Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Ai biến Nga thành "tay lái súng có hạng" ở Biển Đông': Trung Quốc hay Mỹ ?; Nga dụ ASEAN quy hàng Trung Quốc ? ; Mỹ - Nhật - Pháp tái hình thành "liên minh 8 nước", Trung Quốc đang "run"?; Việt Nam bất bình nếu Nga quá thiên về Trung Quốc; Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2016 bàn về dã tâm hàng hải của Trung Quốc

- Gần đây, truyền thông Trung Quốc "sôi sục" bởi lời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tham gia tuần tra biển Đông từ Bộ trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian.

Ông Le Drian nêu rõ lập trường ủng hộ quyền tự do hàng hải trên biển Đông và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên thông qua đàm phán.
Lời kêu gọi từ phía Pháp không khác nào một cây chông lao thẳng về phía Trung Quốc trong hoàn cảnh nước này đang bị các nước lân cận và EU cô lập. Lo sợ bị "bao vây" bởi các nước lớn, ngay lập tức phía Trung Quốc đã có lời chỉ trích gửi đến Pháp.
Trung Quốc bắt đầu lo sợ sau lời kêu gọi EU của Bộ trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian.
MC Lý Vĩ của kênh Phượng Hoàng (Trung Quốc) cho biết Bắc Kinh xem lời kêu gọi của ông Le Drian là động thái hô hào thành lập "liên quân 8 nước mới".
Theo khái niệm trên trang Baidu (Trung Quốc), "Liên quân 8 nước" chỉ sự kiện quân đội Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Ý và Áo-Hung xây dựng lực lượng chung để "tiến hành hành động quân sự xâm nhập vào Trung Quốc" năm 1900.
Trong những ngày qua, cụm từ "liên quân 8 nước mới" xuất hiện với tần suất khá dày trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc như một sự mô tả về hình thức đe dọa mới trên biển Đông.
Hơn nữa, để ngăn chặn việc "liên minh 8 nước" tái diễn, Trung Quốc cũng lớn tiếng cảnh cáo Mỹ - Nhật.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân ủy trung ương Trung Quốc cảnh cáo các quan chức Bộ quốc phòng Nhật Bản hôm 4/6: "Nếu Nhật Bản và Mỹ triển khai cái gọi là tuần tra chung hoặc những hành động quân sự khác trên biển Đông thì Trung Quốc sẽ không để yên."
TQ tố Mỹ _ Nhật đang tái hình thành "liên minh 8 nước" nhằm xâm nhập nước này
Sau khi Mỹ tuyên bố có khả năng đưa 2 nhóm tàu sân bay tới để "trấn áp" Trung Quốc ở biển Đông, tờ Hoàn Cầu đã chỉ trích liên minh Mỹ-Nhật là "có âm mưu xây dựng 'liên quân 8 nước' phiên bản hiện đại" để gây áp lực lên Bắc Kinh về quân sự, chính trị, ngoại giao.

Nhà nghiên cứu cao cấp Lưu Chí Cần của Đại học nhân dân Trung Quốc bình luận trên tờ Hoàn Cầu ngày 13/6 mập mờ chỉ trích Pháp cũng như Mỹ, Nhật.
Ông Lưu viết: "Nghe nói đã có nhiều quốc gia phương Tây bày tỏ quan tâm đến tình hình biển Đông, một số nước ngang ngược tuyên bố điều tàu tới. Có chuyên gia đã tính toán sơ bộ, rất có thể một 'liên quân 8 nước mới' sẽ xuất hiện để 'chơi đùa' trên biển Đông."
Phản ứng của truyền thông và giới học giả Trung Quốc còn được cho là liên quan đến phát biểu của Đại tướng Petr Pavel, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, tại Shangri-La.
Dù ông Pavel nói NATO không can thiệp quân sự ở biển Đông do "không có cơ sở pháp lý", nhưng ông khẳng định liên minh quân sự này sẽ hợp tác với các nước trong khu vực muốn phát triển khả năng quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và cách thực hành tốt nhất về an ninh hàng hải.
Học giả Lưu Chí Cần cũng phản bác lời chỉ trích Trung Quốc "xây Vạn lý Trường thành tự cô lập mình" mà Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã nêu về vấn đề biển Đông. Lưu nói rằng Vạn lý Trường thành "không phải dùng để cô lập, mà là để phòng ngự".
Cuối cùng tờ Hoàn Cầu không quên gửi "cảnh báo đỏ" tới Mỹ và Nhật rằng nếu hai nước này sẽ gặp khó khăn và đang làm cho mối quan hệ giữ Trung Quốc và các nước ASEAN xấu đi khi cứ liên tục can thiệp quân sự vào khi vực này.
Khánh Ly (Tổng hợp)

Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ rất bất bình. Hiện thời đã có dư luận chính vì thái độ của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Mỹ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh và nới lỏng quan hệ với Nga, chuyên gia Shannon Tiezzi thuộc The Diplomat (Nhật Bản) nhận định.



Hải quân Nga và Trung Quốc tập trận ở biển Hoa Đông
Hải quân Nga và Trung Quốc tập trận ở biển Hoa Đông
Theo VOA, thông báo mới đây của Trung Quốc về việc tổ chức tập trận với Nga ở Biển Đông đã gây thắc mắc. Câu hỏi là cuộc diễn tập cụ sẽ diễn ra ở đâu trong khu vực rất nhạy cảm này? Bà Tiezzi, biên tập viên The Diplomat đã vạch rõ: «Địa điểm cụ thể của cuộc tập trận sẽ rất quan trọng để đánh giá ý nghĩa cuộc thao diễn».

Khi thông tin về cuộc tập trận hôm 28/7, Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tháng 9 tới, mà không cho biết chi tiết. Đối với chuyên gia Tiezzi, có hai khả năng. Một là Bắc Kinh có thể tránh sự phẫn nộ của các láng giềng nếu tổ chức tập trận cùng với Nga ngoài khơi đảo Hải Nam. Theo bà Tiezzi, Trung Quốc đã nhiều lần tập trận rất gần Hải Nam, khu vực này lại không phải là vùng tranh chấp, và từ lâu nay là nơi Bắc Kinh đặt các căn cứ quân sự.

Tuy nhiên, nếu cuộc thao diễn hải quân Nga-Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đó sẽ là một dấu hiệu đáng báo động đối với cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp các thực thể mà họ chiếm đóng từ lâu ở Trường Sa thành đảo nhân tạo, xây dựng trên đó từ hải cảng đến các đường băng. Hành động này đã làm dấy lên phản đối từ các láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc và từ phía Mỹ, cho dù Washington khẳng định không can dự vào cuộc tranh chấp và muốn đôi bên tìm giải pháp hòa bình.

Trong giả thuyết thứ hai này, nếu Bắc Kinh muốn tổ chức cuộc tập trận chung gần các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông như Trường Sa hay Hoàng Sa, ẩn số là liệu Matxcơva có đồng ý hay không? Gần đây Trung Quốc đã khoe khoang điều mà họ cho là «Nga ủng hộ quan điểm Bắc Kinh về Biển Đông».

Hồi tháng 4/2016, Trung Quốc đã hoan nghênh ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi ông chỉ trích một số chính quyền trong khu vực đã muốn quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Thế nhưng Nga, cũng như Mỹ, đã kêu gọi giải quyết vấn để tranh chấp ở Biển Đông qua con đường ngoại giao. Và phản ứng của Nga sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye rất chừng mực, không ngả theo Trung Quốc như mong đợi của Bắc Kinh.

Theo chuyên gia Tiezzi, nhân tố thứ hai có thể chi phối nước Nga trong vấn đề Biển Đông là Việt Nam, nước đã mua vũ khí của Nga từ thời chiến tranh lạnh. Bà Tiezzi nhận định: «Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ rất bất bình». Bà Tiezzi nhận thấy là hiện thời đã có cảm nhận cho rằng chính vì thái độ của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Mỹ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh, và nới lỏng quan hệ với Nga.

Matxcơva cũng đứng trước sức ép là cần cho thấy quan hệ tốt với Trung Quốc, vì hai bên đã thắt chặt hợp tác trên mặt an ninh, tiến hành những cuộc thao diễn chung ở Địa Trung Hải, Hắc Hải và Biển Hoa Đông năm 2015.

Theo chuyên gia Tiezzi, con đường tối ưu đối với cả Nga lẫn Trung Quốc là tập trận gần Hải Nam vì «Điều đó có thể cho phép Trung Quốc nói rằng: "Nhìn đấy, chúng tôi đã tập trận chung với Nga ở Biển Đông’. Còn Nga có thể nói: "Đúng rồi, nhưng đó là ở vùng biển quốc tế không có tranh chấp… hay là vùng biển mà Trung Quốc kiểm soát».
An Công
 (Vietimes)

(Thế giới) - Nhật Bản đã đưa ra các luận điểm về động thái gây hấn của Trung Quốc trên biển vào sách trắng quốc phòng năm nay, gồm cả hình ảnh vệ tinh chi tiết khu vực biển Đông.

Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2016 bàn về dã tâm hàng hải của TQ
Từ “cưỡng ép” thành “sự đã rồi”
Trong tài liệu dày 484 trang, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh, các hành động gây hấn của Trung Quốc “có thể đem tới những hậu quả khôn lường”.
“Gần đây, Trung Quốc đang tăng cường hoạt động gần quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), như việc điều máy bay quân sự tới gần quần đảo”, sách trắng quốc phòng Nhật Bản cho biết.
Số lần Không lực Nhật Bản phải triển khai máy bay để đối phó với máy bay của Trung Quốc đã tăng một cách đáng báo động (khoảng 23%) – lên 571 lần trong năm tài khóa 2015. Chỉ trong vòng 3 tháng từ tháng 4 – 6 năm nay, đã có 199 lần.
“Trung Quốc sẵn sàng thực hiện yêu sách đơn phương của mình mà không thỏa hiệp, trong đó bao gồm cả việc duy trì các hành động nhằm biến những động thái mang tính cưỡng ép thành hiện trạng, và sau đó thành sự đã rồi”.
Tranh chấp trên biển Đông cũng được đưa vào tài liệu năm nay.
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc “ngoài miệng thì khẳng định là trỗi dậy hòa bình, nhưng mặt khác lại coi thường luật pháp quốc tế”.
Để chứng minh luận điểm của mình, Nhật Bản cũng đưa vào sách trắng các hình ảnh vệ tinh chụp lại khu vực biển Đông, nơi Trung Quốc đưa ra tuyên bố phi pháp về chủ quyền. Theo đó, Tokyo nhận định, Trung Quốc đang “đẩy mạnh” hành động lấp đất lấn biển và xây dựng trái phép trên 7 thực thể của quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Nhật Bản cũng kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ đúng Công ước về Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), và hối thúc ASEAN cùng Trung Quốc nhanh chóng hoàn thiện Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Biển Đông.
Lý giải về việc phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12/7 không xuất hiện trong sách trắng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết: tài liệu này chỉ đề cập tới các sự kiện diễn ra trước ngày 30/6.
Sách trắng quốc phòng được Nhật Bản xuất bản vào mùa hè hàng năm để thể hiện quan điểm và phổ biến chính sách của nước này. Tài liệu năm nay đã dành nhiều “đất” để bàn về tranh chấp lãnh hải, và các vấn đề nóng tại Đông Bắc Á, bao gồm cả chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản được công bố chỉ một ngày sau khi Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển Hoa Đông.
Luật an ninh lần đầu được đề cập
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2016 bàn về dã tâm hàng hải của TQ - Ảnh 1.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF)
Trong sách trắng năm nay, Nhật Bản dành hẳn 1 chương để trình bày về Luật Hòa bình và An ninh, liên quan tới sự thay đổi trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản thời hậu chiến. Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) có quyền thực thi quyền phòng vệ tập thể và hỗ trợ trong trường hợp các quốc gia đồng minh bị tấn công.
Được thông qua vào tháng 9 năm 2015, bộ luật này được xem là một thay đổi mang tính lịch sử.
“Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đã trở nên nghiêm trọng. Trong bối cảnh ấy, việc thiết lập bộ luật nhằm đảm bảo, cũng như đóng góp vào hòa bình và sự ổn định trong khu vực cùng cộng đồng quốc tế có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết”.
Một số điểm đáng chú ý khác trong sách trắng 2016 của Nhật Bản
– Ngân sách Quốc phòng 2016 của Nhật Bản đã tăng 0,8% lên 4,86 nghìn tỉ yen (48 tỉ USD), do nước này phải đầu tư cho trang thiết bị quân sự mới và chi phí liên quan tới quân Mỹ đồn trú tại Nhật Bản.
– Sách trắng 2016 nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh Washington – Tokyo. Tuy nhiên, tài liệu này cũng đề cập tới sự bất tiện mà căn cứ Mỹ ở Okinawa gây ra cho cư dân ở đây.
– Nhật Bản sẽ tăng số lượng nữ quân nhân trong lực lượng SDF và xem xét lại những hạn chế liên quan tới việc triển khai nữ quân nhân trong các vị trí lái máy bay tuần tra và trực thăng tấn công.
– Tokyo lo ngại về những tiến triển trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
– Chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Nhật Bản nhấn mạnh, các tổ chức khủng bố quốc tế giờ đã có khả năng tấn công ở những địa điểm cách xa địa bàn của chúng.
(Theo Soha News)


Đừng biến Nga thành "tay lái súng có hạng" ở Biển Đông


(GDVN) - Petr Akopov và những phát biểu của ông trên Sputnik News đang làm xấu hình ảnh nước Nga, đang cố vẽ nước Nga thành tay lái súng có hạng ở Biển Đông.

Ngày 4/8 tờ Sputnik News của Nga có bài bình luận đáng chú ý với tiêu đề: "Một người bạn trong lúc cần: Trung Quốc hợp sức với Nga trên Biển Đông", trong đó đưa ra nhận xét về cục diện Biển Đông, vai trò và ý đồ của Nga trong khu vực từ một số nhà phân tích. [1]
Đổ mọi trách nhiệm lên đầu Mỹ, tìm cách vớt vát danh dự cho Bắc Kinh
Nhà nghiên cứu Vladimir Terehov từ tạp chí New Eastern Outlook nói với Sputnik News:
"Sau phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông, Bắc Kinh đã ghi được một bàn thắng ngoại giao với các nước ASEAN. Còn về phần mình, Nga đã chứng tỏ sự đoàn kết với Bắc Kinh bằng cách chống lại quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc có thể thúc đẩy lập trường của mình trong ASEAN thông qua sự giúp đỡ của Campuchia và ở một mức độ nào đó là Lào, cả hai đều là bạn bè thân thiết của Bắc Kinh.
Nguyên tắc chỉ đạo của ASEAN là đồng thuận, do đó chỉ cần Campuchia phủ quyết là có thể ngăn chặn bất kỳ lời quở trách mạnh mẽ nào."
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ảnh: linkedin.com.
Bình luận về điều này, Victor Sumsky - Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc Đại học MGIMO nói với Sputnik News, tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Vientiane, Lào vừa qua báo hiệu rằng, ASEAN từ chối "tự tử" bất chấp áp lực của Washington.
Cũng trong ngày 4/8, Sputnik News phỏng vấn riêng nhà báo Petr Akopov của tờ Vzglyad một bài. Trong đó Akopov bình luận: [2]
"Từ lâu Mỹ đã tìm cách kiềm chế Nga ở châu Âu và Trung Quốc ở châu Á, nhưng đối tượng thứ 2 quan trọng hơn với Mỹ. Không chỉ vì chẳng có mối đe dọa thực sự nào ở châu Âu từ Nga, trong khi Trung Quốc đang trỗi dậy với tuyên bố của riêng họ ở Thái Bình Dương.
Ngăn chặn Trung Quốc là một ưu tiên trong chính sách của Mỹ nhiều năm qua. Gần đây khu vực Thái Bình Dương đã trở thành mục tiêu chính thức của Hoa Kỳ.
Ngày nay Mỹ xây dựng vành đai ngăn chặn Trung Quốc từ phía Đông, chạy từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines cho tới các căn cứ ở Singapore. Căn cứ của Mỹ vây Trung Quốc trải dài từ phía Đông và ngăn cản sự lan truyền, ảnh hưởng quân sự (của Bắc Kinh) ở phía Nam."
Cá nhân người viết cho rằng, cạnh tranh giữa các siêu cường Mỹ - Trung Quốc và có thể bây giờ thêm Nga ở Biển Đông là một sự thật. Mỗi nước đều có tính toán của riêng mình. Muốn biết hành động cạnh tranh của từng nước lớn có mang lại hòa bình, ổn định, bảo vệ luật pháp quốc tế và công lý ở Biển Đông hay không, phải căn cứ vào luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên việc Sputnik News dẫn lời một số nhà phân tích Nga phớt lờ mọi hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông mà chỉ xoáy mũi nhọn chỉ trích vào Hoa Kỳ, trong khi không đưa ra được bằng chứng thuyết phục cho lập luận buộc tội của mình cho thấy, tờ báo Nga này muốn mượn chuyện Biển Đông để công kích, bôi nhọ Hoa Kỳ hơn là phân tích mổ xẻ dưới góc độ pháp lý quốc tế.
Nhận định Trung Quốc "ghi bàn thắng" vì ASEAN không ra tuyên bố chung ủng hộ phán quyết trọng tài hoặc lên án đích danh Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông với thái độ hả hê, đồng thời nhận định Nga đang "chứng tỏ sự đoàn kết với Bắc Kinh chống quốc tế hóa Biển Đông" chỉ thể hiện nhận thức ấu trĩ, ích kỷ, có động cơ chính trị hẹp hòi.
Phán quyết trọng tài ngày 12/7 là một văn kiện pháp lý có giá trị trong việc ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông mà mọi thành viên Công ước đều có nghĩa vụ tuân thủ. Phán quyết không phải là một tuyên bố chính trị để cho ai đó lợi dụng đục nước béo cò.
Xúi dại các nước Đông Nam Á ngoan ngoãn quy hàng Trung Quốc
Theo Petr Akopov: "Trong khi ở miền Nam, từ lâu Trung Quốc đã tập trung ảnh hưởng. Trong nhiều thế kỷ, nền văn minh của người Hán đã mở rộng theo hướng này. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là Trung Quốc đang chuẩn bị tiếp quản khu vực Đông Nam Á về quân sự.
Tuy nhiên họ có quyền để xem xét các nước này rằng, từ thời cổ đại họ đã chịu ảnh hưởng to lớn từ văn hóa, kinh tế đến cả dân tộc của Trung Quốc trong các lĩnh vực của đời sống quốc gia.
Còn đối với Washington, vấn đề ngăn chặn Trung Quốc ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á có tầm quan trọng cơ bản mà nếu không có nó, tất cả kỳ vọng của Mỹ để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu trở nên vô nghĩa.
Thật không may cho các nhà hoạch định Hoa Kỳ, các nỗ lực của người Mỹ để tiếp tục kiềm chế Trung Quốc đang đi đến thất bại, không chỉ vì trào lưu của lịch sử đang ủng hộ Bắc Kinh, mà còn sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang tăng trưởng, đặc biệt là hải quân.
Tuy nhiên trong thời điểm xung đột ở Biển Đông, Mỹ cần quan hệ căng thẳng giữa các nước với Bắc Kinh để tiếp tục có cái cớ duy trì căn cứ quân sự của mình trên lãnh thổ các nước, ví dụ như Philippines, hoặc tiếp tục ảnh hưởng của mình như với Singapore, và cung cấp hỗ trợ Việt Nam chống bành trướng từ Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là, liệu các nước Đông Nam Á có hiểu rằng Mỹ đang cố tình khuấy rắc rối ở Biển Đông? Họ hiểu rằng Trung Quốc là hàng xóm láng giềng của họ, còn Mỹ chỉ là một kẻ ngoài lề muốn lợi dụng họ?
Nhà báo, nhà bình luận Pter Akopov. Ảnh: Youtube.
Đối với hầu hết các nước (ASEAN), câu trả lời là có, bởi 3 nước Đông Dương đã từng phải chống chọi với cỗ máy quân sự khổng lồ của Mỹ, trong khi Philippines từng là thuộc địa của Hoa Kỳ. Ngay cả khi độc lập, Philippines vẫn không thoát khỏi các căn cứ Mỹ nằm trên lãnh thổ của mình.
Mọi người đều hiểu rằng Mỹ có thể làm rất ít để chống lại Bắc Kinh trong khu vực. Mỹ chỉ đơn giản là không có công cụ để gây áp lực với Trung Quốc, tất nhiên ngoại trừ cách sử dụng sự bất mãn của các nước láng giềng." [2]
Người viết không thể chấp nhận được quan điểm này của ông Petr Akopov và tin rằng những người dân Đông Nam Á cũng không bao giờ chấp nhận.
Petr Akopov muốn nói xấu Mỹ là việc của ông ấy. Nhưng xui các nước Đông Nam Á khoanh tay quỳ gối chấp nhận làm chư hầu kiểu mới cho bất kỳ thế lực thực dân kiểu mới nào đều là điều không tưởng.
Trung Quốc thời phong kiến đã từng cất quân xâm lược nhiều nước láng giềng nhỏ hơn, trong đó có Việt Nam. Nhưng cha ông người Việt không bao giờ khuất phục, dù khó khăn đến mấy cũng giữ cho được giống nòi, văn hóa, truyền thống dân tộc và khi có thời cơ là vùng lên giành độc lập, giữ vững nền độc lập tự chủ.
Dù luôn thể hiện thiện chí hòa hiếu với láng giềng, nhưng trong tiềm thức người Việt chưa bao giờ mất cảnh giác.
Trung Quốc đang trỗi dậy không sai. Các nước lớn luôn muốn có sân sau, không sai. Nhưng dưới mái nhà chung của Liên Hợp Quốc, trong thời đại văn minh của nhân loại hiện nay, mọi thành viên đều bình đẳng. Một nước chỉ có thể trở thành cường quốc nếu biết thượng tôn pháp luật quốc tế, bảo vệ pháp luật quốc tế.
Quyền lực có thể đi ra từ nòng súng. Nhưng uy tín và thương hiệu thì không bao giờ.
Đừng cố tình biến Nga thành tay lái súng có hạng ở Biển Đông
Ankopov lưu ý: "Về phần mình, Nga đang chứng tỏ tình đoàn kết với Trung Quốc, đồng thời Moscow tiếp tục chính sách không can thiệp vào các tranh chấp khu vực, mà chỉ nhấn mạnh các lực lượng bên ngoài không nên gây ảnh hưởng đến việc giải quyết các tranh chấp giữa các nước láng giềng.
Đồng thời điều rất quan trọng đối với Nga là không được để bị đẩy vào thế kẹt trong quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam. Rất có thể Nga sẽ phục vụ như một bên trung gian trung thực trong một cuộc xung đột (tiềm tàng) giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Trường Sa.
Nga là một đất nước có mối quan hệ mật thiết với cả Việt Nam và Trung Quốc. Nga chính thức ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì chúng tôi tin rằng nếu không có sự hiện diện của Mỹ, khu vực này sẽ an toàn hơn và bình yên hơn cho tất cả các dân tộc sống ở đó, bởi vì Trung Quốc trở lại vị thế siêu cường là một quá trình lịch sử tự nhiên." [2]
Sputnik News thì nhận định: "Quan điểm của Nga về những diễn biến ở Biển Đông cũng đáng được chú ý. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhiều lần tuyên bố Moscow phản đối quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông.
Theo Điện Kremlin, các tranh chấp trong khu vực này cần được giải quyết chỉ bởi (đàm phán) giữa các bên liên quan."
Ngày 28/7 người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tuyên bố, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận hải quân chung ở Biển Đông vào tháng 9 với lưu ý, cuộc tập trận không nhằm vào nước thứ 3 nào.
Theo Petr Akopov: "Tháng trước Hoa Kỳ và các đồng minh đã thực hiện cuộc tập trận của họ ở Biển Đông. Tính chất phô trương của cuộc tập trận không có gì phải nghi ngờ. 
Nga và Trung Quốc tuy không phải đồng minh chính thức, nhưng đã được chứng minh rõ trong vài năm qua rằng hai nước có nhiều lợi ích và mục tiêu chung phổ biến. Hai nước đang chuẩn bị làm việc cùng nhau để chống lại áp lực của Hoa Kỳ."
Cá nhân người viết cho rằng, những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thời điểm trước phán quyết trọng tài 12/7 đã khiến các nước liên quan ở Biển Đông thực sự lo ngại về ý đồ tác động đến Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 từ 2 nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Không xem quảng cáo… đừng đọc báo

Dư luận đặc biệt quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều, khác nhau xung quanh những phát biểu của Nga về Biển Đông. Chính người viết cũng đã đặt thẳng vấn đề ý đồ của Nga là gì khi đưa ra những phát biểu nhạy cảm để Trung Quốc tha hồ chộp lấy nhằm lèo lái dư luận quốc tế như vậy. [3]
Và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, rồi Đại sứ Nga tại Việt Nam đã chính thức lên tiếng "nói lại cho rõ" lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông. [4]
Phát biểu chính thức gần đây nhất về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông nổi lên mấy điểm đáng chú ý:
Một là Nga trung lập trong vấn đề "tranh chấp lãnh thổ" ở Biển Đông; Hai là Nga chống sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ở Biển Đông; Ba là Nga đề cao UNCLOS 1982 ở Biển Đông, nhưng không trực tiếp đưa ra bất cứ bình luận nào về phán quyết trọng tài liên quan đến việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông.
Như vậy có thể thấy, phát biểu mới nhất của Nga về vấn đề Biển Đông mang tính trung lập, trung dung, không đi vào các vấn đề cụ thể, không làm mất lòng bên nào, không bình luận về phán quyết. [5]
Tuy nhiên ông Petr Akopov và Sputnik News khẳng định như đinh đóng cột: Nga đang chứng tỏ tình đoàn kết với Trung Quốc ở Biển Đông. Tình đoàn kết này biểu hiện như thế nào và có tác động ảnh hưởng gì tới Biển Đông cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam và các bên hay không?
Theo những gì Petr Akopov nói trên Sputnik News người viết thấy có mấy điểm đáng chú ý:
Một là Nga phản đối quốc tế hóa Biển Đông và theo Petr Akopov, rất có thể Nga - Trung hợp sức nhằm tạo sức ép ngăn Mỹ, Nhật Bản và các nước khác can thiệp vào khu vực để Trung Quốc và các nước "tự giải quyết với nhau".
Thứ hai, về "tranh chấp lãnh thổ" ở Biển Đông thì theo Petr Akopov, phải chăng Nga mặc kệ các nước liên quan đàm phán giải quyết với Trung Quốc thế nào thì tùy để giữ tiếng là "trung lập", trong khi đó Nga đứng canh chừng không cho Mỹ, Nhật hay nước nào khác nhảy vào?
Nếu quả thực đúng như thế, thì chính Nga đang can thiệp thô bạo vào Biển Đông.
Thứ ba, theo Petr Akopov, quan trọng đối với Nga là không được để bị đẩy vào thế kẹt trong quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam. Rất có thể Nga sẽ phục vụ như một bên trung gian trung thực trong một cuộc xung đột (tiềm tàng) giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Trường Sa.
Thế nào là "bên trung gian trung thực" trong khi Nga đang bán vũ khí cho cả Việt Nam lẫn Trung Quốc? Cứ luận theo logic Petr Akopov phát biểu trên Sputnik News thì phải chăng ông đang xúi nước Nga đừng để Mỹ, Nhật nhảy vào, cứ để cho Trung Quốc và các bên, cụ thể là Việt Nam cạnh tranh với nhau và Nga sẽ ngư ông đắc lợi?
Petr Akopov và những phát biểu của ông trên Sputnik News đang làm xấu hình ảnh nước Nga, đang cố vẽ nước Nga thành tay lái súng có hạng ở Biển Đông.
Người viết không tin và không mong muốn đây là tính toán của nước Nga, nhưng khi nhà báo Nga phát biểu công khai trên tờ báo lớn của Nga đã đặt những vấn đề có thể gây tổn hại đến lợi ích hợp pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế, thì cũng xin nói thẳng những băn khoăn, trăn trở của mình mà không ngại ai đó phật lòng.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: