Webometrics là bảng xếp hạng các trường đại học lớn trên thế giới được thực hiện bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha từ năm 2004.
Mỗi năm 2 lần, Webometrics lại cho công bố kết quả xếp hạng các trường đại học của mình, dựa trên các tiêu chí như mức độ ảnh hưởng của website của trường đối với bên ngoài cùng nhiều tiêu chí học thuật, như chỉ số trích dẫn trên hệ thống dữ liệu Scopus (đây là cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học trên thế giới), và mới đây là dữ liệu từ Google Scholar (bao gồm tất cả các tạp chí học thuật online được xem nhiều nhất), v.v...
Xếp hạng các trường ĐH Viêt Nam so với khu vực Đông Nam Á
Mới đây Webometrics đã công bố kết quả xếp hạng lần thứ 2 năm 2016, theo đó nhiều trường của Việt Nam bị tụt hạng. Trường ĐH có thứ hạng cao nhất của Việt Nam là ĐH Quốc gia Hà Nội xếp vị trí số 26 tại khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên vừa bị tụt 3 bậc xuống thứ 29.
Tương tự là ĐH Cần thơ từ vị trí 39 khu vực Đông Nam Á trước đây nay tụt xuống thứ 53, ĐH Bách Khoa Hà Nội từ vị trí 47 xuống vụ trí 49.
Ở trong nước, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn giữ ở vị trí đầu tiên, ĐH Cần thơ từ vị trí thứ 2 trong nước nay xuống vị trí thứ 3, ĐH Bách Khoa Hà Nội thay ĐH Cần thơ ở vị trí số 2.
Học viện Nông nghiệp trước đây vốn không nằm trong Top 10 Việt Nam thì nay xuất hiện ở vị trí thứ 4, và xếp 69 khu vực Đông Nam Á.
Các vị trí tiếp theo là ĐH Mỏ Địa Chất, ĐH Quốc gia TPHCM. Đại học TrÀ Vinh trước đây ở vị trí thứ 8 nhưng đã ra khỏi top 10 trong nước, ở khu vực Đông Nam Á cũng ra khỏi Top 100.
Nhìn trong tất cả các trường ĐH của Việt Nam đều tụt hạng so với các nước trong khu vực. Hai trường của Singapore là ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Kỹ thuật Nanyang vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Ý kiến các nhà giáo dục và chuyên gia
Trước sự tụt hạng của các trường ĐH Việt Nam, TS Phạm Thị Ly – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu, Viện đào tạo Quốc tế phát biểu trên báo Giáo Dục rằng: “Thứ hạng Webometrics đã công bố chỉ cho thấy trang web của trường nào được nhiều lượt truy cập hơn chứ không liên quan trực tiếp tới chất lượng và uy tín của trường đại học đó, do đó chúng ta không nên quá lo lắng về sự tụt hạng này”.
Thế nhưng, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi lại nghĩ khác: “Hẳn chúng ta đều biết mỗi kiểu xếp hạng các trường Đại học trên thế giới có tiêu chí riêng, rô bốt vào trang web tiếng Anh của trường tự động phân tích số liệu rồi công bố xếp hạng, rất khách quan nhưng vì tiêu chí do họ đặt ra khác với tiêu chí (thói quen quản lý) của Việt Nam nên không ít ý kiến chưa hài lòng cách xếp hạng như vậy.
Tuy nhiên, chúng ta muốn hội nhập quốc tế thì cần phải “chấp nhận” các tiêu chí đó để phấn đấu chứ không thể để giữ khư khư “đặc thù” của mình để đứng một mình”.
Trang vietnamnet dẫn ý của chuyên gia Phạm Hiệp, Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan cho rằng: Webometric lần đầu tiên sử dụng dữ liệu từ công cụ Google Shoolar, nơi lưu dữ liệu các các bài báo, luận văn luận án, các ấn phẩm khoa học, cùng các trích dẫn – để đánh giá các trường ĐH được xếp hạng. Tiêu chí này được tính 10% trong cơ cấu “điểm” của Webometric
Các tiêu chí khác thì vẫn giữ như trước đây. Việc thay đổi này nhằm hướng việc đánh giá đến chất lượng giảng dạy.
Việc các trường ĐH Việt Nam bị tụt hạng là do chưa tiếp cận tốt các chuẩn dữ liệu quốc tế
Ngọn Hải Đăng
VÕ HƯƠNG - MINH MẪN
Tòa Tối Cao Trung Quốc vừa công bố lệnh mới, đe dọa xử phạt ngư dân bị bắt giữ một năm tù về tội xâm nhập hải phận Trung Quốc để đánh cá bất hợp pháp.
Đừng dạy học sinh "nói dối" nữa
TTO - Viết về nhân vật A phải “cao cả”, tả về cô giáo nhất định phải dáng thon, tóc dài…Học sinh không dám đánh cược cảm xúc thật sự với điểm số trong kì thi quan trọng.
Phổ điểm môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 |
Kì thi THPT quốc gia 2015 tiếp tục cho ra đời nhiều bài văn lạ của học sinh.
Nhiều người bật cười vì lời văn ngô nghê, hoặc thở dài trước những câu văn công nghiệp, rập khuôn, mười bài như một. Bên cạnh đó là cách thể hiện cảm xúc của học sinh trong những câu nghị luận xã hội na ná nhau, không có chính kiến và tính phản biện.
Nhiều ý kiến đề nghị: "Đừng biến môn Văn thành môn tập chép. văn mẫu làm học sinh nói dối, khiến các em "tự nhiên" với những lời "nói dối" trong tương lai".
Cảm xúc đánh cược với điểm số, ai dám?
“Nhiều khi cũng muốn viết theo những gì bản thân nghĩ nhưng mà viết kiểu đó thì điểm không cao nên thành ra phải viết theo dàn ý có sẵn. Nhất là đi thi tốt nghiệp, nhỡ viết sai so với đáp án bị điểm liệt thì ai chịu trách nhiệm?”, bạn Ngọc Hân (17 tuổi, Nha Trang) nói.
Phụ huynh Thu Hương kể: Con tôi học lớp 12, cô giáo môn văn bắt buộc trong bài luận phải mang ý tưởng của cô thì mới có điểm, con tôi phát biểu "văn là cảm xúc mà cô" liền bị cho điểm 3 không thương tiếc (dù cháu là học sinh giỏi văn 11 năm).
Bạn Bảo Bình (Đồng Nai) chia sẻ một câu chuyện mà bạn nhớ mãi về môn văn lớp 7 của mình: Cô giáo ra đề: “Theo em, điều gì là quý giá nhất trong cuộc sống, hãy chứng minh”. Sau đó cô hỏi ý kiến cả lớp, nhiều ý kiến đưa ra như sức khỏe, lúa gạo, tiền bạc, hạnh phúc, tự do…Nhưng cuối cùng cô giáo chốt lại “theo cô, sức lao động là quý nhất”. Sau đó cả lớp 42 học sinh đều làm bài “sức lao động là quý nhất” theo ý cô giáo.
Thầy Nguyễn Thanh Huy, dạy văn tại trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cho rằng trước áp lực thi cử phải có điểm số, nhất là kì thi quan trọng như tốt nghiệp, không học sinh nào dám đem những xúc cảm cá nhân thật sự vào bài thi nếu điều đó làm ảnh hưởng đến điểm số của mình.
“Đối với những bài viết trong lớp, học sinh có thể sáng tạo thoải mái, nhưng trước những kì thi quan trọng, giáo viên đều phải hướng dẫn học sinh những cách thức cơ bản nhất để bài làm đúng đáp án và đạt được điểm số cao”, thầy Huy chia sẻ.
Học văn hay học photocopy?
Nhiều học sinh thừa nhận, sau 12 năm học, đa số các em được học theo văn mẫu là chính.
Thầy Nguyễn Thanh Huy cho rằng thực trạng học sinh dần xa lánh, đôi khi sợ hãi môn văn xuất phát từ việc các em không được bày tỏ cảm xúc thật sự của mình. Việc phải thể hiện quan điểm theo cách nhìn có sẵn làm cho các em chán ngán, từ đó biến mình thành những cỗ máy tập chép và photo cảm xúc cho an toàn.
Cô Hồ Khánh Vân, giảng viên ngành Văn học ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, cho rằng, lỗi một phần thuộc về giáo viên và học sinh.
Nhiều giáo viên dạy văn vẫn theo tư duy mình được học phổ thông đem dạy lại cho học sinh, đi theo lối mòn và lười sáng tạo.Thậm chí nhiều đồng nghiệp của cô Vân cũng ít cho học sinh bày tỏ quan điểm riêng mà vẫn chủ yếu theo ý kiến có sẵn trong sách hướng dẫn và giáo viên xem đó là căn cứ đánh giá, chấm điểm.
Học sinh cũng theo đó mà thụ động, không tư duy, ít chịu bày tỏ ý kiến của mình về tác phẩm hay vấn đề xã hội mà phần nhiều chọn cách làm theo hướng dẫn của thầy cô để hoàn thành bổn phận.
Cô Hồ Khánh Vân đánh giá hệ thống giáo dục đang gặp nhiều vấn đề nhưng chưa có những giải pháp triệt để.
Chương trình giảng dạy còn nặng nề, giáo viên và học sinh phải tải mấy chục tác phẩm trong một năm với thời lượng ít ỏi, không đủ để các em tìm hiểu và yêu thích tác phẩm.
Học sinh ít có sự lựa chọn tác phẩm văn học mình yêu thích để phân tích và tìm hiểu mà phải theo những tác phẩm có sẵn trong sách giáo khoa.
Cô Khánh Vân cho rằng trong những năm qua dù cách ra đề và chấm thi đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa triệt để và đạt được những hiệu quả như mong muốn. Mọi thứ vẫn còn đang lẩn quẩn trong chuyện đọc - chép và cách tư duy sáo mòn của việc cảm thụ môn văn.
Sĩ tử Nghệ An ra về sau khi làm xong phần thi môn văn tại điểm thi Trường ĐH Vinh, Nghệ An - Ảnh: Doãn Hòa |
Tương lai nào cho môn văn?
Một cô giáo dạy văn hơn 20 năm (giấu tên) chia sẻ rằng những năm qua, đề thi có đổi mới theo hướng mở nhưng cách chấm vẫn theo những barem gợi ý có sẵn, thậm chí với cả nghị luận xã hội.
Học sinh không thể nào làm khác đi. Có thể các em có những suy nghĩ khác nhưng cuối cùng vẫn chọn phương án an toàn.
Bản thân giáo viên, đôi khi rất muốn hướng học sinh tư duy sáng tạo, nhưng họ không thể vượt ra khuôn khổ. "Mình dạy học trò làm khác đi, đến khi thi, các em bị điểm thấp thì giáo viên làm sao gánh trách nhiệm", cô giáo này chia sẻ
Thầy Nguyễn Thanh Huy đề xuất hãy để cho giáo viên và học sinh được tự do lựa chọn tác phẩm văn học yêu thích và cùng tìm hiểu về nó. Bộ GDĐT chỉ cần ra định hướng, phân chia từng mốc thời gian trong năm giáo viên sẽ giảng dạy những đề tài nào (ví dụ văn học lãng mạn, yêu nước…), việc còn lại hãy để giáo viên và học sinh thoải mái trong việc bày tỏ cảm xúc, nhìn nhận, đánh giá tác phẩm.
PGS.TS Đoàn Lê Giang, trưởng khoa Văn học ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, cho biết những đổi mới trong giáo dục đối với môn văn chủ yếu là bồi dưỡng khả năng ngữ văn sẵn có của học sinh và thứ hai là đào tạo nhân cách.
Chúng ta đang hướng cho học sinh thể hiện tư duy văn chương theo cảm nhận có chiều sâu và sáng tạo, khuyến khích tính trung thực trong nhìn nhận và đánh giá vấn đề.
Tuy nhiên qua quá trình chấm thi tốt nghiệp PTTH vừa qua, PGS.TS Đoàn Lê Giang vẫn nhìn nhận, thực trạng chưa được cải thiện nhiều.
Học trò là sản phẩm của giáo dục, của nhà trường, thế nên trách nhiệm phải thuộc về giáo dục, giáo viên, những người làm công tác quản lý.
Ông Giang nhấn mạnh hệ thống giáo dục Việt Nam cần phải thay đổi toàn diện và sâu sắc hơn nữa, cần những đổi mới mang tính thực chất để thay đổi thật sự chất lượng giáo dục.
Và riêng với môn văn, phải làm sao để các em yêu văn và cảm nhận văn học sâu sắc, tự nguyện chứ không phải thái độ học đối phó và sợ môn Văn như hiện nay.
Mời bạn đọc nghe các ý kiến phát biểu:
>> PGS.TS Đoàn Lê Giang
>> Cô Hồ Khánh Vân
>> Cô giáo dạy văn
>> Thầy Nguyễn Thanh Huy
Ai bảo vệ ngư dân Việt sau lệnh xử phạt mới của Trung Quốc?
Tòa Tối Cao Trung Quốc vừa công bố lệnh mới, đe dọa xử phạt ngư dân bị bắt giữ một năm tù về tội xâm nhập hải phận Trung Quốc để đánh cá bất hợp pháp.
Lệnh mới của Trung Quốc ảnh hưởng mức nào đến sinh kế của người đánh cá Việt Nam, chủ tịch Hội Nghề Cá Quảng Ngãi, ông Phan Huy Hoàng, cho biết:
Việc Trung Quốc tuyên bố như vậy thì cũng giống như đã tuyên bố bao nhiêu năm nay, là cấm đánh bắt cá ở vùng Biển Đông từ kinh tuyến bao nhiêu đến bao nhiêu, từ thời gian nào đến thời gian nào. Những tuyên bố đó và bây giờ đến việc không cho ngư dân đánh bắt cá trong vùng biển của Trung Quốc theo đường lưỡi bò thì đó là những tuyên bố phi lý, phi phi lý, không được ai công nhận. Quốc tế không ai công nhận việc đó cho nên tôi nghĩ nó sẽ không ảnh hưởng gì đến việc mà ngư dân Việt Nam hay ngư dân Quảng Ngãi đi đánh bắt ở vùng Biển Đông tại ngư trường truyền thống của họ.
Thanh Trúc: Thế thì ngư dân vẫn tiếp tục bám biển, ra biển để đánh bắt cá?
Vẫn tiếp tục và tiếp tục đánh bắt cá, là vì những tuyên bố đó của Trung Quốc không có giá trị pháp lý.
- Ông Phan Huy Hoàng
Ông Phan Huy Hoàng: Vẫn tiếp tục và tiếp tục đánh bắt cá, là vì những tuyên bố đó của Trung Quốc không có giá trị pháp lý. Không có giá trị pháp lý ở đây là giá trị pháp lý quốc tế, không ai công nhận, cho nên ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt bình thường thôi, không ảnh hưởng gì cả. Còn nếu Trung Quốc có hành động gì mà gây ra chuyện này chuyện kia thì nhà nước Việt Nam sẽ có biện pháp để xứ lý, thế thôi.
Thanh Trúc: Khi ngư dân vẫn tiếp tục bám biển bất kể lệnh mới của Trung Quốc thì họ có được chính phủ bảo vệ hay Hội Nghề Cá có tự trang bị để bảo vệ cho ngư dân hay không?
Ông Phan Huy Hoàng: Thì cái này cũng khó, nó là biển bao la cho nên gọi là bảo vệ thì không thể bảo vệ hết được. Dĩ nhiên chính phủ là phải bảo vệ cho ngư dân rồi, nhưng bây giờ với biển bao la thì làm sao mà bảo vệ hết được. Dĩ nhiên ngư dân hay chính quyền phải có biện pháp nhưng bây giờ chưa có cụ thể gì, trên tinh thần tôi nói là như vậy.
Thanh Trúc: Theo như ông biết thì ngư dân có cảm thấy sợ hãi, lo lắng hay vẫn vì sinh kế mà phải ra khơi?
Ông Phan Huy Hoàng: Theo tôi thì ngư dân người ta cũng hiểu chuyện này và người ta tiếp tục đi đánh bắt bởi vì sinh kế, vì lẽ phải của người ta. Người ta vẫn đi hoạt động đánh bắt cá bình thường thôi, Trung Quốc làm sao mà bao hết Biển Đông, làm sao mà quản lý hết Biển Đông được?
Thanh Trúc: Chính phủ Philippines nhắc nhở ngư dân của họ tạm thời đừng đánh cá ở bãi cạn Scaborough đang tranh chấp với Trung Quốc để tránh bị tàu Trung Quốc gây hấn. Trước giờ chính phủ Việt Nam có bao giờ đưa ra khuyến cáo tương tự như vậy?
Ông Phan Huy Hoàng: Những lời khuyến cáo của Trung Quốc thì Việt Nam chưa có khuyến cáo tương tự như vậy, tôi cũng không bình luận về việc này. Ở góc độ tỉnh hay địa phương thì tôi nói như vậy, còn ở góc độ của nhà nước của chính phủ thì tôi không bàn ở đây.
Người ta vẫn đi hoạt động đánh bắt cá bình thường thôi, Trung Quốc làm sao mà bao hết Biển Đông, làm sao mà quản lý hết Biển Đông được?
- Ông Phan Huy Hoàng
Thanh Trúc: Trong tư cách chủ tịch Hội Nghề Cá Quảng Ngãi ông có thể cho biết thực lòng ông tin tưởng sự an toàn cho ngư dân đi biển trong lúc này như thế nào, chính phủ bảo đảm an toàn đến mức độ nào sau khi Tòa Án Tối Cao Trung Quốc ra lệnh cấm...?
Ông Phan Huy Hoàng: Cái đó không thể nói được đâu. Gọi là chính phủ đảm bảo an toàn hết thì cũng không được đâu. Ngay bây giờ còn chưa đảm bảo an toàn được hết và khi mà Trung Quốc nó làm mạnh nữa thì chưa thể nói được. Nhưng theo tôi hiểu thì chính phủ bây giờ vẫn tinh thần là đảm bảo chứ còn gọi là an toàn hết thì làm sao đảm bảo an toàn hết được. Thành ra tôi cũng không bàn được vấn đề đó.
Thanh Trúc: Tóm lại ngư dân Quảng Ngãi nói riêng và ngư dân Việt Nam nói chung vẫn gặp khó khăn với vấn đề Trung Quốc trên biển?
Ông Phan Huy Hoàng: Đúng, lâu nay đã khó khăn rồi chứ không phải không. Qua thông tin đại chúng thì lâu nay là có khó khăn rồi nhưng bây giờ thì có thể nó khó khăn nhiều hơn, tôi cũng lường trước những việc như vậy.
Thanh Trúc: Ông có nghĩ khi mà ngư dân vẫn bám biển, vẫn tiếp tục ra biển đánh bắt cá như bình thường là cũng một cách gián tiếp khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở trên biển?
Ông Phan Huy Hoàng: Đúng, chính xác như vậy. Mình hoạt động kinh tế ở đâu thì coi như mình khẳng định cái quyền tài phán kinh tế của đất nước ở đó, chuyện dĩ nhiên thôi.
Thanh Trúc: Cám ơn ông.
Quảng Ngãi: Ăn cá hồng, 46 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm
Trung tâm y tế huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vừa cho biết tiếp nhận 46 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm nghi do ăn đầu cá hồng kể từ ngày 25/7 đến nay.
Bác sĩ Trịnh Giao, giám đốc Trung tâm y tế huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, các ca ngộ độc thực phẩm tới đây điều trị từ 25/7 đến chiều 1/8.
Bệnh nhân đến Trung tâm trong tình trạng bị ói mửa, có người bị trụy tim mạch. Trong số này, có 11 ca bệnh nặng, Trung tâm đã chuyển vào Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi để cứu chữa.
35 ca lưu lại ở Trung tâm để cứu chữa đã có 28 trường hợp đã được cho xuất viện trong chiều nay và 7 ca còn lại đang theo dõi. Những ca bệnh này ở các xã Bình An, Bình Chương và Bình Minh.
Theo nguyên nhân ban đầu là những người này mua đầu cá hồng của một cơ sở chế biến xuất khẩu hải sản ở xã Bình Long về ăn rồi bị ngộ độc.
Vụ việc đang chờ ngành chức năng làm rõ. Vụ việc thêm lần nữa đang dấy lên lo ngại về an toàn thực phẩm trong bối cảnh cá biển chết hàng loạt dọc ven biển miền Trung từ đầu Tháng Tư năm nay do xả thải của Formosa ở khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Quảng Ngãi là một trong bốn tỉnh có cá chết nhiều nhất do xả thải công nghiệp từ Formosa. Việc kiểm nghiệm độ an toàn của cá biển đánh bắt tại miền Trung cho tới giờ vẫn còn là dấu hỏi đối với dư luận về quy trình cũng như độ tin cậy của cơ quan chức năng trong mối lo ngại đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo Pháp Luật
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét