Năm 1420, Minh Thành Tổ Chu Đệ xây dựng Tử Cấm Thành, từ đó trải qua 24 đời hoàng đế đến năm 1925 viện bảo tàng cố cung được thành lập, mở cửa đối ngoại, Tử Cấm Thành mới trở thành như hiện nay. Trong hai triều đại Minh và Thanh, Tử Cấm Thành là nơi hoàng đế cư ngụ, là biểu tượng của quyền lực tối cao và tôn quý. Tuy nhiên, cung điện rõ ràng là tường đỏ, ngói vàng, tại sao lại gọi là Tử (tím) Cấm Thành?
Đối với con người hiện đại, màu tím vẫn tượng trưng cho sự cao quý, trang nhã và thần bí. Nhưng trước khi nhà Tần thành lập, màu tím lại là một màu sắc không được xem trọng. Trong xã hội cổ đại Trung Quốc, hệ thống màu sắc được phân chia rõ ràng, có năm loại màu chính tương ứng với kim mộc thủy hỏa thổ theo thứ tự là trắng, xanh, đen, đỏ và vàng. Các màu khác là do các màu chính phối hợp tạo thành.
Như vậy, thời đó màu tím là loại màu sắc gì? “Xuân thu thích lệ” có nói: “Hỏa sợ với nước, dùng xích người với hắc, cố phương bắc màu phối hợp tím.” Ý nói là màu xanh cùng màu đỏ trộn lại sẽ trở thành màu tím, giống như màu tím của chúng ta hiện nay.
Thời cổ màu sắc chính được coi trọng, màu phối hợp bị cho là thấp kém, cho nên màu tím được gọi là “gian sắc”. Màu tím lâu đời nhất được ghi lại trong các sách cổ. Khổng Tử trong “Luận ngữ – Dương hóa” lần đầu tiên nhắc đến màu tím: “Ác tử chi đoạt chu dã, ác trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã, ác lợi khẩu chi phúc bang gia giả.”
Nguyên nhân của lời nói trên đại khái là vào thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công đặc biệt yêu thích mặc quần áo màu tím, chính ông ta đã tạo ra một trào lưu yêu thích màu tím trong thiên hạ và gây ra một sự biến động không hề nhỏ với kinh tế quốc nội. Nhưng Khổng Tử coi trọng lễ giáo, vứt bỏ đỏ dùng tím chính là thiên địa không cho phép, lễ giáo cũng không tha thứ. Vì vậy, Khổng Tử không thích màu tím, cho rằng nó không hợp với phép tắc.
Khổng Tử phản đối “Ác tử triều” trong một thời gian dài. Cuối thời Đông Hán lưu hành sáng tác “Thích Danh” ghi lại: “Tử, tỳ dã, phi chính sắc. Ngũ sắc chi hà tỳ, dĩ hoặc nhân giả dã.”
Tại sao màu tím được cho là thấp kém đến vậy? Trung Quốc cổ đại, quần áo màu tím cơ bản được tạo ra từ một loại thảo dược, chất lỏng từ gốc cây thảo dược có thể dùng để nhuộm quần áo màu tím, bên trong “Nhĩ nhã – Thích thảo” có ghi lại: “Miểu, tử thảo”, ý nói là khinh thường. Hầu hết khu vực Đông Á dùng thực vật để nhuộm quần áo màu tím, nhưng sau đó dễ bị phai màu, muốn màu sắc bền lâu thì cần phải rất công phu, cho nên quần áo màu tím rất đắt.
“Hàn Phi Tử – Ngoại trữ thuyết tả thượng” ghi lại: “Tề hoàn công hảo phục tử, nhất quốc tẫn phục tử, đương thị thì dã, ngũ tố bất đắc nhất tử.” Nói cách khác, lúc ấy năm bộ quần áo màu trắng không có giá trị bằng một bộ quần áo màu tím. Đối với người phương Tây, quần áo màu tím có giá trị rất cao, họ dùng một loại vỏ sò để nhuộm quần áo.
Ở phương Tậy, màu tím tượng trưng cho quyền lực và tôn quý, tương tự Trung Quốc, vật gì hiếm thì quý, tuy nói là màu phối hợp nhưng cũng không khó hiểu tại sao sau này màu tím được ưa chuộng. Triều đại nhà Đường, quan tam phẩm trở lên mặc quan phục màu tím, cho nên trong thơ Bạch Cư Dị viết: “Tử bào tân bí giam, bạch thủ cựu thư sinh”. Ngoại trừ đắt giá, tại Trung Quốc màu tím không tách rời sự phát triển của Đạo giáo.
Tuy Hán Vũ Đế nói: “Bãi truất bách gia, độc tôn nho thuật”, đặt Nho giáo làm cơ sở, nhưng Khổng Tử không có thiện cảm với màu tím không được truyền ra ngoài. Mặt khác, rất nhiều bậc đế vương, kể cả Hán Vũ Đế đều cảm giác sâu sắc Đạo giáo có chỗ phù hợp với màu tím.
Nguyên nhân thứ nhất, có quan hệ với chiêm tinh học.
Các bậc đế vương cổ đại rất ưa chuộng chiêm tinh học, chính xác là tử vi. Theo dõi sự thay đổi quỹ đạo của các vì sao mà suy ra sự thịnh suy của xã hội và lời tiên đoán. Thời cổ các sao trên trời được các nhà thiên văn chia làm tam viên, 28 tinh tú và các chòm sao khác. “Tam viên” chỉ “Thái Vi Viên”, “Thiên Thị Viên”, “Tử Vi Tinh Viên”. Tử Vi Tinh Viên đại diện cho thiên tử, ở giữa tam viên. Sao Tử Vi Chính là sao Bắc Đẩu xung quanh có rất nhiều sao bao bọc bảo vệ. Thời cổ có thuyết “Thái bình thiên tử ngồi chính giữa, thanh tình quan viên tứ hải phân” Người xưa coi Thiên tử là chòm sao Tử Vi, vì vậy chòm sao Tử Vi trở thành đất của hoàng cực (hoàng gia), gọi cung điện hoàng đế là “tử cực”, “tử cấm”, “tử viên”. Cách nói “Tử cấm” đã có từ đời nhà Đường.
Nguyên nhân thứ hai, hoàng đế tự coi mình là thiên tử, tức con của Trời.
Thiên cung là nơi Thiên đế ở cũng là nơi thiên tử trú ngụ. Sách “Quảng Nhã. Thích Thiên” có nói “Thiên cung” còn gọi là “Tử cung” (cung màu tím). Vì vậy, cung điện của hoàng đế ở được gọi là “Tử cung”. “Tử cung” cũng gọi là “Tử Vi cung”. Sách “Hậu Hán Thư” viết: “Trời có cung Tử Vi, là nơi ở của thượng đế, vua lập cung điện cũng gọi như vậy”. Sách “Nghệ Văn Loại Tụ” lại ghi: “Hoàng khung thùy tượng, dĩ thị đế vương, Tử Vi chi tắc, hoằng đán di quang” (Nơi ở của hoàng đế phải nguy nga tráng lệ để tỏ uy nghiêm. Nguyên tắc của sao Tử Vi cũng tỏa sáng khắp nơi).
Nguyên nhân thứ ba, liên quan điển cố “Từ Khí Đông Lai” (khí màu tím đến từ phía Đông).
Theo truyền thuyết Lão Tử ra khỏi cửa ải Hàm Cốc, có khí màu tím đến từ phía Đông. Quan giữ thành vừa nhìn thấy hiện tượng này bỗng Lão Tử cưỡi trâu xanh từ từ đi đến. Quan giữ thành biết đó là thánh nhân, liền nhờ Lão Tử viết sách. Đó là sách “Đạo Đức Kinh” nổi tiếng trong thiên hạ. Từ đó, khí màu tím mang hàm nghĩa cát tường, báo hiệu thánh hiền, bậc đế vương, của quý xuất hiện. Bài thơ “Thu Hưng” của Đỗ Phủ có viết: “Tây vọng Dao Trì giáng Vương Mẫu. Đông lai tử khí mãn Hãm quan”. Từ đó, người xưa gọi khí cát tường là “tử vân” (màu tím). Chỗ ở của “tiên” trong truyền thuyết gọi là “tử hải”, gọi thần tiên là “tử hoàng”, gọi con đường nhỏ ngoại thành thành Đông Kinh là “tử mạch”. Khí màu tím từ phía Đông đến, tượng trưng cho cát tường. Điều đó cho thấy chữ “Tử” trong Tử Cấm Thành” có nguồn gốc (xuất xứ) rất cụ thể. Nơi hoàng đế ở phòng bị nghiêm ngặt, thường dân không được phép đến gần, vì vậy gọi là “Tử Cấm Thành”.
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh rộng 1087 mẫu, chiều dài Nam Bắc 961 m,chiều rộng Đông Tây là 753 m, chu vi dài 3,5 km, có hơn 9000 gian phòng khác nhau trong các cung điện. Tường bao quanh Cố Cung cao hơn 10 m. Gọi hoàng cung là Tử Cấm Thành không những trang nghiêm mà còn có hàm nghĩa “Thành của Thiên tử” (con trời). Khảo sát các công trình kiến trúc trong Cố Cung cho biết điện Thái Hòa tượng trưng cho sự vĩ đại và cao cả của “trời” ở chính giữa Cố Cung và là nơi cao nhất trong Cố Cung. Hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh tượng trưng cho trời và đất liên kết chặt chẽ với nhau. Hai cổng Nhật Tinh và Nguyệt Hoa ở hai bên cung Càn Thanh, Khôn Ninh tượng trưng cho Mặt trời và Mặt trăng. 6 cung Đông Tây tượng trưng 12 tinh tú và các tổ hợp kiến trúc khác biểu thị các vì sao trên bầu trời. Quần thể kiến trúc mang tính tượng trưng này bao bọc hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh biểu thị thiên tử “nhận mệnh trời”- và tính uy nghiêm của Hoàng đế.
Nguồn ảnh: Letu.life
Huy Hoàng tổng hợp
Huy Hoàng tổng hợp
Việt Nam qua tư liệu của người phương Tây (phần 6): Chúa Trịnh Tráng trọng đãi người Âu châu
Tóm tắt bài viết
Cuối thế kỷ 16, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các nước phương Tây (Bồ Đào Nha, Anh, Pháp...) bắt đầu phát triển. Thuận theo đó, các giáo sĩ, thương nhân cũng lũ lượt vượt biển đến nước ta truyền đạo, buôn bán, làm ăn. Trong quá trình truyền đạo, để lưu dấu những ngày tháng sống ở đất khách quê người, các giáo sĩ, thương nhân đã ghi chép rất tỉ mỉ về phong tục, văn hóa, sinh hoạt của người bản địa. Đại Kỷ Nguyên xin phép được trích đăng lại những tư liệu quý giá đó, thông qua bản dịch của học giả Nguyễn Trọng Phấn (1910 – 1996) đăng trên tạp chí Thanh Nghị.
Giuliano Baldinotti (1591 – 1631), người Ý, sang Viễn Đông truyền giáo năm 1621. Ông là người Âu châu đến Bắc kỳ đầu tiên, được chúa Trịnh Tráng trọng đãi.
Trước khi mất, Baldinotti làm tờ trình và nhân đấy Alexandre de Rhodes được cử sang trông nom địa phận Bắc kỳ.
Nhân dịp mấy thương khách Bồ Đào Nha trù tính sang xứ Đông Kinh (Hà Nội) – hành trình mà chưa ai đi cả – các bề trên xét rằng nên phái tôi đi với thầy Giulio Piani, sang trông nom việc rửa tội và nhân thể xem dân xứ này có sẵn sàng chịu lời Chúa hay không?
Từ Ma Cao đến Hà Nội
Chúng tôi ở Áo Môn (Ma Cao) đi ngày 2.2.1626; mất 36 hôm, một vì dò hỏi đã không được kỹ càng, hai là vì bão… Ngày 7.3, chúng tôi mới đến Đông Kinh. Được tin Chúa Trịnh cử bốn thuyền chiến ra bể đón và hộ vệ chúng tôi suốt dọc sông để bọn Tàu Ô đã rình sẵn khỏi cướp bóc.
Đến nơi, tôi đi cùng thầy Giulio và tất cả các người Bồ Đào Nha vào bệ kiến, Chúa hoan hỉ tiếp chúng tôi, khoản đãi chúng tôi, cho ăn nhiều món khác nhau và hứa giúp mỗi khi chúng tôi cần việc gì. Khi chúng tôi kiếu từ, ngài ban cho viên thuyền trưởng và tôi nhiều y phục bản xứ rất quý giá rồi truyền lệnh cho chúng tôi được ở những nhà tốt nhất tại kinh đô.
Trong thời kỳ chúng tôi lưu tại Đông Kinh ngài hậu đãi chúng tôi, sai mang các thứ giải khát cho viên thuyền trưởng và tôi hoặc ban cho chúng tôi đủ thứ tặng phẩm mỗi khi chúng tôi vào triều kiến. Ngài thường cho đòi chúng tôi vào xem các cuộc vui như đấu voi, thí ngựa hoặc đua thuyền.
Chúng tôi còn được mời xem tuồng hát và nhiều hội hè nhưng có vài nơi cần giữ phẩm cách, tôi không đến. Ngài ưu đãi chúng tôi như vậy, hình như vì muốn thông thương với người Bồ Đào Nha đã được tiếng đồn là đem nhiều nguồn lợi bằng tàu thuyền đến xứ này.
Trong khi ở Đông Kinh, tôi hết sức khuyên bảo người Bồ Đào Nha nên làm gương tốt cho dân trong xứ. Họ nghe theo tôi, nên Chúa đẹp lòng và sẵn có ý tốt với đạo chúng ta, muốn lưu tôi lại. Một vị “nội giám” và một pháp sư đã tâu ngài biết rằng tôi hiểu toán học, nên ngài sai một quan thị gọi tôi vào để giảng cho ngài rõ những gì thuộc về thiên văn.
Khi quan thị đến, tôi thưa rằng: “Bề trên sai tôi đi theo người Bồ Đào Nha lượt đi cũng như lượt về, tôi phải cai quản họ và hướng dẫn họ về việc đạo, tôi không có phép ở lại đây; nhưng khi về đến Ma Cao, tôi sẽ xin phép trở lại đây và sẽ ở đây vĩnh viễn. Được như thế tôi thỏa mãn lắm vì phận sự tôi ở Đông phương không phải là để thâu nhặt bạc vàng nhưng là để dạy cho họ cần đến những việc trời và nói cho họ hiểu đâu là vị Thượng đế chân chính đã tạo ra trời đất”.
Chúa rất hài lòng về những lời trình bày của tôi nên mấy hôm sau cho vị pháp sư trên kia vào chầu. Chúa ban yến cho tôi, hỏi tôi những câu hỏi về khối tròn, yêu cầu tôi sang năm lại sang, ban cho tôi một chỉ bài để được vào và ngụ khắp xứ, không phải chịu một điều khoản nào cả. Thái tử là người sẽ lên kế vị ngài cũng ban cho tôi một chỉ bài giống như thế và nhiều quà cáp của vương phủ...
Bị kẻ xấu hãm hại
Bị kẻ xấu hãm hại
Việc lập giáo đường đang tiến hành thì một tên Maure có đạo Hồi đi nói xấu người Bồ Đào Nha và rêu rao lên rằng người Bồ Đào Nha làm do thám cho vua Đàng Trong là thù địch của vua Đàng Ngoài và viên thuyền trưởng Bồ Đào Nha đã nhận được một món tiền to về việc ấy. Bịa đặt ra như thế, tên Maure muốn trả thù mấy người Bồ Đào Nha có hiềm khích với hắn và muốn chiếm lấy của cải chúng tôi khi chúng tôi bị trục ra khỏi xứ như quân do thám hay như quân bất lương.
Chúng tôi có dâng biểu trần tình; lại được thêm một vị hoàng thân đã hiểu biết người Bồ Đào Nha ở nhiều nơi nói cho Chúa rõ, nên ngài không tin những điều đồn bậy. Nhưng không yên tâm, Chúa buộc chúng tôi thề sẽ không vào Đàng Trong và bao giờ cũng một lòng với ngài. Ngài cho đòi chúng tôi đến một ngôi chùa (pagode). Dân gian theo chúng tôi đông lắm.
Người ta đặt lên trên một chiếc hương án một bình đầy rượu và nước, lần lượt người ta lấy một chiếc xẻng và mũi một thanh mã tấu gõ vào bình. Đoạn người ta cắt tiết một con gà mái, rồi lấy mấy giọt huyết gà dập tắt lửa từ một tờ giấy có viết lời thề đem đốt trên hương án. Con gà mái bị chặt làm nhiều khúc. Lễ phát thệ ở trong chùa chỉ có thế, mọi người đứng vòng quanh hương án và không làm gì khác nữa. Song rồi họ chỉ vào chùa, chỉ vào bàn thờ và các cây nho thếp vàng dựng ở trên bàn thờ bảo chúng tôi thề sẽ theo đúng lời đã nguyện và uống rượu cúng…
Đoán biết trước việc sẽ xảy ra như thế nào, tôi lấy một bức tranh to vẽ Chúa, trải ra, tôi quỳ trước tranh nói không muốn gọi một vị Chúa nào khác ngoài Chúa cứu thế mà thề cả… Quan nội giám, đến dự lễ thay Chúa, không nghe theo lời tôi. Sau cùng tôi phải yêu cầu quan nội giám cho người về tâu Chúa rõ ý định của chúng tôi.
Chúa minh mẫn nên hiểu chuyện và truyền cho chúng tôi cứ thề như người có đạo Cơ Đốc. Tôi nhìn vào hình Chúa mà thề rằng, nếu tôi sai lời trong sớ thì Chúa sẽ bắt tôi chết bằng nước, bằng lửa, bằng đao gươm và các thứ khổ hình khác. Thầy Giulio, viên thuyền trưởng và tất cả các người Bồ Đào Nha cùng thề như vậy.
Lời thề của chúng tôi làm Chúa hết nghi ngờ, ban cho chúng tôi nhiều phẩm vật cùng đồ giải khát và cho phép chúng tôi nhổ neo. Ngài đã giữ chúng tôi lại thêm vài tháng chỉ vì ngài đã sợ chúng tôi vào am.
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)
Xem thêm:
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét