Hoãn dự án điện hạt nhân TQ: Bắc Kinh ''khuyên'' Luân Đôn
(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc sẽ không tha thứ cho “những cáo buộc không mong muốn” động chạm tới các chương trình đầu tư của Bắc Kinh tại Anh.
Liên quan đến việc chính phủ Anh tạm dừng việc ký kết thỏa thuận dự án điện hạt nhân Hinkley Point C trị giá 24 tỷ USD sử dụng nguồn vốn vay từ Trung Quốc, Tân Hoa Xã đã đăng tải một bài bình luận bằng tiếng Anh, trong đó nhấn mạnh: Mặc dù Trung Quốc hiểu và tôn trọng việc chính phủ Anh cần thêm thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng về dự án trước khi đi đến kết luận cuối cùng, nhưng nước này sẽ không tha thứ cho “những cáo buộc không mong muốn” động chạm tới các chương trình đầu tư của Bắc Kinh tại Anh.
Bài viết của Tân Hoa Xã có đoạn: “Trung Quốc có thể đợi chính phủ mới của Anh đưa ra những quyết định có trách nhiệm, nhưng không thể tha thứ cho những cáo buộc nhằm bôi nhọ sự chân thành và sự sẵn lòng đầy thiện chí của Trung Quốc, với mục tiêu hướng đến quan hệ hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên”.
Theo đó, việc Anh trì hoãn dự án có thể sẽ ảnh hưởng tới sự tín nhiệm của một nền kinh tế mở như London và khiến các nhà đầu tư từ Trung Quốc cũng như từ nhiều nơi khác trên thế giới e ngại nếu muốn rót vốn vào Anh trong tương lai, Tân Hoa Xã nhận định.
Phối cảnh nhà máy hạt nhân Hinkley Point C. |
Hãng thông tấn Trung Quốc cho rằng Anh không thể mạo hiểm lựa chọn cách xa rời các nhà đầu tư Trung Quốc, nhất là khi nước này chuẩn bị hủy bỏ tư cách thành viên tại Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6.
“Với một đất nước đang cố gắng để vươn lên sau thời kỳ Brexit (cụm từ chỉ việc Anh rời EU), chính sách mở cửa là chìa khóa duy nhất giúp họ lúc này”.
“Điều Trung Quốc không thể hiểu là “cách tiếp cận mang tính ngờ vực”, vốn không hề có căn cứ, đối với các dự án đầu tư của Trung Quốc khi (Anh) quyết định tạm hoãn việc ký kết với Trung Quốc”, bài bình luận cho biết.
Cũng theo Tân Hoa Xã, dự án điện hạt nhân này, nếu được thông qua, sẽ tạo hàng nghìn công ăn việc làm và cung cấp lượng điện năng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của Anh sau khi nước này đóng cửa các nhà máy điện vận hành bằng than đá. Tờ báo cũng gạt bỏ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ “mượn tay” dự án này để theo đuổi những hành vi mờ ám.
Sau khi nhận được thông tin về việc Anh xem xét lại dự án do Trung Quốc rót vốn đầu tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh đã lưu ý đến vấn đề này.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng dự án này đã được nhất trí bởi ba bên là Trung Quốc, Anh và Pháp, trên tinh thần mang lại lợi ích và hợp tác cùng có lợi”, bà Hoa cho biết.
“Chúng tôi hy vọng rằng Anh có thể đi đến kết luận sớm nhất có thể, để đảm bảo rằng việc thực thi dự án sẽ diễn ra suôn sẻ”, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm.
Trước đó, Reuters dẫn lời ông Vince Cable, cựu Bộ trưởng Kinh doanh Anh, cho hay: “Khi chúng tôi còn làm việc trong chính phủ, bà Theresa May đã tỏ ra không hài lòng về vệc chúng tôi sốt sắng thu hút các nguồn đầu tư từ Trung Quốc”.
Theo ông Vince, sự lo lắng của bà May về vấn đề trên có liên quan đến an ninh quốc gia, đặc biệt là với dự án hạt nhân quan trọng như Hinkey Point.
Sau khi trở thành nữ thủ tướng thứ 2 của Anh, bà May khẳng định Anh vẫn cởi mở để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong những lĩnh vực quan trọng. Nhiều trợ lý của bà May cũng từng bày tỏ lo ngại về những rủi ro an ninh, cũng như sự tham gia của Trung Quốc trong dự án Hinkley Point.
Chánh văn phòng của Thủ tướng May, ông Nick Timothy, từng nêu lo ngại việc để Trung Quốc tham gia đến một phần ba dự án sẽ tạo cơ hội cho họ tiếp cận hệ thống máy tính, từ đó có thể chiếm quyền điều khiển hệ thống sản xuất điện của Anh.
Các nhà phân tích cho rằng chính phủ mới của Anh sẽ có chính sách nhiều sắc thái hơn với Trung Quốc, so với sự nhiệt tình của chính phủ tiền nhiệm. Và đương nhiên điều đó có thể đem lại nhiều khó khăn cho nước Anh.
(Quốc tế) - Một tổ chức nghiên cứu của Mỹ dự báo Trung Quốc sẽ thua nặng trong bất kỳ cuộc chiến nào giữa Mỹ với Trung Quốc. Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã tức giận mở cuộc khẩu chiến.
Trang web News.com.au (Úc) ngày 2.8 đưa tin hôm trước đó, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã đăng bài xã luận trực tiếp công kích tổ chức nghiên cứu quân sự-quốc tế RAND Corporation (Mỹ).
Tổ chức RAND đã công bố báo cáo với tiêu đề “Chiến tranh với Trung Quốc: Nghĩ về chuyện không thể tưởng tượng”.
Báo cáo dẫn ra các dự báo cho thấy trong bất kỳ cuộc chiến nào từ nay đến năm 2025, Mỹ sẽ không thể biết chắc chiến tranh có diễn ra như Mỹ dự liệu hay không và chiến tranh đó có dẫn đến chiến thắng quyết định hay không.
Về phía Trung Quốc, báo cáo đánh giá: “Tổn thất của Trung Quốc sẽ nặng nề hơn so với tổn thất của Mỹ và cách biệt này sẽ càng lớn hơn nếu chiến tranh kéo dài”.
Báo cáo ghi nhận từ năm 2025, cách biệt về công nghệ và sức mạnh sẽ được thu hẹp đáng kể, dù vậy Trung Quốc không thể tự tin giành được lợi thế quân sự.
Báo cáo dự báo đó là một cuộc chiến hủy diệt, kéo dài và không đi đến kết thúc.
Nghiên cứu của RAND là một trong những phân tích dựa vào tình hình căng thẳng gia tăng ở phía tây Thái Bình Dương.
Báo cáo khẳng định hoàn toàn không có khả năng xảy ra chiến tranh có chủ đích giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thay vào đó, báo cáo chỉ cảnh báo về “một cuộc khủng hoảng bị xử lý tồi” có thể dễ dàng kích động thù địch.
Dự báo nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ rất tàn khốc, Mỹ và Trung Quốc đều sẽ mất nhiều tàu chiến, máy bay. Hậu quả cuộc chiến sẽ không chỉ về vật chất, mạng sống mà còn là cuộc chiến đầy tốn kém, gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị và kinh tế cho Trung Quốc.
RAND dự báo Trung Quốc sẽ bị giảm từ 255 đến 35% GDP trong khi GDP Mỹ giảm từ 5% đến 10%.
Thời báo Hoàn cầu lồng lộn phản ứng
Bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc viết: “Chúng ta sẽ rất thận trọng với chiến tranh, nhưng nếu chiến tranh bùng nổ, chúng ta sẽ quyết tâm chiến đấu đến cùng và chúng ta có thể chịu đựng nhiều tổn thất hơn Mỹ”.
Thời báo Hoàn cầu đánh giá một số tổ chức Trung-Mỹ đang nghiên cứu kịch bản tệ hại nhất về một cuộc xung đột quân sự.
Bài báo viết: “Duy trì nghiên cứu bí mật thì khác hẳn công bố nó. Kiểu báo cáo được công bố sẽ đầu độc bầu không khí và cách thức hai xã hội nghĩ về nhau đồng thời gây ra ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh được”.
Thời báo Hoàn cầu “quật” lại báo cáo của RAND: “RAND tuyên bố chiến tranh kéo dài có thể đẩy Trung Quốc vào suy thoái kinh tế, bất ổn, thậm chí tan rã bên trong. Tuy nhiên theo chúng tôi, Mỹ sẽ phải chịu rối loạn sớm hơn từ chiến tranh. Mỹ chỉ có thể tránh bị tê liệt với điều kiện lãnh thổ Trung Quốc không bị tấn công.
Cuối cùng bài báo cho rằng việc tranh chấp đảo ở khu vực tây Thái Bình Dương không thể dẫn đến chiến tranh.
Theo News.com.au, thái độ công kích của Trung Quốc diễn ra sau khi Tòa trọng tài công bố phán quyết ngày 12.7 đánh giá “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và Úc, Nhật, Mỹ đã ra tuyên bố chung, kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trước đó, hôm 31.7, một bài xã luận khác của Thời báo Hoàn cầu đã từng gọi Úc là “mèo giấy”, “quốc gia duy nhất có lịch sử nhục nhã”.
Trong bài xã luận này, Thời báo Hoàn cầu viết: “Úc bỗng dưng tự biến mình thành nước đi đầu trong việc gây tổn thất quyền lợi Trung Quốc với thái độ cuồng nhiệt hơn cả các nước trực tiếp liên quan tranh chấp Nam Hải. Nhưng con mèo giấy này chẳng trụ được bền”.
Bài xã luận còn cáo buộc quan điểm của Úc về Biển Đông nhằm làm Mỹ hài lòng và để “trả treo” cho chính quyền lợi kinh tế của Úc:
Bài xã luận kêu gào: “Trung Quốc phải trả đũa và cho họ biết họ đã sai. Quyền thế Úc chẳng nghĩa lý gì so với an ninh của Trung Quốc. Nếu Úc nhào vô Nam Hải, đó sẽ là một mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh cáo và tấn công”.
(Theo Một Thế Giới)
(Quốc tế) - Giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng quan hệ với Mỹ đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp và Bắc Kinh không thể tiên liệu điều gì sẽ xảy ra.
Mỹ luôn đóng vai trò đặc biệt trong cách phản ứng của Trung Quốc. Thay vì reo mừng chiến thắng, họ tiến hành đàm phán bên lề với giới lãnh đạo Trung Quốc. Nhân vật chủ chốt trong trường hợp này là cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, người đã viết trên trang web của Nhà Trắng sau một chuyến thăm Bắc Kinh rằng bà đã kêu gọi giới lãnh đạo Trung Quốc “xử lý các bất đồng lớn giữa chúng ta trên tinh thần xây dựng”.
Bà Rice viết: “Tôi đã nhắc lại rằng lợi ích quan trọng nhất đối với chúng ta là giải quyết hòa bình các cuộc xung đột và tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Cái “trật tự dựa trên luật lệ” này chính là điều mà Bắc Kinh đã thách thức trong các động thái gần đây nhằm chiếm đoạt lãnh thổ tại các vùng biển nước đang tranh chấp.
Dù Trung Quốc luôn mạnh miệng tuyên bố phớt lờ tòa và gọi phán quyết hôm 12/7 là “mớ giấy lộn”, nhưng mức độ phản bác mạnh mẽ, dứt khoát của phán quyết dường như cũng tác động đến Trung Quốc ít nhiều. Trung Quốc đã thể hiện sự kiềm chế, ít nhất là đến nay: vẫn chưa có ADIZ nào được thông báo.
Theo các chuyên gia phân tích, thực tế này phần nào cho thấy Trung Quốc đang đau đầu trước hai lựa chọn: Tuyên bố chủ quyền ở toàn bộ vùng biển bên trong “đường 9 đoạn” sẽ là một hành động khiêu khích, nhưng giảm bớt yêu sách này sẽ là một sự mất mặt. Giải pháp tốt nhất lúc này đối với Bắc Kinh là tiếp tục im lặng.
Trong khi đó, đối với Trung Quốc trong tháng này là đã thuyết phục được một số đồng minh ở Đông Nam Á không đưa ra một nghị quyết ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tìm kiếm một sự đồng thuận như thế tại một hội nghị của ASEAN vừa diễn ra ở Lào, nhưng đã phải ra về “tay trắng”.
Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nhận định: “Phán quyết của Tòa trọng tài có tầm ảnh hưởng rất lớn. Đó là thực tế, và Trung Quốc đang thực hiện một việc là làm cho mọi người không nói gì về nó. Nhưng ngoài việc này, họ chẳng thể làm gì khác”.
Một vấn đề sâu hơn ẩn trong tranh chấp tại Biển Đông là chủ nghĩa dân tộc ngày càng xác quyết của giới lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc.
Christopher Johnson, một chuyên gia phân tích hàng đầu về Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, ghi nhận rằng phản ứng của truyền thông Trung Quốc đã nhẹ nhàng, dịu dàng hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang muốn làm nhẹ tình hình.
Có thể thấy một sự tương phản giữa chính sách ngoại giao tế nhị và thực dụng, với cách tiếp cận có phần thô bạo của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và những người chỉ trích Trung Quốc ở Mỹ. Bất chấp chuyến thăm nhằm xoa dịu tình hình của bà Rice, giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng quan hệ với Mỹ đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp và Bắc Kinh không thể tiên liệu điều gì sẽ xảy ra.
(Theo Vietnamnet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét