Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

SỐ PHẬN HỒ DIỆU BANG GIỐNG LÊ LÊ KHẢ PHIÊU: " RỚT ĐÀI" DO TÌM CÁCH ĐẨY ĐẶNG TIỂU BÌNH-ĐỖ MƯỜI VỀ HƯU

Nguyên nhân nào khiến Đặng Tiểu Bình trục xuất Hồ Diệu Bang?

Hồ Diệu Bang là thế hệ sau và ít hơn Đặng Tiểu Bình 11 tuổi, nhưng lại là người có ơn sửa lại án sai cho Đặng Tiểu Bình, nhờ vậy mà Đặng Tiểu Bình mới có thể quay trở lại vũ đài chính trị Trung Quốc. Nhưng sau này, Hồ Diệu Bang lại bị Đặng Tiểu Bình trục xuất. Vậy rốt cuộc vì nguyên nhân gì?

triệu tử dương, Hồ Diệu Bang, dang tieu binh,
Đặng Tiểu Bình (trái), người khởi xướng chương trình cải tổ kinh tế Trung Quốc vào năm 1976 và Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, người chủ trương dân chủ hóa Trung Quốc. (Ảnh: Nytimes)
Tác giả Dương Kế Thừng trong bài viết “Đấu tranh chính trị trong niên đại cải cách ở Trung Quốc” đã cho biết, nguyên nhân trực tiếp khiến Hồ Diệu Bang bị trục xuất là bởi ông đồng ý việc Đặng Tiểu Bình nghỉ hưu. Trong một cuộc họp nội bộ, Đặng Tiểu Bình đã đề cập đến nguyện vọng muốn thoái lui của mình, trong khi những người khác đều muốn giữ lại Đặng Tiểu Bình, thì Hồ Diệu Bang lại tỏ vẻ đồng ý. Và chỉ vì hai chữ “đồng ý” này, Hồ Diệu Bang đã bị những người khác chỉ trích.
Bài viết phân tích, các lão nhân muốn giữ Đặng Tiểu Bình ở lại, một nguyên nhân là do Đặng Tiểu Bình là người có địa vị trong mắt của họ; một nguyên nhân khác là nếu Đặng Tiểu Bình thoái lui, các nguyên lão khác cũng khó có thể ở lại, vậy nên vì để giữ lợi ích của mình họ cần giữ Đặng Tiểu Bình ở lại. Hồ Diệu Bang đồng ý Đặng Tiểu Bình về hưu, tương đương với động chạm đến lợi ích của nhóm lão nhân.
Năm 1986, sau khi “Báo thanh niên Thâm Quyến” đăng bài viết “Hoan nghênh Tiểu Bình về hưu” đã khiến các lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh bất mãn. Sau đó, “Báo Thanh Niên Thâm Quyến” đã bị cấm hoạt động.
Nhưng, Triệu Tử Dương cho rằng, việc Hồ Diệu Bang hạ đài không liên quan đến việc Hồ Diệu Bang tán thành Đặng Tiểu Bình về hưu.
Triệu Tử Dương nói với Dương Kế Thằng, Phó Tổng Biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu rằng, nguyên nhân căn bản khiến Hồ Diệu Bang hạ đài là do Đặng Tiểu Bình và một số lão nhân hoàn toàn không còn tin tưởng Hồ Diệu Bang. Đầu tiên là do Hồ Diệu Bang không kiên quyết “phản tự do hóa”; thứ hai là Hồ Diệu Bang nói chuyện với chủ nhiệm tạp chí “Nhân Dân” của Hong Kong Lục Khanh.
Trong nửa cuối năm 1986, Đặng Tiểu Bình nhiều lần nhắc lại về cải cách thể chế chính trị. Trong hoàn cảnh chính trị được nới lỏng, rất nhiều những tuyên truyền chính trị, đã kích động đến giới tri thức và sinh viên.

Cuối năm 1986, phong trào sinh viên đã bộc phát trên toàn Trung Quốc, phong trào sinh viên phát triển mạnh mẽ làm cho Đặng Tiểu Bình bất mãn đối với Hồ Diệu Bang, cho rằng Hồ Diệu Bang quá nương tay với sinh viên. Đặng Tiều Bình lo lắng rằng khi các nguyên lão của Đảng Cộng sản trung Quốc (ĐCSTQ) qua đời, ĐCSTQ dưới sự chủ chính của Hồ Diệu Bang, tự do hóa sẽ lan tràn, điều này có thể làm lung lay vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ.
Đặng Tiểu Bình càng ngày càng thất vọng với Hồ Diệu Bang trong vấn đề phản tự do hóa. Lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình để Hồ Khải Lập chuyển lời tới Hồ Diệu Bang, phê bình Hồ Diệu Bang rằng: “Quá mềm yếu trong phản tự do hóa, là sự nhu nhược đối với một Tổng Bí thư”.
Nhất là sau cuộc vận động “Thanh từ tinh thần ô nhiễm”, sự bất đồng giữa Đặng Tiểu Bình và Hồ Diệu Bang càng ngày càng lớn. Cuộc vận động chính trị “Thanh từ tinh thần ô nhiễm” do Đặng Tiểu Bình khởi xướng chủ yếu nhắm vào giới văn nghệ và giới tư tưởng, cuộc vận động kéo dài 28 ngày và không mang lại kết quả gì. Sau đó, Hồ Diệu Bang đã nhiều lần nhắc đến sự việc này, cho rằng phương pháp này là không khoa học, chỉ mang tính khuếch chương.
Năm đó, trong cuộc bầu cử Hiệp hội tác giả, toàn bộ những người tham gia cuộc vận động “Thanh từ tinh thần ô nhiễm” đều không trúng cử, vì thế một số nguyên lão của ĐCSTQ đã rất bất bình, cho rằng Hồ Diệu Bang đã cố ý làm vậy, và thế là Hồ Diệu Bang trở thành đối tượng công kích của các nguyên lão bất mãn.
Triệu Tử Dương cũng đề cập tới một nguyên nhân khác khiến Hồ Diệu Bang hạ đài chính là Hồ Diệu Bang nói chuyện với chủ biên tạp chí “Nhân Dân” của Hong Kong Lục Khanh.
Theo hồi ức Triệu Tử Dương, Đặng Tiểu Bình nói với Dương Thượng Côn: “Lục Khanh nịnh nọt Diệu Bang, công kích chúng ta”, “Sai lầm mấy năm này của chúng ta là đã nhìn nhầm Hồ Diệu Bang!”. Từ lúc đó, thái độ của Đặng Tiểu Bình đối với Hồ Diệu Bang đã biến đổi rất lớn.
Tháng 04/1986, Hồ Diệu Bang đến nhà Triệu Tử Dương nói, ông và Đặng Tiểu Bình đã nói chuyện với nhau và thỏa thuận rằng Đặng Tiểu Bình sẽ thoái xuất khỏi Thường ủy Bộ Chính trị trong Đại hội 13, đồng thời sẽ thôi chức Chủ nhiệm Ủy ban cố vấn Trung ương, và ông sẽ đảm nhận chức vụ này (Đặng Tiểu Bình vẫn giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương). Và đổi lại ông sẽ không giữ chức Tổng Bí thư nữa.
Đặng Tiểu Bình nói: “Chúng ta làm như vậy, sẽ kéo theo rất nhiều nguyên lão nữa thoái lui”. Thái độ của Hồ Diệu Bang là chấp nhận điều này. Hồ Diệu Bang còn nói với Triệu Tử Dương: “Ông là người được chọn giữ chức Tổng Bí thư thay cho tôi”.
Ông Triệu Tử Dương cho rằng, trên thực tế, mục đích Đặng Tiểu Bình tìm Hồ Diệu Bang nói chuyện là muốn Hồ Diệu Bang rút lui trong Đại hội 13. Đặng Tiểu Bình dùng cái cớ trẻ hóa bộ máy lãnh đạo để thương lượng với Hồ Diệu Bang. Hồ Diệu Bang ngây thơ không thể hiểu được hàm ý của Đặng Tiểu Bình.
Tháng 01/1987, Hồ Diệu Bang hạ đài, tháng 04/1989, sau khi Hồ Diệu Bang qua đời, các sinh viên Bắc Kinh đã tổ chức hoạt động tưởng nhớ Hồ Diệu Bang, cuối cùng đã khởi phát lên thành cuộc vận đông dân chủ Thiên An Môn. Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ là ông Triệu Tử Dương bởi vì ủng hộ cuộc vận động bãi khóa của sinh viên mà đã bị bãi miễn vả giam lỏng hơn 12 năm.
Lê Hiếu

Không có nhận xét nào: