“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016
Vụ Trịnh Xuân Thanh:Cuộc chiến giữa Nguyễn Tấn Dũng và Tô Huy Rứa...
7)
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng: Không bao che bất cứ ai liên quan vụ ông Trịnh Xuân Thanh
“Bất kỳ cán bộ nào có sai phạm liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh sẽ bị xử lý nghiêm để tránh các sai phạm tương tự” - ông Nguyễn Văn Nên.
Chiều 7/8, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương, cho biết: “Liên quan đến các sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - PV), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chính phủ tiếp tục làm rõ các sai phạm. Quan điểm là xử lý nghiêm, điều tra làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể sai phạm theo quy định, không bao che bất kỳ ai”.
Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty PVC, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Ảnh: INTERNET
Trả lời câu hỏi liệu việc phát hiện, xử lý sai phạm của ông Thanh có chậm như băn khoăn của người dân hay không, ông Nên nói: “Các sai phạm liên quan đến ông Thanh kéo dài nhiều năm, nhiều vấn đề cần làm rõ nên việc xử lý không thể nhanh được.
Tổng Bí thư đã chỉ đạo, hiện các cơ quan của Đảng, Chính phủ đang khẩn trương làm rõ để kết luận, xử lý đến cùng và công bố cho nhân dân biết. Đây là quyết tâm của Đảng, Chính phủ, bất kỳ cán bộ nào có sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm để tránh các sai phạm tương tự”.
Liên quan đến sự vụ này, mới đây, ngày 3/8, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã có chỉ đạo giao Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan làm rõ các sai phạm liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công an khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Văn bản số 1578 về việc chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ Công an điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng giai đoạn 2011-2013 tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) do ông Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch hội đồng quản trị.
Thanh tra Chính phủ tiếp tục làm rõ các vi phạm trong việc đầu tư, thực hiện các dự án của PVC giai đoạn 2008-2013, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu, đề xuất xử lý, báo cáo Thủ tướng trong tháng 10-2016.
Bộ Tài chính, Bộ Công thương xác định việc lỗ lũy kế gần 3.300 tỉ đồng trên có bảo toàn vốn hay không; có văn bản gửi Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ để phối hợp xử lý, báo cáo kết quả lên Thủ tướng.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan kiểm tra, kết luận rõ đúng sai việc thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc thuyên chuyển, tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Đồng thời phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm điểm và xử lý vi phạm theo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/8.
...Tháng 7-2013, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các tỉnh nói trên “giữ nguyên số lượng phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố theo tinh thần của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý”.
Như vậy, khi đó chủ trương xin tăng thêm một phó chủ tịch UBND tỉnh của các địa phương, trong đó có tỉnh Hậu Giang đã không được Chính phủ chuẩn y?
...Tuy nhiên, tháng 1-2014, Ban Tổ chức Trung ương có công văn thông báo rằng Tỉnh ủy Hậu Giang được tăng thêm một phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 từ nguồn nhân sự theo nhu cầu của tỉnh ??? (Pháp luật TP.HCM )
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Phó Ban Tổ chức TƯ phụ trách phía Nam:
"Đồng chí này ( Nguyễn Hoàng Việt ) cho rằng: vì ( Trịnh Xuân Thanh ) không phải là cán bộ luân chuyển mà là cán bộ thuyên chuyển nên việc nhận và phân công nhiệm vụ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang quyết định ? ( VOV )
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc:
...Vậy tại sao Ban Tổ chức TƯ đồng ý cho đồng chí Trịnh Xuân Thanh vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy? Ban Tổ chức TƯ đề nghị Bộ Chính trị phê duyệt kết quả Đại hội của Hậu Giang; trong đó, có đồng chí Trịnh Xuân Thanh. Văn bản tôi còn giữ đây.
Tôi hỏi mấy anh, như vậy, chuyện này có phải chỉ giữa Bộ Công thương và Tỉnh ủy Hậu Giang làm không?
...Đồng chí Trịnh Xuân Thanh không phải là cán bộ luân chuyển, không có trong danh sách của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Công tác này TƯ biết, chứ chúng tôi làm sao biết đồng chí đó có trong danh sách hay không. Tôi có nằm trong Bộ Chính trị hay Ban Bí thư đâu mà biết được ? ( VOV ) ...25/5/2016
Ban Bí thư chỉ định Lê Trương Hải Hiếu tham gia BCH Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ
2015-2020-Trịnh Xuân Thanh chắc phải qua quy trình này nếu không là
"chui"...
…Cùng
ngày, Thành ủy TP.HCM đã công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y
Phó bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2015 - 2020. Theo đó, chuẩn y Phó bí thư
Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với bà Võ Thị Dung…( Zing ) Nếu Trịnh Xuân Thanh không qua quy trình này mà trở thành Phó Bí thư là..."trộm" ? ( Zing )
Kết luận của UBKTTW: Chủ nhiệm UBKTTW Trần Quốc Vượng ...Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang đối với ông Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ! ( Người lao động ) Bài liên quan: ...Hé lộ về 'quỹ đen trăm tỉ' thời ông Trịnh Xuân Thanh; Ông Lê Phước Thọ: Bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang...sai hết, sai hết;
Sau khi bị thôi chức tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam do để thua lỗ nghiêm trọng, ông Trịnh Xuân Thanh không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển. Thế nhưng Bộ Công Thương lại tiếp tục bổ nhiệm ông Thanh vào nhiều chức vụ khác nhau trong thời gian ngắn. Đặc biệt, ông Thanh còn được chuyển về làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016, gây ra nhiều thắc mắc cho công luận.
Pháp Luật TP.HCM đã tìm hiểu về những cột mốc quan trọng trong việc bổ nhiệm này.
Xin thêm một phó chủ tịch
Đầu năm 2013, UBND các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn, Phú Yên, Hậu Giang, Bạc Liêu, Phú Thọ và Bộ Nội vụ có các tờ trình về việc xin bổ sung mỗi tỉnh một phó chủ tịch.
Tháng 7-2013, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các tỉnh nói trên “giữ nguyên số lượng phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố theo tinh thần của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý”.
Như vậy, khi đó chủ trương xin tăng thêm một phó chủ tịch UBND tỉnh của các địa phương, trong đó có tỉnh Hậu Giang đã không được Chính phủ chuẩn y.
Tuy nhiên, tháng 1-2014, Ban Tổ chức Trung ương có công văn thông báo rằng Tỉnh ủy Hậu Giang được tăng thêm một phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 từ nguồn nhân sự theo nhu cầu của tỉnh.
Ông Trịnh Xuân Thanh và công văn 1159 ngày 1-4-2015 của tỉnh ủy Hậu Giang. Ảnh: HTD
Một tháng xong thủ tục
Hơn một năm sau khi có công văn của Ban Tổ chức Trung ương, đầu tháng 4-2015 Tỉnh ủy Hậu Giang có công văn gửi Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương để xin đích danh ông Trịnh Xuân Thanh về công tác tại UBND tỉnh (ảnh).
Công văn nêu rõ: “Để tiếp tục công tác cán bộ trong tình hình mới, Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang đề nghị Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương có quyết định cử đồng chí Trịnh Xuân Thanh về nhận nhiệm vụ tại tỉnh Hậu Giang để tỉnh hoàn thành các thủ tục và quy trình về công tác cán bộ”.
Ba tuần sau khi nhận được công văn của Tỉnh ủy Hậu Giang, Bộ Công Thương đã có quyết định cho ông Trịnh Xuân Thanh, Vụ trưởng - Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ Công Thương chuyển công tác về tỉnh Hậu Giang. Chỉ bốn ngày sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang ra quyết định tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh về nhận nhiệm vụ tại Văn phòng UBND tỉnh.
Ngày 13-5-2015, Bộ Nội vụ nhận được tờ trình của UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn bầu bổ sung chức vụ phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Cùng ngày, Bộ Nội vụ có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Sau khi thẩm định, Bộ Nội vụ nhận thấy đề nghị của UBND tỉnh Hậu Giang và thủ tục bầu bổ sung chức vụ phó chủ tịch UBND tỉnh của HĐND tỉnh Hậu Giang là đúng quy định”.
♦ ♦ ♦
Như vậy, có thể thấy quy trình chuyển ông Thanh khá nhanh chóng, thuận lợi. Và khi làm công văn xin đích danh ông Thanh, chắc chắn lãnh đạo tỉnh Hậu Giang phải hiểu rõ về nhân thân người mình muốn xin. Nhưng ngày 12-7, trao đổi với báo giới, một lãnh đạo tỉnh Hậu Giang lại thừa nhận tỉnh đã sai khi làm văn bản xin một cá nhân về làm lãnh đạo khi chưa nắm rõ về lý lịch.
Lý giải như thế liệu có thuyết phục?
Công an đang điều tra vụ thua lỗ gần 3.300 tỉ ở PVC
Bộ Công an đã giao Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát tiến hành điều tra những sai phạm dẫn đến thất thoát lớn tài sản nhà nước tại PVC dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh. Con số thua lỗ 3.300 tỉ đồng xuất phát từ kết luận thanh tra đối với PVC, còn để chứng minh có hay không dấu hiệu tội phạm thì phải đợi kết quả điều tra. Đây là vụ án kinh tế rất phức tạp nên thời gian điều tra có thể phải kéo dài nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm sớm. Khi đã có kết quả điều tra, người vi phạm dù bất kể là ai cũng phải bị xử lý, không chỉ riêng ông Trịnh Xuân Thanh. Chúng tôi không nể nang gì cả.
Thượng tướng-Thứ trưởng Bộ Công an LÊ QUÝ VƯƠNG
Cần xem lại cái gọi là quy trình
Qua câu chuyện của ông Thanh, nổi lên một điều quan trọng là cần xem lại những cái gọi là quy trình. Quy trình do con người soạn ra, xây dựng và thông qua. Con người có trách nhiệm cao nếu thấy quy trình chưa chặt chẽ sẽ lập tức đề nghị bổ sung cho chặt chẽ, hoàn thiện. Còn nếu con người không tốt thì quy trình dù rất chặt chẽ, họ cũng tìm cách để lách hoặc bỏ qua vì lợi ích cá nhân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận về ông Trịnh Xuân Thanh
Thứ Hai, ngày 11/07/2016 23:47 PM (GMT+7)
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ những vi phạm của nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh và có một số kiến nghị, yêu cầu xử lý ông Thanh và những người liên quan.
Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh - Ảnh: TTXVN
Chiều 11-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về Kỳ thứ IV và thứ V của Ủy ban. Theo đó, vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ IV và thứ V do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chủ trì.
Tại 2 kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông Thanh chính là cán bộ lãnh đạo sử dụng xe Lexus tư gắn biển số xanh khiến dư luận bức xúc thời gian qua.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Sau khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Trịnh Xuân Thanh có khuyết điểm, vi phạm sau.
Trong thời gian từ năm 2007-2013, trên các cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), mặc dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng Công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.
Đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự. Những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Với cương vị là người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Tuy nhiên, ông Trịnh Xuân Thanh chưa nghiêm túc, thành khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân.
Khi thuyên chuyển vào Hậu Giang công tác, với cương vị là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Thanh đã dùng biển số xe công gắn vào xe ôtô tư nhân để sử dụng là trái quy định, gây phản cảm, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ủy ban Kiểm tra đánh giá việc làm đó của ông Thanh là thiếu gương mẫu, vi phạm Quy định số 101- QĐ/TW, ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá ông Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm ở Tổng Công ty PVC, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đánh giá chưa hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty. Như vậy, ông Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Kết luận 146-KL/TW, ngày 04-10-2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Tuy nhiên, ông Thanh vẫn đề nghị, để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.
Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang đối với ông Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư:
- Chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành tổng kết, rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình về công tác cán bộ.
- Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Trịnh Xuân Thanh
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định và yêu cầu:
- Tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh.
- Tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng Công ty PVC.
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015.
- Đề nghị Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành Công an rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định.
- Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm khắc đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm.
Trước đó, Văn phòng Trung ương Đảng ngày 9-6 có công văn truyền đạt ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc yêu cầu nhanh chóng kiểm tra, kết luận vụ “xe tư nhân gắn biển số xanh” liên quan đến Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, coi đây là việc cần làm ngay và báo cáo kết quả với Ban Bí thư.
Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chỉ đạo, đến nay các cơ quan trung ương đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ những vấn đề liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh. Điều khiến dư luận quan tâm trong vụ việc trên là việc ông Thanh sau khi lãnh đạo Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thua lỗ khoảng 3 ngàn tỉ đồng, đã liên tiếp được được luân chuyển, giữ nhiều các chức vụ quan trọng của Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang: năm 2013, ông Thanh được bổ nhiệm làm Phó Chánh văn phòng Bộ Công Thương; rồi Vụ trưởng - Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ. Đến tháng 5-2015, ông Thanh luân chuyển và được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo truy trách nhiệm ông Vũ Huy Hoàng
18:35 18/07/2016
Ngày 18-7, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về các công việc cần làm tiếp sau khi có Thông báo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về ông Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 18-7, Văn phòng Trung ương Đảng vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về các công việc cần làm tiếp sau khi có Thông báo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh. Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương được yêu cầu chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3300 tỉ đồng ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Văn bản cho biết: Sau khi xem xét Thông báo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011 - 2016 (số 89-TB/UBKTTW, ngày 11-7-2016), trên cơ sở ý kiến của Ban Bí thư về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, khách quan, đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, xem xét, kết luận bước đầu. Đồng thời, Tổng Bí thư yêu cầu cần làm tiếp một số việc sau đây :
Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Đảng uỷ và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hậu Giang, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ có sự tham gia của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm như nêu tại Thông báo kết luận số 89-TB/UBKTTW, ngày 11-7-2016 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, đánh giá các quy định, quy trình về công tác cán bộ để sửa đổi, bổ sung bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ.
Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có sự tham gia của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc thẩm định, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương Lao động trong 2 năm liền (năm 2009 và 2010) và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (năm 2011).
Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3300 tỉ đồng (giai đoạn 2011 - 2013) ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam; chỉ đạo xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc cấp biển số xe công trái quy định, rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định.
Đối với những việc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định (tiến hành quy trình xem xét kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh; tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét lại việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số cá nhân;
Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2010 - 2015 và ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương), Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra xem xét, kết luận bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào; chỉ đạo tiến hành khẩn trương các công việc được giao và báo cáo kết quả với Ban Bí thư.
Vũ Hân
Năm bộ làm rõ việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh
(Tin tức thời sự) - Các bộ được giao nhiệm vụ lần này là Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Bộ Nội vụ.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa ký văn bản gửi Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nội vụ yêu cầu nhanh chóng làm rõ các nội dung liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang để báo cáo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Theo đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Bộ Công an khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ Công an điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng giai đoạn 2012-2013 tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), báo cáo Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ.
Xe tư nhân gắn biển xanh của ông Trịnh Xuân Thanh.
Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ tiếp tục làm rõ các vi phạm trong việc đầu tư, thực hiện các dự án của PVC giai đoạn 2008-2013, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan. Trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu và đề xuất xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 tới.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xác định việc lỗ lũy kế gần 3.300 tỷ đồng của PVC giai đoạn 2012-2013 có bảo toàn vốn hay không; có văn bản gửi Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ để phối hợp xử lý, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/8.
Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan kiểm tra, kết luận rõ đúng sai việc thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc thuyên chuyển, tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh; đồng thời phối hợp với Ủy ban Kiểm tra T.Ư trong việc kiểm tra, kiểm điểm và xử lý vi phạm theo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/8.
Trước đó, trao đổi với báo chí ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh được điều động, bổ nhiệm có nhiều dấu hiệu cho thấy có sai phạm, vi phạm trong chính sách cán bộ của Đảng, Nhà nước.
Cụ thể mức độ sai phạm đến đâu, tại sao có sai phạm, trách nhiệm cụ thể cá nhân thế nào thì Bộ Công thương sẽ phải phối hợp với các cơ quan như Tập đoàn Dầu khí, các bộ ngành để làm rõ từng chi tiết, từng giai đoạn, thời kỳ.
Còn tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 2/8, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đang được dư luận rất quan tâm. Đây là vụ điển hình cho những bất cập, tồn tại kéo dài trong công tác bổ nhiệm cán bộ, cần phải được xử lý, chấn chỉnh. Riêng với vụ ông Trịnh Xuân Thanh cần điều tra, xem xét rõ trách nhiệm của các tổ chức liên quan.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng khẳng định, quan điểm của Chính phủ là sẽ xử lý nghiêm minh, cá nhân nào vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Minh Thái (Tổng hợp)
Ông Lê Trương Hải Hiếu tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM
26/05/2016 08:07 GMT+7
Con trai nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Lê Thanh Hải vừa được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM.
Ông Lê Trương Hải Hiếu là con trai ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM. Tháng 8/2015, ông Hiếu trở thành lãnh đạo quận trẻ nhất của TP khi được điều động giữ chức vụ Chủ tịch UBND kiêm Phó bí thư Quận ủy quận 12.
Ông Hiếu cũng được báo chí, công luận đánh giá cao với chương trình "Vì quận 12 bình yên" nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân và lực lượng chức năng tham gia đấu tranh phòng chống các tội phạm ma tuý, mại dâm, giữ gìn an ninh trật tự.
Cùng ngày, Thành ủy TP.HCM đã công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Phó bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2015 - 2020. Theo đó, chuẩn y Phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với bà Võ Thị Dung, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy.
Như vậy, hiện nay, Thành ủy TPHCM có 4 Phó bí thư gồm ông Tất Thành Cang (Thường trực), ông Nguyễn Thành Phong, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm và bà Võ Thị Dung.
Ban Thường vụ Thành ủy cũng trao quyết định phân công ông Nguyễn Hữu Hiệp, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Thành ủy, giữ nhiệm vụ Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy.
Đường thăng tiến của Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh
Năm 1995 từ Đông Âu về nước, ông Trịnh Xuân Thanh làm việc tại Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí VN (PVC) trước khi được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét