FORMOSA NGHĨ NỖI SAU NÀY ( 70 NĂM) MÀ KINH ?
( Lẩy Kiều-Nguyễn Du )
Bùi Cách Tuyến - nguyên Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường:
“Mình chuyên môn về lĩnh vực môi trường, mình khuyên nhưng họ không nghe thì làm gì nào?” - ông tâm sự. Ông cũng thừa nhận có nhiều chuyện khó nói cũng như “có những nhóm lợi ích ghê gớm và tôi chỉ là thầy giáo đại học không dính tới những nhóm lợi ích ghê gớm đó”.
Ngoài vấn đề gật đầu cho Formosa xả thải ra biển, trách nhiệm của Bộ TNMT cũng như Sở TNMT trong việc giám sát dự án này xả thải cũng được ông đưa ra bởi đã từng có nhiều đoàn đi kiểm tra Formosa nhưng không thấy gì. Cựu thứ trưởng này đề cập tới các lỗ hổng trong quản lý và cho biết trách nhiệm liên quan tới việc giám sát Formosa là của bộ mà cụ thể là Tổng cục Môi trường...
TS Nguyễn Khắc Kinh- nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường thừa nhận một thực tế “oái oăm” ở Bộ TNMT rằng:
“Nhiều cái không bằng lòng lắm nhưng cuối cùng cũng cho qua, lý do là trình độ, sức ép về kinh tế là một phần, nhưng cơ bản là “sự gửi gắm” của “ông to, bà lớn” yêu cầu châm chước cho các dự án, khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà… thành ra các sở không dám làm “găng” và quan trọng hơn cả là đơn vị đứng ra thẩm định không có trình độ tương xứng”.
Cũng trong hội thảo ấy, ông Kinh bật mí là các bản đánh giá môi trường “30% cắt dán, 70% thẩm định sai” và “chính cách làm thiếu trung thực và không đúng thực tế dẫn đến dự báo sai, đương nhiên sẽ “đẻ” ra thảm họa cho môi trường”. ..
TS Nguyễn Khắc Kinh- nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường thừa nhận một thực tế “oái oăm” ở Bộ TNMT rằng:
“Nhiều cái không bằng lòng lắm nhưng cuối cùng cũng cho qua, lý do là trình độ, sức ép về kinh tế là một phần, nhưng cơ bản là “sự gửi gắm” của “ông to, bà lớn” yêu cầu châm chước cho các dự án, khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà… thành ra các sở không dám làm “găng” và quan trọng hơn cả là đơn vị đứng ra thẩm định không có trình độ tương xứng”.
Cũng trong hội thảo ấy, ông Kinh bật mí là các bản đánh giá môi trường “30% cắt dán, 70% thẩm định sai” và “chính cách làm thiếu trung thực và không đúng thực tế dẫn đến dự báo sai, đương nhiên sẽ “đẻ” ra thảm họa cho môi trường”. ..
Vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang
Trong những ngày qua, dư luận liên tục đặt câu hỏi về trách nhiệm của các bộ ngành liên quan khi phê duyệt siêu tốc mở toang cửa đón Formosa vào Việt Nam mà gần như quên mất câu chuyện ai phải chịu trách nhiệm khi gật đầu cho Formosa xả thải ra biển cũng như lơ là giám sát để hàng nghìn tấn chất độc ngang nhiên thải ra biển.
Gật đầu cho Formosa xả thải
Ngồi vào vị trí đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từ tháng 12.2010, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang có thể hoàn toàn vô can trong việc phê duyệt dự án Formosa vào Việt Nam năm 2008. Tuy nhiên, vấn đề cho phép siêu dự án này xả thải thẳng ra biển thay vì ra sông như giấy phép ban đầu cũng như quá trình giám sát về những loại chất thải mà Formosa đưa ra biển lại thuộc nhiệm kỳ 5 năm của vị cựu bộ trưởng này.
Trên thực tế, ngày 14.7.2014, Formosa có văn bản gửi Bộ TNMT xin cho xây dựng đường ống xả thải ra biển và hơn 1 tháng sau, ngày 26.8.2014, Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển. Như vậy, Bộ TNMT chỉ cần hơn 1 tháng để hoàn tất mọi thủ tục từ kiểm tra, tới điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) của Formosa.
Ngày 25.7, trao đổi với PV, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng việc thẩm định hồ sơ Formosa năm 2008 thuộc trách nhiệm của ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường lúc bấy giờ, vì ông đã uỷ quyền cho ông Tuyến phụ trách vấn đề này. Do đó, ông từ chối trả lời các câu hỏi liên quan tới việc cấp các loại giấy phép cho dự án Formosa. Sau khi chuyển toàn bộ trách nhiệm cho thuộc cấp là ông Bùi Cách Tuyến, ông Quang hiện đã tắt máy để từ chối trả lời các câu hỏi liên quan tới mình.
Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường, người được cho là phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan tới việc gật đầu cho Formosa xả thải ra biển - khẳng định việc chấp thuận đưa Formosa vào Việt Nam cũng như cho dự án này xả thải ra biển là chủ trương của Ban cán sự Đảng, trong đó có nhiều người chứ không riêng mình ông. Đây là trách nhiệm chung của Ban cán sự Đảng Bộ TNMT thời kỳ đó, ông Tuyến nhận định dù thừa nhận ông là người trực tiếp ký cho phép Formosa xả thải ra biển.
“Có vấn đề tế nhị” nói rõ sẽ mất mặt người này người kia
Ông Tuyến cũng chia sẻ về nguyên tắc, theo đúng quy trình của bộ phải xử lý ở chuyên viên, trình lên lãnh đạo phòng, lãnh đạo của cục DTM, phó tổng cục trưởng ký nháy rồi chuyển lên thứ trưởng và cũng có hội đồng thẩm định, đánh giá.
Liên quan tới việc cấp các loại giấy phép cho Formosa, ông Tuyến cho biết “có vấn đề tế nhị”, trong đó dù việc cho phép Formosa xả thải ra biển là có cơ sở lý luận bởi biện pháp xả ngầm ra biển đã và đang được thực hiện tại nhiều dự án lớn trong và ngoài nước.
Là tiến sĩ ngành quản lý môi trường, ông Tuyến cho rằng mình hiểu rõ hoàn cảnh đất nước thời điểm đó cần đầu tư tới mức nào cũng như những tác hại môi trường kèm theo khi chấp nhận các dự án như Formosa. Ông chia sẻ là người nắm “chuyên môn rất rõ nên khi nói rõ ra sẽ làm mất mặt người này, người kia”, ông cũng khẳng định “có nhiều chuyện tôi nói nhưng anh Quang đâu có nghe”.
“Mình chuyên môn về lĩnh vực môi trường, mình khuyên nhưng họ không nghe thì làm gì nào?” - ông tâm sự. Ông cũng thừa nhận có nhiều chuyện khó nói cũng như “có những nhóm lợi ích ghê gớm và tôi chỉ là thầy giáo đại học không dính tới những nhóm lợi ích ghê gớm đó”.
Ngoài vấn đề gật đầu cho Formosa xả thải ra biển, trách nhiệm của Bộ TNMT cũng như Sở TNMT trong việc giám sát dự án này xả thải cũng được ông đưa ra bởi đã từng có nhiều đoàn đi kiểm tra Formosa nhưng không thấy gì. Cựu thứ trưởng này đề cập tới các lỗ hổng trong quản lý và cho biết trách nhiệm liên quan tới việc giám sát Formosa là của bộ mà cụ thể là Tổng cục Môi trường, còn người ký mọi DTM đều là cấp Tổng cục trưởng được giao uỷ quyền của Bộ trưởng hoặc cụ thể DTM của Formosa là vụ trưởng được Bộ trưởng uỷ quyền ký.
Theo luật sư Vũ Thái Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH Youme - ngay cả khi nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đã uỷ quyền cho Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến trong việc phê duyệt cho Formosa xả thải ra biển, nguyên Bộ trưởng Quang vẫn phải chịu trách nhiệm, bởi “trong mọi trường hợp người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm, trừ phi người được uỷ quyền làm sai phạm vì được uỷ quyền”.
Trước đó, ông Lê Đình Ân - nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng Bộ TNMT không thể đổ cho một mình Hà Tĩnh chịu, vì vấn đề quản lý về môi trường là trách nhiệm của Bộ TNMT.
Ông Ân cũng chỉ ra 2 vấn đề bất cập trong “câu chuyện Forsmosa” là vấn đề phân cấp quản lý mà không có chế tài, dẫn đến việc đến giờ này không ai chịu trách nhiệm chính. Trong thời gian qua, chúng ta đã phân cấp quản lý việc cấp phép theo dạng “thả ra đấy” mà chưa có chế tài để xử lý. Đến khi “xảy ra việc” thì đổ lỗi cho nhau mà không ai đứng ra chịu trách nhiệm và dù phân cấp quản lý Nhà nước thì lĩnh vực thuộc bộ/ngành nào bộ/ngành đó phải chịu trách nhiệm.
Nhóm PV/Lao động
Ngồi vào vị trí đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từ tháng 12.2010, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang có thể hoàn toàn vô can trong việc phê duyệt dự án Formosa vào Việt Nam năm 2008. Tuy nhiên, vấn đề cho phép siêu dự án này xả thải thẳng ra biển thay vì ra sông như giấy phép ban đầu cũng như quá trình giám sát về những loại chất thải mà Formosa đưa ra biển lại thuộc nhiệm kỳ 5 năm của vị cựu bộ trưởng này.
Trên thực tế, ngày 14.7.2014, Formosa có văn bản gửi Bộ TNMT xin cho xây dựng đường ống xả thải ra biển và hơn 1 tháng sau, ngày 26.8.2014, Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển. Như vậy, Bộ TNMT chỉ cần hơn 1 tháng để hoàn tất mọi thủ tục từ kiểm tra, tới điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) của Formosa.
Ngày 25.7, trao đổi với PV, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng việc thẩm định hồ sơ Formosa năm 2008 thuộc trách nhiệm của ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường lúc bấy giờ, vì ông đã uỷ quyền cho ông Tuyến phụ trách vấn đề này. Do đó, ông từ chối trả lời các câu hỏi liên quan tới việc cấp các loại giấy phép cho dự án Formosa. Sau khi chuyển toàn bộ trách nhiệm cho thuộc cấp là ông Bùi Cách Tuyến, ông Quang hiện đã tắt máy để từ chối trả lời các câu hỏi liên quan tới mình.
Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường, người được cho là phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan tới việc gật đầu cho Formosa xả thải ra biển - khẳng định việc chấp thuận đưa Formosa vào Việt Nam cũng như cho dự án này xả thải ra biển là chủ trương của Ban cán sự Đảng, trong đó có nhiều người chứ không riêng mình ông. Đây là trách nhiệm chung của Ban cán sự Đảng Bộ TNMT thời kỳ đó, ông Tuyến nhận định dù thừa nhận ông là người trực tiếp ký cho phép Formosa xả thải ra biển.
“Có vấn đề tế nhị” nói rõ sẽ mất mặt người này người kia
Liên quan tới việc cấp các loại giấy phép cho Formosa, ông Tuyến cho biết “có vấn đề tế nhị”, trong đó dù việc cho phép Formosa xả thải ra biển là có cơ sở lý luận bởi biện pháp xả ngầm ra biển đã và đang được thực hiện tại nhiều dự án lớn trong và ngoài nước.
Là tiến sĩ ngành quản lý môi trường, ông Tuyến cho rằng mình hiểu rõ hoàn cảnh đất nước thời điểm đó cần đầu tư tới mức nào cũng như những tác hại môi trường kèm theo khi chấp nhận các dự án như Formosa. Ông chia sẻ là người nắm “chuyên môn rất rõ nên khi nói rõ ra sẽ làm mất mặt người này, người kia”, ông cũng khẳng định “có nhiều chuyện tôi nói nhưng anh Quang đâu có nghe”.
“Mình chuyên môn về lĩnh vực môi trường, mình khuyên nhưng họ không nghe thì làm gì nào?” - ông tâm sự. Ông cũng thừa nhận có nhiều chuyện khó nói cũng như “có những nhóm lợi ích ghê gớm và tôi chỉ là thầy giáo đại học không dính tới những nhóm lợi ích ghê gớm đó”.
Ngoài vấn đề gật đầu cho Formosa xả thải ra biển, trách nhiệm của Bộ TNMT cũng như Sở TNMT trong việc giám sát dự án này xả thải cũng được ông đưa ra bởi đã từng có nhiều đoàn đi kiểm tra Formosa nhưng không thấy gì. Cựu thứ trưởng này đề cập tới các lỗ hổng trong quản lý và cho biết trách nhiệm liên quan tới việc giám sát Formosa là của bộ mà cụ thể là Tổng cục Môi trường, còn người ký mọi DTM đều là cấp Tổng cục trưởng được giao uỷ quyền của Bộ trưởng hoặc cụ thể DTM của Formosa là vụ trưởng được Bộ trưởng uỷ quyền ký.
Theo luật sư Vũ Thái Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH Youme - ngay cả khi nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đã uỷ quyền cho Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến trong việc phê duyệt cho Formosa xả thải ra biển, nguyên Bộ trưởng Quang vẫn phải chịu trách nhiệm, bởi “trong mọi trường hợp người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm, trừ phi người được uỷ quyền làm sai phạm vì được uỷ quyền”.
Trước đó, ông Lê Đình Ân - nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng Bộ TNMT không thể đổ cho một mình Hà Tĩnh chịu, vì vấn đề quản lý về môi trường là trách nhiệm của Bộ TNMT.
Ông Ân cũng chỉ ra 2 vấn đề bất cập trong “câu chuyện Forsmosa” là vấn đề phân cấp quản lý mà không có chế tài, dẫn đến việc đến giờ này không ai chịu trách nhiệm chính. Trong thời gian qua, chúng ta đã phân cấp quản lý việc cấp phép theo dạng “thả ra đấy” mà chưa có chế tài để xử lý. Đến khi “xảy ra việc” thì đổ lỗi cho nhau mà không ai đứng ra chịu trách nhiệm và dù phân cấp quản lý Nhà nước thì lĩnh vực thuộc bộ/ngành nào bộ/ngành đó phải chịu trách nhiệm.
ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị): Cần xử lý trách nhiệm cá nhân.
“Quốc hội không thể đứng ngoài cuộc, nhưng tôi đề nghị Quốc hội không chỉ tìm ra câu trả lời thật rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm sai phạm của Formosa, mà còn phải nhanh chóng rà soát văn bản pháp luật để ngăn chặn ngay từ đầu những nhà đầu tư có nguy cơ đe dọa đến đời sống của nhân dân. Có cơ chế xử lý trách nhiệm cá nhân, kể cả những người không còn đương chức”.
ĐBQH Trần Công Thuật (Quảng Bình):
“Bà con cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sự cố môi trường vừa qua, coi đây là bài học lớn, sâu sắc trong thu hút đầu tư, ứng phó với thảm họa môi trường, thiên tai, trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững”.
“Quốc hội không thể đứng ngoài cuộc, nhưng tôi đề nghị Quốc hội không chỉ tìm ra câu trả lời thật rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm sai phạm của Formosa, mà còn phải nhanh chóng rà soát văn bản pháp luật để ngăn chặn ngay từ đầu những nhà đầu tư có nguy cơ đe dọa đến đời sống của nhân dân. Có cơ chế xử lý trách nhiệm cá nhân, kể cả những người không còn đương chức”.
ĐBQH Trần Công Thuật (Quảng Bình):
“Bà con cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sự cố môi trường vừa qua, coi đây là bài học lớn, sâu sắc trong thu hút đầu tư, ứng phó với thảm họa môi trường, thiên tai, trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững”.
Lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường trong vụ Formosa xả thải gây ô nhiễm biển: Ủy nhiệm bừa và... nhắm mắt ký
Số báo trước, chúng tôi đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Nguyễn Minh Quang xung quanh việc chấp thuận cho Formosa xả thải thẳng ra biển. Chính ông Quang cũng đã chối bỏ trách nhiệm khi cho rằng mình đã “ủy quyền” cho cấp dưới là ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường. Lật lại trách nhiệm của cả Bộ TNMT, chúng tôi thấy rằng, việc “ủy nhiệm bừa” và “nhắm mắt ký” đã từng tồn tại ngay từ thời điểm đầu tiên bộ này thông qua đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Formosa!
- Vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?
- Người dân tố khổ vì Formosa Đồng Nai xả thải
Không tham gia thẩm định vẫn được ủy quyền ký
Trở lại bản đánh giá tác động môi trường mà Bộ TNMT chấp thuận khi Formosa xin cấp phép vào tháng 6.2008 thì đây là bản đánh giá rất sơ sài, hình thức, đặc biệt là những đánh giá về tác động môi trường biển chỉ trong 1-2 trang giấy. Trả lời PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Khắc Kinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam - cho rằng: “Theo khoản 4 Điều 22 Luật BVMT 2005, dự án chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư sau khi báo cáo ĐTM của dự án đã được phê duyệt, nếu không phê duyệt báo cáo ĐTM thì Formosa không thể có căn cứ để làm các thủ tục tiếp theo về đăng ký đầu tư và các thủ tục khác có liên quan”.
Ông Kinh được nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT Mai Ái Trực (làm Bộ trưởng từ 2002-2007) ủy quyền ký bản đánh giá lẽ ra phải được xem xét cực kỳ kỹ lưỡng. Trong câu chuyện với Lao Động, ông Kinh cũng thừa nhận: “Tôi không được tham gia với tư cách là thành viên trong hội đồng thẩm định các báo cáo ĐTM của Formosa, và cũng đã từ trước ít lâu cho đến khi nghỉ hưu, cũng không được tham gia là thành viên trong bất kỳ hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM nào khác. Việc thẩm định đưa dự án Formosa vào Hà Tĩnh có nhiều khâu khác nhau, có nhiều lĩnh vực khác nhau và bởi nhiều cơ quan khác nhau. Việc thẩm định nhanh hay chậm, có ưu ái hay không ưu ái của các cơ quan khác tôi không thể phán xét về trách nhiệm, vì không có đủ thông tin cần thiết”.
Điều khó hiểu là ông Kinh không tham gia hội đồng thẩm định nhưng vẫn được “ủy quyền ký” và chỉ hai tháng sau khi ký ĐTM Formosa, ông Kinh được nghỉ hưu.
Như vậy có thể thấy chữ ký của những quan chức Bộ TNMT khá dễ dàng. Trong một cuộc hội thảo năm 2011, dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, TS Nguyễn Khắc Kinh cũng lại thừa nhận một thực tế “oái oăm” ở Bộ TNMT rằng “nhiều cái không bằng lòng lắm nhưng cuối cùng cũng cho qua, lý do là trình độ, sức ép về kinh tế là một phần, nhưng cơ bản là “sự gửi gắm” của “ông to, bà lớn” yêu cầu châm chước cho các dự án, khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà… thành ra các sở không dám làm “găng” và quan trọng hơn cả là đơn vị đứng ra thẩm định không có trình độ tương xứng”.
Cũng trong hội thảo ấy, ông Kinh bật mí là các bản đánh giá môi trường “30% cắt dán, 70% thẩm định sai” và “chính cách làm thiếu trung thực và không đúng thực tế dẫn đến dự báo sai, đương nhiên sẽ “đẻ” ra thảm họa cho môi trường”. Cái thảm họa được người trong cuộc cảnh báo ấy chính là Formosa hiện nay.
Nhắm mắt ký ở hoàng hôn nhiệm kỳ
Không chỉ có việc ông Nguyễn Khắc Kinh ký xong bản đánh giá tác động môi trường của Formosa rồi nhận quyết định nghỉ hưu. Nhiều văn bản quan trọng khác liên quan đến Formosa cũng được ký bởi những vị lãnh đạo “chấp chới” nghỉ hưu.
Tháng 7.2014, ông Bùi Cách Tuyến được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền cho ký công văn chấp thuận để Formosa xả thải ra biển thì cũng chỉ một năm sau, tức là tháng 7.2015, ông Tuyến nghỉ hưu. Chính ông Tuyến cũng đã tâm sự: “Có nhiều chuyện tôi nói mà anh Quang không nghe” hoặc “có những nhóm lợi ích ghê gớm mà tôi chỉ là thầy giáo đại học không dính dáng đến những lợi ích ghê gớm đó”.
Sau khi ông Tuyến rời khỏi Bộ TNMT, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đã ủy quyền cho một thứ trưởng sắp về hưu là ông Nguyễn Thái Lai ký một văn bản cực kỳ quan trọng là giấy phép cho phép Formosa xả nước thải vào nguồn nước. Văn bản này ông Lai ký thay nguyên Bộ trưởng Quang vào thời điểm ngay trước khi ông Lai nghỉ hưu. Cụ thể, giấy phép cho Formosa xả thải vào nguồn nước được ký ngày 11.12.2015 thì ông Nguyễn Thái Lai nghỉ hưu ngày 31.12.2015!
Điều lạ lùng là nhiệm kỳ của ông Lai từ tháng 7.2009 đến tháng 6.2015, thế nhưng ông Lai được ưu ái cho ngồi ghế thứ trưởng thêm gần 6 tháng và chính thời điểm này ông Lai ký giấy để Formosa bắc đường ống dài 1,7km xả thẳng ra biển Vũng Áng (căn cứ vào tọa độ ghi trên giấy phép).
Trở lại câu hỏi liệu có “nhóm lợi ích ghê gớm” mà nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến đã nói ra gồm những ai? Ngay cả khi những người ký vào các bản đánh giá tác động môi trường, các văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển đều được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền cho cấp dưới ký. Rõ ràng ông Quang không thể chối bỏ trách nhiệm của mình.
Ý kiến bạn đọc sau khi Lao Động đăng bài: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?
* “Trong vấn đề Formosa, nhiều cơ quan, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước nhân dân chứ không riêng lãnh đạo Hà Tĩnh. Riêng đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nói như ông nguyên Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến thì phải chịu trách nhiệm lớn nhất về tập thể là Ban cán sự Đảng, về cá nhân là ông Nguyễn Minh Quang. Cho dù ông Tuyến ký văn bản cấp phép hay thẩm định hồ sơ cũng có phần phải chịu trách nhiệm, nhưng ông là người chịu sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng và ông là người thay mặt nguyên Bộ trưởng Quang. Ngoài ra Bí thư Ban cán sự Đảng của Bộ TNMT chắc cũng chính là nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang chứ ai nữa. Chính vì thế ông Quang không thể đổ lỗi cho ông Tuyến là có thể phủi trách nhiệm”. Bạn đọc Hồ Quang Huy
* Mọi việc đã rõ như ban ngày qua tâm sự của người trong cuộc, nguyên Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến “Có vấn đề tế nhị, sợ mất mặt người này người kia, biết nói nhưng người ta không nghe thì làm gì “và đặc biệt “Có lợi ích nhóm ghê gớm”. Có điều đấy chỉ là lời tâm sự, muốn xử lý trách nhiệm không còn cách nào khác cơ quan chức năng trung ương phải vào cuộc làm rõ và có kết luận minh bạch, xử lý nghiêm khắc, ngăn chặn sự việc tương tự trong tương lai.Phạm Mạnh Khôi (email: manhkhoi@gmail.com)
* Theo lời ông Võ Kim Cự: 12 bộ đồng ý nhưng việc xảy ra hậu quả là ô nhiễm môi trường, do vậy Bộ TNMT chịu trách nhiệm lĩnh vực sai phạm khi cho phép Formosa xả thải ngầm ra biển. Chế độ một thủ trưởng và qua lời ông Bùi Cách Tuyến nói thì trách nhiệm chính cho Formosa xả thải ra biển gây ô nhiễm nghiêm trọng chính là nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang. Đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc làm rõ những vấn đề ông Bùi Cách Tuyến cho rằng: Tế nhị?
Hồng Quân (hongquan12@gmail.com)
Người đầu tiên duyệt đánh giá tác động môi trường của Formosa lên tiếng
Dân trí Trước những băn khoăn của dư luận trong thời gian gần đây, TS Nguyễn Khắc Kinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), người ký phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đầu tiên của dự án Formosa Hà Tĩnh - cho rằng cần phải làm rõ vấn đề điều chỉnh địa điểm xả thải của Formosa từ ra sông Quyền ra vịnh Sơn Dương xem có thỏa đáng hay không.
TS Nguyễn Khắc Kinh
- Gần đây có nhiều ý kiến cho rằng Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với dự án Formosa mà ông ký phê duyệt trên cương vị Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường năm 2008 quá sơ sài, qua quýt?
- Người ta không hiểu nên cứ đem báo cáo ĐTM ngày xưa ra để bàn luận, mổ xẻ, đánh giá. Báo cáo ĐTM năm 2008 đã quá lạc hậu rồi vì đã bị thay thế từng phần hoặc toàn bộ rồi.
Năm 2008 tôi ký phê duyệt hai báo cáo ĐTM của Formosa: Một cái về sản xuất thép, một cái về xây dựng cảng Sơn Dương. Theo những thông tin tôi được biết, ngay sau khi tôi đã về hưu (cuối tháng 8/2008) thì nội dung của báo cáo ĐTM về sản xuất thép đã thay đổi khá nhiều rồi, trong đó có nội dung thay đổi được cơ quan thẩm quyền ra văn bản chấp thuận, có nội dung đã phải làm báo cáo ĐTM bổ sung và đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; nội dung của Báo cáo ĐTM về cảng Sơn Dương còn thay đổi nhiều hơn nên đến năm 2013 đã làm lại báo cáo ĐTM khác để thay thế và đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Điều đó có nghĩa là báo cáo ĐTM và quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM về cảng Sơn Dương năm 2008 đã hết hiệu lực; còn báo cáo ĐTM năm 2008 về sản xuất thép đã không còn mấy tính thời sự nữa.
Nếu cứ khai thác, mổ xẻ cái đã hết hiệu lực hoặc đã quá lạc hậu, vừa làm mất thời gian của người đọc hoặc làm người đọc hiểu sai, vừa không giúp ích gì cho việc định hướng giải quyết những vần đề bức xúc trước mắt và vấn đề lâu dài có liên quan, thậm chí tôi thấy đã có biểu hiện định hướng chưa chuẩn xác từ các phía khác nhau.
- Ông đánh giá thế nào về việc ĐTM của một dự án lớn như Formosa lại thay đổi chóng mặt như vậy?
- Việc thay đổi, điều chỉnh ĐTM của các dự án nói chung, của Formosa nói riêng, là rất bình thường, bởi vì ĐTM thực ra là dự báo, đã dự báo thì làm sao có thể chính xác hoàn toàn. Như dự báo bão ấy, dù khá đầy đủ thông tin và các điều kiện cần thiết khác nhưng chỉ với thời hạn dự báo ngắn thôi (trước đây là 24, hiện tại là 48 giờ đồng hồ) mà kết quả còn phập phù, sai lệch như thế; trong khi dự báo tác động môi trường của một dự án có khi là 1 năm, là 3 năm, là 5 năm, là 10 năm, thậm chí hơn 10 năm; ví dụ của Formosa là từ năm 2008 tới giờ, vậy thì làm sao lại vẫn cứ giữ nguyên như trước được? Trên thế giới cũng thế thôi.
Việc nhiều người nói báo cáo ĐTM ban đầu của dự án sơ sài tôi cũng biết, nhưng ban đầu thông tin chỉ có ở mức sơ bộ (thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong dự báo, nó quyết định đến việc áp dụng phương pháp dự báo, quyết định đến mức độ chi tiết và độ tin cậy của dự báo) thì kết quả dự báo tác động cũng chỉ ở mức sơ bộ mà thôi. Sau này có thay đổi thì phải có cách ứng xử và giải quyết cho phù hợp và thỏa đáng chứ!
- ĐTM dự án Formosa đã được điều chỉnh nhiều lần để hoàn thiện hơn nhưng tại sao hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm trong xả thải vẫn diễn ra?
- Hậu quả là một điều khác, còn việc thực hiện đúng pháp luật hay không lại là chuyện khác. Phải xem xét thế này: Người cho điều chỉnh có xem xét một cách thỏa đáng, có đúng các quy trình và quy định; người thực hiện điều chỉnh có thực hiện đúng những gì mà cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh hay không? Việc cho phép thay đổi, làm ĐTM bổ sung hay làm lại ĐTM là theo quy định của pháp luật hiện hành chứ không ai tự “bịa” ra cả. Giờ cần phải bàn và xem xét như thế thì mới có thể tìm ra những vấn đề khác cần tìm.
Theo kinh nghiệm thế giới, việc xây dựng một dự án có nhiều bước khác nhau, từ đó ĐTM cũng có những bước khác nhau tương ứng; kết quả ĐTM của bước trước là một trong các căn cứ để triển khai tiếp bước sau, và cuối cùng là quyết định có đầu tư hay không đầu tư dự án. Có thế thôi.
Khi đã quyết định đầu tư dự án rồi thì báo cáo ĐTM trở thành tài liệu lịch sử và người ta sẽ phải có các công cụ khác thay thế (ví dụ, kế hoạch quản lý môi trường, kiểm toán môi trường …) để quản lý môi trường trong các giai đoạn triển khai dự án tiếp theo, đặc biệt là quản lý cơ sở sản xuất/kinh doanh/dịch vụ (sau giai đoạn dự án) chứ không ai người ta dùng cái báo cáo ĐTM (một tài liệu phản ảnh kết quả dự báo) để quản lý môi trường cho dự án và cơ sở nữa.
Tôi đã nói nhiều lần rồi, kể từ 20 năm về trước, rằng đến thời điểm như hiện tại sẽ rất có thể xảy ta tình trạng mọi người đều chấp hành pháp luật, mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều tuân thủ pháp luật, mọi chất thải đều được xử lý theo đúng quy định… nhưng môi trường ở một số nơi nào đó vẫn có thể vẫn cứ bị ô nhiễm, cứ bị suy thoái.
Lý do tại sao? Tại vì sức chịu tải của môi trường ở đó chỉ có hạn mà lại không biết trước, mà vẫn cứ tiếp tục cho các dự án vào thực hiện, đến khi nó bị quá tải thì ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đương nhiên sẽ xảy ra thôi. Cái này đáng phải bàn hơn nhiều so với mấy chuyện trước mắt vừa qua.
Việc đánh giá, dự báo sức chịu tải của môi trường là rất khó, nhưng vẫn có cách để làm và nhất định phải làm cho bằng được. Báo chí và các chuyên gia nên tập trung xoáy vào vấn đề đó để mọi người cùng biết, cùng bàn và cùng hiến kế thì sẽ tốt biết bao. Bản thân tôi cũng đã nói nhiều rồi, nhưng chưa thấu, vì vậy, cần có nhiều tiếng nói hơn nữa.
Mới đây UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đưa vào hoạt động Trung tâm quan trắc tự động nối trực tiếp từ điểm xả thải của Formosa đến Trung tâm giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này. Ngoài ra, Tổng cục Môi trường cũng vừa triển khai lắp đặt các thiết bị hiện đại để kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại Formosa
- Thưa ông, hiện nay dư luận vẫn chưa rõ kết luận của cơ quan nhà nước xung quanh việc điều chỉnh cho Formosa xả thải từ sông ra biển là đúng sai thế nào, xử lý trách nhiệm ra sao? Điều này đòi hỏi Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm lên tiếng rõ ràng về chuyện này?
- Như tôi đã nói, việc điều chỉnh địa điểm xả thải là chuyện bình thường, đặc biệt xả thải từ sông ra biển cũng là chuyện bình thường. Lúc này người ta thấy xả thải ra sông là tốt nhưng sau đó thấy chỗ đó nó không phù hợp hoặc cảm thấy nó khó có thể chịu nổi tải như dự kiến ban đầu thì có thể hoặc buộc phải thải ra chỗ khác, chứ không nên cứng nhắc mà có khi còn gây hâu quả nghiêm trọng hơn nữa. Quan trọng là phải tính toán thải ra vị trí nào là phù hợp, là tốt nhất.
Thông thường, người ta tối kỵ thải ra những khu vực có tính nhạy cảm cao về môi trường. Ví dụ, nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm bậc nhất đã được thừa nhận trên thế giới (hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển...), nơi sinh đẻ của các loài thủy sinh, nơi là sinh cảnh (habitat) của các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng….
Tôi được biết nhiều tháng nay Bộ Tài nguyên và Môi trường rất đau đầu xung quanh chuyện cấp phép cho Formosa chuyển từ thải ra sông sang thải ra biển; Bộ cũng đang tiến hành xem xét, kiểm điểm nội bộ để xử lý các vấn đề liên quan, trong đó có vấn đề cán bộ, nhưng tôi không biết cụ thể ra sao; chắc là chưa rõ nên chưa công bố mà thôi.
Tôi chỉ có thể khẳng định rằng việc chuyển chỗ thải trong trường hợp này là vấn đề hệ trọng và phải được xem xét một cách bài bản, kỹ lưỡng.
- Theo ông, vị trí mà Formosa xả thải ra có nhạy cảm?
- Tôi không có thông tin nên không thể có ý kiến cụ thể; tuy nhiên, về nguyên tắc, việc thải ra biển thường tốt hơn thải ra sông vì sức chịu tải cũng như khả năng tự làm sạch của biển thường tốt hơn sông rất nhiều, nhưng chỉ có điều tối kỵ là thải ra những vị trí có nhiều yếu tố nhạy cảm như tôi đã nêu trên.
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (thực hiện)
Chất thải của Formosa chôn lấp có chứa xyanua vượt ngưỡng
TTO - Kết quả phân tích mẫu bùn thải của Formosa do 3 phòng thí nghiệm được Bộ Tài nguyên - môi trường so sánh, đối chứng cho thấy, trong chất thải chôn lấp trái phép có một số mẫu có chứa thông số xyanua (CN-) vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
Cơ quan chức năng phát hiện khoảng 100 tấn chất thải của Formosa chôn lấp trái phép - Ảnh: CTV |
Ngày 2-8, Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) cho biết sau khi tiến hành tổng hợp kết quả, so sánh, đối chứng, đánh giá kết quả phân tích từ các phòng thí nghiệm, cho thấy “trong chất thải chôn lấp trái phép có một số mẫu bùn thải có chứa thông số xyanua (CN-) vượt ngưỡng chất thải nguy hại”.
Căn cứ theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, Bộ TN-MT kết luận ”bùn thải bị chôn lấp trái phép đã được bốc xúc, lưu giữ với khối lượng 390,72 tấn (bao gồm cả đất đá bị lẫn) là chất thải công nghiệp có lẫn chất thải nguy hại”.
Theo Bộ TN-MT, chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại và phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng, được cấp phép xử lý theo quy định của pháp luật.
Tương tự, kết quả khảo sát môi trường đất, môi trường nước cho thấy nước mặt, nước ngầm và đất tại vị trí chôn lấp bùn thải và khu vực xung quanh chưa bị ô nhiễm do việc chôn lấp trái phép bùn thải nêu trên gây ra.
Về xử lý trách nhiệm của các bên liên quan, Bộ TN-MT cho biết việc xử lý trách nhiệm bao gồm đối với chủ nguồn thải là Công ty Formosa Hà Tĩnh. Theo đó, từ kết quả phân tích mẫu bùn thải nêu trên cho thấy Công ty Formosa Hà Tĩnh đã có các hành vi vi phạm sau:
- Không phân định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại phải đăng ký và quản lý theo quy định tại khoản 5 điều 21 của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với trường hợp chuyển giao từ 5.000kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại, quy định tại Điểm h, Khoản 7 Điều 21 của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP.
Từ kết luận trên, Bộ TN-MT sẽ xử phạt các vi phạm hành chính nêu trên theo quy định của nghị định số 179/2013/NĐ-CP và yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh phải khắc phục ngay hậu quả do việc chuyển giao bùn thải không đúng quy định.
Cụ thể, yêu cầu Formosa chịu hoàn toàn trách nhiệm phối hợp với Công ty Kỳ Anh tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý chất thải nguy hại để xử lý ngay 390,72 tấn bùn thải lẫn đất đá nêu trên theo quy định và chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý này; quá trình vận chuyển, xử lý giao Sở Tài TN-MT tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm chủ trì và phối hợp giám sát, kiểm tra.
Formosa phải tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với các loại bùn thải nguy hại phát sinh theo quy định tại điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24-4-2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; xây dựng kế hoạch xử lý chất thải (công nghiệp rắn thông thường, chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại) cho toàn bộ dự án và phải hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền trước ngày 30-8-2016.
Đối với Công ty Kỳ Anh, tiến hành xử lý trách nhiệm trong việc chôn lấp trái phép bùn thải nguy hại của Công ty Kỳ Anh nêu trên có dấu hiệu tội phạm về môi trường theo quy định tại điều 182a của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10.
Theo đó, Bộ TN-MT cho biết sẽ bàn giao toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm của Công ty Kỳ Anh cho Công an tỉnh Hà Tĩnh để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
XUÂN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét