Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh; VTV nói về nhà thơ Xuân Quỳnh lại đăng nhầm ảnh diễn viên Tố Uyên; Tại sao phụ nữ Nhật Bản sống lâu và không béo phì?

Posted on  by The Observer

Print Friendly
ROYAL China 122252
Nguồn: Nina Khrusheva, “The Queen’s Chinese Guests from Hell”, Project Syndicate, 17/05/2016
Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Paul McCartney đã hát vào gần nửa thế kỷ trước rằng: “Nữ hoàng là một quý bà xinh đẹp, nhưng cô ấy không có nhiều điều để nói”. Giờ đây, ở tuổi 90, Nữ hoàng Elizabeth II bỗng nhiên dường như quyết tâm chứng minh lời hát trên là không đúng.
Tại một bữa tiệc vườn mùa xuân ở sân Cung điện Buckingham – với sự sắp đặt cầu kỳ nhất có thể có – Nữ hoàng Anh gần đây đã không hài lòng với phái đoàn tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến London trong chuyến thăm nhà nước năm 2015 của ông. Trong một cuộc đối thoại được ghi âm với chỉ huy Sở cảnh sát thủ đô, Lucy D’Orsi, Nữ hoàng đã gọi các quan chức Trung Quốc là “rất thô lỗ,” và bày tỏ sự cảm thông với “sự xui xẻo” của D’Orsi khi phải làm việc với họ.

Bởi vì, theo lời của D’Orsi, các quan chức Trung Quốc đã đùng đùng rời khỏi một cuộc họp ở London với Nữ hoàng và Barbara Woodward, đại sứ Vương quốc Liên hiệp Anh tại Trung Quốc, và dọa sẽ hủy toàn bộ chuyến thăm chính thức. Còn đối với Nữ hoàng, chuyến đi chung xe ngựa kéo dọc đường The Mall tại London với ông Tập rõ ràng gần như bị phá hỏng bởi một quan chức an ninh Trung Quốc vờ đóng vai phiên dịch viên chính thức.
Tất nhiên, đụng độ văn hóa trong các chuyến công du quốc tế cấp cao không phải là điều lạ. Năm 2009, khi Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama thoáng đặt tay lên lưng của Nữ hoàng trong một buổi tiếp tân, giới truyền thông Anh đã ồ ạt lên tiếng rằng người ta không bao giờ được chạm vào Nữ hoàng trừ khi bà chủ động chìa tay ra. George W. Bush cũng đã bị chỉ trích vì nháy mắt về phía Nữ hoàng sau một câu phát biểu sai năm 2007 (Có lẽ chỉ có hoàng đế Nhật Bản mới đòi các lãnh đạo nước ngoài tuân theo các nghi thức lễ tân một cách cẩn thận hơn vậy.)
Dù sao thì còn có những trường hợp hành xử khiếm nhã hơn trong những cuộc gặp cấp nhà nước. Tổng thống Nga Vladimir Putin nổi tiếng với việc cho phép chú chó giống Labrador màu đen to lớn của mình vào phòng và ngồi sát vào người nổi tiếng nhát chó là Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc hội đàm đầu tiên của họ. Các bức ảnh chụp lại cuộc hội đàm đó cho thấy Putin đã cười ngoác mang tai giống như một cậu học sinh chuyên đi bắt nạt ở trường học trước hành động có tính hăm dọa này.
Sự khiếm nhã không phải lúc nào cũng mang ý xấu như vậy. Bá tước Edward Halifax, vị Ngoại trưởng có tướng tá cao lớn người Anh, gần như đã trao áo khoác đi đường của mình cho Adolf Hitler trong một chuyến thăm, do nhầm lẫn vị Quốc trưởng nhỏ bé với một người giúp việc. Tổng thống Mỹ George H.W. Bush cảm thấy không khỏe khi đang dự tiệc chiêu đãi cấp nhà nước tại Nhật Bản, đã nôn vào đùi của Thủ tướng Kiichi Miyazawa trước khi rơi vào trạng thái sững sờ. Rõ ràng, ngay cả khi không có mục đích xấu, đưa các nhà lãnh đạo thế giới vào ngồi cùng nhau đều có thể dẫn đến những thảm họa ngoại giao.
Mặc dù để cho các nhà lãnh đạo thế giới ở cùng một chỗ trong một khoảng thời gian dài có thể là phương pháp nguy hiểm nhất, nhưng nó lại có vẻ hiệu quả trong trường hợp của Winston Churchill và Franklin D. Roosevelt. Nhà lãnh đạo Mỹ và Anh có vẻ như đã tạo nên tình bạn chính trị thân thiết trong suốt 24 ngày Churchill ở tại Nhà Trắng vào năm 1941.
Trong thực tế, chuyến viếng thăm đó đã tạo ra một trong những câu chuyện châm biếm nổi tiếng nhất của Churchill. Trong khi Churchill đang ở trong một phòng tắm ở Nhà Trắng, Roosevelt đột nhiên đi xe lăn vào phòng để thảo luận một vấn đề khá khẩn cấp. Nhận ra sai lầm của mình, Roosevelt đã cố gắng nhanh chóng ra khỏi phòng. Nhưng, trước khi ông kịp rời đi, Churchill đã đứng dậy, trần truồng, và tuyên bố, “Thủ tướng Anh không có gì để che giấu trước Tổng thống Hoa Kỳ!”
Mọi thứ đã không suôn sẽ lắm cho những người tiếp đón vị Hoàng đế Nga trẻ tuổi Peter đệ Nhất trong chuyến thăm châu Âu hoành tráng nổi tiếng của ông vào cuối thế kỷ 17. Không chỉ ông và đoàn tùy tùng thất bại trong việc đạt được mục tiêu ngoại giao số một của mình là xây dựng các liên minh chống lại Đế chế Ottoman; họ còn để lại những nhà khách nơi họ ở trong tình trạng khiến người ta phải đỏ mặt.
Một số độc giả có thể cho rằng tác giả bài viết này (Nina Khrushcheva), vốn là cháu gái của Nikita Khrushchev, người bị nói sai là đã cố tình đập giày của mình lên mặt bàn trong một cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1960, nên tránh xa chủ đề về cách hành xử của các nhà lãnh đạo thế giới. Nhưng có một điểm cần chỉ ra về các hành vi gần đây của Trung Quốc.
Khi nhắc đến các thất thố ngoại giao, người Trung Quốc từ lâu đã có những trường hợp “khó đỡ”. Trong một chuyến thăm Liên Xô, Mao Trạch Đông đã từ chối sử dụng nhà vệ sinh xả nước liền kề phòng của mình, mà thay vào đó sử dụng một chiếc bô mang từ Trung Quốc sang. Có lẽ ông nghi ngờ rằng Stalin, như BBC cáo buộc năm ngoái, muốn thu thập và phân tích phân của mình nhằm tìm ra thông tin về khí chất của nhà “Lãnh tụ vĩ đại”.
Tuy nhiên, phong thái của các quan chức Trung Quốc ở London trong chuyến thăm mới nhất của họ đã cho thấy sự kiêu căng nhất định, qua đó cho ta hiểu được cách mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận vị trí của đất nước mình trong thế giới ngày nay. Họ dường như tin rằng Trung Quốc một lần nữa trở thành “Vương quốc trung tâm,” chiếm một vị trí trung tâm trong thế giới và đòi hỏi sự tôn kính của toàn cầu – cũng như sự cúi đầu thuần phục của những nước láng giềng.
Quan niệm về thứ bậc trong trật tự thế giới của Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa, mà  Diêm Học Thông (Yan Xuetong), có lẽ là nhà tư tưởng chiến lược đương đại hàng đầu của đất nước này, đã tìm hiểu trong các cuốn sách của ông mang tiêu đề Sự chuyển đổi của quyền lực thế giới (The Transition of World Power) và cuốn Tư tưởng Trung Quốc cổ đại, quyền lực Trung Quốc hiện đại (Ancient Chinese Thought, Modern Chinese Power). Theo ông Diêm, các hành động của Trung Quốc luôn được coi là có đạo đức, bởi vì chúng phản ánh “trật tự” thích hợp của hệ thống quốc tế. Bất cứ ai không nhận ra – hoặc tệ hơn là trực tiếp thách thức – hệ thống thứ bậc này đều sai trái.
Thái độ này có thể được thấy trong các tuyên bố của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), hiện là Ủy viên Quốc vụ viện (cơ quan hành pháp của Chính phủ Trung ương). Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào năm 2011, ông Dương đã khiển trách chủ nhà Việt Nam và các thành viên ASEAN khác vì không chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và nói rằng, “Trung Quốc là nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó là thực tế.”
Theo nghĩa đó, không có gì là ngạc nhiên khi các quan chức Trung Quốc ở Anh đã không tôn trọng Nữ hoàng như quy tắc thông thường. Theo quan điểm của họ, nữ hoàng chỉ đáng được đối xử xứng với tư cách một cường quốc hạng hai của Anh.
Nina L. Khrushcheva, tác giả của các cuốn sách Imagining Nabokov: Russia Between Art and Politics và The Lost Khrushchev: A Journey into the Gulag of the Russian Mind, là Giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế và Phó Hiệu trưởng Trường Đại học The New School tại New York. Bà cũng là nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Chính sách Thế giới.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The Queen’s Chinese Guests from Hell
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/08/17/nhung-vi-khach-trung-quoc-tho-lo-cua-nu-hoang-anh/#sthash.B89CBuzw.blBsdloU.dpuf


VTV nói về nhà thơ Xuân Quỳnh lại đăng nhầm ảnh diễn viên Tố Uyên

authorKhánh Thư Thứ Tư, ngày 17/08/2016 06:45 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Bản tin Thời sự VTV vừa mắc phải lỗi sai nghiêm trọng khi sử dụng nhầm hình ảnh của NSƯT Tố Uyên – diễn viên chính trong phim “Chim vành khuyên” trong đoạn tin nói về nhà thơ Xuân Quỳnh.


   

Cụ thể, Bản tin Thời sự 22h30 ngày 15.8 trên VTV1 có đưa thông tin “Đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật” với nội dung như sau:

“18 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đủ tỷ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% trở lên của tổng số thành viên hội đồng cấp nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2016. Trong số đó có nhiều tên tuổi có dấu ấn lớn như nhạc sĩ Trọng Bằng, nhạc sĩ Doãn Nho, nhạc sĩ Thuận Yến, nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ Thu Bồn… Dự kiến lễ trao tặng sẽ diễn ra vào ngày 30.9”.
 vtv noi ve nha tho xuan quynh lai dang nham anh dien vien to uyen hinh anh 1
Ảnh chụp từ bản tin Thời sự 22h30 trên VTV1 đoạn nói về nhà thơ Xuân Quỳnh lại đăng nhầm ảnh diễn viên Tố Uyên. 
Tuy nhiên, khi phát đoạn tin nói trên, những người thực hiện bản tin thay vì sử dụng hình ảnh của nhà thơ Xuân Quỳnh đã đưa nhầm thành ảnh của NSƯT Tố Uyên – người vợ đầu của nhà thơ-nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

Nhà thơ-nhà văn-nhà báo Châu La Việt (con trai ca sĩ Tân Nhân) khi bắt gặp nhầm lẫn đáng tiếc này đã chia sẻ trên trang cá nhân bức ảnh chân dung nữ sĩ Xuân Quỳnh cùng những lời xót xa: “Nữ thi sỹ Xuân Quỳnh thuở sinh thời là bạn rất thân thiết với mẹ tôi, từ thuở chị còn là nữ diễn viên múa xinh đẹp ở Đoàn ca múa TW cùng với mẹ tôi là diễn viên hát (nhưng cả hai đều yêu thơ ca).Thế cho nên tôi khó mà quên gương mặt cùng giọng nói rất trìu mến của chị...Ấy mà tối qua xem VTV1 hồi 22h42 phút, trong mục những Văn nghệ sỹ được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh lần này, thấy có nêu tên chị (bên tên nhạc sỹ Thuận Yến, nhà thơ Thu Bồn...) nhưng ảnh đưa lên hình bên ảnh các văn nghệ sỹ trên, lại không thấy có ảnh nhà thơ Xuân Quỳnh ,mà lại là ảnh ai đó giống nữ diễn viên điện ảnh Tố Uyên…Không biết nói gì thêm. Chỉ thấy ngực nhói lên vì thương chị Xuân Quỳnh.”
 vtv noi ve nha tho xuan quynh lai dang nham anh dien vien to uyen hinh anh 2

Chia sẻ trên trang cá nhân của nhà thơ-nhà văn-nhà báo Châu La Việt
Trước sự việc lần này, nhiều người thân, bạn bè, những người yêu mến Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ và cả những khán giả của VTV đã không giấu nổi nỗi thất vọng vì nhà đài lại tiếp tục “làm ẩu” sau những sự cố đáng tiếc liên tiếp xảy ra gần đây.

Đại diện gia đình nhà thơ Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ, nhà nghiên cứu phê bình PGS.TS.Lưu Khánh Thơ lên tiếng: “Việc nhầm ảnh như thế này thể hiện một sự làm ăn quan liêu và thiếu trách nhiệm, chắc họ chỉ “lấy đại" trên Google mà không tìm hiểu kỹ. Xuân Quỳnh là một tác giả hiện đại thuộc thế hệ chống Mỹ được giảng dạy trong chương trình THCS và THPT và có ảnh chụp trong sách giáo khoa. Do đó, việc nhầm lẫn là rất đáng chê trách”.
PGS.TS.Lưu Khánh Thơ cũng cho biết thêm, ngay sau khi bản tin phát sóng đã có rất nhiều bạn đọc và đồng nghiệp gọi điện, chia sẻ và bày tỏ thái độ bức xúc về sự cố này. “Mạng Internet có rất nhiều ưu thế và tiện lợi về cung cấp thông tin nhưng nếu không kiểm soát và có trách nhiệm thì sẽ dẫn đến những sai sót có tính chất hệ thống” –  em gái tác giả Lưu Quang Vũ bày tỏ.

Trước đó, một sai sót tương tự cũng đã xảy ra khi Báo Văn Nghệ số 24 năm 2016 cũng in nhầm ảnh của NSƯT Tố Uyên trong bài viết về nhà thơ Xuân Quỳnh. Ngay số ra tiếp theo, Báo Văn Nghệ đã đăng Đính chính có ảnh đúng của nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với lời chân thành cáo lỗi trước anh linh nhà thơ, gia đình và đông đảo bạn đọc cả nước.
 vtv noi ve nha tho xuan quynh lai dang nham anh dien vien to uyen hinh anh 3
Đoạn Đính chính được báo Văn Nghệ trang trọng đăng tải ngay sau khi xảy ra nhầm lẫn đáng tiếc.
25 năm qua phụ nữ Nhật Bản giữ kỷ lục thế giới là sống lâu nhất với tuổi thọ trung bình 84 và không bao giờ béo phì, theo Fitbodycenter. Vậy, bí mật của phụ nữ Nhật Bản là gì? 

Bữa ăn của người Nhật thường có cá.
Giải thích cho điều này, Naomi Moriyama, tác giả cuốn "Japanese Women Don’t Get Old or Fat" (Phụ nữ Nhật Bản lâu già và không béo), đưa người đọc vào căn bếp của mẹ cô tại Nhật Bản. Người phụ nữ tiết lộ những bí mật để sống lâu dài và khỏe mạnh.

Moriyama nói rằng, thực phẩm giúp khỏe mạnh và giảm cân chính là một phần của các món ăn hàng ngày ở Nhật Bản. Thực phẩm hàng đầu giúp cho cuộc sống khỏe mạnh, tuổi thọ cao và giữ dáng người thanh mảnh là 7 món lành mạnh bao gồm: Cá, rong biển, trái cây, đậu nành, gạo, rau và trà xanh. Tất cả món này đều có đặc tính chống lão hóa và đóng góp rất nhiều cho việc giảm cân theo cách khỏe mạnh và kiểm soát trọng lượng tốt.

Người Nhật thưởng thức bữa ăn nấu tại nhà mỗi ngày. Bữa ăn truyền thống bao gồm cá nướng, cơm, rau nấu chín, súp, trà xanh và hoa quả. Đặc biệt người Nhật tiêu thụ khoảng 10% cá trên thế giới, mặc dù họ chỉ chiếm 2% dân số toàn cầu.

Moriyama cũng cho biết, từ thời thơ ấu trẻ con Nhật đã được giáo dục bằng những quy tắc trong ăn uống. Họ ăn từ từ, nhai chậm rãi để thưởng thức độ ngon của món ăn. Quy tắc của người Nhật là không bao giờ để thức ăn đầy bát, đĩa. Mỗi món ăn được để ở một đĩa riêng biệt, không trộn lẫn vào nhau.

Theo Moriyama, món ăn Nhật Bản được chế biến khá dễ dàng, thức ăn thường được nấu chín, hấp chín hoặc nướng ở một thời gian ngắn. Thay vì bánh mì, người Nhật ăn cơm trong mỗi bữa ăn và đó thực sự là một trong những khác biệt chính cho bữa ăn giữa người phương Đông và phương Tây.

Ở Nhật, bữa ăn sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất. Bữa sáng bao gồm một số loại thực phẩm và đồ uống, nhưng chủ yếu là trà xanh, cơm, súp, đậu phụ, tỏi, rong biển, trứng tráng hay cá. Người Nhật hiếm khi dùng món tráng miệng ngọt. Không phải là phụ nữ Nhật không thích chocolate, bánh, kem và bánh ngọt mà đơn giản họ nhận ra những hậu quả tiêu cực và tác dụng phụ của chúng đối với sức khỏe.

Một điều không thể thiếu giúp người Nhật, đặc biệt là phụ nữ trẻ mãi không già, được Moriyama kết luận trong cuốn sách chính là tập thể dục. Cô khẳng định: "Tập thể dục là một phần trong thói quen hàng ngày ở Nhật Bản. Để duy trì một lối sống lành mạnh, họ đã xây dựng cả một nền văn hóa đi xe đạp, đi bộ và đi bộ đường dài".

Lê Nga

(Vnexpress.net)



Không có nhận xét nào: