Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Việt Nam: Từ lời nói đến hành động; Tại sao Mỹ kêu gọi Việt Nam rút tên lửa ra khỏi quần đảo Trường Sa; Trong khi Mỹ lại đưa nhiều hạm đội vào Biển Đông ?; Trung Quốc cảnh cáo: ‘Việt Nam sai lầm ghê gớm’ khi đưa hỏa tiễn ra Trường Sa; Trung tâm 2.000 tỷ Đà Nẵng: Bàn tay Trung Quốc lắp kính?

(Tin tức thời sự) - Theo chuyên gia kiến trúc, việc trung tâm hành chính Đà Nẵng sử dụng vỏ bao che diện tích lớn bằng kính chưa thật sự phù hợp.

Liên quan đến thông tin trung tâm hành chính (TTHC) TP Đà Nẵng vừa xây dựng chưa đầy 3 năm với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng nhưng lại đang có chủ trương di dời do quá nóng và thiếu dưỡng khí, ngày 14/8, tờ Một thế giới dẫn nguồn tin cho hay, việc lắp đặt kính bao quanh tòa nhà này do một công ty Trung Quốc đảm nhận.
Trong khi đó, để giải quyết bất cập tòa nhà, nhằm cung cấp thêm dưỡng khí cho TTHC, chính quyền Đà Nẵng đang xem xét phương án mở thêm cửa đón khí trời như giải pháp trong ngắn hạn.
Trung tam 2.000 ty Da Nang: Ban tay Trung Quoc lap kinh?
Trung tâm hành chính hơn 2.000 tỷ đồng của Đà Nẵng
Ông Trần Đình Quỳnh, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết đang giao Sở Xây dựng nghiên cứu phương án này.

“Không phải mở cửa sổ bởi kết cấu tòa nhà gồm lớp kính bao bọc kín và hình tròn, Đà Nẵng lại hay gặp mưa bão” - Ông Quỳnh cho biết sẽ lập phương án trình thành phố xem xét trước khi mở gói thầu triển khai.
Tuy nhiên, nhiều nhà chuyên môn nhận định phương án mở thêm cửa đón gió có thể không khả thi, thậm chí thêm lãng phí. Ông Nguyễn Cửu Loan, Chánh Văn phòng Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng cho hay, việc cố gắng khắc phục sửa chữa có thể gây thêm lãng phí.
“Kết cấu tòa nhà gồm lớp kính bao bọc kín hoàn toàn, việc mở cửa kính là không thể bởi gió mạnh sẽ gây mất an toàn. Tôi được biết việc mở cửa thông gió cho tòa nhà đã làm từ trước”.
Trong khi đó, TTHC TP Đà Nẵng đã được trổ hai ba cửa kính rồi, tuy nhiên người ta đang nghi ngại việc trổ thêm cửa kính thì gió sẽ lột bung ra.
“Chứ bây giờ không biết bảo hành kính của (đơn vị) Trung Quốc còn hạn nữa hay không, nếu còn thì sức mấy họ cho mở”, nguồn tin này nói thêm.
Cũng liên quan đến kết cấu tòa nhà TTHC Đà Nẵng, trao đổi với báo chí, ông Tô Hùng - Trưởng Ban đô thị HĐND TP, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP Đà Nẵng nhận xét: "Giải pháp thiết kế công trình mang tính biểu cảm cao về mặt thẩm mỹ, nhưng về mặt kỹ thuật việc sử dụng vỏ bao che diện tích lớn bằng kính chưa thật sự phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới, nhất là nơi có số giờ nắng bình quân trong năm hơn 2.000 giờ như Đà Nẵng.
Đối với các tầng trên cao, do thu nhỏ dần nên góc chiếu mặt trời lớn tạo khả năng hấp thu bức xạ mặt trời cao. Hình dạng mặt bằng tòa tháp được thiết kế với dạng hình tròn, khá bất lợi về mặt tiện nghi cho trụ sở làm việc, khó khăn cho việc phân chia và bố trí không gian làm việc”.
Đồng quan điểm, KTS Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng, cho rằng công trình này không phù hợp với điều kiện làm việc của Việt Nam.
Lắp kính từ dưới lên trên, phủ hết tất cả tòa nhà gây nên độ nóng và hiệu ứng nhà kính. Trước đây từng có ý kiến phản biện của Hội đồng kiến trúc quy hoạch TP cho rằng công trình có kiến trúc không phù hợp.
Minh Thái (Tổng hợp)




Moskva (Sputnik) - Thông tin mà Chính phủ Mỹ có được nói lên rằng Việt Nam thực sự đã đưa một số hệ thống tên lửa hoạt động-chiến thuật tới các căn cứ quân sự của mình tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau
Điều này đã được phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau công bố tại cuộc họp báo hôm thứ Tư.
"Chúng tôi nhận được báo cáo về chủ đề này. Việt Nam đã triển khai các hệ thống tên lửa tầm ngắn trên một số tiền đồn của họ ở quần đảo Trường Sa." — đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Bà Elizabeth Trudeau cho biết Washington "tiếp tục khuyến khích tất cả các thành viên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thực hiện "động thái thực tiễn xây dựng lòng tin" và "tăng cường nỗ lực để tìm giải pháp hòa bình và ngoại giao" cho vấn đề.

Về câu hỏi liệu Mỹ có sẵn sàng nói chuyện để Hà Nội xem xét lại quyết định về việc triển khai vũ khí tên lửa ở quần đảo Trường Sa hay không, nhà ngoại giao cho biết:

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên tham gia tranh chấp lãnh thổ tránh các hành động làm gia tăng căng thẳng, vì vậy là có."

Theo các nguồn tin tình báo, Việt Nam chuyển tới Biển Đông các tên lửa Israel sản xuất EXTRA, có khả năng đồng thời tiêu diệt các mục tiêu trong vòng bán kính 150 km. Do tên lửa được điều hành bởi máy bay không người lái, điều đó giúp đánh trúng một số mục tiêu trên mặt đất, cũng như trên biển. Điều này gây nguy hiểm cho các cơ sở của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo được bồi đắp trong những năm gần đây trên quần đảo tranh chấp, bao gồm các đối tượng như đường băng, nhà chứa máy bay, bến cảng và các ngọn hải đăng.

(Sputnik)



Việt Nam đã đưa ra quần đảo Trường Sa các giàn phóng tên lửa. Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động này. Bộ Ngoại giao Mỹ nói đây là động thái sẽ “đẩy căng thẳng gia tăng” và kêu gọi Việt Nam rút tên lửa ra khỏi các hòn đảo.

Phản ứng của Mỹ rất dễ đoán. Nhà Đông phương học Nga nổi tiếng, Giáo sư sử học Vladimir Kolotov, chủ nhiệm bộ môn lịch sử Viễn Đông của Đại học Saint Petersburg, cho biết:

"Xét cho cùng thì chính nhờ vào nước Mỹ trong năm 1974 đã bắt đầu bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Hoa Kỳ đã "bật đèn xanh" cho Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa sau khi rút hết quân đồn trú của Việt Nam Cộng hòa bố trí ở đó, Mỹ đã im lặng trong năm 1988 khi Trung Quốc chiếm quần đảo Trường Sa.Thế thì tại sao bây giờ họ phải đứng về phía Việt Nam? Không có lý do nào để hy vọng vào Hoa Kỳ. Hãy xem những gì đang xảy ra trên thực tế. Mà trên thực tế người Mỹ muốn để các nước khác kiềm chế Trung Quốc trong khu vực. Họ chỉ bảo vệ các lợi ích riêng của mình, và lợi ích của Việt Nam và Hoa Kỳ không phải luôn luôn trùng hợp với nhau. Cần phải nhớ rằng, ý tưởng về "đường 9 đoạn" trong Biển Đông do Quốc Dân Đảng đề xướng trong năm 1947. Và Hoa Kỳ cũng dính đến vụ việc bởi vì khi đó Quốc Dân Đảng nằm dưới sự ảnh hưởng mạnh của Mỹ".

Theo ý kiến của chuyên gia Nga, trên thế giới hiện nay cần phải bảo vệ lập trường của mình không chỉ trên lời nói mà còn bằng những hành động cụ thể:

"Trong một thời gian dài Việt Nam đã kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, thông qua các kênh ngoại giao, nhưng, những tuyên bố như vậy không có ảnh hưởng gì tới Trung Quốc. Bắc Kinh đã thực hiện những bước đi đơn phương, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, nhằm mở rộng vùng kiểm soát của mình, bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng quân sự ở đó. Việt Nam đã hết kiên nhẫn, và bắt đầu bố trí trên một số đảo các giàn phóng tên lửa để bảo vệ lợi ích của mình.

Sự cân bằng quyền lực trong khu vực đã thay đổi rất nhiều có lợi cho Trung Quốc. Việt Nam đang thực hiện những bước đi nhỏ đầu tiên để chấn chỉnh tình trạng này. Hà Nội không muốn để tái diễn các sự kiện năm 1988. Đây là lãnh thổ của Việt Nam, và nếu xét thấy cần thiết họ có quyền di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của mình. Việt Nam sở hữu không chỉ một số lượng hạn chế các hệ thống tên lửa của Israel đang được đưa ra các hòn đảo. Việt Nam còn có các hệ thống tên lửa mạnh hơn của Nga, các tàu ngầm và các loại vũ khí hiện đại khác. Không nên quên rằng, Việt Nam là quốc gia với sức mạnh quân sự lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, và trong thế kỷ XX Việt Nam không thua một cuộc chiến tranh nào".

Giáo sư Vladimir Kolotov nói, Việt Nam đã thực hiện bước đi trong ván cờ chính trị khu vực. Đã đến lúc hành động. Trong các cuộc thảo luận nên đưa ra những luận chứng mới để các đối tác nghe rõ hơn ý kiến của các chính trị gia và các nhà ngoại giao Việt Nam.

Elena Nikulina

(Sputnik)


Trung Quốc cho một số báo đả kích và đe dọa Việt Nam là “sai lầm ghê gớm” khi đưa các giàn hỏa tiễn đến trấn giữ tại 5 đảo ở quần đảo Trường Sa.

https://i.ytimg.com/vi/BEuPDpJX3AQ/maxresdefault.jpg

Hôm Thứ Năm, 11 tháng 8, tờ Hoàn Cầu Thời Báo và tờ Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh đều có bài bình luận dựa theo tin của thông tấn Reuters tiết lộ Việt Nam bí mật đưa hỏa tiễn vừa để phòng thủ vừa đến tấn công đến 5 hòn đảo mà Việt Nam đang trấn giữ thuộc quần đảo Trường Sa.

“Nếu việc điều chuyển võ khí mới nhất của Việt Nam là nhắm vào Trung Quốc thì đó là một lầm lẫn ghê gớm.” Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phó bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo, viết như thế sau khi thuật lại những chi tiết chính trong bản tin Reuters. “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ nhớ và rút ra một số bài học từ lịch sử.”

Còn tờ Nhân Dân Nhật Báo thì có vẻ bớt dữ dằn hơn khi nói rằng, “Hành động chứng tỏ Hà Nội gia tăng quân sự hóa quần đảo Trường Sa, sẽ có tác động tiêu cực đến hòa bình và ổn định ở khu vực.”

Tuy Trung Quốc mới đem lực lượng tới cướp một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1988 sau khi đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm 10 tháng 8 nói rằng, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển chung quanh.” Theo sự tường thuật của tờ Nhân Dân Nhật Báo vốn chỉ là lập lại những lời tuyên truyền cũ.

Dù là kẻ cướp ngày, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn ngang ngược nói, tuy không nêu tên nhưng được hiểu ngầm là nhắm vào Việt Nam, rằng “Trung Quốc chống lại bất cứ hành động chiếm giữ bất hợp pháp một phần nào của các đảo và bãi đá ngầm quần đảo Trường Sa từ bất cứ nước nào, cũng như các hành động xây dựng và triền khai quân sự bất hợp pháp của họ đến đó.”

Trong bài viết của tờ Nhân Dân Nhật Báo, người ta thấy họ liệt kê ra Việt Nam đang “chiếm đóng bất hợp pháp” 29 trong số 50 đảo và bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa. Báo này cáo buộc Việt Nam đã thực hiện các công trình xây dựng và bồi đắp tại 20 nơi của 29 đảo và bãi đá ngầm đó kể từ thập niên 1980 mà tầm mức của các vụ bồi đắp đã gia tăng trong vòng hai năm qua.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo không hung hăng đe dọa như tờ Hoàn Cầu Thời Báo nhưng dẫn lời một chuyên viên nghiên cứu Ðông Nam Á từ Học Viện Khoa Học Xã Hội nói rằng, “Khi củng cố trấn giữ các hòn đảo với các giàn phóng hỏa tiễn, Việt Nam chạy theo cuộc quân sự hóa ở khu vực một cách hung hăng.”

Theo bản tin Reuters hai ngày trước thuật lại nhận định của một số chuyên viên, loại hỏa tiễn mà Việt Nam bí mật mang tới 5 đảo tại Trường Sa rất có thể là Extra mua của Israel.

Loại hỏa tiễn này có tầm bắn lên đến 150km nên có thể trúng phi đạo, các cơ sở quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên một số đảo nhân tạo hiện đang được Bắc Kinh ráo riết hoàn thiện thành những căn cứ khổng lồ tại Trường Sa trong tham vọng khống chế toàn bộ Biển Ðông.

(Người Việt)

Không có nhận xét nào: