05/08/2016 05:55 GMT+7
- Cách Hà Nội 20 km, các làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từng phải tháo dỡ hàng trăm biển hiệu do vi phạm luật Quảng cáo vào năm 2013. Gần đây, biển hiệu ghi toàn tiếng Trung tái xuất rầm rộ.
Không chỉ vi phạm về kích cỡ, vị trí chữ tiếng Việt, tiếng Trung trên biển hiệu quảng cáo, nhiều cửa hiệu treo biển hiệu chỉ toàn chữ tiếng Trung. Có những đoạn phố khiến có cảm giác không phải ở Việt Nam do nhiều biển hiệu quảng cáo chỉ toàn chữ Trung Quốc...
Người dân địa phương cho biết, phần lớn các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề hiện nay xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc trực tiếp tìm đến làng nghề giao dịch nên biển hiệu thường phải ghi chữ Trung Quốc.
Theo điều 18 (luật Quảng cáo 2012) quy định về tiếng nói, chữ viết, rất nhiều biển hiệu ở các khu phố thuộc phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê, Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) đang vi phạm quy định này.
Biển hiệu với hầu hết là chữ Trung Quốc đặt trên đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) chỉ người biết tiếng Trung mới có thể hiểu. |
Cũng trên mặt đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ, biển hiệu này không có chữ nào tiếng Việt. |
Biển hiệu trong khu công nghiệp Đồng Kỵ chỉ dành cho người biết tiếng Trung. |
Nhà hàng ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc dự án khu đô thị Mạnh Đức (thị xã Từ Sơn) với biển hiệu quảng cáo không có một chữ tiếng Việt nào. |
Những biển hiệu quảng cáo ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc địa phận thôn Kim Bảng, xã Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) toàn chữ Trung Quốc với vị trí, kích cỡ đều vi phạm luật quảng cáo. |
Biển hiệu ở ven sông Ngũ Huyện Khê. |
Không ít biển hiệu ven sông Ngũ Huyện Khê in hoàn toàn bằng chữ Trung Quốc. |
Một cửa hiệu kinh doanh đồ gỗ tại xã Hương Mạc với biển hiệu hoàn toàn in chữ Trung Quốc. |
Cửa hàng bán túi xách, dây lưng da... trên con phố sầm uất thuộc xã Hương Mạc. |
Nhiều cửa hiệu nằm trong các con ngõ nhỏ thuộc xã Hương Mạc cũng trưng biển hiệu chỉ toàn chữ Trung Quốc. |
Những tấm biển hiệu chỉ có chữ Trung Quốc xuất hiện nhiều trên con phố sầm uất của xã Hương Mạc. Nhiều đoạn phố có cảm tưởng như không phải ở Việt Nam. |
Không ít cửa hiệu sản xuất, kinh doanh ở Hương Mạc treo bảng, biển quảng cáo toàn chữ Trung Quốc. |
Biển hiệu quảng cáo một khách sạn gồm 3 ngôn ngữ, trong đó chỉ tên khách sạn viết bằng chữ Việt Nam. |
Ngay cả quầy bán bánh mỳ nằm trên hè phố trung tâm xã Phù Khê cũng trưng biển hiệu toàn chữ tiếng Trung. |
Lê Anh Dũng
Bộ đội Biên phòng Bà Rịa-Vũng Tàu vừa bắt một tàu cá Trung Quốc, phá âm mưu...
Tin nóng: Nhận được thông báo của ngư dân, Bộ đội Biên Phòng Bà Rịa_Vũng Tàu lập tức truy đuổi một tàu mang số hiệu Trung Quốc xuất hiện gần Mỏ Bạch Hổ,khi bắn chỉ thiên 3 phát thì chúng mới chịu dừng tàu. Kiểm tra tàu thì choáng váng phát hiện ra... Nếu chậm một chút nữa thì không biết hậu quả nghiêm trọng như thế nào...
Ngày 4/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng BĐBP) Bà Rịa- Vũng Tàu, cho biết lực lượng vừa phát hiện bắt giữ tàu cá Trung Quốc có biểu hiện nghi vấn xâm phạm vùng biển VN
Theo đó, sau khi nhận tin báo của ngư dân, Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa- Vũng Tàu lập tức chỉ đạo Hải đội 2 thành lập Biên đội gồm 2 tàu cao tốc ST112 và 16 cán bộ, chiến sĩ do thiếu tá Nguyễn Văn Vũ - thuyền trưởng chỉ huy tuần tra bảo vệ vùng biển và giám sát nghề cá xuất kích làm nhiệm vụ.
Đến 14 giờ 45 phút cùng ngày, biên đội phát hiện tại khu vực cách Mỏ Bạch Hổ 20 hải lý, cách đường giới hạn phía tây vùng đánh cá chung khoảng 10 hải lý có 1 tàu Trung Quốc xâm nhập.
Khi lực lượng tổ chức vây bắt, số tàu này tăng tốc bỏ chạy. Sau quá trình truy đuổi quyết liệt, lực lượng biên phòng đã chặn bắt được tàu vi phạm; tiến hành kiểm tra, thì phát hiện 20 bộ quân phục, cùng 5 thùng AK bang gập, 2 súng ngắn. Ngay lập tức khống chế và đưa về Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng BĐBP điều tra.
Trước đây tàu Trung Quốc cũng đã từng xâm nhập, nhưng đây là lần nguy hiểm nhất, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia.
(Quốc tế) - Thường xuyên khẳng định “luôn vì hòa bình” nhưng mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lại hô hào chuẩn bị “chiến tranh trên biển”.
Tân Hoa Xã ngày 2/8 đưa tin, ông Thường Vạn Toàn – Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi đi điều tra nghiên cứu công tác động viên quốc phòng ở Chiết Giang đã nhấn mạnh, mối uy hiếp đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc đến từ phía biển, nước này cần chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân trên biển.
Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với nước này hôm 12/7, đặc biệt là sau hàng loạt những phát ngôn khẳng định “luôn vì hòa bình” của lãnh đạo Trung Quốc tại nhiều hội nghị lớn nhỏ hay trên các phương tiện truyền thông.
Đơn cử, hồi đầu tháng 7 vừa qua, sau khi tờ Global Times, ấn phẩm phụ thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi đã trả lời Bắc Kinh “ủng hộ hòa bình”.
“Trung Quốc sẽ phối hợp với các nước ASEAN để bảo vệ hòa bình và ổn định” ở Biển Đông, ông Hồng tuyên bố.
Tiếp đó, tại cuộc gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEM tổ chức tại Mông Cổ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã kêu gọi Việt Nam cùng đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Trở lại với phát ngôn “chuẩn bị hải chiến” của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ngày 4/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – ông Lê Hải Bình đã khẳng định:
“Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích của các nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, và không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.
Theo ông Lê Hải Bình, các quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như là các nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào (việc duy trì) hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới.
(Theo Báo Đất Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét