."
Phát biểu của ông Hun Sen không xứng tầm cương vị Thủ tướng 
Những bình luận của truyền thông và giới quan sát Campuchia cho thấy, dường như phát biểu này của Thủ tướng Hun Sen không đơn thuần là câu trả lời bột phát nhằm vào một bình luận cụ thể từ một người dùng Facebook nào đó trên mạng internet.

Đàm phán Hoàng Sa và cơ hội khẳng định "tầm cỡ" của ngài Hun Sen

Tuy nhiên ở cương vị Thủ tướng một nước, người viết cho rằng chuyện ông Hun Sen phải giải thích một điều đương nhiên là việc không cần thiết.
Là 2 nước láng giềng cùng nằm trong bán đảo Đông Dương, cùng đấu tranh giành độc lập từ thực dân ngoại bang đô hộ, việc hai bên có sự hợp tác qua lại giúp đỡ nhau là chuyện thường tình, đó là việc của quá khứ.
Không có hôm qua thì đâu có hôm nay, đó là chuyện thường tình không cần phải giải thích, càng không nên cố bác bỏ.
Còn ngày nay, ông Hun Sen đường đường là đương kim Thủ tướng một nước, hà tất phải đôi co với một tiếng nói nào đó không ưa mình. Bởi lẽ khi đã ngồi vào chiếc ghế quyền lực, tức là các chính khách đã chấp nhận phải sống chung với tin đồn, dư luận thị phi.
Ông Hun Sen là đương kim Thủ tướng Campuchia, việc ông chỉ trung thành với nhân dân Campuchia, Đức vua Sihamoni (và vợ ông) có lẽ là điều đương nhiên không phải bàn cãi. Càng thanh minh, ông chỉ càng khiến người ta có cớ để nghi ngờ.
Bình luận của The Phnom Penh Post và Ou Virak cũng cho thấy, tư tưởng bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam - Campuchia đã được phe đối lập CNRP sử dụng làm chiêu bài kích động, lôi kéo các cử tri trẻ tuổi, thiếu kiến thức và thông tin về quan hệ hai nước, đáng lẽ ra phải là bài học để Thủ tướng Hun Sen tránh xa.
Chính ông Hun Sen đã nhận thấy sự nguy hiểm của một số quan điểm chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia do một số thế lực chính trị đối lập kích động có thể gây bất ổn xã hội tại đất nước Chùa Tháp.
Cũng chính ông Hun Sen đã chỉ đạo các cơ quan chức năng Campuchia trừng trị thích đáng những kẻ ngụy tạo bản đồ, tài liệu để tuyên truyền xuyên tạc về biên giới Campuchia - Việt Nam với đầy đủ chứng cứ thuyết phục, làm yên lòng dân và dẹp bỏ những mầm mống phản loạn.
Biên giới Việt Nam - Campuchia tạm thời đã không còn là con bài hữu dụng để các phe phái chính trị đối lập tại Campuchia có thể lợi dụng để chống lại lợi ích chính đáng của nhân dân, đất nước Campuchia, CPP và cá nhân ngài Thủ tướng.
Nay bỗng dưng ông lại có những phát biểu dễ bị người ta lợi dụng, thực là điều khó hiểu.
Còn nếu giả thuyết mà nhà phân tích Ou Virak đưa ra là đúng thì thật tai hại. Sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi làm mồi nhử lôi kéo phiếu bầu có thể mang lại những hiệu quả nhất thời, nhưng chắc chắn về lâu dài sẽ là mồi lửa châm ngòi xung đột trong xã hội Campuchia, gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng.
Người viết hy vọng rằng, bình luận của ông Ou Virak chỉ là một "thuyết âm mưu", chỉ thể hiện góc nhìn của cá nhân ông chứ không phải ý định của Thủ tướng Hun Sen.
Xương máu của hàng ngàn bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia xóa bỏ nạn diệt chủng, xóa bỏ lực lượng phạm tội ác chống lại loài người - Khmer Đỏ được Bắc Kinh hậu thuẫn, đó là một sự thật. Bởi lẽ láng giềng liền dậu liền sân, giúp nhân dân Campuchia cũng là giúp mình.
Bất cứ một kẻ nào xuyên tạc lịch sử, phỉ báng sự hi sinh và giúp đỡ cao quý ấy của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đều phải bị lên án.
Cá nhân người viết cho rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng thân thiện, hai thành viên bình đẳng trong ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc như tất cả các quốc gia còn lại. 
Không có chuyện ai là "ông chủ" của ai. Tuy nhiên, nếu cứ để cho những mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy thì cái thời của Khmer Đỏ quay lại cũng không phải là điều không thể, nhân dân Campuchia sẽ lại phải đối mặt với chết chóc, hoàng tàn.
Tài liệu tham khảo:
http://www.phnompenhpost.com/national/vietnam-not-my-king-pm


000_BJ9UY.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phiên khai mạc đối thoại kinh tế Mỹ -Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 06 tháng sáu năm 2016.  AFP photo
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe:


Hãng tin Reuters hôm 31 tháng 7 có bài viết trích nguồn tin từ Trung Quốc nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình bị áp lực phải đánh cho Hoa Kỳ "chảy máu mũi" giống như đã làm với Việt Nam hồi chiến tranh biên giới năm 1979, trong khi một số nguồn tin khác trong giới quân đội Trung Quốc được trích lời cũng khẳng định quân đội nước này sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền của nước này tại biển Đông. Thực sự Trung Quốc có thể làm những gì mà lãnh đạo nước này đã tuyên bố hay không?

Trò chơi hai mặt

Hơn 2 tuần sau phán quyết của tòa Thường trực Trọng tài Quốc tế (PCA) gây bất lợi cho Trung Quốc, và chưa đầy 1 tuần sau chuyến thăm của bà cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice tới Bắc Kinh, giới diều hâu của quân đội Trung Quốc mới đây lại có tuyên bố hùng hồn đe dọa những nước trong khu vực và Hoa Kỳ giám thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.

Hãng tin Reuters hôm 31 tháng 7 trích nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo và quân đội Trung Quốc nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình bị áp lực phải đánh cho Mỹ chảy máu mũi giống như Đặng Tiểu Bình đã làm với Việt Nam vào năm 1979.

Trước đó vào ngày 20 tháng 7, phát biểu trong chuyến thăm Trung Quốc, Đô đốc tư lệnh hải quân Hoa Kỳ John Richardson cho biết quân đội Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ở biển Đông theo đúng quy định quốc tế về quyền tự do hàng hải và hàng không. Đây cũng là điều được bà Susan Rice nhấn mạnh trong chuyến thăm gần đây tới Bắc Kinh. Từ tháng 10 năm ngoái Hoa Kỳ đã cho tiến hành những hoạt động thuộc chương trình tự do hàng hải nhằm thách thức những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Tàu chiến của Hoa Kỳ đã đi gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa. Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động này của Mỹ nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc muốn đối đầu với hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, ít nhất là cho đến lúc này.
Trung Quốc hiện kiểm soát được ở biển Đông ở mức mà nước này có thể bắt nạt được Việt Nam và Philippines và có thể thách thức ngang sức với Malaysia...nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức được sức mạnh của Hoa Kỳ. - Giáo sư Carl Thayer
Mặt khác, trên các diễn đàn quốc tế, giới chức Trung Quốc vẫn luôn khẳng định Trung Quốc luôn sẵn sàng đối thoại với các nước trong khu vực để giải quyết tranh chấp ở khu vực biển Đông. Thậm chí học giả Trung Quốc Shen Dingli, Phó viện trưởng viện Quan hệ quốc tế thuộc trường đại học Fudan, mới đây đã nói tại một hội thảo quốc tế ở Washington DC rằng Trung Quốc có thể chấp nhận một số những điểm kỹ thuật liên quan đến phán quyết của tòa quốc tế PCA. Ông nói:

Chúng tôi có thể không chấp nhận phán quyết như đã nói trước đó…. Nhưng chúng tôi vẫn có thể tuân thủ một số điểm kỹ thuật liên quan đến việc chúng tôi hiểu thế nào mỗi điều luật và chúng được áp dụng vào từng trường hợp.

Phán quyết của tòa PCA hôm 12 tháng 7 đã bác bỏ tính pháp lý và lịch sử đối với đường lưỡi bò chiếm đến gần 90% diện tích biển Đông của Trung Quốc, đồng thời không công nhận các thực thể ở khu vực Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước là những đảo có thể có vùng đặc quyền kinh tế. Đây là khu vực Trung Quốc đã đơn phương tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo trong thời gian qua.

Nói về những khác biệt trong các tuyên bố và hành động của Trung Quốc gần đây ở biển Đông, giáo sư Allen Carlson, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại đại học Cornell, Hoa Kỳ nhận định:

Theo tôi thì họ đang chơi một trò chơi 2 mức. Thứ nhất là họ phải giải thích với dân chúng trong nước. Chúng ta đã biết là có một mức độ nhất định về tinh thần dân tộc ở ngay trong Trung Quốc. Trong bối cảnh đó thì vấn đề chủ quyền khó có thể linh hoạt được. Cùng lúc đó thì Bắc Kinh đang nổi lên là một cường quốc của thế giới, một nước đóng vai trò xây dựng trên thế giới. Theo tôi, với ảnh hưởng rộng của phán quyết, nếu Bắc Kinh phủ nhận ngay lập tức thì đây sẽ là một cú đánh vào tiếng tăm của Trung Quốc trên trường quốc tế cho nên cuối cùng điều mà họ phải làm là cùng một lúc làm thỏa mãn tinh thần dân tộc đối với những đòi hỏi trước đó trong nước liên quan đến vấn đề chủ quyền, trong khi vẫn phải tỏ ra là không quá hiếu chiến trên diễn đàn quốc tế.

Lời đe dọa suông?

075_nurphoto-6theasta160726_npfbk.jpg-400.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham dự Hội nghị Bộ trưởng Đông Á tại Lào, ngày 26 tháng 7 năm 2016. AFP photo
Hôm 1 tháng 8, hải quân Trung Quốc đã bắt đầu cho diễn tập bắn đạn thật ở biển Đông. Bộ Quốc phòng nước này nói cuộc tập trận nhằm cải thiện sức mạnh, tính ổn định, chính xác và tốc độ của quân đội Trung Quốc.

Hãng tin Reuters trước đó trích nguồn tin từ Bộ quốc phòng Trung Quốc nói rằng toàn bộ quân đội Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn và đang phải chịu mất mặt trước Hoa Kỳ. Giới diều hâu trong quân đội Trung Quốc còn nói Trung Quốc sẽ làm những gì mà nước này phải làm để đối đầu với  Hoa Kỳ.

Đại tá về hưu của quân đội Trung Quốc, ông Yue Gang, mới đây viết trên trang Weibo cá nhân của mình rằng Trung Quốc không sợ các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ và có đủ dũng cảm để đương đầu với một vụ đối đầu bất ngờ xảy ra.

Tuy nhiên, cũng có nguồn tin trong quân đội Trung Quốc lại cho rằng hải quân Trung Quốc cho đến lúc này vẫn chưa thể thách thức hải quân Hoa Kỳ vì không có công nghệ tương ứng.

Đây cũng là điều mà giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc tế thuộc học viện quốc phòng Úc nói về sự thống trị của hải quân hai nước ở khu vực biển Đông:
Điều mà chúng ta có thể thấy nhiều hơn là những hoạt động phía sau, có thể là những đối thoại mức hai và mức ba để thảo luận và tìm ra những đồng thuận vào lúc mà phán quyết đã được ra. - Giáo sư Allen Carlson 
Trung Quốc hiện kiểm soát được ở biển Đông ở mức mà nước này có thể bắt nạt được Việt Nam và Philippines và có thể thách thức ngang sức với Malaysia, thậm chí xâm nhập vào vùng biển của Indonesia, điều mà hiện Trung Quốc chọn không làm quá thường xuyên dù đã làm trước đó. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức được sức mạnh của Hoa Kỳ ở đây vào lúc này nhất là khi hiệp ước quốc phòng tăng cường giữa Mỹ và Philippines được tòa xác định là hợp hiến. Điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng sự có mặt của máy bay, tàu chiến và các lực lượng hỗ trợ của Mỹ khác trong khu vực và Hoa Kỳ có thể có đáp ứng nhanh hơn nhiều từ những căn cứ an toàn hơn nhiều so với những cơ sở mà Trung quốc hiện có ở Trường Sa.

Trước và sau phán quyết của tòa PCA, và trước sức ép của quốc tế yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết, lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần khẳng định nước này sẽ không tuân thủ phán quyết và không có gì có thể làm thay đổi những hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Điều này làm dấy lên những lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ thực hiện lời đe dọa trước đó là tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) ở biển Đông để khẳng định chủ quyền của mình. Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer, điều này nếu thành hiện thực cũng khó có thể được thực hiện. Ông giải thích

Nếu họ tuyên bố vùng ADIZ ở biển Đông thì vào lúc này họ chưa có thể thực hiện được yêu cầu này… Nếu máy bay bay vào vùng nhận dạng phòng không mà không khai báo thì hoặc là họ phải bay lên để yêu cầu máy bay đó khai báo hoặc đưa máy bay hạ cánh xuống mặt đất. Vào lúc này Trung Quốc vẫn chưa có máy bay, hệ thống bảo trì và cơ sở tiếp liệu  ở Trường Sa để làm những việc này. Đã có nhiều đồn đoán là Trung Quốc sẽ tuyên bố AIDZ trên biển Đông. Tôi không nói là họ sẽ không làm nhưng nếu họ làm bây giờ thì đó chỉ là hành động vô nghĩa vì họ không thể thực hiện lệnh của mình. Nó chỉ là màn trình diễn cho thấy là họ có quyền về pháp lý để làm vậy mà thôi nhưng nó sẽ không giống như ở biển Hoa Đông.

Trên lĩnh vực ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây cũng lên tiếng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại. Lời nói này của ông Vương Nghị cũng nhận được phản hồi tích cực từ phía Hoa Kỳ. Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, bà Susan Rice hồi tuần trước cũng đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và các nước nên kiềm chế để giải quyết tranh chấp. Giáo sư Allen Carlson cho rằng, ít nhất trong vòng 6 tháng tới, các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc sẽ khó có những hành động mạnh mẽ để thay đổi thực trạng ở biển Đông:

Tôi nghĩ rằng trong vòng khoảng 6 tháng tới khó có khả năng là những nước lớn sẽ có những hành động quan trọng làm thay đổi thực trạng. Điều mà chúng ta có thể thấy nhiều hơn là những hoạt động phía sau, có thể là những đối thoại mức hai và mức ba để thảo luận và tìm ra những đồng thuận vào lúc mà phán quyết đã được ra.

Tuy nhiên, theo giáo sư Allen Carlson, nếu Bắc Kinh vẫn kiên quyết theo lập trường của mình và có hành động cứng rắn thì điều này sẽ khiến các nước trong khu vực phải có phản ứng mạnh hơn và khiến Mỹ phải can thiệp sâu hơn vào khu vực. Đây là điều mà Trung Quốc không mong muốn.

Việt Hà

(RFA)


Tòa án Tối cao Trung Quốc tuyên bố sẽ tích cực áp dụng các luật lệ nhằm 'bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền lợi hàng hải của Trung Quốc'.
Tòa án Tối cao Trung Quốc tuyên bố sẽ tích cực áp dụng các luật lệ nhằm 'bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền lợi hàng hải của Trung Quốc'.
Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 2/8 tuyên bố rằng những ai bị bắt đánh cá trái phép trong lãnh hải của Trung Quốc có thể bị phạt tới một năm tù.

Thông báo này được đưa ra hơn nửa tháng sau khi Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với bản đồ “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh ở biển Đông.

Tòa trên không trực tiếp đề cập tới biển Đông cũng như phán quyết của cơ quan trọng tài ở La Haye, Hà Lan, nhưng tuyên bố rằng việc diễn giải các khu vực cấm đánh bắt của nước này dựa trên luật pháp Trung Quốc cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Ngoài Vùng Đặc quyền Kinh tế, biện pháp truy tố và tống giam của Trung Quốc còn áp dụng đối với thềm lục địa và vùng giáp ranh của nước này.

Tòa trên cũng tuyên bố sẽ tích cực áp dụng các luật lệ nhằm “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền lợi hàng hải của Trung Quốc”.

Theo đó, những ai xâm nhập trái phép vào lãnh hải Trung Quốc rồi từ chối rời đi sau khi bị xua đuổi, hoặc những ai lại tái diễn việc xâm phạm sau khi bị đuổi đi hoặc bị phạt trong năm trước đó, sẽ bị coi là phạm tội hình sự “nghiêm trọng”, và có thể bị tống giam tới một năm tù.

Trung Quốc những năm vừa qua đã áp dụng lệnh mà Hà Nội coi là “đơn phương” cấm đánh bắt cá trên biển Đông trong nhiều tháng.

Tuy nhiên, trước lời kêu gọi của chính quyền, nhiều ngư dân trong nước vẫn ra khơi, bám biển để bảo vệ chủ quyền.

Thời gian vừa qua cũng xảy ra nhiều vụ đâm chìm tàu cá Việt, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường khẳng định chủ quyền ở biển Đông.

Theo Reuters, CNN

(VOA)

Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: