(GDVN)-Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết việc Sở có 8 Phó Giám đốc xuất phát từ nhu cầu thực tế công việc, nhưng Bộ Nội vụ nói việc bổ nhiệm này là sai quy định.
Thanh Hóa nói việc bổ nhiệm 8 Phó Giám đốc Sở là... "đúng quy trình”Công an không chịu khởi tố, Viện Kiểm sát cũng đành... bó tay!"Nếu biết xấu hổ, ông Trịnh Xuân Thanh nên tự rút lui để giữ thể diện"Thanh Hóa "nương tay" cho vi phạm pháp luật xây dựng của cha con Bầu Đệ?
Bổ nhiệm do nguyên nhân khách quan
Liên quan tới vụ bổ nhiệm tới 8 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa, hôm 18/7, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở này cho biết, việc bổ nhiệm thêm cấp phó xuất phát từ nhu cầu thực tế công việc.
“Quy định là vậy, nhưng cũng phải phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Thật ra trong 8 Phó Giám đốc đã được bổ nhiệm, có người sắp về hưu, có người kiêm nhiệm, có người công tác theo hình thức “phái cử”, hưởng chế độ ngoài Trung ương.
Do đó, việc bổ nhiệm này còn nhằm đáp ứng công tác nhân sự trong thời gian tới khi Sở có sự biến động về mặt con người.
Mặt khác, trước đó, các vị trí quản lý ở lĩnh vực thủy sản, thủy lợi còn thiếu, nên Sở đề nghị bổ nhiệm thêm cũng là điều hợp lý".
Danh sách lãnh đạo Sở Nông nghiệp Thanh Hóa gồm Giám đốc và 8 Phó Giám đốc trên website Sở này ngày 14/7/2016. Ảnh chụp màn hình. |
Ông Tuấn cho biết thêm, việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo Phó Giám đốc Sở còn phụ thuộc vào quy mô, tính chất công việc của từng địa phương.
"Với diện tích lớn, Thanh Hóa có thể tách thành 2 tỉnh, thậm chí là 3 tỉnh.
Trường hợp, nếu địa phương thay đổi địa giới hành chính, thì tính bình quân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ có nhiều nhất là 3 Phó Giám đốc", ông Tuấn dự liệu.
Khi được hỏi về việc, công tác bổ nhiệm trên có đúng quy định hay không (?), ông Tuấn phân bua: “Anh ra hỏi Bộ Chính trị, các ban ở Trung ương họ có bao nhiêu phó? Anh ra hỏi cho tôi cái?
Một tỉnh mênh mông rộng lớn như Thanh Hóa mà có từng đó cấp phó là còn vất vả ấy chứ!”, ông Tuấn than khó.
Bộ Nội vụ đề nghị kiểm tra thông tin phản ánh
Cũng liên quan tới sự việc nói trên, ông Nguyễn Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Nội vụ) cho rằng, việc bổ nhiệm quá nhiều lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thanh Hóa là sai quy định.
“Dù họ trả lời như thế nào thì một tỉnh cũng không thể bổ nhiệm đến 8 Phó Giám đốc được.
Mặt khác, hiện tại không có văn bản hướng dẫn về việc xin bổ nhiệm thêm lãnh đạo cấp Sở như ở Thanh Hóa. Nếu có văn bản xin thì cũng sẽ không được chấp thuận.
Do đó, nếu họ “vượt rào” để bổ nhiệm vì bất cứ lý do nào đó thì cũng vi phạm quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, để nắm rõ việc bổ nhiệm này, cần
thực hiện việc kiểm tra, thanh tra công vụ: “Cần xác minh việc bổ nhiệm trong từng trường hợp cụ thể.
Nếu bổ nhiệm sai, thì họ cần có biện pháp "thu nhỏ" số lượng đó lại…”, ông Tuấn cho biết.
Trong một diễn biến có liên quan, Bộ Nội vụ cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin vụ việc bổ nhiệm cán bộ cấp Sở vượt quy định tại Thanh Hóa.
“Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã nắm được thông tin đồng thời chỉ đạo địa phương báo cáo làm rõ sự việc. Rất cảm ơn các bạn phóng viên báo chí đã đưa tin kịp thời…”, một lãnh đạo Bộ Nội vụ nói với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa ký Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Hải và bà Hoàng Thị Yến, giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, Sở này đã có 8 Phó Giám đốc.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2015), Điều 3 về cơ cấu tổ chức quy định rõ: “Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 3 người”.
Điều này cho thấy, việc bổ nhiệm thêm 2 Phó Giám đốc Sở là trái với quy định của Thông tư liên tịch số 14…
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
Bộ Nội vụ chính thức trả lời về vụ Thanh Hóa bổ nhiệm 8 Phó Giám đốc Sở
(GDVN) - Quy định của pháp luật đã có thì phải thực hiện nghiêm và đúng. Không có ai nói anh muốn tăng thì phải báo cáo xin tăng cả.
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra vụ bổ nhiệm 8 Phó Giám đốc Sở tại Thanh Hóa"Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa cũng không thể to hơn pháp luật"Những “cú đánh” vào tinh giản biên chếBổ nhiệm 8 Phó, Giám đốc Sở đề nghị tách Thanh Hóa thành... 3 tỉnh
LTS: Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo thực hiện kiểm tra thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa có tới 8 Phó Giám đốc Sở.
Về việc này, Bộ Nội vụ cho rằng, việc bổ nhiệm cấp phó tại Thanh Hóa là chưa đúng với các quy định của pháp luật.
Để làm rõ thêm vấn đề này, sáng 2/8 phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Thành – Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn Bộ Nội trong việc truyền đạt ý kiến của Bộ trưởng Bộ nội vụ về thông tin phản ánh của báo chí.
Phóng viên: Quan điểm của ông như thế nào trước việc Thanh Hóa bổ nhiệm tới 8 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Ông Nguyễn Tiến Thành: Theo quy định tại khoản 2, điều 6, nghị định 24/2014/NĐ-CP, ngày 4/4/2014 quy định về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn của các cơ quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nêu rất rõ, "số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 3 người".
Riêng số lượng cấp Phó Giám đốc Sở thuộc UBND thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là không quá 4 người.
Bổ nhiệm cán bộ (ảnh minh họa trên Báo Đời sống và Pháp luật). |
Tại điểm a, khoản 1, điều 3, thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, ngày 25 tháng 3 năm 2015, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, nêu rõ, số lượng Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không quá 3 người.
Như vậy, việc UBND tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm tới 8 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chưa đúng quy định của pháp luật.
Trong cuộc trao đổi trước đó với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa cho rằng, việc bổ nhiệm này (8 Phó Giám đốc – PV) nhằm đáp ứng nhu cầu công việc. Theo ông, lý do mà Thanh Hóa đưa ra có thuyết phục/chấp nhận được không?
Ông Nguyễn Tiến Thành: Lý do trên chưa thuyết phục và chưa phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về số lượng cấp phó...
Thực tế cho thấy, với đặc thù là địa phương thuần nông như Thanh Hóa (2,4/3,6 triệu dân làm nông nghiệp), việc quy định cứng bổ nhiệm không quá 3 Phó Giám đốc liệu có phù hợp với thực tế của địa phương?
Ông Nguyễn Tiến Thành: Như đã nêu trên, quy định tại khoản 2, điều 6, nghị định 24/2014/NĐ-CP, ngày 4/4/2014 về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn của các cơ quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quy định chung, căn cứ vào tình hình thực tiễn của các địa phương trên cả nước.
Không chỉ riêng công tác cán bộ, mà tất cả các lĩnh vực khác cũng phải làm theo quy định của pháp luật
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, địa phương phải phản ánh tới cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Còn quy định của pháp luật đã có thì phải thực hiện nghiêm và đúng.
Trước tình trạng "lạm phát" Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở Thanh Hóa như phản ánh của báo chí, Bộ sẽ có kiến nghị chấn chỉnh?
Ông Nguyễn Tiến Thành: Trong thời gian vừa qua, Bộ Nội vụ đã tiến hành thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ đối với một số Bộ, ngành, địa phương.
Riêng đối với trường hợp của tỉnh Thanh Hóa, ngày
28/7/2016, văn phòng Chính phủ đã có công văn số thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, giao Bộ Nội vụ kiểm tra, báo cáo chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, chúng tôi đã báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong việc thực hiện kiểm tra và báo cáo xử lý.
Việc có hủy quyết định bổ nhiệm hay không phải căn cứ vào kết quả kiểm tra cụ thể và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đây, Bộ Nội vụ đã có văn bản số 5470 ngày 22/12/2014 về việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về số lượng cấp phó gửi các đơn vị thành phố trực thuộc Trung ương.
Không xem quảng cáo… đừng đọc báo |
Theo đó, chỉ đạo các cơ quan đơn vị có số lượng cấp phó vượt so với quy định thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch điều chỉnh và tự điều chỉnh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, báo cáo Bộ Nội vụ để tổng hợp và báo cáo Chính phủ.
Như vậy, nếu Thanh Hóa muốn tăng số lượng cấp phó thì phải báo cáo?
Ông Nguyễn Tiến Thành: Cái đó không phải. Không có ai nói anh muốn tăng thì phải báo cáo xin tăng cả.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
Một Sở ở Thanh Hóa có tới 8 Phó giám đốc, ngân sách đâu nuôi nổi lãnh đạo?
(GDVN) - Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định bổ nhiệm thêm 02 Phó giám đốc, tăng số Phó giám đốc Sở Nông nghiệp lên đến 8 vị.
Lãnh đạo xã coi trời bằng vung, tự ý giao đất trái thẩm quyềnThanh Hóa "nương tay" cho vi phạm pháp luật xây dựng của cha con Bầu Đệ?"Bầu" Đệ và 2 người con trai cùng xây dựng hàng loạt công trình lớn trái phép
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa ký Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Hải và bà Hoàng Thị Yến lên giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp).
Việc này đã nâng số chức danh Phó giám đốc Sở Nông nghiệp lên đến 8 người.
Tại Quyết định 1988/QĐ- UBND ngày 10/6/2016 do Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký, ghi rõ việc bổ nhiệm có thời hạn 5 năm đối với ông Nguyễn Trọng Hải, từ vị trí Chi cục Trưởng chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, lên làm Phó giám đốc Sở Nông nghiệp.
Ông Nguyễn Trọng Hải, từ vị trí Chi cục Trưởng chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, lên làm Phó giám đốc Sở Nông nghiệp |
6 ngày sau (ngày 16/6/2016), ông Xứng lại tiếp tục ký tiếp Quyết định 2088/QĐ-UBND bổ nhiệm bà Hoàng Thị Yến, từ Chi cục Trưởng chi cục Phát triển nông thôn lên giữ chức Phó Giám đốc Sở thời hạn 5 năm.
Trước khi bổ nhiệm thêm, Sở Nông nghiệp Thanh Hóa đã có tới 6 Phó giám đốc.
Trong đó, chỉ có ông Lê Văn Đốc là Phó giám đốc sẽ nghỉ hưu vào giữa năm 2017.
Quyết định bổ nhiệm bà Hoàng Thị Yến, từ Chi cục Trưởng chi cục Phát triển nông thôn lên giữ chức Phó giám đốc Sở. |
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2015), Điều 3 về cơ cấu tổ chức quy định rõ: “Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 3 người”.
Điều này cho thấy, việc bổ nhiệm thêm 2 Phó Giám đốc Sở là trái với quy định của Thông tư liên tịch số 14.
Dù Thông tư 14 có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2015 nhưng Quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch Nguyễn Đình Xứng lại bỏ qua quy định tại Thông tư này.
Trước đó, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tổng rà soát tại các Sở ngành và 27 huyện thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, đã phát hiện sự “lạm phát” chức danh Phó phòng do bổ nhiệm sai, bổ nhiệm trái quy định tại nhiều đơn vị.
Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. |
Đứng đầu là tại TP. Thanh Hóa dư thừa 53 vị trí Phó phòng;
Huyện Triệu Sơn thừa 32 Phó phòng;
Huyện Thiệu Hóa thừa 20 Phó phòng;
Huyện Tĩnh Gia thừa 17 Phó phòng;
Huyện Yên Định thừa 12 Phó phòng;
Huyện Quảng Xương thừa 7 Phó phòng;
Huyện Thạch Thành thừa 17 Phó phòng.
Danh sách lãnh đạo Sở Nông nghiệp Thanh Hóa gồm Giám đốc và 8 Phó Giám đốc trên website Sở này ngày 14/7/2016. Ảnh chụp màn hình |
Tại các Sở ngành như Sở NN&PTNT, Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải... đều xảy ra tình trạng trên.
Trước thực trạng “lạm phát” chức danh Phó giám đốc Sở, rõ ràng, UBND tỉnh Thanh Hóa không những đã làm trái thông tư số 14 mà còn đi ngược lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giảm biên chế, đội ngũ lãnh đạo cồng kềnh.
Nếu sở ngành nào cũng có số lượng lãnh đạo nhiều như ở Sở Nông nghiệp Thanh Hóa thì ngân sách Nhà nước lấy đâu ra tiền nuôi lãnh đạo?
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
THỦ TƯỚNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH GIẢM BIÊN CHẾ
Trong phiên họp Chính phủ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, 6 tháng đầu năm, cả nước thực hiện tinh giản được 10.000 biên chế.
"Tỷ lệ tinh giản biên chế đạt được như vậy là quá thấp so với yêu cầu giảm 1,5% mỗi năm, tương đương 40.000 biên chế trên tổng số hơn 2,6 triệu công chức, viên chức đang có hiện nay”, Bộ trưởng đánh giá.
Các bộ ngành, địa phương làm tốt việc tinh giản biên chế gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên – Môi trường, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang, Quảng Nam, Sơn La, Cao Bằng...
Vẫn còn không ít cấp, ngành, địa phương đề nghị tinh giản không đúng tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng. Trong 15.000 người thì có 1.356 trường hợp không đúng tiêu chuẩn và điều kiện.
Trước thực trạng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Trước hết tinh giản biên chế đã. Chúng ta đã có lộ trình rồi, khối đảng 472, hành chính 1.312, xã 1.567 và đơn vị sự nghiệp 6.500 người. Các địa phương, bộ ngành phải tích cực thực hiện nghị quyết 39 tăng tốc độ giảm biên chế thời gian tới”.
|
Hải Minh
Chủ tịch nước: “Phải tiếp tục giảm biên chế để tinh gọn bộ máy”
VOV.VN - Chủ tịch nước nêu rõ: Phải tiếp tục giảm biên chế để làm sao xây dựng bộ máy hành chính của nhà nước tinh, gọn, chất lượng, không cồng kềnh.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ nhất, sáng nay (2/8), Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng Tổ đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã có các buổi tiếp xúc cử tri quận 4 , TPHCM, nhằm thông báo nội dung kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV; lắng nghe, ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ hoan nghênh kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, thẳng thắn, Quốc hội đã hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm là xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức, bầu và phê chuẩn nhân sự cấp cao của các cơ quan nhà nước bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Cử tri mong muốn các đại biểu Quốc hội thực hiện tốt chương trình hành động đã được nêu tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử. Cử tri cũng đưa ra nhiều kiến nghị về các vấn đề nợ công, an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường nước, an toàn giao thông, cải cách hành chính, chế độ chính sách cho người cao tuổi, chế độ chính sách đối với người có công, những giải pháp phát triển kinh tế, xã hội những tháng cuối năm và vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo trước những diễn biến phức tạp gần đây.
Thay mặt tổ đại biểu Quốc hội ghi nhận ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh những vấn đề cử tri quan tâm. Thông báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội từ đầu năm đến nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, mặc dù trong ngắn hạn, tăng trưởng GDP tạm thời bị giảm sút song nền kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi và phát triển, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch; tiến độ thu ngân sách nhà nước đạt thấp hơn cùng kỳ năm trước; nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn; xử lý nợ xấu chưa thực chất và gặp nhiều khó khăn; công tác bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém, đặc biệt sự cố môi trường biển miền Trung đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân, hủy hoại môi trường sinh thái biển; các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng có xu hướng tăng.
Về giải pháp phát triển kinh tế xã hội từ nay đến cuối năm, Chủ tịch nước trần cho biết: “Từ nay đến cuối năm, chúng ta tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế và từng doanh nghiệp; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời có giải pháp hữu hiệu để khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp”.
Về vấn đề cải cách tiền lương và chính sách đối với người nghỉ hưu, người có công, Chủ tịch nước cho biết đây là vấn đê quan tâm chung của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí để thực hiện vấn đề này. Vừa qua Chính phủ đã thực hiện cải cách tiền lương và ưu tiên cho những người về hưu, đối tượng chính sách.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Sắp tới triển khai đề án một cách cơ bản hơn vấn đề tiền lương. Ngoài việc nguồn kinh phí ở đâu để giải quyết vấn đề này thì một trong những giải pháp rất quan trọng đó là phải tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước và phải tiếp tục giảm biên chế để làm sao xây dựng bộ máy hành chính của nhà nước tinh, gọn, chất lượng, không cồng kềnh. Chỉ có như thế chúng ta mới giải quyết cơ bản được vấn đề tiền lương”.
Về vụ việc cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung, Chủ tịch nước cho biết, hiện nay Quốc hội đang giao cho Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường giám sát độc lập riêng để có đánh giá, phản biện có cơ sở. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương liên quan đang tích cực triển khai các giải pháp khắc phục hậu quả và thực hiện ngay công tác bồi thường thiệt hại, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân; giám sát và yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm đã cam kết; tăng cường giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, không để kẻ xấu, các tổ chức phản động lợi dụng; làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân sai phạm liên quan đến sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung.
Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, Chủ tịch nước cho biết, tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thảo luận, quyết định đưa nội dung giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016” vào nội dung Chương trình giám sát của Quốc hội.
Chủ tịch nước cho rằng các bộ, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương cần có các giải pháp, chương trình hành động cụ thể, đồng bộ và khả thi để tạo ra sự thay đổi căn bản trong nhận thức và ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kể cả xử lý hình sự./.
Chủ tịch nước: Xử lý nghiêm các cá nhân liên quan đến sự cố Formosa
VOV.VN - Chủ tịch nước cho biết: Về phía Việt Nam, nếu tổ chức, cá nhân nào có liên quan đến việc gây ra sự cố Formosa phải kiểm điểm, xử lý nghiêm minh.
XUÂN QUANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét