Mỹ dự tính đưa thêm TQLC đến Á Châu đối đầu Trung Quốc
WASHINGTON, DC (NV) – Sau khi Tổng Thống Donald Trump đưa ra Chiến Lược An Ninh Quốc Gia, theo đó cho rằng Nga và Trung Quốc đang tìm mọi cách để thay đổi vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ, các giới chức lãnh đạo Ngũ Giác Đài đang tính tới việc gửi thêm các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Viễn Chinh (Marines Expeditionary Unit MEU) tới Á Châu, theo bản tin của tờ Wall Street Journal.
Các đơn vị MEU này gồm tiểu đoàn tác chiến chủ lực, với hỗ trợ của một số đơn vị nhỏ hơn, được gửi theo các tàu tấn công đổ bộ như loại Wasp và America. Đây có thể coi là các “hàng không mẫu hạm mini”, cũng chở theo chiến xa, chiến đấu cơ, trực thăng, có khả năng đáp ứng nhu cầu các cuộc chiến trên đất liền, trên không và dưới biển.
Một đơn vị MEU có từ 1,000 đến 2,200 người và thường có chuyến công tác kéo dài khoảng 7 tháng, phần lớn là ở ngoài biển. Nhiệm vụ của một đơn vị MEU là có phản ứng nhanh đối với mọi tình huống, từ thiên tai cho đến đe dọa an ninh cho nước Mỹ hay đồng minh của Mỹ.
Việc đưa thêm các đơn vị chiến đấu tới Á Châu cũng được nghĩ tới sau khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis công bố Chiến Lược Quốc Phòng, theo đó cho rằng “sự tranh đua giữa các cường quốc,” chứ không phải là khủng bố, mới là điều cần để ý tới cho an ninh quốc gia Mỹ.
Trung Quốc đang ngày càng có thái độ hung hăng hơn ở khu vực Thái Bình Dương, nhất là ở vùng Biển Đông. Mới gần đây, Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động tại Biển Hoa Đông, làm hai đồng minh quan trọng của Mỹ là Nhật và Nam Hàn phải lo ngại.
Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, Tướng Robert Neller, cho tờ Wall Street Journal hay rằng do các đơn vị MEU có khả năng lưu động, họ sẽ mở ra các cuộc tuần tiễu và huấn luyện chung với các quốc gia đồng minh.
Thủy Quân Lục Chiến Mỹ hiện có bảy đơn vị MEU; ba trong số này đồn trú ở bờ biển miền Tây nước Mỹ, ba ở vùng miền Đông và một tại Nhật. Các đơn vị MEU ở miền Tây thời gian gần đây được đưa sang Iraq, Afghanistan và Syria. (V.Giang)
Mỹ tính rút thủy quân lục chiến từ Trung Đông về "chốt" tại Đông Á
(GDVN) - Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục can thiệp vào Biển Đông và tăng cường tuần tra trong thời gian tới. Tuy nhiên Trung Quốc cũng không ngồi yên.
Bộ tứ Mỹ-Nhật-Ấn-Úc có bảo vệ nổi tự do hàng hải ở Biển Đông?Hàn Quốc khéo léo lách siêu cường, Triều Tiên thiện chí ngừng diễu duyệtPháo đài Trung Quốc đã sừng sững ở Biển Đông, bên thắng kiện có thể làm gì?
The Wall Street Journal ngày thứ Sáu 9/2 đưa tin, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang xem xét tăng các đơn vị thủy quân lục chiến viến chinh của mình tại khu vực Đông Á.
Đài CNBC cùng ngày bình luận, động thái này là một tín hiệu nhằm vào Trung Quốc, chính quyền Donald Trump sẽ thúc đẩy sự hiện diện quân sự trong khu vực Đông Á bằng lực lượng rút về từ Trung Đông.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Christopher Logan nói với CNBC:
"Bộ Quốc phòng tiếp tục đánh giá việc sử dụng lực lượng của chúng tôi trên khắp thế giới như thế nào, nhưng việc thảo luận bất kỳ một kế hoạch nào đang diễn ra là việc không thích hợp."
Hình minh họa, nguồn: Business Insider. |
Một sĩ quan quân đội Mỹ đã nghỉ hưu hiện đang là chuyên gia về quốc phòng tại Washington, ông Daniel Davis nói với đài CNBC:
Sẽ là sai lầm nếu Mỹ phái lực lượng đến Đông Á để đối phó với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo ông, ngoại giao sẽ không hiệu quả nếu giơ cái búa lên đầu đối tác đàm phán. [1]
Động thái cân nhắc đưa thủy quân lục chiến tới Đông Á diễn ra sau khi Mỹ công bố chiến lược an ninh quốc gia, xác định Trung Quốc và Nga là đối thủ địa chính trị.
Sự thay đổi trong (tính toán) bố trí lực lượng tại châu Á cũng xuất hiện sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis công bố chiến lược quốc phòng, xác định cạnh tranh quyền lực siêu cường là trọng tâm chính của an ninh quốc gia Mỹ chứ không phải chủ nghĩa khủng bố.
Business Insider ngày 9/2 bình luận, Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng hơn ở Thái Bình Dương trong thập kỷ qua, đặc biệt là trên Biển Đông, gần đây là Hoa Đông.
Tướng Robert Neller, Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Mỹ nói với The Wall Street Journal:
"Tôi tin rằng chiến lược quốc phòng và các hướng dẫn khác đòi hỏi chúng ta chấp nhận một tư thế toàn cầu nhiều hơn, và điều này sẽ dẫn tới sự hiện diện của hải quân chúng ta trong tương lai, đặc biệt là khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương."
Việc triển khai thủy quân lục chiến có thể trấn an các đồng minh châu Á rằng, Hoa Kỳ không phải một cường quốc suy yếu trong khu vực. [2]
Hình minh họa, nguồn: Press TV. |
Ngày 9/2, Tư lệnh Hạm đội 7 Phillip Sawyer trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo News về vấn đề Biển Đông. Tướng Phillip Sawyer bình luận:
"Để tìm kiếm các lợi ích tầm cỡ quốc tế, hải quân Trung Quốc đã liên tục mở rộng địa bàn hoạt động. Nếu họ hạn chế tự do thương mại ở Biển Đông hoặc phong tỏa đường biển hay đường không, sẽ ảnh hưởng đến ổn định khu vực."
Do đó, việc Hoa Kỳ tăng cường tuần tra bảo vệ từ do hàng hải hàng không ở Biển Đông quan trọng. [3]
Bình luận về động thái này, Lý Kiệt, một nhà nghiên cứu Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn Cầu hôm thứ Bảy, phát biểu của tướng Phillip Sawyer cho thấy hải quân Mỹ sẽ tiếp tục can thiệp vào Biển Đông và tăng cường tuần tra trong thời gian tới.
Tuy nhiên Trung Quốc cũng không ngồi yên. Bắc Kinh đã đưa vào biên chế tàu khu trục 052D, thử nhiệm thành công tên lửa xuyên lục địa Đông Phong 41, phái chiến đấu cơ Su-35 và J-20 tuần tra trên bầu trời Biển Đông.
Lý Kiệt cho rằng, Trung Quốc hiện nay đã rất tự tin vào khả năng của mình có thể thắng trong một cuộc chiến tranh ở Biển Đông. [4]
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét