Hiện nay mọi người đều bàn về hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì ? Với nhiều người, đó chính là sống khỏe mạnh. Sức khỏe như một quả cầu thủy tinh, một khi rơi xuống là vỡ nát, mà công việc lại như một quả cầu da, sau khi rơi xuống vẫn còn có thể nảy trở về.
Có sức khỏe là có tất cả, cũng như không có sức khỏe tương đương với không có gì. Sức khỏe là con đường một chiều, mỗi một chúng ta cần nên quý trọng.
Từ năm 30 tuổi là bắt đầu dưỡng sức mình. Khỏe mạnh đầu tiên là cần sống được lâu tiếp theo mới đến sống được tốt. Sống được lâu hay không, có chất lượng hay không phần lớn là dựa vào sự hiểu biết và cách nhìn nhận về sự khỏe mạnh cùng với phương thức sinh hoạt hàng ngày của mỗi người.
Hiện nay, người ta thường thực sự lớn tuổi rồi mới quan tâm đến vấn đề dưỡng sức, kỳ thực lúc này đã muộn rồi. Vấn đề dưỡng sức cần phải chú ý ngay từ độ tuổi 30, vì có nhiều thói quen sống được hình thành từ thời thanh niên như hút thuốc, uống rượu. Cho nên hãy chú ý giữ gìn sức khỏe, tạo cho mình lối sống lành mạnh ngay từ lúc còn trẻ chứ đừng đợi đến lúc tuổi già sức yếu mới lo lắng, quan tâm.
Sau đây là 9 lời khuyên hữu ích trong việc giữ gìn sức khỏe cần phải chú ý:
1. Tự mình thực hiện mới mang lại hiệu quả
Phải thực hiện phương châm: “Sáng ăn ngon, trưa ăn no, tối ăn ít”. Nhưng hiện nay nhiều người có thói quen ngược lại đó là buổi sáng ăn qua loa, trưa ăn cho có, buổi tối ăn uống no nê, đây chính là căn nguyên của bệnh tật.
Buổi sáng mà ăn cơm tương đương với uống thuốc bổ, đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày cho nên nhất định phải có đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài món chính ra còn có rau dưa, nước quả, nếu bữa sáng ăn không đầy đủ chất thì bữa trưa và bữa tối cho dù ăn có nhiều mấy cũng sẽ không bổ sung được.
2. Hút thuốc là thói quen gây tác hại nhất thế giới
Người có thói quen hút thuốc sẽ dễ dàng bị viêm khí quản, phù thủng phổi, hư hại tổn thương phổi cuối cùng dẫn đến ung thư phổi, đây là ba nguyên nhân gây tử vong nhanh nhất.
3. Luôn ghi nhớ: “Nước là tính mạng con người”
Mỗi ngày nhất định phải uống ít nhất 8 cốc nước lọc bởi nước được ví như tính mạng con người. Có rất nhiều người chủ quan trong việc uống nước, khi nào khát mới uống, đây là một sai lầm cần khắc phục, phải uống nước thường xuyên không nên để cơ thể cảm thấy khát rồi mới uống.
Vậy uống trà có được không ? Muốn uống trà thì nên uống pha loãng, không nên uống đậm đặc. Đặc biệt các loại đồ uống như trà, cà phê, bia, nước ngọt cũng không thể thay thế được nước lọc.
4. Người chết không phải vì già, không phải vì bệnh mà vì tức chết
Trong cuốn “Hoàng đế nội kinh” ghi rõ rằng: “Giận thương can, hỉ thương tâm, bi thương phổi, ưu tư thương tỳ, sợ hãi thương thận, bách bệnh giai sinh tại khí”. Con người nhất định phải làm chủ cảm xúc của mình, không thể để nó chế ngự bản thân. Luôn nắm giữ và điều khiển được đôi đũa cảm xúc, đó cũng là điều trọng yếu trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe.
5. Đi bộ là phương pháp rèn luyện sức khỏe tốt nhất
Cũng như ăn uống điều độ, đi ngủ đúng giờ giấc thì việc rèn luyện thân thể cũng là một trong những phương pháp tốt cho sức khỏe con người.
Không rèn luyện lsẽ không tốt nhưng nếu rèn luyện quá sức cũng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Tốt nhất mỗi ngày nên tập luyện từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ, rèn luyện có nhiều cách, mà đơn giản nhất là đi bộ, đi khoảng 30 phút là được. Đây cũng là biện pháp kinh tế nhất, đồng thời hiệu quả nhất.
Nhưng đi bộ cũng phải có phương pháp, người trẻ thì đi nhanh dần đều cho đến khi đạt được mức độ 130 bước/phút, nhịp tim 120 nhịp/phút. Tuy nhiên để đạt được mức độ đó cần phải có quá trình tập luyện dần dần và có thời gian để cơ thể thích ứng.
Từ lúc còn trẻ phải kiểm soát cân nặng của mình, một khi lâm vào trạng thái béo phì thì việc giảm cân nói thì dễ hơn làm. Điểm mấu chốt chính là khống chế cái miệng ăn, tăng cường hoạt động tay chân.
6. Một lần say rượu tương đương với một lần bị bệnh viêm gan cấp tính
Có 2 kiểu hại sức khỏe nhất đó là, thứ nhất hút thuốc lá, thứ hai là say rượu.
7. Gia đình không hòa thuận
Có chuyên gia đã nhận định rằng, phần lớn người bị bệnh, 50% – 70% nguyên nhân là đến từ gia đình. Mỗi ngày ầm ĩ một hồi, vài ba ngày tranh cãi một hồi khiến người ta căng thẳng, mệt mỏi. Nếu không ầm ĩ thì sẽ chiến tranh lạnh, thờ ơ, lạnh nhạt, một tuần, nửa tháng khiến người ta ngột ngạt không chịu nổi. Cô độc cũng là một loại tâm lý đáng sợ, so với nghèo túng càng đáng sợ hơn, vợ chồng sống với nhau tình cảm, khỏe mạnh, gắn bó thì sẽ không có cảm giác cô độc, lẻ loi.
Để có một gia đình hòa thuận, vui vẻ cần thực hiện 4 vấn đề:
– Thứ nhất: Tôn kính người già
– Thứ 2: Chăm sóc và giáo dục con cái tốt
– Thứ 3: Xử lý tốt mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu
– Thứ 4: Vợ chồng yêu thương tôn trọng lẫn nhau, đây là vấn đề chủ yếu nhất của một gia đình hòa thuận.
Như vậy làm thế nào để vợ chồng yêu thương, tôn trọng lẫn nhau ? Đó là phải thực hiện 8 nguyên tắc: Tôn trọng, yêu thương, tin tưởng, giúp đỡ, an ủi, khuyến khích, nhường nhịn, thương lượng. Mỗi người có tính tình khác nhau cũng như tật xấu khác nhau, vì vây cần phải hiểu và nhắc nhở chính mình rằng “Thôi cứ theo ý chồng/vợ đi, miễn sao anh ấy/cô ấy vui vẻ là được rồi”.
8. Muốn sống khỏe mạnh thì mỗ ngày phải thực hiện được 7 điều sau:
1. Nhất định ăn 3 bữa cơm
2. Ngủ đủ 8 tiếng
3. Vận động 30 phút
4. Vui vẻ tươi cười làm cho thể xác và tinh thần khỏe mạnh
5. Đặc biệt mỗi ngày phải đi tiêu một lần
6. Gia đình hòa thuận
7. Không hút thuốc, không uống rượu
Hãy bắt đầu để trở nên khỏe mạnh mỗi ngày từ hôm nay, mỗi ngày khỏe mạnh là cả đời khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, cũng cần ghi nhớ câu nói: “Có thể ăn có thể uống chưa chắc đã khỏe, biết cách ăn, biết cách uống mới là khỏe mạnh. Ăn uống hồ đồ sẽ rước họa vào thân”. “Dùng bụng ăn cơm cầu no ấm, dùng miệng ăn cơm cầu hưởng thụ, dùng đầu ăn cơm là cầu sức khỏe”.
Đồng thời thực hiện triệt để phương châm: “Bữa sáng ăn như hoàng đế, bữa trưa ăn như vị đại thần, bữa tối ăn như kẻ ăn mày”.
9. Luôn ghi nhớ một nguyên tắc: Trong mỗi bữa ăn, thực vật chiếm 80%, thịt động vật chỉ chiếm 20%.
Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người làm ngược lại, thức ăn thiên về động vật chiếm phần lớn bữa ăn, dẫn đến rất nhiều loại bệnh tật phổ biến như: béo phì, tiểu đường, tim mạch, phong thấp ….
Có rất nhiều người không có thói quen ăn hoa quả. Hãy nhớ, mỗi ngày cần phải ăn 2 đến 4 loại hoa quả, 3 đến 5 loại rau củ, như vậy sẽ tăng cường khả năng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, đây cũng là phương pháp dinh dưỡng của thế kỷ 21. Hãy biết quý trọng sinh mệnh của mình bằng cách từ ngay hôm nay, tạo cho mình thói quen lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày.
Đức Hạnh, theo Ilife99.com
Để “Thái cực” trong nhà sinh phú quý, có 7 điều kiêng kỵ không thể bỏ qua!
Đồ đạc trong nhà được bố trí xinh đẹp, mọi người trong nhà sum vầy hòa thuận, cuộc sống vô cùng hòa hợp, đây mới gọi là thực sự hoàn hảo nhất. Để được như vậy, không thể không chú ý đến “Thái cực” trong ngôi nhà.
Là người thì có linh hồn, là vật tất có Thái cực. Thái cực là gì? “Trong “Kinh Dịch” đã nói, Thái cực là có, là bắt đầu, là khởi điểm, là hết thảy lý, khí, số, giống như nguồn suối. Tựa như linh hồn là quan trọng nhất đối với con người. Thái cực của ngôi nhà tồn tại như thế nào? Trên thực tế, nó chính là trung tâm của ngôi nhà. Đây theo phong thủy được gọi “huyệt nhãn”, là điểm ngưng tụ sinh khí, đại biểu cho linh hồn.
Nếu như đem chỗ ở so sánh với thân thể người, thì trung tâm của ngôi nhà tựa như trái tim người, là khí quan trọng yếu nhất của thân thể. Cho nên, bài trí chỗ ở cần phải cực kỳ thận trọng.
Đa số các phong thủy nhà ở đã chứng minh: Chỗ ở không có trung tâm, tựa như con người không có linh hồn.
Cụ thể, trung tâm của ngôi nhà bài trí không đúng phong thủy, sẽ có những biểu hiện dưới đây:
1. Gia đình thiếu hụt người tâm phúc
Biểu hiện đầu tiên, có lẽ là bề ngoài có vẻ phồn hoa, nhưng không đủ lực gia trì. Bởi vì thành viên gia đình, không nhất trí mục tiêu, lại thường chia rẽ nhau. Loại tình huống này, thường thường là do trong nhà thiếu hụt nhân vật chủ sự và đảm đương.
2. Thành viên trong gia đình bất hòa
Bởi vì trung tâm của ngôi nhà, là hội tụ từ năng lượng bốn phương tám hướng vận hóa trong gia đình, có chức năng điều chế và phân phối. Khuyết thiếu trung tâm ngôi nhà, năng lượng khắp nơi tự do làm theo ý mình, không thế nào thống nhất cân đối. Đối với thành viên trong gia đình ảnh hưởng cũng giống như thế, từng người làm việc riêng lẻ, không có sự hợp lực. Cứ thế mãi, tất sẽ gặp mâu thuẫn và xung đột, không có hiệp đồng, hình thành mối bất hòa.
3. Thành viên gia đình nhiều tai họa
Nhất là người nam trong gia đình dễ dàng mắc bệnh, hoặc là công tác sự nghiệp nhiều chỗ sơ suất, hoặc gặp sự việc ngoài ý muốn, hoặc là không có uy nghiêm, không thể trở thànhngười chủ lực trong nhà.
4. Gia phong trở nên bất chính
Không có trung tâm, cũng nói rõ gia đình không có nền nếp; trong nội bộ gia đình không có tôn ti, không có trật tự, không có tiêu chuẩn phân biệt thị phi. Cứ thế mãi, sẽ khiến cho trưởng bối không được kính trọng, gia phong không tốt.
Phong thủy cho rằng, một ngôi nhà, nhất định phải có trung tâm, bố cục của trung tâm ngôi nhà cần phải đúng phong thủy.
Vì vậy, tại vị trí trung tâm ngôi nhà, cần chú 7 phương diện dưới đây:
1, Giữa nhà không nên bài trí vật nặng
2, Giữa nhà không nên bố trí cầu thang
Bởi vì, trên cầu thang có hành lang, lối đi. Một là, hây tiếng động làm náo loạn “Hoàng cực vị”, khiến cho “Hoàng cực vị” mất đi sự tôn nghiêm và yên tĩnh; hai là, sẽ chiếm cứ của “Hoàng cực vị” rất nhiều không gian, khiến cho mọi người sống trong nhà cảm thấy bức bách, cảm giác bị đè nén lên.
3, Giữa nhà không nên làm phòng bếp, buồng vệ sinh và gian giữ đồ
Bởi vì, nhà bếp, nhà vệ sinh tất nhiên sẽ dùng đến nước, lửa, hơn nữa sẽ sinh ra không ít dơ bẩn, ẩm ướt, thậm chí mùi khó chịu; đối với “Hoàng cực vị” là phá hủy và bất kính.
4, Trung tâm ngôi nhà không nên dùng làm sân vườn
Cổ nhân cho rằng: “Sân vườn thông thiên”. Bởi vì vậy, “sân vườn” là có thể lấy hết năng lượng của “huyệt nhãn”, là tối kỵ trong phong thủy.
5, Giữa nhà không nên để những đồ không dùng
Không dùng, tức là những đồ vô dụng, để đó không dùng. Vừa lãng phí không gian ngôi nhà, đồng thời cũng ảnh hưởng đến “Hoàng cực vị”. Ám chỉ người trong sự nghiệp, hoặc trong công tác không được xã hội thừa nhận, không được thượng cấp quan tâm, cấp dưới quan trọng.
6, Giữa nhà không nên bài trí đồ trang sức có năng lượng âm
Bởi vì, trung tâm của ngôi nhà là nơi phân phối năng lượng, những vật phẩm trang sức âm tính, đại biểu cho âm khí, sẽ khiến năng lượng âm này phân bố khắp phòng. Đồng thời, trung tâm của ngôi nhà cũng là nơi dương khí vượng nhất, là có chức năng sinh dưỡng; nếu ở đây lại bài trí bể nước, chậu cá và các vật âm tính khác, sẽ khiến chức năng này giảm đi.
7, Không nên chọn kiểu nhà chữ “L”
Bởi vì ngôi nhà hình chữ “L” thì trung tâm sẽ lộ ở bên ngoài, tương đương với “Hoàng cực vị” bị trống rỗng. Đây là điều thiếu sáng suốt, khiến năng lượng cân đối trong nhà bị phá hư.
Trung tâm nhà ở bố trí hợp lý, tốt nhất là áp dụng những phương thức sau đây:
1, Bài trí phòng khách
Trong một gia đình, nơi mà người cả nhà sum vầy và dùng nhiều nhất chính là phòng khách. Vì vậy bài trí phòng khách ở trung tâm ngôi nhà là nơi lý tưởng nhất, thích hợp để cả nhà đoàn tụ, trò chuyện với nhau…
2, Làm phòng khách của trưởng lão, văn phòng hoặc thư phòng
“Hoàng cực vị” tượng trưng cho địa vị, cho nên thích hợp cho bậc trưởng lão, trưởng bối cư ngụ ở nơi này, không nên để trẻ nhỏ ở.
Bởi vì, “Hoàng cực vị” – trung tâm của ngôi nhà là nơi biểu tượng cho địa vị và quyền thế, vậy nên cũng là nơi thích hợp cho bậc trưởng lão, trưởng bối tôn kính trong nhà cư ngụ. Điều này cũng là củng cổ cho gia phong và nền nếp trong gia đình.
Đương nhiên, nếu như bài trí phòng khách, cần cân nhắc đến việc bài trí sao cho là nơi nghỉ ngơi thoải mái dễ chịu cho mọi người trong nhà. Vì vậy, vị trí trung tâm, tốt nhất là rộng hơn một chút, hơn nữa cần thông thoáng. Hơn nữa, các đồ đạc như TV, ghế sô-pha… cũng phải bài trí một cách hợp lý.
Ghi chú: Theo phong thủy, coi chỗ sinh khí và vượng khí trong nhà gọi là “Hoàng cực vị”. Thông thường, “Hoàng cực vị” là nơi vị trí trung tâm, là nơi có phong thủy tốt nhất.
Bảo An, theo secretchina.com
Là người thì có linh hồn, là vật tất có Thái cực. Thái cực là gì? “Trong “Kinh Dịch” đã nói, Thái cực là có, là bắt đầu, là khởi điểm, là hết thảy lý, khí, số, giống như nguồn suối. Tựa như linh hồn là quan trọng nhất đối với con người. Thái cực của ngôi nhà tồn tại như thế nào? Trên thực tế, nó chính là trung tâm của ngôi nhà. Đây theo phong thủy được gọi “huyệt nhãn”, là điểm ngưng tụ sinh khí, đại biểu cho linh hồn.
Nếu như đem chỗ ở so sánh với thân thể người, thì trung tâm của ngôi nhà tựa như trái tim người, là khí quan trọng yếu nhất của thân thể. Cho nên, bài trí chỗ ở cần phải cực kỳ thận trọng.
Đa số các phong thủy nhà ở đã chứng minh: Chỗ ở không có trung tâm, tựa như con người không có linh hồn.
Cụ thể, trung tâm của ngôi nhà bài trí không đúng phong thủy, sẽ có những biểu hiện dưới đây:
1. Gia đình thiếu hụt người tâm phúc
Biểu hiện đầu tiên, có lẽ là bề ngoài có vẻ phồn hoa, nhưng không đủ lực gia trì. Bởi vì thành viên gia đình, không nhất trí mục tiêu, lại thường chia rẽ nhau. Loại tình huống này, thường thường là do trong nhà thiếu hụt nhân vật chủ sự và đảm đương.
2. Thành viên trong gia đình bất hòa
Bởi vì trung tâm của ngôi nhà, là hội tụ từ năng lượng bốn phương tám hướng vận hóa trong gia đình, có chức năng điều chế và phân phối. Khuyết thiếu trung tâm ngôi nhà, năng lượng khắp nơi tự do làm theo ý mình, không thế nào thống nhất cân đối. Đối với thành viên trong gia đình ảnh hưởng cũng giống như thế, từng người làm việc riêng lẻ, không có sự hợp lực. Cứ thế mãi, tất sẽ gặp mâu thuẫn và xung đột, không có hiệp đồng, hình thành mối bất hòa.
3. Thành viên gia đình nhiều tai họa
Nhất là người nam trong gia đình dễ dàng mắc bệnh, hoặc là công tác sự nghiệp nhiều chỗ sơ suất, hoặc gặp sự việc ngoài ý muốn, hoặc là không có uy nghiêm, không thể trở thànhngười chủ lực trong nhà.
4. Gia phong trở nên bất chính
Không có trung tâm, cũng nói rõ gia đình không có nền nếp; trong nội bộ gia đình không có tôn ti, không có trật tự, không có tiêu chuẩn phân biệt thị phi. Cứ thế mãi, sẽ khiến cho trưởng bối không được kính trọng, gia phong không tốt.
Phong thủy cho rằng, một ngôi nhà, nhất định phải có trung tâm, bố cục của trung tâm ngôi nhà cần phải đúng phong thủy.
Vì vậy, tại vị trí trung tâm ngôi nhà, cần chú 7 phương diện dưới đây:
1, Giữa nhà không nên bài trí vật nặng
2, Giữa nhà không nên bố trí cầu thang
Bởi vì, trên cầu thang có hành lang, lối đi. Một là, hây tiếng động làm náo loạn “Hoàng cực vị”, khiến cho “Hoàng cực vị” mất đi sự tôn nghiêm và yên tĩnh; hai là, sẽ chiếm cứ của “Hoàng cực vị” rất nhiều không gian, khiến cho mọi người sống trong nhà cảm thấy bức bách, cảm giác bị đè nén lên.
3, Giữa nhà không nên làm phòng bếp, buồng vệ sinh và gian giữ đồ
Bởi vì, nhà bếp, nhà vệ sinh tất nhiên sẽ dùng đến nước, lửa, hơn nữa sẽ sinh ra không ít dơ bẩn, ẩm ướt, thậm chí mùi khó chịu; đối với “Hoàng cực vị” là phá hủy và bất kính.
4, Trung tâm ngôi nhà không nên dùng làm sân vườn
Cổ nhân cho rằng: “Sân vườn thông thiên”. Bởi vì vậy, “sân vườn” là có thể lấy hết năng lượng của “huyệt nhãn”, là tối kỵ trong phong thủy.
5, Giữa nhà không nên để những đồ không dùng
Không dùng, tức là những đồ vô dụng, để đó không dùng. Vừa lãng phí không gian ngôi nhà, đồng thời cũng ảnh hưởng đến “Hoàng cực vị”. Ám chỉ người trong sự nghiệp, hoặc trong công tác không được xã hội thừa nhận, không được thượng cấp quan tâm, cấp dưới quan trọng.
6, Giữa nhà không nên bài trí đồ trang sức có năng lượng âm
Bởi vì, trung tâm của ngôi nhà là nơi phân phối năng lượng, những vật phẩm trang sức âm tính, đại biểu cho âm khí, sẽ khiến năng lượng âm này phân bố khắp phòng. Đồng thời, trung tâm của ngôi nhà cũng là nơi dương khí vượng nhất, là có chức năng sinh dưỡng; nếu ở đây lại bài trí bể nước, chậu cá và các vật âm tính khác, sẽ khiến chức năng này giảm đi.
7, Không nên chọn kiểu nhà chữ “L”
Bởi vì ngôi nhà hình chữ “L” thì trung tâm sẽ lộ ở bên ngoài, tương đương với “Hoàng cực vị” bị trống rỗng. Đây là điều thiếu sáng suốt, khiến năng lượng cân đối trong nhà bị phá hư.
Trung tâm nhà ở bố trí hợp lý, tốt nhất là áp dụng những phương thức sau đây:
1, Bài trí phòng khách
Trong một gia đình, nơi mà người cả nhà sum vầy và dùng nhiều nhất chính là phòng khách. Vì vậy bài trí phòng khách ở trung tâm ngôi nhà là nơi lý tưởng nhất, thích hợp để cả nhà đoàn tụ, trò chuyện với nhau…
2, Làm phòng khách của trưởng lão, văn phòng hoặc thư phòng
“Hoàng cực vị” tượng trưng cho địa vị, cho nên thích hợp cho bậc trưởng lão, trưởng bối cư ngụ ở nơi này, không nên để trẻ nhỏ ở.
Bởi vì, “Hoàng cực vị” – trung tâm của ngôi nhà là nơi biểu tượng cho địa vị và quyền thế, vậy nên cũng là nơi thích hợp cho bậc trưởng lão, trưởng bối tôn kính trong nhà cư ngụ. Điều này cũng là củng cổ cho gia phong và nền nếp trong gia đình.
Đương nhiên, nếu như bài trí phòng khách, cần cân nhắc đến việc bài trí sao cho là nơi nghỉ ngơi thoải mái dễ chịu cho mọi người trong nhà. Vì vậy, vị trí trung tâm, tốt nhất là rộng hơn một chút, hơn nữa cần thông thoáng. Hơn nữa, các đồ đạc như TV, ghế sô-pha… cũng phải bài trí một cách hợp lý.
Ghi chú: Theo phong thủy, coi chỗ sinh khí và vượng khí trong nhà gọi là “Hoàng cực vị”. Thông thường, “Hoàng cực vị” là nơi vị trí trung tâm, là nơi có phong thủy tốt nhất.
Bảo An, theo secretchina.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét