Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Thanh tra Núi Pháo: Truy tìm kẻ bảo kê cho Tập đoàn Masan?; Để tìm "nghiệm số" X. của thương vụ MobiFone mua AVG: Thủ tướng yêu cầu thanh tra toàn diện vụ Mobifone mua AVG; Nếu không có gì khuất tất, sao MobiFone phải bí mật giá trị thương vụ AVG?; Căn cứ nào để Thủ tướng yêu cầu thanh tra Mobifone; Thanh tra Chính phủ lên tiếng việc thanh tra thương vụ Mobifone - AVG; TT Nguyễn Xuân Phúc: Quyết xây dựng Chính phủ trong sạch ( hơn tiền nhiệm )

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam – cơ quan đã chuốc tiếng nhơ vô liêm sỉ khi quy kết nguyên nhân cá chết miền Trung là do “thủy triều đỏ”, cũng như đã hầu như chẳng làm gì để xử lý ô nhiễm biển – vừa dũng cảm ban hành quyết định thanh tra toàn diện về môi trường Công ty Mỏ Núi Pháo của Tập đoàn Masan.


Vào năm 2015, một phóng viên nhà nước khi định viết về nạn ô nhiễm môi trường ở mỏ Núi Pháo đã bị côn đồ đánh đến mức phải nhập viện. Nhưng sau đó, sự việc như thể chìm xuồng, còn Hội Nhà báo Việt Nam đã không có bất kỳ một động tác can đảm tối thiểu nào để bảo vệ hội viên của mình.

Đã từ lâu, nhiều người biết rằng mỏ Núi Pháo thành hình là do sự “se duyên” của bà Nguyễn Thanh Phượng – Ngân hàng Bản Việt. Bà Phượng đã đứng ra tư vấn để Masan nắm được mỏ Vonfram có trữ lượng đứng thứ hai trên thế giới này.

Bà Nguyễn Thanh Phượng lại được biết đến là con gái của người mà vào năm ngoái còn là thủ tướng Việt Nam – ông Nguyễn Tấn Dũng.

Lẽ nào Bộ Tài nguyên và Môi trường dám “đụng” đến sếp cũ của họ?

Có lẽ chẳng mấy ai hoài nghi về tinh thần co rụt của cơ quan bộ trên, nếu không phải là họ nhận lệnh sai khiến từ một cấp trên cao hơn nhiều.

Nếu quả chiến dịch thanh tra môi trường mỏ Núi Pháo là muốn nhắm vào vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng đứng phía sau Masan và ông Nguyễn Đăng Quang, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng bí thư Trọng đang phát triển một bước dài đáng kể.

Tính từ thời điểm tung ra “việc cần làm ngay” để xử lý vụ “ruồi” Trịnh Xuân Thanh ở Hậu Giang, cho đến nay thời gian mới chỉ trôi qua gần hai tháng. Tuy nhiên sau Trịnh Xuân Thanh, “mặt trận” đã liên tục mở rộng đến cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng ở Hà Nội và nay đến mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên.

Đáng chú ý, ông Trịnh Xuân Thanh là “lính” của ông Vũ Huy Hoàng, còn ông Vũ Huy Hoàng lại là “lính” của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tất cả đều móc xích với nhau, và “quy trình xử lý” đều có vẻ logic.

Nếu quy trình trên diễn tiến một cách không thể ngăn chặn, sau “ruồi” Trịnh Xuân Thanh là “hổ nhỏ” Vũ Huy Hoàng. Và sau “hổ nhỏ”, logic đương nhiên sẽ phải là “hổ lớn”.

Ai là “hổ lớn”? Và khoảng thời gian nào thì “hổ lớn” sẽ được công khai trên bình diện thông tin đại chúng với tư cách trong diện “việc cần làm ngay”?

Những câu hỏi trên đang vấp phải vài biến số từ các “đối tượng”. Ít ngày sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra môi trường mỏ Núi Pháo, Tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang đã có thông báo “phản pháo”, cho rằng mỏ Núi Pháo luôn giữ tiêu chuẩn về môi trường. Thậm chí một tờ báo nhà nước còn rút tít “Núi Pháo bảo đảm tiêu chuẩn môi trường quốc tế”.

Ai sẽ thắng ai?

Lê Dung 

Sẽ thanh tra và xử lý nghiêm vụ Mobifone mua AVG; 

Chính phủ Việt Nam quyết định thanh tra toàn diện việc Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), theo sau chỉ đạo của lãnh đạo Đảng Cộng sản.

https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h171.jpg

Vào tháng 1/2016, Mobifone thông báo hoàn thành việc mua cổ phần của AVG.

Thương hiệu truyền hình An Viên của AVG sau đó đổi tên thành MobiTV.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ “khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG”.
“Nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật,” theo văn bản ngày 1/8 do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ký thay.

Văn bản cho biết quyết định đưa ra theo sau ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư trong văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng ngày 22/7.

Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện là ông Đinh Thế Huynh.

Văn bản của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng gửi cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để báo cáo.


Thương hiệu truyền hình An Viên của AVG đổi tên thành MobiTV
Chờ đợi cổ phần hóa

Mobifone, trực thuộc thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, là một trong những doanh nghiệp nhà nước thành công nhất Việt Nam.

Giới đầu tư từ lâu rất quan tâm phương án cổ phần hóa doanh nghiệp này, mà hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng.


Hồi tháng 1 khi thực hiện phi vụ, báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt câu hỏi về tin đồn giá mua 8.900 tỷ đồng, nhưng lãnh đạo Mobifone từ chối trả lời, nói rằng đây là “điều khoản bảo mật giữa hai bên”.

Mobifone giải thích với tờ báo này khi đó rằng họ mua AVG là “để đa dạng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, bước chân vào mảng truyền hình trả tiền”.

Mobifone cũng tuyên bố việc mua AVG sẽ nâng giá trị thương hiệu của họ khi cổ phần hóa.

Việc mua AVG diễn ra sau khi Thủ tướng nhiệm kỳ trước Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận về chủ trương cho phép Mobifone tham gia đầu tư cung cấp dịch vụ truyền hình.

(BBC)

Quyết xây dựng Chính phủ trong sạch



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắn nhủ các thành viên Chính phủ phấn đấu xây dựng Chính phủ trong sạch, không để mất niềm tin trong nhân dân

Ngày 1-8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Trước khi bước vào nội dung chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắn nhủ các thành viên Chính phủ cần đoàn kết, nhất trí, chung tay xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp tốt hơn, với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Phải bắn có địa chỉ
“Một Chính phủ không hướng về nhân dân thì người dân không ủng hộ. Vì vậy, các bộ trưởng phải chủ động, quán xuyến công việc, đổi mới phương pháp làm việc, đề cao trách nhiệm cá nhân, tuyệt đối không cá nhân chủ nghĩa, không nhũng nhiễu tiêu cực, vì nhiệm vụ chung và lợi ích của nhân dân. Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thể nói xong là xong việc” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Quyet xay dung Chinh phu trong sach - Anh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Chính phủ và từng thành viên phải đi đầu trong tiết kiệm Ảnh: chinhphu.vn
Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày 1-8, Văn phòng Chính phủ (VPCP) phải thành lập tổ công tác theo dõi kết luận của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng thực hiện đến đâu. “Vụ chặt gỗ rừng pơ mu ở Quảng Nam đã khởi tố được cá nhân, tổ chức nào chưa? Hay tòa nhà 8B Lê Trực - Hà Nội xử lý đến đâu, tại sao? Không lẽ giữa thủ đô như vậy, 2 nhiệm kỳ Chính phủ xử lý không được? Ai là người theo dõi vấn đề này, không thể nói rồi cho qua. Một tổ công tác do Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP đứng đầu trưng tập một số người có liên quan để thực hiện kết luận của Thủ tướng và Phó Thủ tướng, nâng cao tính hiệu lực của chỉ đạo” - Thủ tướng yêu cầu.
Chấn chỉnh ngay từ đầu
Thủ tướng chỉ đạo trong tháng 8, VPCP phối hợp các bên liên quan xây dựng quy chế làm việc của Chính phủ thể hiện rõ cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và khắc phục được sự thiếu trách nhiệm trong phối hợp giữa các cơ quan.
Bộ trưởng và trưởng ngành phải nắm rõ toàn bộ công việc của cơ quan, đẩy nhanh xây dựng và áp dụng Chính phủ điện tử. Theo đó, yêu cầu đề cao trách nhiệm cá nhân của từng bộ trưởng, trưởng ngành. Các tư lệnh ngành là người chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng về kết quả công tác của ngành.
“Từng bộ trưởng, trưởng ngành phải đề cao trách nhiệm, cùng nhau hứa với Đảng, với nhân dân là không để xảy ra bê bối, không để tai tiếng, làm mất niềm tin của nhân dân” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trải lòng và cho biết ông sẽ làm gương không mua xe mới, đồng thời lưu ý các thành viên Chính phủ triệt để chống lãng phí.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ và từng thành viên phải đi đầu trong tiết kiệm, chống lãng phí. Tôi hoan nghênh các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc việc không tặng hoa chúc mừng. Với mấy chục thành viên Chính phủ mới thì có thể tiết kiệm hàng trăm lẵng hoa. Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo thông tin về quản lý trụ sở, tài sản công để chấn chỉnh ngay từ đầu nhiệm kỳ” - Thủ tướng yêu cầu.
Hôm nay (2-8), Chính phủ sẽ bàn về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới; thảo luận, cho ý kiến về những giải pháp lớn, trọng tâm để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đề ra.
Giảm 53 ngành nghề có điều kiện
Trình bày tờ trình dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về đầu tư, kinh doanh (dự luật), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết sẽ bãi bỏ 67 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chuẩn hóa tên gọi 25 ngành nghề, bổ sung 14 ngành nghề. Như vậy, Luật Đầu tư sẽ còn 214 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giảm 53 ngành nghề so với luật hiện hành.
Thế Dũng

Nếu không có gì khuất tất, sao MobiFone phải bí mật giá trị thương vụ AVG?

 )
(GDVN) - “Nếu không có gì khuất tất hoàn toàn MobiFone có thể công bố chi tiết giá trị mua bán cổ phần cũng như định hướng đầu tư vào truyền hình", ông Hải nói.
Thanh tra Mobifone mua lại AVG chỉ công bố sau khi có kết quả
Ngày 2/8, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, trả lời câu hỏi của báo chí về cơ sở để quyết định thanh tra thương vụ MobiFone mua lại cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG- đơn vị có hệ thống truyền hình An Viên), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - người Phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, MobiFone là doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam, và cũng là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên thực hiện quá trình cổ phần hóa.
Việc mua cổ phần nêu trên là hoạt động đầu tư lớn của doanh nghiệp, cho nên rất cần sự thận trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Người Phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: chinhphu.vn.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về Dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG), nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trong thông cáo báo chí đưa ra chiều ngày 2/8, Mobifone cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ trong quá trình thanh tra và thông tin đầy đủ tới các cơ quan truyền thông sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Theo ông Mai Tiến Dũng, đây là những chỉ đạo của Đảng và khối Chính phủ. Tuy nhiên, thanh tra gì, thanh tra như thế nào là chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và của Thủ tướng. Sau này có kết quả thanh tra mới được công bố.

Cũng tại buổi họp báo, trước câu hỏi của báo chí về việc xác minh thông tin AVG có giá trị khoảng trên 2.000 tỷ đồng nhưng được MobiFone mua lại với giá trên 8.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, giá trị của AVG đã có các cơ quan thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép định giá cụ thể.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi "MobiFone mua AVG với giá bao nhiêu" của báo Lao động, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách truyền thông MobiFone cho biết: “Thông tin nằm trong danh mục được bảo vệ theo quy chế mật".
MobiFone được phép mua 95% cổ phần Công ty CP Nghe nhìn toàn cầu (AVG), tuy nhiên mức giá vẫn chưa được tiết lộ (ảnh minh họa).
Được biết, thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG hoàn tất vào đầu năm 2016 nhưng MobiFone không cho biết tiết lộ số tiền mua là bao nhiêu. Chính vì thế đến thời điểm này, đây được xem là thương vụ nhiều ẩn số, gây khó hiểu cho giới đầu tư.
Thương vụ quá nhiều câu hỏi
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, chưa rõ số tiền MobiFone đưa ra để sở hữu 95% cổ phần của AVG nhưng dễ thấy, mục tiêu của MobiFone không gì khác ngoài việc muốn cạnh tranh với VNPT và Viettel bởi VNPT đang có MyTV, Viettel có NextTV.
Quyết định mua AVG sẽ giúp MobiFone giảm thời gian xây dựng thương hiệu truyền hình, giảm đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như tận dụng lượng thuê bao đang sử dụng truyền hình AVG.

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra vụ mua AVG, MobiFone nói chưa có thông tin

(GDVN) - Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện MobiFone cho biết chưa có thông tin chính thức về việc bị thanh tra trong thương vụ mua AVG.
Được biết năm 2016, Mobifone có kế hoạch tiến hành bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Chưa rõ thông tin thanh tra toàn diện Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG có ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa Mobifone hay không nhưng rõ ràng, thời điểm từ giờ cho đến khi kết thúc quá trình thanh tra và đưa ra kết luận chính thức không phải là thời điểm thuận lợi để cổ phần hóa Mobifone.
Bên cạnh đó, sau khi sở hữu AVG – thương hiệu truyền hình An Viên được chuyển thành MobiTV. Vấn đề đặt ra cho MobiFone, phải tổ chức chương trình truyền hình thu hút người xem trong bối cảnh truyền hình trả tiền đang có cạnh tranh lớn.
Hiện tại ngoài VTV cáp, HTV, K+ MobiFone phải cạnh tranh với truyền hình cáp Hà Nội, truyền hình FPT, MyTV… Với mục tiêu đầu tư truyền hình để không kém cạnh các đối thủ viễn thông khác như Vinaphone, Viettel nhưng thương vụ mua AVG đang mang lại nhiều rủi ro cho MobiFone.
Nhìn góc độ đầu tư, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đánh giá: Doanh nghiệp hiện nay hướng đến đầu tư đa lĩnh vực, việc mua cổ phần AVG chắc chắn MobiFone đã có tính toán.
So sánh về công nghệ cũng như số thuê bao đang nắm giữ AVG không có lợi thế nhưng MobiFone vẫn quyết định bỏ tiền đầu tư - ảnh minh họa.
“Mặt khác muốn nói thương vụ đầu tư của MobiFone có khả thi hay không, có rủi ro hay bị hớ hay không phải xem giá MobiFone bỏ ra mua 95% cổ phần AVG là bao nhiêu”, ông Hải cho biết.
Theo ông Hải để làm rõ vấn đề thì MobiFone phải công bố thông tin về thương vụ đầu tư này.
“Nếu không có gì khuất tất hoàn toàn MobiFone có thể công bố chi tiết giá trị mua bán cổ phần cũng như định hướng đầu tư vào truyền hình. Minh bạch thông tin này sẽ giúp MobiFone dễ dàng hơn trong quá trình cổ phần hóa. Bởi nhà đầu tư chỉ bỏ tiền mua cổ phần, đầu tư vào MobiFone khi họ biết được các kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển của MobiFone”, ông Hải nhận định.
Mai Anh
Những câu hỏi lớn trong thương vụ MobiFone mua AVG

Tại sao MobiFone chọn AVG để mua lại thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng, giá trị thương vụ, phương thức giao dịch... đều là những câu hỏi lớn được dư luận đặt ra suốt thời gian qua. 

Lãnh đạo Chính phủ vừa chỉ đạo thực hiện thanh tra toàn diện việc Tổng công ty Viễn thông Di động (MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) - đơn vị hiện được đổi tên thành MobiTV. Sau thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm thì sự việc có thể được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. Công văn này thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng. 
Trước đó từ đầu năm 2016, lãnh đạo MobiFone chính thức công bố việc mua AVG, song kể từ đó, dư luận cũng đặt ra không ít câu hỏi đối với thương vụ này, bởi những thông tin 2 bên mua - bán chính thức đưa ra còn quá dè dặt. 
Giá trị thương vụ là bao nhiêu ?
Sau một số đồn đoán cùng với sự xuất hiện của lãnh đạo AVG tại một số sự kiện quan trọng của MobiFone, đến tháng 1/2016, lãnh đạo Tổng công ty này chính thức công bố đã mua lại 95% cổ phần AVG. Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí phát đi cũng như nhiều lần trao đổi sau này với báo chí, lãnh đạo MobiFone tuyệt đối không tiết lộ về giá trị thương vụ. 
nhung-cau-hoi-lon-trong-thuong-vu-mobifone-mua-avg
Giá trị thương vụ mua AVG của Mobifone là điều khiến nhiều người tò mò.
Theo tính toán của một số chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình dựa trên tài sản gồm hệ thống mạng lưới như các trạm phát sóng, đầu thu, các phụ kiện trang thiết bị đi kèm, hệ thống vận hành mạng lưới, hệ thống xử lý tín hiệu, băng tần phát sóng, thuê bao…, giá trị của AVG hiện được ước tính khoảng 1.600-2.000 tỷ đồng, chưa kể khấu hao. Tuy nhiên, giá trị doanh nghiệp không chỉ được xác định dựa vào các tài sản mà còn liên quan đến các khoản nợ phải trả. Trong khi đó, các chỉ tiêu tài chính nói trên của AVG vẫn luôn là một ẩn số. 
Các chuyên gia tài chính cho rằng, nếu MobiFone mua AVG cao hơn 20% giá trị thực tế thì có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trên thị trường lại xuất hiện một số thông tin cho rằng, MobiFone đã mua AVG với mức giá rất "khủng", gấp nhiều lần so với con số ước tính nói trên. Cùng với việc không công bố giá trị thương vụ, đơn vị định giá AVG để thực hiện việc chuyển nhượng cũng không được tiết lộ. 
Phương thức giao dịch như thế nào ?
Lãnh đạo MobiFone và các bộ ngành liên quan cũng chưa bao giờ công bố về việc 2 bên sẽ giao dịch bằng cách trả tiền mặt hay hoán đổi cổ phần. Thời điểm hoàn tất thương vụ cũng không được làm rõ bởi sẽ còn liên quan lớn đến quá trình cổ phần hóa của MobiFone đang trong quá trình triển khai. Hiện MobiFone là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, nên nếu thương vụ hoàn tất trước khi tổng công ty này cổ phần hóa, thì phải tuân theo quy định quản lý tài chính của doanh nghiệp Nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Còn nếu thương vụ hoàn tất mua sau khi tổng công ty cổ phần hóa sẽ phải được sự đồng ý của các cổ đông. 
Tại sao MobiFone chọn AVG ?
Theo các chuyên gia, tài sản giá trị nhất của AVG ở thời điểm thương vụ được công bố là số thuê bao. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Thông tin & Truyền thông, tính đến cuối năm 2014, tổng thuê bao của AVG vào khoảng 450.000, một con số khá khiêm tốn so với thị trường 9,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền (gồm cả truyền hình cáp và số vệ tinh).
So sánh trong số 3 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh gồm VSTV (sở hữu hệ thống K+) và VTC thì hiện thuê bao của AVG cũng ít nhất. 2 năm trở lại đây, trong khi 2 đối thủ liên tục tăng trưởng tốt về số thuê bao thì tốc độ của AVG lại gần như chững lại. Hơn nữa, các thuê bao của AVG chủ yếu phát triển ở vùng nông thôn nhờ giá cước rẻ (20.000-50.000 đồng mỗi tháng), thậm chí miễn phí thuê bao từ một đến 2 năm nên khả năng gia tăng các nguồn thu từ dịch vụ khác cũng không đáng kể.
Trong khi đó, hạ tầng của AVG cũng được đánh giá là không có nhiều lợi thế, thậm chí yếu hơn nhiều so với các doanh nghiệp truyền hình trả tiền khác. Là nhà cung cấp dịch vụ và xây dựng hạ tầng truyền hình nên AVG cũng không được độc lập đứng tên làm chủ các kênh để tự sản xuất, mà phải liên kết với các đài. Tuy nhiên, họ cũng không làm tốt việc này khi không tạo dựng được bản sắc hoặc chỉ bó hẹp trong một số nhóm đối tượng khán giả khu biệt.
Tuy nhiên, mục tiêu của MobiFone là sẽ làm truyền hình khác với các nhà đài hiện nay trên thị trường, đặc biệt trong bối cảnh lĩnh vực này phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ông lớn như SCTV, VTVcab và sự trỗi dậy của truyền hình cáp quang từ các đại gia viễn thông như VNPT, Viettel, FPT... Theo đó, truyền hình chỉ là một phần trong “dải sinh thái” phục vụ hơn 40 triệu khách hàng đang sử dụng mạng MobiFone hiện có. Hướng làm truyền hình được lãnh đạo MobiFone tiết lộ là kết hợp viễn thông theo công nghệ mới. Cách kinh doanh và khai thác của nhà mạng này cũng không giống như truyền hình trả tiền là hiện gần như phụ thuộc lớn vào phí thuê bao mà có thể nhiều dịch vụ sẽ miễn phí. Việc thu phí cũng thực hiện qua di động. 
Về phương thức, có vẻ như MobiFone đang có hướng tiếp cận khác với những gì mà AVG đang triển khai. Vì vậy, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, liệu thương vụ này có phải là giải pháp tối ưu của nhà mạng khi mà những nền tảng AVG hiện có không quá tương thích và không tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho các mục tiêu mà MobiFone đề ra? Trong khi đó, sau khi công bố mua lại AVG, MobiFone theo đuổi tham vọng khá lớn khi đặt mục tiêu đến năm 2020 trở thành một trong 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam. 
Ngọc Tuyên


Thủ tướng yêu cầu thanh tra toàn diện 

vụ Mobifone mua AVG

(NLĐO)- Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra toàn diện việc MobiFone mua AVG với 95% cổ phần, nếu có dấu hiệu vi phạm chuyển cơ quan điều tra xử lý nghiêm.


i

Thủ tướng yêu cầu thanh tra toàn diện vụ MobiFone mua 95% AVG - Ảnh minh họa
Thủ tướng yêu cầu thanh tra toàn diện vụ MobiFone mua 95% AVG - Ảnh minh họa
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến hành thanh tra toàn diện việc mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Văn bản số 1621-CV/VPTW ngày 22-7-2016 của Văn phòng Trung ương về việc tiến hành thanh tra toàn diện việc mua 95% cổ phần của AVG, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 8-1, MobiFone cho biết, tháng 12/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã ban hành quyết định chính thức phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone.
Mặc dù thông báo đã mua cổ phần của AVG nhưng MobiFone không cho biết cụ thể số cổ phần đã mua là bao nhiêu. Tuy nhiên, trước đó, trên một số báo, lãnh đạo MobiFone có cho biết MobiFone mua AVG với tỉ lệ 95% cổ phần của AVG dù cũng không tiết lộ số tiền mua là bao nhiêu. Đồng thời cũng cho biết MobiFone sẽ tiếp nhận nguyên trạng truyền hình An Viên trong vòng 3-6 tháng.
Mạng di động này cho biết việc đầu tư, kinh doanh truyền hình kỹ thuật số là bước đi nằm trong chiến lược kinh doanh của MobiFone giai đoạn 2016 - 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Thời gian tới, MobiFone sẽ kết hợp các dịch vụ giữa viễn thông di động và truyền hình, cung cấp dịch vụ truyền hình có tính tương tác cao, cung cấp dịch vụ truyền hình với nội dung hấp dẫn, chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ tương tác, các gói cước mới tích hợp giữa truyền hình và di động.
MobiFone cũng cho biết, sẽ sử dụng mạng lưới phân phối rộng khắp của nhà mạng để cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở khắp mọi miền đất nước...
Đồng thời sẽ đẩy mạnh chính sách liên kết để sản xuất nội dung truyền hình, hợp tác với các đài phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương để tận dụng tối đa các lợi thế sản xuất và am hiểu văn hóa từng vùng miền, trong đó ưu tiên các nội dung trải nghiệm thực tế, tin nhanh tại các địa bàn.
Thời điểm đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc MobiFone, cho biết MobiFone đặt mục tiêu phát triển 1 triệu khách hàng đăng ký mới dịch vụ truyền hình trong năm 2016 và đến năm 2020 trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam.
Truyền hình AVG chính thức phát sóng ngày 11-11-2011 sau 1 năm phát sóng thử nghiệm trên 2 hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình là truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh, sử dụng công nghệ truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất thế hệ 2 (DVB-T2), chuẩn nén MPEG4 và công nghệ mạng đơn tần (SFN).

Thời điểm đó, lãnh đạo AVG giới thiệu là công nghệ truyền hình tiên tiến nhất thế giới trong việc truyền dẫn, phát sóng và là đơn vị đầu tiên của châu Á thử nghiệm thành công và triển khai áp dụng trên diện rộng.

Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, nhiều đài truyền hình như Đài truyền hinh Việt Nam (VTV), Công ty TNHH Truyền hình kỹ thuật số Miền Nam (SDTV), Công ty Cổ phần Truyền dẫn phát sóng truyền hình đồng bằng sông Hồng (RTB)… cũng đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số mặt đất thế hệ 2 (DVB-T2) như AVG.

Công nghệ của AVG chỉ còn hơn công nghệ truyền hình kỹ thuật số mặt đất thế hệ 1 của VTC - công nghệ đầu tiên mà nhà đài này đã tiên phong cách đây hơn 10 năm.

Nguồn lực của AVG còn được cộng hưởng với hệ thống kênh tần số (còn được gọi là giấy phép) - điều kiện để phát sóng các chương trình truyền hình - với bốn kênh tần số trên hạ tầng truyền hình số mặt đất gồm 56, 57, 58 và 59 mà Bộ TT-TT đã cấp. Tuy nhiên, do số lượng kênh tần số này là của Nhà nước cấp cho AVG sử dụng (không phải bán) nên khi AVG không sử dụng sẽ phải trả lại, còn nếu bán (bán công ty) thì phải chuyển giao.

Hiện AVG là nhà cung cấp dịch vụ và xây dựng hạ tầng truyền hình nên không được độc lập đứng tên làm chủ các kênh truyền hình và tự chủ sản xuất nội dung mà phải liên kết với các đài phát thanh và truyền hình để sản xuất. Tiêu biểu như kênh truyền hình về Phật Giáo (kênh An Viên) mà AVG đã liên kết với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương (BTV) sản xuất nội dung; kênh An ninh TV (ANTV) mà AVG hợp tác với Trung tâm Phát thanh - Truyền hình, Điện ảnh CAND; hay liên kết với Truyền hình Hà Nội để sản xuất nội dung cho kênh An ninh thế giới…

Một số kênh như kênh ca nhạc (Việt Teen), kênh thiếu nhi (SAM) và các kênh liên kết trên của AVG, dưới đánh giá của người dùng, là những kênh xem được, dù không quá đặc sắc. Dù vậy, trong số các doanh nghiệp lớn về truyền hình trả tiền, như hai “ông lớn” SCTV hay VTVcab thì nội dung của AVG còn kém khá xa, với K+, HTV…, AVG cũng không lợi thế bằng.

Có lẽ thành quả và tài sản lớn nhất của AVG ở thời điểm hiện tại là khoảng hơn 400.000 thuê bao. Trong tổng số 9,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền hiện nay và so với các doanh nghiệp lớn về truyền hình trả tiền thì lượng thuê bao của AVG cũng gần như là thấp nhất.

Chưa kể, thuê bao của đơn vị này chủ yếu phát triển ở nông thôn nhờ giá rẻ (trung bình 30-50 nghìn thuê bao) và nhờ chính sách miễn phí thuê bao từ 1-2 năm. Do đặc điểm của lượng thuê bao này nên khả năng gia tăng các nguồn thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng cũng là không cao.
B.Trân

Thanh tra Chính phủ lên tiếng việc thanh tra thương vụ Mobifone - AVG

Dân trí Sáng nay 2/8, ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - có cuộc trao đổi riêng với PV Dân trí xung quanh việc thanh tra toàn diện dự án Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
 >> Thanh tra toàn diện việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG


Ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - trong một buổi họp báo thường kỳ của Thanh tra Chính phủ mới đây (Ảnh: Thế Kha)
Ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - trong một buổi họp báo thường kỳ của Thanh tra Chính phủ mới đây (Ảnh: Thế Kha)
Đến sáng nay (2/8), Thanh tra Chính phủ đã có kế hoạch thanh tra toàn diện dự án Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chưa, thưa ông?
- Chúng tôi mới đọc được những thông tin đó trên báo chí. Đến nay Thanh tra Chính phủ chưa nhận được văn bản chỉ đạo nhưng tất cả các thông tin đều đã rất rõ ràng. Thanh tra Chính phủ phải chấp hành theo đúng chỉ đạo, theo đúng quy định của pháp luật.
Trước khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện như vậy, Thanh tra Chính phủ có nhận được đơn thư nào xung quanh thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG không?
- Chúng tôi chưa nhận được đơn thư nào cả.
Thưa ông, thương vụ mua bán này khá ồn ào trong dư luận suốt một thời gian dài. Với chức năng, thẩm quyền của mình, tại sao Thanh tra Chính phủ không lập kế hoạch, vào cuộc thanh tra mà phải chờ tới khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?
- Có nhiều việc có phải lúc nào cũng thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ đâu. Có những việc thuộc các bộ ngành chuyên môn, chuyên ngành mà.
Trong sự việc này, trước hết chúng tôi sẽ thực hiện theo quy trình, quy định đã được giao nhiệm vụ rõ ràng rồi. Chúng tôi rất mong báo chí đồng hành cùng Thanh tra Chính phủ trong việc thực hiện những sự việc như thế này.
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thanh tra Chính phủ sẽ chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan công an điều tra làm rõ chứ?
- Trường hợp nào cũng thế, không phải chỉ trong thanh tra đột xuất như thế này đâu. Tất cả đều đã có quy định của pháp luật rồi. Theo quy định của Luật Thanh tra, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ ngay cho cơ quan công an làm rõ ngay.
- Xin cảm ơn ông!
Như Dân trí đã phản ánh, hôm qua 1/8, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký văn bản nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Văn bản số 1621-CV/VPTW, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
Văn bản chỉ đạo nhấn mạnh yêu cầu với Thanh tra Chính phủ, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Được biết, việc Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua hầu hết cổ phần tại Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) được thực hiện từ đầu năm 2016. Từ thời điểm này, hệ thống truyền hình An Viên của AVG cũng được đổi logo thành MobiTV.
Giá trị thương vụ này đến nay vẫn được tranh cãi với nhiều con số đưa ra, có ý kiến cho rằng, việc định giá AVG khoảng 1.000 tỷ đồng, nguồn thông tin khác lại thể hiện giá trị AVG hơn 8.000 tỷ đồng.
Thế Kha (thực hiện)

Căn cứ nào để Thủ tướng yêu cầu thanh tra Mobifone


Thường trực Ban Bí thư đã có ý kiến chỉ đạo tiến hành thanh tra toàn diện việc mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nghìn toàn cầu (AVG).

Liên quan đến việc thanh tra toàn diện Mobifone, trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng- Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, Thường trực Ban Bí thư đã có ý kiến chỉ đạo tiến hành thanh tra toàn diện việc mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nghìn toàn cầu (AVG).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại văn bản số 1621-CV/VPTW ngày 22/7/2016 của Văn phòng Trung ương, ngày 1/8, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về Dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, đầu tháng 1 năm 2016, MobiFone đã chính thức công bố việc mua cổ phần của AVG để phục vụ cho việc kinh doanh truyền hình. Mobifone cho biết, việc đầu tư, kinh doanh truyền hình kỹ thuật số là bước đi nằm trong chiến lược kinh doanh của MobiFone giai đoạn 2016 - 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Cũng theo MobiFone, tháng 12/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định chính thức phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone.
Thời điểm này, mặc dù thông báo đã mua cổ phần của AVG nhưng MobiFone không cho biết cụ thể số cổ phần đã mua là bao nhiêu. Tuy nhiên, trước đó, trên một số báo, lãnh đạo MobiFone có cho biết là đã mua 95% cổ phần của AVG dù cũng không tiết lộ số tiền mua là bao nhiêu.
MobiFone cũng đồng thời cho biết sẽ tiếp nhận nguyên trạng truyền hình An Viên trong vòng 3-6 tháng.
Khi thương vụ này đang diễn ra, đã có những đơn thư gửi đến các cơ quan báo chí lo ngại, quyết định mua Truyền hình An Viên một cách vội vàng có thể làm ảnh hưởng đến việc hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh của Mobifone.
Trả lời công văn của VOV.VN ngày 7/10/2015, đại diện Mobifone là Phó Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định chắc nịch: "Tổng Công ty viễn thông Mobifone luôn tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản và vốn của Nhà nước".
Giờ đây công luận mong sớm nhận được một câu trả lời minh bạch, khách quan từ cơ quan Thanh tra Chính phủ./.
Theo Nhóm PV
VOV

Không có nhận xét nào: