Hôm 11/3/2019, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ra phúc trình về các giao dịch vũ khí quốc tế. Theo đó Việt Nam nằm trong top 10 nước mua nhiều thiết bị quân sự nhất trên thế giới.
Một xưởng lắp ráp và sửa chữa xe tăng của Nga ở Kiev chụp hôm 15/11/2018. |
Cụ thể trong giai đoạn từ 2014 tới 2018, số vũ khí nhập khẩu của Việt Nam chiếm 2,9% tổng số vũ khí bán ra trên toàn cầu trong khi giai đoạn từ 2009 đến 2013 chỉ ở mức 1,8%.
Trong một phúc trình trước đây của viện này thì trong năm 2016, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam là 5 tỷ đô la và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 tỷ đô la vào năm 2020.Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, người đã từng có thời gian công tác tại Ban An ninh Nội chính thành ủy TP Hồ Chí Minh, lý giải việc Việt Nam đột ngột gia tăng tốc độ và giá trị nhập khẩu vũ khí từ năm 2014 đến 2018:
“Chúng ta cần để ý là giá trị vũ khí nhập vào Việt Nam trong giai đoạn từ 2014 đến 2018, tức trong khoảng 5 năm nó gấp nhiều lần so với con số nhập khẩu vũ khí những năm trước đó. Đó là cái bất thường thứ nhất.
Cái bất thường thứ hai là giá trị nhập khẩu của Việt Nam về vũ khí trong giai đoạn 2013, 2014 thì khoảng 4 tỷ đô la, sau đó có thể hơn. Cho tới giờ thì Việt Nam không có con số minh bạch về giá nhập khẩu vũ khí hàng năm nhưng ước tính thì có thể lên tới 7% hoặc 8% GDP, tức khoảng 7 hoặc 8 tỷ USD.
Chỉ cần có cuộc xung đột ở quy mô vừa cấp chiến dịch giữa Mỹ và Trung Quốc thì tất yếu phải kéo theo Việt Nam tham chiến. Dù muốn tránh cũng không thể tránh được. - Phạm Chí Dũng
Một điểm cần chú ý nữa là từ năm 2014, Việt Nam gia tăng tốc độ nhập khẩu vũ khí. Năm 2014 trùng với thời điểm giàn khoan HD-981 vào khu vực Biển Đông, được coi như ‘một cái tát nổ đom đóm’ vào mặt Bộ chính trị Việt Nam. Đó cũng là năm quan hệ Việt- Trung đi vào chiều sâu căng thẳng cho tới bây giờ.
Có thể nói năm 2014 cũng là năm điểm ngoặc của xu hướng Việt Nam không còn có thể đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc mà dần phải ngả sang Mỹ. Đến năm 2017, khi xảy ra vụ mỏ cá Rồng Đỏ mà Trung Quốc gây sức ép không cho Việt Nam cùng Repsol của Tây Ban Nha khai thác. Việt Nam lúc đó đã phải cầu cứu Mỹ.”
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm thì ba quốc gia cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam là Nga (78%), Israel (9,1%) và Belarus (4,1%). Như vậy Nga hiện là nước cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam.
Năm 2018, nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Nga từ ngày 5/9 đến 8/9, ông Trọng và Tổng thống Nga Putin cam kết sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước, và Việt Nam đã đặt mua hơn một tỷ đô la vũ khí và dịch vụ quân sự từ Nga.
Thạc sĩ Hoàng Việt từng bày tỏ lo ngại khi Nga cung cấp vũ khí cho Việt Nam nhưng đồng thời cũng cung cấp vũ khí cho Trung Quốc:
“Những vũ khí đấy Nga vừa bán cho Việt nam vừa bán cho Trung Quốc, thậm chí Trung Quốc nhiều tiền hơn, mua loại hiện đại hơn. Mà Trung Quốc cũng nổi tiếng là mua rồi bắt chước. Thành ra e rằng nếu xung đột thực sự xảy ra thì Trung Quốc có thể vô hiệu hóa các loại vũ khí của Việt Nam (mua từ Nga).”
Ngoài Nga, Việt Nam thời gian qua cũng mua vũ khí từ một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Israel. Năm ngoái Việt Nam cũng đã ký các hợp đồng mua gần 100 triệu đô la vũ khí từ Mỹ.
Hôm 18/11/2018, Tờ Thời Báo Ấn Độ loan tin cho biết chính phủ Ấn Độ hy vọng sẽ thực hiện được khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD mà Ấn Độ đã cam kết cho Hà Nội vay để tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam, nhân chuyến thăm 3 ngày đến Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ, ông Ram Nath Kovind. Phía Việt Nam cho biết có thể sẽ dùng khoản vay này cho các mục đích khác như phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, nhưng Ấn Độ nói với Hà Nội rằng khoản vay chỉ được dùng cho mục đích hợp tác quốc phòng.
Cuối năm 2018, thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết Việt Nam sắp thiết lập thêm một nhà máy sản xuất và sửa chữa vũ khí trong một loạt các nhà máy dự định được thiết lập trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2025. Việc này được Bộ Quốc phòng cho biết là nằm trong kế hoạch nhằm hiện đại hóa quân đội đến năm 2025.
Trung tá quân đội, bác sĩ Đinh Đức Long nói về chủ trương hiện đại hóa quân đội và việc nhập vũ khí:
“Tin chính thống thì tôi chưa được nghe nhưng tôi nghĩ rằng hiện đại hóa quân đội là chủ trương xuyên suốt trong nghị quyết của đảng rồi. Trước tình hình trong khu vực, nhất là Biển Đông mà Trung Quốc ngày càng hung hăng lấn chiếm bằng quân sự thì Việt Nam chọn đối sách bên ngoài thì mềm mỏng nhưng bên trong vẫn xây dựng lực lượng vũ trang theo chủ trương chính quy, hiện đại từng bước theo kịp thế giới. Nhập một số vũ khí mà xưa nay chưa có. Đấy là phương cách cuối cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo.”
Việt Nam chọn đối sách bên ngoài thì mềm mỏng nhưng bên trong vẫn xây dựng lực lượng vũ trang theo chủ trương chính quy, hiện đại từng bước theo kịp thế giới. - Đinh Đức Long
Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định rằng khi một nước gia tăng đột ngột nhập khẩu vũ khí có nghĩa nước đó cần phải nâng cao sức đề kháng chiến đấu. Ở Việt Nam gọi là sẵn sàng chiến đấu và tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, ở nước ngoài gọi là tình trạng phòng vệ quốc phòng cao. Có nghĩa Việt Nam đang chuẩn bị cho tình huống chiến tranh. Vậy tình huống chiến tranh là chiến tranh với ai?
“Tất nhiên không thể chiến tranh với Mỹ hay các nước khác mà chỉ có thể là chiến tranh với Trung Quốc.”
Ông kết luận rằng từ phúc trình của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm có thể thấy một vấn đề rất thú vị và rất đáng lo ngại, đó là trong những năm tới có thể xảy ra chiến tranh Việt - Trung, bởi chỉ cần có cuộc xung đột ở quy mô vừa cấp chiến dịch giữa Mỹ và Trung Quốc thì tất yếu phải kéo theo Việt Nam tham chiến. Dù muốn tránh cũng không thể tránh được.
Trước thông tin Việt Nam đặt mua số lượng vũ khí lớn của Mỹ với tổng trị giá gần 100 triệu USD, bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 2/8/2018 rằng ‘chính sách quốc phòng của Việt Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, hòa bình của đất nước, đóng góp vào hòa bình ổn định của khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác quốc phòng với các nước là nhằm thực hiện chính sách trên’.
Trong một phúc trình trước đây của viện này thì trong năm 2016, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam là 5 tỷ đô la và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 tỷ đô la vào năm 2020.Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, người đã từng có thời gian công tác tại Ban An ninh Nội chính thành ủy TP Hồ Chí Minh, lý giải việc Việt Nam đột ngột gia tăng tốc độ và giá trị nhập khẩu vũ khí từ năm 2014 đến 2018:
“Chúng ta cần để ý là giá trị vũ khí nhập vào Việt Nam trong giai đoạn từ 2014 đến 2018, tức trong khoảng 5 năm nó gấp nhiều lần so với con số nhập khẩu vũ khí những năm trước đó. Đó là cái bất thường thứ nhất.
Cái bất thường thứ hai là giá trị nhập khẩu của Việt Nam về vũ khí trong giai đoạn 2013, 2014 thì khoảng 4 tỷ đô la, sau đó có thể hơn. Cho tới giờ thì Việt Nam không có con số minh bạch về giá nhập khẩu vũ khí hàng năm nhưng ước tính thì có thể lên tới 7% hoặc 8% GDP, tức khoảng 7 hoặc 8 tỷ USD.
Chỉ cần có cuộc xung đột ở quy mô vừa cấp chiến dịch giữa Mỹ và Trung Quốc thì tất yếu phải kéo theo Việt Nam tham chiến. Dù muốn tránh cũng không thể tránh được. - Phạm Chí Dũng
Một điểm cần chú ý nữa là từ năm 2014, Việt Nam gia tăng tốc độ nhập khẩu vũ khí. Năm 2014 trùng với thời điểm giàn khoan HD-981 vào khu vực Biển Đông, được coi như ‘một cái tát nổ đom đóm’ vào mặt Bộ chính trị Việt Nam. Đó cũng là năm quan hệ Việt- Trung đi vào chiều sâu căng thẳng cho tới bây giờ.
Có thể nói năm 2014 cũng là năm điểm ngoặc của xu hướng Việt Nam không còn có thể đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc mà dần phải ngả sang Mỹ. Đến năm 2017, khi xảy ra vụ mỏ cá Rồng Đỏ mà Trung Quốc gây sức ép không cho Việt Nam cùng Repsol của Tây Ban Nha khai thác. Việt Nam lúc đó đã phải cầu cứu Mỹ.”
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm thì ba quốc gia cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam là Nga (78%), Israel (9,1%) và Belarus (4,1%). Như vậy Nga hiện là nước cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam.
Năm 2018, nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Nga từ ngày 5/9 đến 8/9, ông Trọng và Tổng thống Nga Putin cam kết sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước, và Việt Nam đã đặt mua hơn một tỷ đô la vũ khí và dịch vụ quân sự từ Nga.
Thạc sĩ Hoàng Việt từng bày tỏ lo ngại khi Nga cung cấp vũ khí cho Việt Nam nhưng đồng thời cũng cung cấp vũ khí cho Trung Quốc:
“Những vũ khí đấy Nga vừa bán cho Việt nam vừa bán cho Trung Quốc, thậm chí Trung Quốc nhiều tiền hơn, mua loại hiện đại hơn. Mà Trung Quốc cũng nổi tiếng là mua rồi bắt chước. Thành ra e rằng nếu xung đột thực sự xảy ra thì Trung Quốc có thể vô hiệu hóa các loại vũ khí của Việt Nam (mua từ Nga).”
Ngoài Nga, Việt Nam thời gian qua cũng mua vũ khí từ một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Israel. Năm ngoái Việt Nam cũng đã ký các hợp đồng mua gần 100 triệu đô la vũ khí từ Mỹ.
Hôm 18/11/2018, Tờ Thời Báo Ấn Độ loan tin cho biết chính phủ Ấn Độ hy vọng sẽ thực hiện được khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD mà Ấn Độ đã cam kết cho Hà Nội vay để tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam, nhân chuyến thăm 3 ngày đến Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ, ông Ram Nath Kovind. Phía Việt Nam cho biết có thể sẽ dùng khoản vay này cho các mục đích khác như phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, nhưng Ấn Độ nói với Hà Nội rằng khoản vay chỉ được dùng cho mục đích hợp tác quốc phòng.
Cuối năm 2018, thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết Việt Nam sắp thiết lập thêm một nhà máy sản xuất và sửa chữa vũ khí trong một loạt các nhà máy dự định được thiết lập trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2025. Việc này được Bộ Quốc phòng cho biết là nằm trong kế hoạch nhằm hiện đại hóa quân đội đến năm 2025.
Trung tá quân đội, bác sĩ Đinh Đức Long nói về chủ trương hiện đại hóa quân đội và việc nhập vũ khí:
“Tin chính thống thì tôi chưa được nghe nhưng tôi nghĩ rằng hiện đại hóa quân đội là chủ trương xuyên suốt trong nghị quyết của đảng rồi. Trước tình hình trong khu vực, nhất là Biển Đông mà Trung Quốc ngày càng hung hăng lấn chiếm bằng quân sự thì Việt Nam chọn đối sách bên ngoài thì mềm mỏng nhưng bên trong vẫn xây dựng lực lượng vũ trang theo chủ trương chính quy, hiện đại từng bước theo kịp thế giới. Nhập một số vũ khí mà xưa nay chưa có. Đấy là phương cách cuối cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo.”
Việt Nam chọn đối sách bên ngoài thì mềm mỏng nhưng bên trong vẫn xây dựng lực lượng vũ trang theo chủ trương chính quy, hiện đại từng bước theo kịp thế giới. - Đinh Đức Long
Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định rằng khi một nước gia tăng đột ngột nhập khẩu vũ khí có nghĩa nước đó cần phải nâng cao sức đề kháng chiến đấu. Ở Việt Nam gọi là sẵn sàng chiến đấu và tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, ở nước ngoài gọi là tình trạng phòng vệ quốc phòng cao. Có nghĩa Việt Nam đang chuẩn bị cho tình huống chiến tranh. Vậy tình huống chiến tranh là chiến tranh với ai?
“Tất nhiên không thể chiến tranh với Mỹ hay các nước khác mà chỉ có thể là chiến tranh với Trung Quốc.”
Ông kết luận rằng từ phúc trình của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm có thể thấy một vấn đề rất thú vị và rất đáng lo ngại, đó là trong những năm tới có thể xảy ra chiến tranh Việt - Trung, bởi chỉ cần có cuộc xung đột ở quy mô vừa cấp chiến dịch giữa Mỹ và Trung Quốc thì tất yếu phải kéo theo Việt Nam tham chiến. Dù muốn tránh cũng không thể tránh được.
Trước thông tin Việt Nam đặt mua số lượng vũ khí lớn của Mỹ với tổng trị giá gần 100 triệu USD, bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 2/8/2018 rằng ‘chính sách quốc phòng của Việt Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, hòa bình của đất nước, đóng góp vào hòa bình ổn định của khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác quốc phòng với các nước là nhằm thực hiện chính sách trên’.
Diễm Thi
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét