'Có cán bộ lương chỉ có thế thôi, nhưng mà nhà giàu lắm'
'Đề nghị đồng chí Thủ tướng đề nghị với trung ương, đề nghị với đồng chí Tổng bí thư là các đồng chí trung ương kê khai tài sản cho chúng tôi xem' - một cử tri phát biểu.
Khi người chủ trì muốn dừng lại phần phát biểu của cử tri, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Tôi muốn nghe bà con nói thêm. Những ý kiến cử tri giúp chúng ta thấy được những mặt trái của cuộc sống" - tại buổi tiếp xúc cử tri TP Hải Phòng sáng nay 3/8.
Ông nhấn mạnh: “Đây là tiếp xúc cử tri, tôi muốn nghe thêm nhiều ý kiến, để nắm được những bức xúc của cử tri, hơi thở cuộc sống. Vấn đề phòng chống tham nhũng, tiêu cực thế nào, an toàn vệ sinh thực phẩm ra sao, những vấn đề lớn của TP ra sao? Tôi muốn nghe những ý kiến trực tiếp. Chính phủ phải làm gì, Quốc hội phải làm gì”.
“Có thể nêu hàng chục trường hợp tìm người nhà”...
Sau đề nghị của Thủ tướng, cử tri Nguyễn Trọng Lô (84 tuổi, lão thành cách mạng) đứng bật dậy, nói: “Từ khi đồng chí nhậm chức Thủ tướng, qua theo dõi tôi thấy đồng chí rất sâu sát thực tế, những vấn đề bức xúc, ở những điểm nóng đồng chí đều có ý kiến chỉ đạo xử lý. Đó là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Xin phát biểu “hai vấn đề không dám nói là bức xúc, nhưng tôi đã suy nghĩ nhiều”, ông Lô bày tỏ: "Một là công tác cán bộ. Thủ tướng đã nói chúng ta phải “tìm người tài chứ không phải tìm người nhà”. Thưa đồng chí, trên toàn quốc có hiện tượng tìm người nhà, TP Hải Phòng của chúng tôi cũng có hiện tượng tìm người nhà. Tôi có thể dẫn ra đây hàng chục trường hợp.
Hai là chống tham nhũng. Tôi nghĩ là ở TP Hải Phòng cũng có. Có cán bộ lương chỉ có thế thôi, nhưng mà nhà giàu lắm. Nói là công khai tài sản, nhưng mà ai kiểm tra được?".
Cũng muốn nói với Thủ tướng và các đại biểu Quốc hội, cử tri Hoàng Xuân Lâm (lão thành cách mạng, nguyên giám đốc Công an TP Hải Phòng) lên tiếng: “Tôi nêu một vấn đề ở xã hội chúng ta hiện nay: đạo đức xuống cấp, mà gần như là xuống đáy. Chính quyền ở xã, phường bây giờ chúng tôi không có tin tưởng nhiều đâu”.
“Đề nghị đồng chí Thủ tướng đề nghị với trung ương, đề nghị với đồng chí Tổng bí thư là các đồng chí trung ương kê khai tài sản cho chúng tôi xem, để từ đó làm gương cho các cán bộ các cấp, đến cấp xã phường” - ông Lâm nói.
"Formosa làm liên tưởng đến chất độc da cam"
“Là người lính bước ra từ cuộc chiến tranh, chúng tôi cảm nhận rõ tác hại của chất độc da cam đối với chúng ta. Vấn đề môi trường hiện đang gây tác động lớn, đe dọa cuộc sống của chúng ta, con cháu chúng ta. Formosa vừa rồi là một ví dụ, tôi có linh cảm những năm tới chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là nhân dân sống vùng ven biển” - thiếu tướng Lưu Xuân Cải, phó chủ tịch Hội cựu chiến binh Hải Phòng nói.
Nói Formosa chưa sản xuất mà bốn tỉnh miền Trung đã chịu hậu quả như vậy rồi, nhân dân không thể đánh cá, không thể làm du lịch được, ông đề xuất: “Tôi xin đề nghị với Thủ tướng, chúng ta có thể phải chấp nhận là mình đã sai lầm, từ đó nghiên cứu giải quyết triệt để vấn đề này”.
Vị cựu chiến binh cũng “đề nghị Thủ tướng cho biết việc ký 70 năm ký là đúng hay sai? Nếu sai thì phải xử lý người làm sai, đắng cay cũng phải xử lý. Sự cố Formosa làm tôi liên tưởng đến chất độc da cam mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh”.
Tiếng nói bức xúc cho thấy những mặt trái cuộc sống
Cảm ơn phát biểu thẳng thắn của các cử tri “không chuẩn bị trước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “đó là những ý kiến giúp chúng ta thấy được những mặt trái của cuộc sống. Đó là ý kiến của những cán bộ lão thành, những người đã một lòng theo Đảng, theo cách mạng, hết sức tâm huyết và có trách nhiệm với vận mệnh của Tổ quốc”.
“Không thể để tình trạng như Formosa vừa rồi tái diễn trên đất nước ta. Tất cả các dự án đều phải được kiểm soát, kiểm tra, không thể để tái diễn tình trạng ô nhiễm môi trường như vậy được. Chúng ta không phát triển kinh tế bằng mọi giá” - Thủ tướng nêu rõ.
Ông khẳng định phải rút ra bài học sâu sắc qua những vụ việc như vậy. “Không thể để hôm nay nghe
Liêm chính là không tham nhũng. Liêm chính là phải làm hài lòng người dân, phục vụ nhân dân, chứ không phải là nhũng nhiễu nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
chuyện cá chết ở Thanh Hóa, ngày mai nghe chuyện cá chết ở Đà Nẵng” - ông nói.
Về việc cấp phép 70 năm cho Formosa. Thủ tướng khẳng định ưu đãi như vậy là không sai, nhưng cái sai rất rõ ràng là gây ô nhiễm môi trường. Formosa đã phải cúi đầu nhận lỗi, xin lỗi nhân dân VN và hứa không tái diễn vi phạm. Chúng ta sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ, nếu tái diễn vi phạm thì kiên quyết xử lý.
“Liêm chính là không tham nhũng”
Đề cập đến thông điệp của Chính phủ nhiệm kỳ mới, Thủ tướng giải thích rằng liêm chính, kiến tạo là phải ở tất cả các cấp, cả bộ máy phải chuyển động.
“Liêm chính là không tham nhũng. Liêm chính là phải làm hài lòng người dân, phục vụ nhân dân, chứ không phải là nhũng nhiễu nhân dân” - ông nhấn mạnh.
“Tôi cũng rất thấm thía ý kiến của cử tri về công tác chống tham nhũng” - Thủ tướng nói.
Ông cho biết Chính phủ nhấn mạnh đến công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước, đề cao đạo đức của cán bộ, công chức. Đặc biệt là phải kiểm tra, giám sát thường xuyên đội ngũ cán bộ, công chức.
“Không có vùng cấm trong chống tham nhũng, tiêu cực” - Thủ tướng tái khẳng định.
Thủ tướng đồng thời nhấn mạnh đến vấn đề cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính và coi đây là nhiệm vụ cấp bách. Mục tiêu là công khai, minh bạch, thuận tiện, đơn giản, giải quyết nhanh cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Liêm chính thì phải công khai mọi vấn đề với dân
Thứ Tư, 03/08/2016 16:15 GMT+7
(HQ Online)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quán triệt tinh thần “không có vùng cấm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Ngày 3-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, lắng nghe, trao đổi về những vấn đề cử tri quan tâm.
Đây là buổi tiếp xúc cử tri đầu tiên của Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của TP. Hải Phòng. Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã nêu nhiều vấn đề, kiến nghị về tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Cử tri bày tỏ tâm đắc với những phát biểu, chỉ đạo của Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 vừa diễn ra về xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân; về công tác cán bộ, sử dụng người tài; chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra…
“Tại phiên họp Chính phủ hôm qua (2/8), tôi đã nghe Thủ tướng phát biểu chỉ đạo xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân. Vậy mong Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ để chính quyền các cấp cũng liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân”, cử tri Nguyễn Xuân Phi, quận Ngô Quyền bày tỏ.
Trả lời ý kiến của cử tri về vấn đề xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, mục tiêu cuối cùng của Chính phủ kiến tạo là tạo công ăn việc làm, phát huy sức sáng tạo, tăng thu nhập cho người dân, tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường sống, tạo công bằng xã hội.
Cùng với việc thiết kế thể chế, chính sách, Chính phủ kiến tạo phải hành động nhanh, chính xác, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Và tinh thần ấy phải được quán triệt từ cấp Trung ương đến địa phương để tận dụng được nguồn lực còn hạn hẹp một cách có hiệu quả cao nhất.
“Liêm chính tức là không tham nhũng, tận tụy phục vụ người dân, là không nhũng nhiễu. Liêm chính thì phải công khai mọi vấn đề với người dân, phục vụ người dân, chứ không phải hạch sách nhân dân. Chúng tôi muốn truyền đạt ý này để các cấp chính quyền phải liêm chính hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn, nhất là hệ thống chính quyền cơ sở của chúng ta”, Thủ tướng nói.
Giải đáp vấn đề công tác cán bộ mà cử tri nêu, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm ưu đãi, sử dụng người có năng lực, phẩm chất tốt để phát huy hiền tài - nguyên khí quốc gia. Còn khi 2 cán bộ năng lực ngang nhau thì có thể ưu tiên con em gia đình thương binh, liệt sĩ và phải công khai, minh bạch.
Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo quan điểm của cử tri, Thủ tướng đã nêu những biện pháp cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí cho doanh nghiệp như không tăng phí, thuế, lãi suất, giảm phí BOT từ 10 đến 20%; giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội để tạo môi trường ổn định, yên tâm cho doanh nghiệp và người dân. Cùng với đó, có những chương trình cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng cũng thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cử tri về việc đầu tư nguồn lực nhiều hơn xây dựng các đảo tiền tiêu. Đồng thời khẳng định, biển, đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc; việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, phải luôn kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền, biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Về vụ việc ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, Thủ tướng cho biết, các cơ quan chức năng sẽ giám sát Formosa, không để tình trạng này tái diễn. Không thể phát triển kinh tế mà huỷ hoại môi trường. Thủ tướng lưu ý chính quyền và nhân dân Hải Phòng phải nghiêm túc quản lý, giám sát vấn đề này, không để các nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của cử tri liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quán triệt tinh thần “không có vùng cấm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
>> Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Còn nhiều khó khăn, thách thức Chính phủ mới phải đương đầu
>> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với 3.000 công nhân
>> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đối thoại với doanh nghiệp tại TP.HCM
>> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với 3.000 công nhân
>> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đối thoại với doanh nghiệp tại TP.HCM
Thủ tướng: Tổng Bí thư là cán bộ vô cùng liêm khiết
Trước yêu cầu của cử tri “Tổng Bí thư hãy làm gương kê khai tài sản”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Tổng Bí thư là cán bộ vô cùng liêm khiết và toàn bộ đại biểu QH đều phải kê khai tài sản.
Thủ tướng trò chuyện với cử tri
Tại buổi tiếp xúc cử tri TP Hải Phòng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng sáng nay 3-8, sau khi hàng loạt lãnh đạo sở ngành phát biểu, Thủ tướng cho rằng muốn nghe thêm nhiều ý kiến cử tri chứ không phải “đại cử tri”.
Thủ tướng gợi ý cử tri phát biểu về những vấn đề tham nhũng, tiêu cực, đối xử với nhân dân tạo ra thiếu niềm tin, từ chính người dân và những vị lão thành am hiểu tình hình, có nhiều bức xúc. “Tôi muốn nghe nhiều hơn nữa ý kiến cử tri yêu cầu gì đối với Quốc hội, Chính phủ. Chứ mới 9 giờ hơn sao đã hết cử tri phát biểu?”- Thủ tướng mong muốn.
Tiếp lời Thủ tướng, ông Nguyễn Trọng Lô, cán bộ hưu trí, phát biểu: “Sau hàng loạt câu hỏi được chuẩn bị trước và Thủ tướng có gợi ý chất vấn, tôi rất tâm đắc. Thời gian qua, Thủ tướng sâu sát, ở đâu có chuyện là đến tận nơi lắng nghe, tìm hiểu - điều này thể hiện “phong cách Hồ Chí Minh”. Thủ tướng nói điều gì bức xúc bà con cứ bày tỏ, tôi xin nói 2 điều không chỉ ở Hải Phòng mà là cả nước, đó là công tác cán bộ và chống tham nhũng”.
Ông Lô dẫn lại buổi họp Chính phủ đầu tiên (ngày 1-8), Thủ tướng có nói: “Chúng ta tìm người tài chứ không phải tìm người nhà” và việc này diễn ra nhiều nơi, kể cả Hải Phòng. “Rất nhiều trường hợp người nhà chứ không phải người giỏi, có nhiều người giỏi hơn sao không chọn cứ chọn con mình, cháu mình, bạn mình, con bạn bè mình. Tôi có thể kể ra hàng chục trường hợp ở TP này”- ông Lô phát biểu.
Về tham nhũng, tiêu cực, ông Lô cho rằng người có chức quyền thì tham nhũng hàng chục tỉ đồng còn cấp thấp là “vòi vĩnh” mỗi khi người dân đến cơ quan công quyền. “Bản thân tôi là cựu lãnh đạo TP mấy chục năm mà khi đi làm thủ tục hành chính cũng bị gây khó khăn”- ông Lô bức xúc.
“Tham nhũng ở TP Hải Phòng cũng có, nhiều đồng chí lương có từng đó, không làm thêm gì nhưng tại sao tài sản lớn thế? “Lâu nay chúng ta cứ nói kê khai tài sản nhưng dân có thấy công khai gì đâu? Tôi biết nhiều cựu lãnh đạo TP này giàu lắm nhưng chẳng thấy ai tới hỏi xem ở đâu mà ra. Họ lương bằng tôi mà họ giàu thế thì phải có tham nhũng chứ”- ông Lô thẳng thắn đặt vấn đề.
Ông Lô chia sẻ từng được một Bí thư Thành uỷ Hải Phòng mời đến góp ý kiến. “Chúng tôi tưởng thật, viết 2 bản ý kiến, có nêu cụ thể địa chỉ nhưng 2 năm rồi chẳng ai trả lời”- ông nói.
Đến đây, người chủ trì buổi tiếp xúc cử tri nhắc ông Lô nên dành thời gian cho cử tri khác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần tuyển được người giỏi, có năng lực, bản lĩnh giải quyết những vấn đề của đất nước. “Biên chế không nhiều nên cố gắng tuyển được người có tài. Còn ưu tiên thì chỉ khi 2 cán bộ năng lực 9,5 và 10 thì có thể ưu tiên là con em gia đình liệt sĩ và phải công khai”- Thủ tướng cho hay.
Về tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, Thủ tướng nói: “Cán bộ mà vòi vĩnh, nhũng nhiễu là xấu lắm. Đồng thời cần có chính sách để cán bộ đảm bảo cuộc sống”.
Nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng, ông Hoàng Xuân Lâm, thẳng thắn cho rằng có nơi đạo lý cán bộ, xã hội xuống đáy. “Hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám đến nay chưa thấy bao giờ đạo đức tệ hại như vậy.Tổng Bí thư hãy làm gương kê khai tài sản để cán bộ cả nước từ trung ương đến xã phường kê khai tài sản. Phải làm mạnh, đấu tranh mạnh với nạn tham nhũng” - ông Lâm quyết liệt bày tỏ.
Chia sẻ với tâm tư của ông Lâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng có xuống cấp nhưng không phải là tệ hại nhất mà vẫn có lớp trẻ có lý tưởng, niềm tin và có phẩm chất cách mạng. “Về Tổng Bí thư kê khai tài sản, xin được nói Tổng Bí thư là cán bộ vô cùng liêm khiết và toàn bộ đại biểu Quốc hội đều phải kê khai tài sản để xứng đáng là người đại diện xứng đáng của nhân dân, được nhân dân giám sát.” - Thủ tướng khẳng định.
Cử tri Nguyễn Xuân Phi (Ngô Quyền) đề nghị Thủ tướng đề ra biện pháp gì để chính quyền các cấp cũng là chính quyền kiến tạo, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ nhân dân?
Về đề nghị này, Thủ tướng nêu rõ tinh thần tiếp xúc cử tri là đối đáp, giải thích rõ ràng ý kiến cử tri đặt ra. Về xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết là hướng đến công ăn việc làm, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sống, chủ động thiết kế chính sách, pháp luật, thể chế để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nâng cao sức cạnh tranh. Không để lỗ hổng luật pháp tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng này sinh. “Chính phủ phải dũng cảm đương đầu, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tích cực rà soát điều chỉnh pháp luật. Chính phủ nhanh gọn, hiệu quả và liêm chính từ bộ ban ngành trung ương đến các cấp chính quyền ở địa phương. Chính phủ phải có tư duy chiến lược xứng tầm, phát huy hiệu quả cao nguồn lực đất nước, không để thất thoát, mất mát nguồn lực”- Thủ tướng trải lòng.
Về Chính phủ liêm chính, Thủ tướng khẳng định cần quyết liệt hành động phục người dân, phải thấm nhuần đến từng cán bộ, từng cơ quan từ trung ương đến địa phương để người dân yên tâm làm ăn, bảo đảm quyền của họ. “Phục vụ nhân dân chứ không phải hành dân, đó là tinh thần len lỏi đến toàn bộ các cấp chính quyền. Minh bạch, đơn giản, không sách nhiễu người dân. Đây là vấn đề cấp bách”- Thủ tướng khẳng định.
Theo Thế Dũng - Trọng Đức
Người Lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét