Đây là bức thư ngỏ do Phạm Viết Đào công bố trên blog cá nhân; Sau bức thư ngỏ này, Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã thảo đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với nội dung giống như được đề cập trong Thư...
Kết cục của vụ khởi kiện này, Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã bị kết tội: Chống nhà nước và bị kết án 6 năm tù...
Thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2009
Thưa ông Bộ trưởng
Tôi và cử tri cả nước
đã chăm chú đọc bản báo cáo này với tinh thần trách nhiệm, thiện chí muốn tìm
được tiếng nói chung ngõ hầu giải toả, làm tan đi những lo lắng băn khoăn mà
bấy lâu nay các phương tiện thông tin đại chúng, bằng những thông tin nhiều
chiều làm cho không ít người lo toan đến sinh mệnh của dân tộc, sự an toàn của
môi trường và túi tiền của dân cảm thấy bất an về cái dự án do Tập đoàn Công
nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam là chủ đầu tư.
Tôi xin đi thẳng vào
những điểm mà theo chúng tôi chính văn bản mà ông đã ký có mâu thuẫn bên trong
văn bản, mâu thuẫn với quy trình làm việc của bộ máy Chính phủ mà ông là thành
viên; mâu thuẫn và trái với các quy định hành chính, luật pháp đã ban hành và
đang có hiệu lực...
1/ Trích dẫn mâu thuẫn 1 từ BC 91:
Việc lập, thẩm định
và trình duyệt Dự án quy hoạch đã đảm bảo quy trình chặt chẽ, công khai và phù
hợp quy định hiện hành. Tuy chưa có một Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược
(ĐCM) riêng (do tại thời điểm xây dựng quy hoạch năm 2005-2006 chưa có hướng
dẫn cụ thể về nội dung và kinh phí lập ĐCM), nhưng trong dự án Quy hoạch đã đề
cập nội dung cơ bản của ĐCM và việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch là
đảm bảo đúng Luật...
Rút từ Biên khảo gần 1000 trang:
VỊ XUYÊN & THÊ SỰ VIỆT-TRUNG
Một dự án lớn như Dự
án khai thác bauxite Tây Nguyên đã được phê duyệt quy hoạch khai thác, đã ký
vốn đầu tư hàng tỷ USD, đã mời nhà thầu nước ngoài vào thi công khi chưa có
đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM) do thiếu kinh phí, (mua được con trâu
thiếu tiền tậu dây thừng) mà ông đảm bảo việc duyệt này là đúng luật và chặt
chẽ thì xin chịu ông. Ông chỉ có thể lập luận điều này đối với cán bộ trong Bộ
Công thương, còn trước Quốc hội, lập luận này chứng tỏ việc phê duyệt dự án này
là sai quy trình ?
Phê duyệt một dự án
khai thác khoáng sản chỉ đúng quy trình khi các tiêu chí trên đều đạt điểm tối
ưu, lợi nhiều hơn hại thì mới triển khai trình phê duyệt dự án khai thác. Phê
duyệt dự án rồi mới tiến hành thiết kế, lập dự toán, tổ chức đấu thầu chọn nhà thầu
thi công. Làm như vậy Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Công thương xưa nay vẫn lập và
phê duyệt quy hoạch theo một quy trình ngược như vậy hay sao?
BC - 91 ghi: “Trong
quá trình lập, thẩm định và trình duyệt Quy hoạch, Bộ Công nghiệp trước đây và
sau này là Bộ Công Thương đã chỉ đạo tổ chức nhiều cuộc hội thảo với sự tham
gia của các bộ, ngành và địa phương liên quan và một số nhà sản xuất alumin và
nhôm lớn trên thế giới. Quy hoạch đã được gửi lấy ý kiến góp ý chính thức của
các bộ, ngành và địa phương liên quan, đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
thẩm định, góp ý và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”...
Các Bộ ngành là Bộ
nào? Bộ Công thương có gửi cho Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch hay Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội thì họ xem và góp ý sao được? Còn Bộ Kế hoạch Đầu tư thì
đương nhiên việc gì phải kể và thông tin này hoàn toàn không có ý nghĩa?
Hiện nay chưa có ĐCM
để đánh giá môi trường, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV)
đã ký hợp đồng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào xây dựng nhà máy. Vậy nếu
báo cáo môi trường khẳng định rằng việc khai thác này hại nhiều hơn lợi thì các
vị có dừng dự án như trường hợp ông Võ Nguyên Giáp cho kéo pháo ra trong chiến
dịch Điện Biên Phủ và bồi thường cho các nhà thầu Trung Quốc? Làm sao mà ông Phạm
Khôi Nguyên, Bộ trưởng dám ký một báo cáo để rồi ông Nguyễn Tấn Dũng phải huỷ
chữ ký của mình?
a/ Về môi trường:
Chúng tôi đã nghe ông
Phạm Khôi Nguyên, ông Lê Quang Bình căn cứ vào tham mưu của các chuyên gia
khẳng định là giữ được an toàn; tôi không tin các ông có chuyên môn sâu về lĩnh
vực này, các ông chỉ nói dựa theo ý người khác?
Về nguyên tắc, về lý
thuyết, về công nghệ chúng ta tin có thể tìm được các giải pháp kỹ thuật để hạn
chế tối đa tác hại của việc khai thác bauxite ảnh hưởng tới môi trường sinh
thái kể cả địa bàn đặc thù như Tây Nguyên. Điều này không cần các chuyên gia ai
cũng đều tin là có khả năng đó về mặt lý thuyết, về mặt công nghệ.
Cũng như về nguyên
tắc, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam nếu được Trung Quốc cho
vay nhiều tiền cũng có thể đầu tư chế tạo tàu con thoi để đưa người lên
mặt trăng. Thậm chỉ không ai dám gạt các ông Phạm Khôi Nguyên, Vũ Huy Hoàng, Lê
Dương Quang, Đoàn Văn Kiển… ra khỏi danh sách các nhà du hành thám hiểm mặt
trăng trong một tương lai gần. Người Mỹ đã lên, người Nga đã lên, người Trung
Quốc sắp lên, Việt Nam đánh thắng Mỹ lý gì không lên được? Vấn đề là lên như
thế nào và lên để được cái gì hay chỉ mang đi mang về mấy cái xô bèo hoa dâu
như dạo nọ?
Các vị đảm bảo bùn đỏ
không đáng ngại, có thể kiểm soát, có thể sử dụng làm gạch chịu lửa, làm xi
măng thậm chí các vị có tưởng tượng ra rằng: Bùn đỏ Tây Nguyên có trữ lượng
vàng kim cương cao chỉ cần thêm ít hoá chất và nhập ít công nghệ để luyện ra
được vàng và kim cương thì về nguyên tắc, về mặt công nghệ, kỹ thuật không ai
lại đi bác các vị. Đối với những ai hiểu khoa học kỹ thuật chỉ có thể đặt ra
câu hỏi: Thời gian hoàn thành và giá thành chứ không ai dám bảo không làm
được?!
Chúng tôi khẳng định
rằng khi các ông trong đoàn Quốc hội nghe các nhà khai thác bauxite Sec và
Autralia nói bùn đỏ không đáng sợ đâu, là người ta nói trong điều kiện, kỹ
thuật, con người, địa bàn của người ta. Chiếc xe đạp Thống Nhất xưa chắc là
phải khác với cái xe Favorit về độ bền và độ an toàn. Còn chưa kể địa bàn chứa
các quả bom hoá chất - bùn đỏ nằm trên độ cao từ 500 m trở lên khác với các hồ
chứa nằm ở bình địa hay giữa sa mạc, trên bình nguyên...
Về phương diện kỹ
thuật, công nghệ trên lý thuyết giải quyết nó là có thể. Điều mà chúng tôi lưu
ý ông Bộ trưởng là ông và chúng tôi đang sống tại cái xứ sở nơi mà nền tảng
luật pháp có thể tạo điều kiện cho cả “đàn voi có thể chui lọt lỗ kim”? Do vậy
nếu không được đặt lên bàn mọi thứ thì Chính phủ do sự tham mưu của Bộ Công
thương sẽ tiến hành những quyết sách sai, mang tội với hậu thế?
b/ Nói đến khai thác bauxite
Tây Nguyên trước hết phải nói đến nguồn nước và ảnh hưởng của nước thải ra môi
trường:
Trong báo cáo của ông
Lê Dương Quang tại trang 7 viết: Dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều dùng 100 % nước
mặt không khai thác nước ngầm, đối với một nhà máy có công suất 0,6 triệu tấn
phải cần lượng nước là 28 triệu m3/năm; trong khi đó hồ chứa Cai
Bảng theo tính toán chỉ chứa được 17,2 triệu m3 được non nửa.
Đối với dự án Nhân Cơ
thì việc tôn hai đập tạo được hồ có sức chứa 21,8 triệu m3. Như vậy
cả 2 hệ thống hồ này chì chứa lượng nước đáp ứng được già nửa lượng nước của 2
dự án này; ở đây các vị giải thích sẽ chờ lượng nước tuần hoàn.
Xin thưa Tây Nguyên
có hai mùa: mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa hồ chỉ chứa được như vậy không thể hơn,
trong khi đó thì Tây Nguyên có những năm mà đến nước trồng cafe còn không đủ, hồ
sông khô cạn trơ đáy vậy thì hai nhà máy này lấy nước dự trữ ở đâu dùng hay chỉ
hoạt động có nửa năm?
Nếu sông Mê Kông chảy qua Tây Nguyên thì
chúng tôi không đưa vấn đề cấp nước cho dự án, nhưng địa bàn đặc thù nơi sông
suối có độ dốc cao như Tây Nguyên nên chúng tôi buộc lòng phải lưu ý ông Bộ
trưởng điều này.
Ngay cả sông Mê Kông hiện Trung Quốc đã cho
xây chặn từ nguồn một cái đập cao 292 m, không biết ông Bộ trưởng đã đọc thông
tin này chưa? Do vậy trong tương lai, nguồn nước sông này cũng không dồi dào
như chúng ta vẫn tưởng đâu, kể cả sông Mê Kông?
2/ Lập luận chung chung, mơ hồ, lắt léo
“Trên cơ sở trữ lượng, chất lượng tài nguyên bauxite của nước ta cũng
như nhu cầu và thị trường nhôm, alumin trên thế giới, có thể khẳng định: Việt
Nam có đủ điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến bauxite.
Nếu được phát triển một cách bền vững, sẽ đáp ứng được nhu cầu trong nước và
xuất khẩu trong một thời gian dài. Việc triển khai các dự án thăm dò, khai thác
bauxite, chế biến alumin tại Tây Nguyên là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên trước mắt và lâu dài là chủ
trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ Đại hội IX cho đến Đại hội X...”
Nếu đoạn này được đưa
vào một báo cáo chính trị tại hội nghị Ban chấp hành trung ương theo chúng tôi
cũng có thể khả dĩ chấp nhận. Theo quy định của Hiến pháp thì Đảng lãnh đạo Nhà
nước bằng chủ trương, đường lối trong khuôn khổ luật pháp hiện hành, Đảng không
làm thay, không cầm tay chỉ việc Nhà nước, Chính phủ, Tập đoàn kinh tế A, B, C
phải đi đào than ở tỉnh này, phải đi khai thác bauxite ở địa điểm kia. Mặc dù
vậy nếu là báo cáo cho Đảng cũng phải đảm bảo trong đó có các dữ liệu cần thiết
và khoa học, để Đảng không chỉ nhầm đường hay chỉ cho các Tổng Công ty đi vào
những con đường nguy hiểm, phải trả giá đắt, phí tiền dân...
Trong BC-91 ông Bộ
trưởng cho biết: Các nước có tài nguyên bauxite đều phát triển trở thành một
ngành công nghiệp lớn của đất nước. Thế giới đã có 100 năm phát triển ngành
công nghiệp nhôm mà theo các nghiên cứu cho đến nay thì chưa có vật liệu nào
thay thế được. Trong những năm gần đây, do nhu cầu nhôm tăng mạnh dẫn đến tăng
nhu cầu alumin trên thế giới.
Viết một cách chung
chung và đại ngôn như trên thì nhằm giải quyết được điều gì, nếu không muốn nói
là tung hoả mù?
Xin hỏi ông Bộ
trưởng: Ông có chắc rằng chưa có vật liệu nào thay thế được nhôm không? Tôi có
một nguồn tư liệu khác và trong nhiều ý kiến phản biện người ta đều khẳng định
điều ngược lại với kết luận của ông Bộ trưởng, ông nghĩ sao? Hay ông dùng quyền
Bộ trưởng của mình để sử dụng tiền, bộ máy nhà nước để thực hiện ý chí của ông?
Theo số liệu trong
BC-91 thì cả đời dự án các ông tính giá thành 362 USD/tấn; hiện nay giá đương
là 1426 USD/ tấn; theo tôi các ông tính như vậy vẫn là tính theo kiểu cua trong
lỗ, vịt giời dưới hồ. Chúng tôi có số liệu khác, theo tính toán 10 năm nữa giá
nhôm thị trường bão hoà chỉ xuống 250 USD/ tấn thì ông nghĩ sao? Bởi do tính
năng hoá lý của kim loại này không nhiều ưu điểm và quý hiếm hơn các loại khác
nên nó sẽ bị giảm giá trị dần? Thị trường đâu có chiều theo ý chí của ông và
của tôi, chưa kể rủi ro...
Xin hỏi ông Bộ
trưởng: Nếu nhu cầu tăng tại sao giá nhôm lại giảm 30 % trong vài năm nay, theo
số liệu của BC-91, sự giảm sút này có trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế,
trong khi đó thì các loại vật liệu khác như thép, xi măng và nhiều kim loại
khác giá lại không giảm? Để tỏ ra mình thông thạo thị trường ông viết tiếp đoạn
sau đây: “Quy hoạch được lập trong bối
cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đang trong giai đoạn tăng trưởng, nhu cầu
và giá cả sản phẩm nhôm và alumin cao và tăng liên tục, các đối tác hợp tác đầu
tư đều thể hiện mong muốn bao tiêu sản phẩm alumin. Mặc dù Quy hoạch đã phân
tích, dự báo diễn biến của thị trường song trước tình hình cuộc khủng hoảng tài
chính - kinh tế toàn cầu hiện nay thì sơ bộ thấy rằng về số lượng và sản lượng
các dự án alumin đưa ra có phần thiên cao, cần phải được rà soát, đánh giá lại...”
Ơ kìa, sao lại nói
nước đôi như vậy, một báo cáo của Chính phủ cơ mà? Sao ông Bộ trưởng lại phát
biểu khôn vậy? Phải khẳng định ông nói nước đôi, lấp lửng để ông đẩy sang cho
Quốc hội quyết, sau này có chuyện gì ông thanh minh đã tham mưu cho Quốc hội
rồi.
Phải tinh ý mới hiểu
hết được những ẩn ý hàm súc sau những câu chữ mềm mại kia, Ông Bộ trưởng Vũ Huy
Hoàng đã tìm ngõ ngách chuồn rồi? Tại sao các ông không công khai minh bạch và
dám chịu trách nhiệm! Còn nếu căn cứ vào đoạn văn trên nếu thất bại ông vẫn còn
có chỗ để thanh minh: Do Quốc hội quyết chứ chúng tôi đã đề ra hai phương án,
hai khả năng kia mà?
P.V.Đ
Rút từ Biên khảo gần 1000 trang:
VỊ XUYÊN & THÊ SỰ VIỆT-TRUNG
Bạn đọc có nhu cầu chia sẻ xin liên hệ với tác giả:
Email: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT: 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét