Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

VIETNAMNET PHẢN BÁC GIẢ THUYẾT " LÊ LAI CỨU CHÚA" TRONG VỤ XỬ LÝ KÝ LUẬT TẠ THANH HÓA; Còn ai đứng sau ông Ngô Văn Tuấn? ụ hot girl Thanh Hóa: “Nâng đỡ không trong sáng” hay “hối lộ tình dục”?

Vụ bổ nhiệm thần tốc ‘hot girl xứ Thanh’: Đâu phải 'kẻ ăn ốc, người đổ vỏ'

Không, nói như người dân, họ đều “ăn ốc”, tất, phải chấp nhận “đổ vỏ”. Trong vụ việc này, tổ chức đã không kỷ luật oan họ.
dựng Thanh Hoá Trần Vũ Quỳnh Anh. Ngay sau đó, Ban Bí thư đã xem xét, quyết định kỷ luật đối với ông Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng, bằng hình thức cách mọi chức vụ trong Đảng.
vu bo nhiem than toc hot girl xu thanh dau phai ke an oc nguoi do vo hinh 1
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận vụ bổ nhiệm thần tốc nữ nhân viên Sở Xây dựng Thanh Hoá Trần Vũ Quỳnh Anh
Báo chí những ngày qua gọi những vụ dùng quyền lực để nâng đỡ, ban phát chức vụ cho người thân là tham nhũng quyền lực. Tham nhũng quyền lực thể hiện sự tha hoá quyền lực ở mức vô giới hạn, bất chấp phép nước, luật Đảng, tạo ra một hệ thống “quyền lực ngầm”, “quyền lực đen”, có thể chi phối cả hệ thống. Tham nhũng quyền lực, không chỉ đơn thuần là nhằm mục đích chính trị, thỏa mãn quyền lực, mà sâu xa hơn, nhằm dễ bề thao túng, khuynh loát tổ chức, áp đặt chủ trương, chính sách, từ đó dễ bề thực hiện những “dự án” tham nhũng lớn, trong vỏ bọc “tập thể”, kín kẽ, “đúng quy trình”.
Vai trò của Uỷ ban Kiểm tra, Ban Nội chính Trung ương đang ngày càng sắc bén, hiệu quả. Những vụ việc được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị kết luận, đánh giá là “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”, lại không phải từ sự tự giác, thành khẩn khai báo của cá nhân, tổ chức vi phạm. Cũng không phải từ sinh hoạt nội bộ, đấu tranh phê bình trong tổ chức đảng. Hầu hết các vụ việc được cán bộ, đảng viên, dư luận xã hội và từ báo chí phản ánh, đều được Uỷ ban Kiểm tra lắng nghe, tiếp nhận và từng bước xem xét, xử lý.
Những nguyên tắc, phương châm tập trung dân chủ, phê và tự phê, tự soi tự sửa... mà Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư thường xuyên đề cao, nhắc nhở, đã không được một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên coi trọng, đặt nằm lòng. Khi sự việc vỡ lở, những cá nhân, tổ chức trót “nhúng chàm” không những không tự giác nhận trách nhiệm, mà còn quanh co, chối tội. Đơn vị, tổ chức trực tiếp liên quan thì tìm mọi cách bao che, bưng bít thông tin, khi buộc phải kiểm tra, xem xét thì làm lấy lệ, có biểu hiện dối trên lừa dưới, coi thường dư luận.
Vụ việc ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa bị Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định kỷ luật cách tất cả mọi chức vụ trong Đảng, là một vụ việc rất điển hình.
Những khái niệm “bổ nhiệm thần tốc”, “tẩu tán hồ sơ”, “tẩu tán nhân sự”... xuất hiện lần đầu từ vụ “hot girl Xứ Thanh” và nhanh chóng trở thành khái niệm khá phổ quát trong các vụ tham nhũng quyền lực.
Cụm từ “nâng đỡ không trong sáng”, cũng lần đầu tiên được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đưa ra, từ quá trình kiểm tra, kết luận vụ việc. Không cụm từ nào sinh động hơn, chuẩn xác hơn. Cả quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo nhân vật có biệt danh “hot girl Xứ Thanh”, lồ lộ những việc cố ý làm trái giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng, như có bàn tay đạo diễn siêu quyền lực trong bóng tối, mọi ý thức phản ứng bị tê liệt, triệt tiêu. Đến nỗi, khi một số tờ báo dũng cảm điều tra, phản ánh, dư luận quá bức xúc, Trung ương yêu cầu, cơ quan chức năng địa phương “vào cuộc”, nhưng, kết luận cuối cùng vẫn tuân theo “bàn tay siêu quyền lực trong bóng tối”.
Khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, kết luận và quyết định hình thức kỷ luật cách mọi chức vụ trong Đảng đối với ông Ngô Văn Tuấn, có người ví ông Tuấn là “Lê Lai liều mình cứu chúa”?
Dù chỉ là cách ví von hình ảnh, thì những nhân vật tham nhũng quyền lực, thao túng quyền lực như ông Ngô Văn Tuấn và “ai đó còn trong bóng tối”, cũng không hề xứng đáng để đem ví với bậc anh hùng hào kiệt, trung thần nghĩa liệt Lê Lợi, Lê Lai!
Lại cũng có bình luận tỏ ý chia sẻ, thương cảm với người vừa bị xử lý kỷ luật, cho là “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”?
Không, nói như người dân, họ đều “ăn ốc”, tất, phải chấp nhận “đổ vỏ”.
Trong vụ việc này, tổ chức đã không kỷ luật oan họ. Có thể là, với phương châm sai đâu, sửa đó; phát hiện đến đâu, xử lý đến đó, những nhân vật như ông Ngô Văn Tuấn, Đào Vũ Việt đã đủ căn cứ kết luận, xử lý; còn ai đó nếu đã “ăn ốc”, “nhúng chàm”, chắc chắn không thoát án kỷ luật, chỉ là sớm muộn mà thôi./.



Theo Uông Ngọc Dậu/Vietnamnet



N" Nâng đỡ không trong sáng' bà Quỳnh Anh: Còn ai đứng sau ông Ngô Văn Tuấn?


Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, cần làm rõ việc liệu còn có ai đứng ở phía sau câu chuyện ông Tuấn nâng đỡ bà Quỳnh Anh hay không?
Liên quan đến việc kỷ luật ông Ngô Văn Tuấn - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Đào Vũ Việt - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, ngày 19/12, ông Lê Khắc Biểu - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý cán bộ các tỉnh đồng bằng Ban Tổ chức trung ương, nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa nhận định, việc xử lý 2 cán bộ ở Thanh Hóa, trung ương mới làm được một nửa, nửa sau là ở Tỉnh ủy Thanh Hóa, đây là nửa quan trọng nhưng cũng rất phức tạp và khó khăn.
Thanh Hóa "làm chưa tới"
Như báo chí đưa tin, ông Tuấn bị Ban Bí thư kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng, còn ông Việt bị Ủy ban Kiểm tra trung ương (UBKTTƯ) kỷ luật cảnh cáo. Hai ông này đã có nhiều sai phạm, trong đó có việc ưu ái, nâng đỡ không trong sáng đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Liên quan đến sai phạm của 2 cán bộ này, trước đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã kỷ luật hình thức khiển trách đối với ông Tuấn và kiểm điểm sâu sắc đối với ông Việt.
Ông Lê Khắc Biểu cho biết trước đây, ông từng có ý kiến về việc Thanh Hóa xử lý quá nhẹ đối với những sai phạm trên. "Cả 2 ông vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, vi phạm các quy định của Đảng và nhà nước về mặt tổ chức cán bộ. Đây là những vi phạm lớn nên Tỉnh ủy Thanh Hóa không thể không biết" - ông Biểu nhận xét.


'Nang do khong trong sang' ba Quynh Anh: Con ai dung sau ong Ngo Van Tuan? hinh anh 1

Ông Lê Khắc Biểu trao đổi với PV. (Ảnh: Thanh Phạm)


Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý cán bộ các tỉnh đồng bằng nhấn mạnh việc đưa 2 lãnh đạo có nhiều vi phạm từng làm tại một sở vào Tỉnh ủy viên là trường hợp xưa nay chưa từng có ở Thanh Hóa.
"Đằng sau đó là cái gì? Tôi cho rằng trách nhiệm chính đưa vào đại hội thì có ban trù bị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Việc này là không bình thường, có lý do "tế nhị" nào đây? Cá nhân hoặc "lợi ích nhóm?"- ông Biểu băn khoăn.
Cùng quan điểm, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhận định UBKTTƯ đã làm rất nghiêm, còn trước đó tỉnh Thanh Hóa "làm chưa tới". Ông Phong cho rằng trong vụ "nâng đỡ không trong sáng" đối với bà Quỳnh Anh, dư luận "râm ran" nhiều nghi vấn.
"Nhiều luồng ý kiến cho rằng đằng sau đó còn có vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn nhưng chưa được làm rõ. Liệu còn có ai đứng ở phía sau câu chuyện ông Tuấn nâng đỡ bà Quỳnh Anh hay không? Theo tôi, cần làm sáng tỏ vấn đề này, nếu có thì phải xử lý đến nơi đến chốn" - ông Phong nhấn mạnh.
Truy trách nhiệm Bí thư Tỉnh ủy
Nói về trách nhiệm của Tỉnh ủy Thanh Hóa trong vụ việc này, ông Biểu cho rằng trung ương mới làm được một nửa, nửa sau này là trách nhiệm của Tỉnh ủy Thanh Hóa.
"Tất nhiên, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính. Nếu như Tỉnh ủy Thanh Hóa nghiêm túc tự phê bình và phê bình thì mới củng cố được lòng tin của đảng viên, cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Nếu kiểm điểm thành khẩn thì trách nhiệm của Bí thư Tỉnh ủy là nặng" - ông Biểu nhận định, đồng thời cho rằng nếu vụ việc này xử lý không đến nơi đến chốn thì mọi phong trào ở Thanh Hóa sẽ không có bước đột phá.
Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cần xem xét trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, làm rõ trách nhiệm cá nhân Bí thư Tỉnh ủy. "Trước đó, báo chí và dư luận đã nói đến vụ việc này có liên quan đến đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Vậy phải làm rõ xem liên quan như thế nào, mức độ ra sao để có hình thức xử lý phù hợp" - ông Nhưỡng nói.
Ngày 19/12, PV nhiều lần liên hệ qua điện thoại với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa về các bước xử lý tiếp theo đối với ông Tuấn nhưng không vị nào nghe máy. Theo thông tin được đăng trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa về lịch công tác tuần thứ 51 năm 2017 (từ ngày 18 đến 24/12) thì không có tên phó chủ tịch Ngô Văn Tuấn.
Làm rõ việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo "đúng quy trình"
Ngày 19/12, trả lời báo chí về việc trước đó, Bộ Nội vụ kết luận việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam (người vừa bị UBKTTƯ yêu cầu khai trừ Đảng, hủy bỏ các quyết định về công tác cán bộ không đúng) là "đúng quy trình", ông Nguyễn Tiến Thành, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, cho biết bộ trưởng đã chỉ đạo Vụ Công chức - Viên chức báo cáo lại việc tham mưu cho lãnh đạo bộ làm việc với tỉnh Quảng Nam về việc bổ nhiệm này vào đầu tháng 10/2015. Buổi gặp mặt diễn ra khoảng 15 phút, không có sự tham dự của Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, trưởng đoàn kiểm tra tại tỉnh Quảng Nam thời điểm năm 2015. 
Theo ông Thành, trên cơ sở báo cáo của Vụ Công chức - Viên chức, kết luận của UBKTTƯ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ chỉ đạo xem xét, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan đến vụ việc. 
Trước đó, UBKTTƯ yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo tổ chức Đảng và cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục khai trừ Đảng, hủy bỏ các quyết định về công tác cán bộ không đúng đối với ông Bảo. Chiều 19/12, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam xác nhận ông Bảo đã xin nghỉ phép từ ngày 18/12.
Video: Phát hiện nhiều sai phạm trong việc bổ nhiệm 'hot girl' Quỳnh Anh

Vụ hot girl Thanh Hóa: “Nâng đỡ không trong sáng” hay “hối lộ tình dục”?

Định An
18-12-2017
Tranh: Lê Anh Phong (LAP).
Tiếng Việt vốn phong phú, đa dạng, từ ngữ đa nghĩa, biến hoá và ảo diệu vô cùng. Thế nên mới nói: “phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”, “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”, “nói vậy mà không phải vậy”… Trong lịch sử phát triển, tiếng Việt luôn được bổ sung những từ, cụm từ mới. Mới đây, cụ thể là vào ngày 16/12, kho từ điển tiếng Việt lại được bổ sung cụm từ “nâng đỡ không trong sáng”, và đương nhiên trái nghĩa với nó là “nâng đỡ trong sáng”.
Nguồn gốc của từ “nâng đỡ không trong sáng” xuất hiện trong kết luận của Uỷ ban Kiểm tra trung ương về các vi phạm, khuyết điểm của ông Ngô Văn Tuấn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Nguyên văn như sau:
12 năm học phổ thông, 4 năm học đại học, gần 20 năm đi làm đây là lần đầu tiên tôi nghe từ “nâng đỡ không trong sáng” và tôi chắc sẽ có rất nhiều người như tôi. Phải cắt nghĩa như thế nào để hiểu đúng cụm từ “nâng đỡ không không sáng” đây. Theo tôi thì đơn giản thế này: Khi bạn nâng đỡ một người nam hoặc nữ (có thể bị ngã, đi không vững, đứng không chắc) tay hoặc bộ phận nào đó của bạn đụng vào phần nhạy cảm của người đó thì gọi là “nâng đỡ không trong sáng” hoặc là bạn nâng đỡ người khác với mục đích xấu hay âm mưu gì đó.
Trong trường hợp ông Ngô Văn Tuấn nâng đỡ cô Trần Vũ Quỳnh Anh có cũng được hiểu như thế không?
Hiểu rộng ra, cách gọi này không phản ánh đúng về bản chất sự việc, chỉ là sự đánh tráo khái niệm để giảm nhẹ tội (nếu có). Gọi đúng phải là tội “hối lộ tình dục”- chuyện trao đổi “tình – quyền” thời nào chẳng có, nhất ở cái cơ chế “xin cho” thì đó là chuyện thường ở phố huyện. Hiện nay, hành vi lãnh đạo nam (cũng có thể là nữ) ép buộc nhân viên cấp dưới “hối lộ tình dục” để được đề bạt, ưu ái, ban phát quyền lợi cũng không phải là chuyện hiếm, báo chí đã phản ánh nhiều. Đây là sự suy thoái đạo đức, hủ hóa quan hệ bất chính chứ không thể gọi là “nâng đỡ” – một khái niệm dành cho sự giúp đỡ, dìu dắt, kèm cặp với ý nghĩa tích cực đầy tính nhân văn. Cho nên yêu cầu UB Kiểm tra phải gọi đúng tội trong trường hợp này để tránh gây hiểu nhầm.
Nếu cô Trần Vũ Quỳnh Anh thuộc diện con ông cháu cha, họ hàng bà con nhà ông Tuấn hoặc có tài năng xuất chúng thì vấn đề được hiểu theo khía cạnh khác. Đằng này cô ta xuất thân bình thường, năng lực không có gì là nổi trội vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn (2008 đến 2015) từ một nhân viên hợp đồng (tạp vụ văn phòng) được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở xây dựng Thanh Hoá) và được quy hoạch phó giám đốc Sở này. Đó là chưa kể trong thời gian đó cô ta còn vừa đi học (thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị), vừa sinh con (2013-2015). Đúng là chuyện xưa nay hiếm.
Những sai phạm đó là quá rõ ràng, ai cũng biết. Thậm chí còn biết nhiều cái khuất tất hơn mà kết luận của UBKT trung ương chưa chỉ ra, đó là:
Khối tài sản khủng của cô Trần Vũ Quỳnh Anh do đâu mà có, tham nhũng hay ai cho, tặng. Nếu tham nhũng thì từ nguồn nào, còn được cho tặng thì người cho tặng đó là ai ? Nên nhớ đây là khối tài sản rất lớn “khủng”, không thể từ trên trời rơi xuống (có thể chỉ là phần nổi).
Một căn biệt thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), P.Đông Hương, TP.Thanh Hóa (đã chuyển nhượng cho mẹ ruột); 2 căn nhà liền kề ở Thanh Trì – Hà Nội (trị giá trên 8,7 tỷ đồng); 1 biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn với diện tích 250m2; 1 căn nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt; Quần thể sân tennis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, TP Thanh Hóa; 1 căn biệt thự tại quận Thanh Xuân, Hà Nội; 3 xe ô tô dòng cao cấp trong đó có 2 siêu xe Cadilac và Mercedes trị giá cả chục tỷ đồng. Trong khi khai thu nhập chỉ khoảng 60 triệu/tháng, gia đình không mấy khá giả. Hiện nay cô ta đã ra nước ngoài sinh sống.
Ai chống lưng cho ông Tuấn (khi làm Giám đốc sở) để ông ta ngang nhiên lũng đoạn cả bộ máy Sở xây dựng Thanh Hoá? Tôi không tin những việc làm của ông Tuấn có thể qua được tai mắt của nhiều lãnh đạo ngang hoặc cao hơn ông ta ở Thanh hoá thậm chí là lãnh đạo Trung ương. Và hơn nữa, một việc bầy nhầy như thế mà cả tập thể cán bộ Sở xây dựng Thanh Hoá im re, cả chính quyền xứ thanh im lặng thì đúng là không còn gì để nói. Không lẽ tất cả mù hết, điếc hết, câm hết.
Nói thẳng, nếu không có sự bao che, thông đồng, chỉ đạo từ cấp trên và sự im lặng của cấp dưới thì một Giám đốc Sở như ông Tuấn không thể một tay che trời (xứ thanh) được.
Chúng ta phải nói thẳng ra thế này, yêu cầu UB kiểm tra Trung ương làm rỏ việc ông Tuấn nâng đỡ cô Trần Vũ Quỳnh Anh không trong sáng chỗ nào, tại sao lại có sự ưu ái đó và có ai nâng đỡ cùng không, cũng như nguồn gốc tài sản của cô ta (lời đề nghị ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng). Và hơn nữa, vấn đề tin đồn cô Trần Vũ Quỳnh Anh là vợ bé và có con với bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến cũng phải làm rõ thực hư. Mọi vấn đề phải được làm rõ, xử đúng người đúng tội tránh việc “Lê Lai cứu chúa”. Còn không nếu cứ úp mở, bao che, giảm nhẹ tội như trên thì chỉ làm dân chúng thêm nghi ngờ, bất bình và mất niềm tin vào công cuộc chống tham nhũng.

Không có nhận xét nào: