Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

VKSND lo ngại: Không khởi tố cựu PCT Hà Nội cùng 4 lãnh đạo chủ chốt của Vinaconex sẽ tạo tiền lệ xấu;Nguyên Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Phí Thái Bình 'khai báo thành khẩn'; Phải khởi tố lãnh đạo Vinaconex và cựu P. Chủ tịch Hà Nội; Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu nói như kẻ " thối mồm" ?; Phó Bí thư Bình Định lấy tiền nhà nước mua bằng tiến sĩ rởm, cụ 80 chạy phu hồ

Vỡ đường ống nước sông Đà: Vì sao 'bỏ qua' 4 lãnh đạo Vinaconex?

Tuyên truyền và lưu thông cá nhiễm độc...

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSND) lo ngại việc không khởi tố cựu phó chủ tịch Hà Nội cùng 4 lãnh đạo chủ chốt của Vinaconex sẽ tạo tiền lệ xấu khi xử lý án tương tự.

Lãnh đạo VKSND Tối cao vừa yêu cầu Vụ 3 kiểm tra, xem xét lại vụ việc "không khởi tố lãnh đạo Vinaconex", kết quả báo cáo gửi tới lãnh đạo Viện.
Viện cho hay việc không khởi tố những lãnh đạo trên không được dư luận đồng tình và tạo ra tiền lệ xấu khi xử lý các vụ án tương tự.




Đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố gần 20 lần, gây thiệt hại 13 tỷ đồng sau 6 năm đưa vào hoạt động. Ảnh: Bá Đô

Đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố gần 20 lần, gây thiệt hại 13 tỷ đồng sau 6 năm đưa vào hoạt động. Ảnh: Bá Đô





Liên quan vụ việc, ngày 31/5, TAND TP Hà Nội đã trả hồ sơ vụ án "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" làm 18 lần vỡ đường ống nước Sông Đà để yêu cầu làm rõ trách nhiệm của một số cá nhân nguyên là thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinaconex và lấy lời khai của nguyên đơn dân sự là đại diện (Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex).


Ngày 15/7, cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) có kết luận điều tra bổ sung, xác định sau 18 lần vỡ đường ống nước Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex đã phải bỏ ra 13,4 tỷ đồng để khắc phục sửa chữa, 177.000 hộ dân không được cấp nước trong thời gian 343 giờ... Thiệt hại là đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài 9 bị can đã khởi tố, cơ quan điều tra cũng xác định một số thành viên Hội đồng quản trị của Tổng công ty Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT, sau này là Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Văn Tuân, Tổng Giám đốc, Tô Ngọc Thanh, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chăm (đều là thành viên HĐQT) có hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình.
Những người này bị xác định đã ra quyết định thay đổi vật liệu không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực gây nên hậu quả như trên là có dấu hiệu phạm tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", theo điều 229 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên cơ quan điều tra cho rằng những người này vi phạm lần đầu, nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, không có vụ lợi nên không truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo nhiều luật sư và chuyên gia kinh tế , việc không khởi tố các sếp này là bỏ lọt tội phạm vì tất cả các lý do trên chỉ là tình tiết giảm nhẹ khi xử lý.
Video: Lại vỡ đường ống nước sông Đà
Nguồn: VnExpress

Vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Phí Thái Bình 'khai báo thành khẩn'

Thứ Bảy, 16/07/2016 15:45
    (Thethaovanhoa.vn) - Ngày 16/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung đồng thời chuyển hồ sơ tới Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ án “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex)”.
    Theo kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ án về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc và Nguyễn Văn Khải, nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội (Ban Quản lý dự án); Trương Trần Hiển, nguyên Trưởng phòng Vật tư thiết bị Ban Quản lý dự án; Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc và Vũ Thanh Hải, nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex.

    Cùng với Đỗ Đình Trì, nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam - Bộ Xây dựng (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân, đều là nguyên cán bộ Công ty Viwase.
    Sự cố vỡ đường ống nước cũng làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân quanh khu vực. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
    Bên cạnh đó, kết luận điều tra bổ sung của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, năm 2004, Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc và 3 ủy viên là Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm, cung cấp sản phẩm cho dự án không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác.
    Cơ quan điều tra xác định, việc làm của các thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinaconex có dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 229 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu.
    Việc ra các quyết định trái quy định là muốn công trình nhanh, giá thành rẻ. Mặt khác kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi. Người chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Văn Tuân mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu nên liên ngành Tư pháp Trung ương thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên Hội đồng quản trị Vinaconex.
    Trước đó, hồi tháng 11/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Viện này đã ra cáo trạng truy tố 9 bị can và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội để xét xử. Đến ngày 31/5/2016, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
    Theo cáo trạng, dự án nước sạch Sông Đà – Hà Nội có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư. Sau 5 năm thi công, đến năm 2009, công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2015, tuyến ống nước sạch Sông Đà - Hà Nội bị vỡ 14 lần, khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỷ đồng để khắc phục sự cố.
    Ngoài ra, việc tuyến ống liên tục bị vỡ đã buộc doanh nghiệp khai thác phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân Hà Nội trong thời gian 343 giờ, với lượng nước ngừng cấp là hơn 1,5 triệu m³, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội.
    TTXVN/Xuân Tùng


    Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu: Tôm bơm tạp chất lỗi tại... người mua


    Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu: Tôm bơm tạp chất lỗi tại... người mua
     Bà Phan Thị Thu Oanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu đổ lỗi cho người mua: 








    “Tại sao còn bơm chích tạp chất? Là vì còn người mua. Do đó phải làm thế nào để không còn người mua nữa thì tình trạng bơm chích tạp chất sẽ hạn chế và chấm dứt. Bởi bơm mà không ai mua thì không biết bơm để làm gì”. 

    Bà Phan Thị Thu Oanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu bị "truy" gắt về tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm.

    Tôm bơm tạp chất: “Lỗi” tại... người mua?!

    Dân trí Trước những câu hỏi gắt gao của đại biểu, lãnh đạo ngành NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu sau những câu trả lời chung chung đã cho rằng, một phần nguyên nhân khiến tình trạng tôm bơm tạp chất còn tồn tại là do... vẫn còn người mua. Làm sao để không có người mua nữa thì tình trạng này sẽ hết (!?).
     >> Sản xuất "bẩn" tại đồng bằng sông Cửu Long: Bơm tạp chất, “thổi” lớn tôm
     >> Tôm sú bị bơm tạp chất tăng trọng trước khi lên bàn tiệc cưới

    Tại phiên chất vấn lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh Bạc Liêu trong khuôn khổ kỳ họp thứ 2 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa IX vừa diễn ra cuối tuần qua, vấn đề bơm chích tạp chất vào tôm đã làm nóng nghị trường HĐND tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh bị đại biểu “truy” gắt gao về tình trạng này.
    Bơm chích tạp chất là “chuyện thường ngày ở huyện”!
    Tại phiên chất vấn Sở NN&PTNT, đại biểu La Văn Viễn - Phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh - đặt câu hỏi: Hiện nay, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm trên địa bàn tỉnh vẫn chưa giảm, ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu thủy sản của tỉnh và nuôi tôm của người dân. Đề nghị Sở NN&PTNT cho biết nguyên nhân vì sao thực trạng này chưa giảm và giải pháp gì để khắc phục hậu quả trong thời gian tới?
    
Bà Phan Thị Thu Oanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu bị truy gắt về tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm.
    Bà Phan Thị Thu Oanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu bị "truy" gắt về tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm.
    Trả lời đại biểu, bà Phan Thị Thu Oanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu - thừa nhận, đúng như đại biểu đã phản ánh, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp, có tổ chức.
    Trong năm 2015, các ngành chức năng của tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện hơn 2,3 tấn tôm bơm chích tạp chất. Trong 7 tháng đầu năm 2016, phát hiện 8 trường hợp vi phạm, xử phạt 500 triệu đồng...
    Theo bà Oanh, nguyên nhân khiến việc bơm chích tạp chất vào tôm "có đất sống" là do, tôm bơm chích tạp chất vẫn tiêu thụ được, giá bán cao nên các đối tượng làm ăn bất chính không từ thủ đoạn nào để thực hiện. Các đối tượng thực hiện hành vi khá manh động, có đối tượng còn đe dọa cán bộ thực thi nhiệm vụ. Một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến tôm không nghiêm túc thực hiện việc “nói không với tạp chất”.
    Ngoài ra, do nhận thức kém của một số người dân, thương lái, đại lý cơ sở mua bán thủy sản chưa hiểu rõ hết tác hại của việc bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.
    Theo bà Oanh, để khắc phục những tồn tại nêu trên, Sở NN&PTNT tiếp tục thực hiện Chỉ thị 20 ngày 1/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất trên địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản trong việc phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu và sử dụng tôm chứa tạp chất để chế biến xuất khẩu; tích cực vận động, tuyên truyền các doanh nghiệp nói không với thực phẩm bẩn.
    Đại biểu La Văn Viễn: Bơm chích tạp chất vào tôm như là chuyện phổ biến nhưng ngành chức năng lại phát hiện, xử lý quá ít, dẫn đến bức xúc trong dư luận.
    Đại biểu La Văn Viễn: "Bơm chích tạp chất vào tôm như là chuyện phổ biến nhưng ngành chức năng lại phát hiện, xử lý quá ít, dẫn đến bức xúc trong dư luận".
    Chưa đồng tình với phần trả lời chung chung của bà Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, đại biểu La Văn Viễn “truy” gắt gao hơn: “Thời gian qua, việc bơm chích tạp chất vào tôm không giảm mà có xu hướng ngày càng gia tăng, phổ biến, thách thức dư luận, thách thức cơ quan công quyền. Việc làm của đối tượng bơm chích tạp chất coi như là chuyện công khai, bình thường, không vi phạm pháp luật. Tại sao các cơ quan chức năng có hẳn hệ thống chuyên trách nhưng thời gian qua việc phát hiện, xử lý bơm tạp chất vào tôm tuy có nhưng rất ít, đã gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh?".
    Tiếp lời đại biểu Viễn, ông Lê Thanh Hùng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu - cho biết, việc bơm chích tôm không dừng lại ở dạng dùng kim chích mà dùng đến công nghệ máy để có thể chích trong thời gian ngắn đạt số lượng nhiều nhất. Người thực hiện bơm chích coi đó là chuyện bình thường.
    “Vấn đề đặt ra ở đây là tình trạng này không dừng lại mà có xu hướng phát triển, khá phổ biến, đây là câu hỏi cần có câu trả lời cụ thể”, ông Hùng đặt vấn đề với lãnh đạo ngành nông nghiệp.
    Với các vấn đề cụ thể nêu trên, bà Oanh vẫn không có câu trả lời thỏa đáng mà vẫn viện dẫn Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ.
    Bà Oanh thậm chí "đổ lỗi" cho người mua: “Tại sao còn bơm chích tạp chất? Là vì còn người mua. Do đó phải làm thế nào để không còn người mua nữa thì tình trạng bơm chích tạp chất sẽ hạn chế và chấm dứt. Bởi bơm mà không ai mua thì không biết bơm để làm gì” (!).
    hinh-tom-1469780198112
    Tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm làm "nóng" nghị trường HĐND tỉnh Bạc Liêu.
    Diêm dân lại “trúng mùa, mất giá”
    Ngành NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cũng bị đại biểu “hỏi thăm” về tình hình sản xuất của ngành muối. Đại biểu Hồ Thị Tuyết Nhung - Phó Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh, đặt vấn đề: Năm 2016, tình hình sản xuất muối thuận lợi nên sản lượng thu được khá cao. Tuy nhiên, do giá muối thấp nên diêm dân đang phải chịu cảnh “trúng mùa, rớt giá”. Ngành có giải pháp gì để hỗ trợ diêm dân giảm bớt khó khăn và lượng muối tồn đọng trên địa bàn tỉnh?
    Một lần nữa, bà Phan Thị Thu Oanh thừa nhận đại biểu đã phản ánh đúng vấn đề. Nhằm giúp diêm dân giảm bớt khó khăn trong năm 2016, Sở đã có công văn đề xuất chính sách hỗ trợ kinh phí lợp tu, bảo quản muối năm 2016 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách.
    “Hiện nay các huyện đang tiến hành công khai niêm yết danh sách các đối tượng được hỗ trợ tại xã, ấp và dự kiến sẽ giải ngân trung tuần tháng 8/2016”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu nói.
    
Bao giờ diêm dân hết cảnh được mùa mất giá?
    Bao giờ diêm dân hết cảnh "được mùa mất giá"?
    Để giải quyết số lượng muối tồn đọng trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, theo bà Oanh, Chính phủ đã cho chủ trương mua tạm trữ muối niên vụ 2016 cho các địa phương có lượng muối tồn cao và giao Bộ NN&PTNT chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Tổng Công ty) thực hiện nhiệm vụ mua tạm trữ muối niên vụ 2016.
    “Hiện Tổng Công ty đang phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh tiến hành khảo sát số lượng, chất lượng muối tồn đọng trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu mua tạm trữ. Khi có chỉ tiêu kế hoạch thu mua tạm trữ cụ thể của Tổng Công ty, Sở sẽ thông báo đến diêm dân trên địa bàn tỉnh”, bà Oanh thông tin.
    Huỳnh Hải

    http://dantri.com.vn/xa-hoi/tom-bom-tap-chat-loi-tai-nguoi-mua-20160801082142699.htm


    Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu: Tôm bơm tạp chất lỗi tại... người mua

    Phó Bí thư lấy tiền đi học, cụ 80 chạy phu hồ

    (Người Việt) - Ở Bình Định, ông Lê Kim Toàn- Phó Bí thư tỉnh ủy đi học bằng tiền ngân sách hết 386 triệu đồng nhưng bằng lại không được công nhận.

    Pho Bi thu lay tien di hoc, cu 80 chay phu ho
    Cụ Lã Thị Nhàn ngoài 80 tuổi vẫn đi làm phụ hồ (ảnh cắt từ clip)
    Thỉnh thoảng lướt báo, có những tin tức luôn làm chúng ta giật mình, vì sự phi lý đến mức hoang đường, tưởng là chuyện không có thực, ấy thế mà cuối cùng vẫn phải tin. Đó là bản tin “Chi 386 triệu đồng từ ngân sách để Phó bí thư Bình Định đi học” trên báo Tuổi trẻ.
    Tin cho biết: “Ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định, đã làm nghiên cứu sinh tiến sĩ quản lý giáo dục do Trường ĐH Đại Nam (Hà Nội) và Trường ĐH Bulacan State (Philippines) tổ chức bằng tiền ngân sách nhà nước.
    Ông Mai Việt Trung - Chánh văn phòng Tỉnh ủy Bình Định - nói đây là kinh phí đào tạo nên phải từ ngân sách nhà nước, Sở Tài chính chuyển sang cho Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định để giải quyết cho ông Toàn đi học vì khi đó ông Toàn làm ở Ban tuyên giáo Tỉnh ủy.
    Ông Tô Tử Thanh - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định - nói việc ông Toàn sử dụng tiền ngân sách để đi học tiến sĩ nhưng lại “mua trúng hàng dỏm”, không được Bộ Giáo dục và đào tạo VN công nhận, Nhà nước cần phải thu hồi số tiền đã chi đồng thời xử lý trách nhiệm cá nhân ông Toàn”.
    Chuyện thật mà cứ tưởng như đùa, chuyện học hành lấy bằng cấp cao, ngoài mục đích “nâng cao kiến thức” cho lãnh đạo chắc không thể không kể đến mục đích “vinh thân phì gia”. Thế tại sao ngân sách lại phải trả tiền cho ông Kim Toàn?
    Mà khổ hơn nữa, cái bằng tiến sĩ mà ông Toàn học, lại là bằng dởm, không được Bộ Giáo dục Việt Nam công nhận, thế là công lao suốt mấy năm và tiền thuế của dân đóng họp phí cho ông ăn học đổ xuống sông xuống biển. Lạ hơn nữa, ông Toàn làm Phó bí thư tỉnh ủy, lại đi học bằng tiến sĩ về quản lý giáo dục, thật chẳng biết để làm gì?
    Câu hỏi đặt ra bây giờ là số tiền ngân sách chi ra để đổi lấy 1 cái bằng tiến sĩ không được công nhận ấy, ai sẽ bồi thường lại cho ngân sách nếu không phải là ông Lê Kim Toàn? Tuy nhiên, ngoài ý kiến của vị cựu quan chức tỉnh Bình Định như bản tin đã trích dẫn, chưa thấy các cơ quan của tỉnh này nói gì về việc thu hồi lại tiền ngân sách cho tỉnh.
    Thói quen bốc tiền ngân sách ra chi tiêu vì những mục đích “trời ơi đất hỡi” kiểu này, không phải là chuyện hiếm. Chúng ta rất dễ dàng tìm ra. Đơn giản vì đó là tiền thuế của người dân đóng góp, chả phải từ túi của ông nào, nên cứ mặc sức phóng tay mà chi tiêu. Và chẳng may có vụ thế này, bằng cấp bị lộ ra là bằng dởm thì dân mới biết tiền thuế của mình đã bị chi sai ra sao, còn không thì có Trời mà biết.
    Nghĩ lại thấy thương những người dân lao động trong xã hội, họ cần cù làm việc, nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ công dân thông qua việc đóng thuế, nhưng cuối cùng, tiền ngân sách lại bị chi sai mục đích, bị tiêu hoang và lãng phí trong các công trình không thiết thực.
    Một trong những người dân đáng thương ấy, là bà cụ Lã Thị Nhàn, năm nay 80 tuổi ở gần cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng), hàng ngày vẫn đạp xe 3km đi làm phụ hồ vì quá nghèo. Bà cụ là nhân vật chính trong một clip trên báo Người đưa tin “Cựu thanh niên xung phong 80 tuổi vẫn đi phụ hồ trang trải cuộc sống”.
    Một cựu thanh niên xung phong đã từng trải qua rất nhiều giai đoạn chiến tranh khó khăn gian khổ, nhưng nghèo tới nỗi, 80 tuổi đầu vẫn chưa được nghỉ ngơi dưỡng già, vẫn phải ở nhờ trong chùa. Xem clip phóng sự mà thấy thắt lòng. Cụ bà cả trọng lượng cơ thể nặng có hơn 30kg, mà vẫn phải vác những bao xi măng, xách từng xô cát, vữa để phục vụ ở công trình xây dựng.
    Những người lao động chân chất và đáng kính như cụ Nhàn, chắc không có thời gian để đọc báo, càng không bao giờ biết ở tỉnh nọ tỉnh kia, những đồng tiền ngân sách tức tiền thuế của người dân đang bị chi tiêu thế nào. Chẳng nói đâu xa, ngay trên quê hương của cụ Nhàn, có dàn nhạc nước 200 tỷ đồng được mô tả “nhếch nhác như bè nuôi cá” và hiện đang ở trong tình trạng tậm tịt, không hoạt động được. 
    Than ôi, tiền thuế của dân, các cán bộ bốc ra phung phí, nơi thì đi học để lấy… bằng dởm, nơi thì mang ra làm dàn nhạc nước nhếch nhác. Và những người dân nghèo như cụ Nhàn, 80 tuổi vẫn còng lưng đi làm phụ hồ mà thôi.  
    • Mi An



    “Nếu đình chỉ khởi tố sẽ tạo ra tiền lệ xấu, tức là quan chức dễ dàng thoát tội, còn người dân dù lấy 1-2 ổ bánh mì thì bị khởi kiện”.

    https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgNeWF7KR04BzMHeJ-rFlU62HenSJpUvcKwE3q71BqRnoo4z5v0i13GWXa7wLFzJSvqhR2kmwONQ77VQnGKsmbPn7naYr-Axspm_N0K0-m9LE7-fR6w1mlHUoHf1nhtsQBzpM9eRyAVmZtn/s1600/11896141_1016990811699123_240980463568191258_n.jpg
    Ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, (sau này là Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội)
    Việc làm cần thiết

    Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao vừa có chỉ đạo xem xét vụ việc “không khởi tố lãnh đạo Vinaconex” liên quan vụ án “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” làm 18 lần vỡ đường ống nước sông Đà, gây ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn hộ dân.

    Lãnh đạo VKSND tối cao cho rằng: “Việc không khởi tố các đối tượng này không được dư luận đồng tình và tạo ra tiền lệ xấu khi xử lý các vụ án tương tự”.

    Do đó, Lãnh đạo VKSND tối cao yêu cầu Vụ 3 VKSND tối cao kiểm tra lại vụ án trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.

    Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ông Dương Ngọc Ngưu, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội khẳng định đây là việc làm cần thiết khi người dân còn nhiều nghi ngại.

    “Quan điểm của tôi là cần phải cân nhắc rất kỹ vì tình trạng vỡ đường ống nước sông Đà không chỉ xảy ra 1 lần mà đã nhiều lần rồi. Việc này gây ra thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng cả về kinh tế lẫn điều kiện dân sinh”, ông Ngưu nhấn mạnh.

    Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội cũng khẳng định việc cơ quan điều tra cho rằng những người này vi phạm lần đầu, nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, không có vụ lợi nên không ai bị khởi tố là chưa hợp lý và chưa phù hợp với các quy định của pháp luật.

    “Những nguyên nhân trên đưa ra để không khởi tố vụ án thì người dân không thể chấp nhận được. Vì nó có liên quan đến nhiều vụ án khác nữa. Theo quy định của pháp luật, chỉ cần anh làm thất thoát, làm mất 2 triệu đã bị tù rồi. Bây giờ thất thoát lớn, không chỉ về vật chất mà còn ảnh hưởng về cả chính trị, xã hội thì cần phải xử nghiêm, không thể đình chỉ khởi tố được”, ông Ngưu nêu quan điểm.

    Trong khi đó, ông Hoàng Văn Minh, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội cũng đồng tình với quyết định của VKSND tối cao với trường hợp của Vinaconex.

    “Rõ ràng xét về hình thức, tôi thấy có những dấu hiệu cần phải xem xét, làm cho rõ ràng. Các cơ quan chuyên môn phải đánh giá lại” , ông Minh nhấn mạnh.

    Đình chỉ khởi tố sẽ tạo ra tiền lệ xấu

    Thông tin thêm với Đất Việt chiều 1/8, LS Phạm Công Út – Đoàn LS TP.HCM cho rằng với những tình tiết của vụ việc có thể khẳng định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả lớn và làm thất thoát khối tài sản lớn của nhà nước.

    “Việc 5 quan chức của Vinaconex, trong đó có ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, (sau này là Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) liên quan đến vụ án này không ai bị khởi tố, dư luận không đồng tình bởi vì ở đây hậu quả gây ra rất nghiêm trọng.

    Vinaconex đã phải bỏ ra 13,4 tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục sự cố vỡ đường ống. Nếu thay đường ống nước mới thì phải trên 1000 tỷ đồng. Trong khi đó sự cố trên đã cắt nước của 177.000 hộ dân. Ngoài các hộ dân sử dụng nước trên còn có các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan nhà nước. Nếu 177.000 hộ dân khởi kiện đồng loạt thì Vinaconex không thể nào đền bù được.

    Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên không thể đưa ra các tình tiết giảm nhẹ, những lý do nhân thân tốt, vi phạm lần đầu, thành khẩn khai báo để không khởi tố được”, LS Út khẳng định.

    Theo vị LS nếu các cơ quan quản lý nhà nước nhân nhượng, không xử lý nghiêm những sai phạm của lãnh đạo Vinaconex thì sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu sau này, khiến người dân mất lòng tin tưởng vào luật pháp.

    “Tôi dù không phải người thụ hưởng, sử dụng nước ở đường ống nước sông Đà, nhưng với việc thiệt hại đến lợi ích quốc gia lớn như vậy thì phải xử nghiêm minh.

    Nếu đình chỉ khởi tố bị can sẽ tạo ra một tiền lệ xấu, tức là quan chức thì dễ dàng thoát tội, còn người dân thì lấy 1, 2 ổ bánh mì thì bị khởi kiện. 

    (Đất Việt)

    Không có nhận xét nào: