Tác giả Akshay Narang đã có một bài bình luận trên TFI Post ngày 9/7 với tựa đề “Trung Quốc cố tình xả lũ làm ngập Vũ Hán để ngăn chặn cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO”. Dưới đây là toàn văn bài bình luận:
Không ai có thể đoán được Bắc Kinh đang mưu tính điều gì. Đầu tiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giấu dịch cục bộ tại đại lục, khiến nó bùng phát thành đại dịch toàn cầu. Và giờ đây, Trung Quốc có thể đang cố gắng xả lũ ngập thành phố Vũ Hán – tâm chấn ban đầu của đại dịch Covid-19 – nhằm ngăn chặn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến thành phố này tiến hành cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 dự kiến ​​vào tuần tới, trong bối cảnh nghi vấn virus này khởi phát từ Viện Virus học Vũ Hán, một phòng thí nghiệm cấp cao đặt tại thành phố này.

Vũ Hán đang chứng kiến ​​trận lụt tồi tệ nhất kể từ năm 1961. Có 8 người đã tử vong và thành phố này do đó đã bị ‘phong tỏa’ một lần nữa. Cục Khí tượng Trung Quốc đã phát cảnh báo về mưa bão trong 31 ngày tới.
Nhưng nhiều nghi vấn đang được đặt ra xoay quanh ý định thực sự của Bắc Kinh và liệu những đợt lũ lụt tàn khốc ở miền Trung Trung Quốc, bao gồm cả ở Vũ Hán, có thực sự là một thiên tai hay không?
Ở trung tâm của toàn bộ cuộc tranh luận này là một con đập khổng lồ nằm cách Vũ Hán 368 km. Đó là đập Tam Hiệp – nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới được xây dựng trên sông Dương Tử.
Đập Tam Hiệp (ảnh chụp màn hình Twitter/China Economy)
Nằm ở huyện Di Lăng, làng Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, con đập này được giới quan sát cho là nguyên nhân gây ra tình cảnh lũ lụt tàn khốc ở miền Trung Trung Quốc khiến hàng triệu người đối mặt với nguy hiểm.
Theo nhận định của tờ TFI Post, các báo cáo cho thấy tình trạng lũ lụt ở Vũ Hán và các nơi khác là kết quả trực tiếp của việc thủy điện Tam Điệp mở các cửa xả lũ. Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố rằng con đập này không có liên hệ gì đến tình trạng lũ lụt hiện nay.
Theo Taiwan News, người dân ở dưới hạ lưu con đập đã lên án chính quyền âm thầm xả nước ở thượng nguồn để cứu con đập khỏi bị vỡ. Họ còn có văn kiện mật được lưu hành nội bộ về việc này. Vào ngày 29/6, chính phủ Trung Quốc rốt cục đã thừa nhận việc họ đã thực hiện việc xả nước lũ lần đầu vào năm ngoái.
Chính phủ Trung Quốc cũng nhấn mạnh rõ rằng một làn sóng nước lũ mới đang tràn vào khu vực lưu vực Tam Hiệp.
Chính quyền Trung Quốc nói rằng con đập đang trên bờ vực sụp đổ. Tình hình này thúc bách phải mở các cửa xả lũ của con đập. Do đó, các thành phố Nghi Xương và Vũ Hán ở Hồ Bắc vốn nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, bên dưới đập Tam Hiệp đều đang bị nước lũ hoành hành.
Trung Quốc hôm 2/7 đã công bố Hồng thủy Số 1 tức “lũ số 1” trên sông Dương Tử năm 2020. Khối lượng nước lũ đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp đạt 50.000 m3/s, tương tự tốc độ trong trận lụt lịch sử ở Trung Quốc năm 1998 (ảnh chụp màn hình Twitter/Taiwan News).
Các nhà hoạt động Trung Quốc lo ngại rằng việc xả nước lũ từ đập Tam Hiệp là có chủ đích. Jennifer Zeng, một nhà hoạt động Trung Quốc tại Mỹ nhận định rằng hành động xả lũ này được thực hiện có chủ đích.
Bà Zeng tin rằng chính quyền Trung Quốc muốn xóa sổ bằng chứng chống lại Trung Quốc và vai trò của nó trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trung Quốc có rất nhiều điều để che giấu. Bắc Kinh đã và đang báo cáo giảm số lượng ca nhiễm và tử vong do Covid-19 của họ. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng có ít hơn 100.000 ca nhiễm và chỉ có 3.300 trường hợp tử vong trên cả nước vì căn bệnh này.
Nhưng những con số này thật sự đáng tin cậy. Trong suốt tháng 12 và tháng 1, Trung Quốc đã tất bật che giấu hơn là khống chế đại dịch. 
Các báo cáo về việc Vũ Hán phân phối 40.000 chiếc bình đựng hài cốt trong 10 ngày đã kể cho chúng ta biết một câu chuyện hoàn toàn khác. Và sau đó vào đầu tháng 6, đã có báo cáo về 200 bệnh nhân không có triệu chứng có kết quả xét nghiệm dương tính ở tâm dịch Vũ Hán. Một lần nữa đây mới chỉ là những con số chính thức của Bắc Kinh. Chúng ta không bao giờ có thể biết được nếu Vũ Hán vẫn còn vật lộn với dịch Covid-19 vốn khởi phát ở đây.
Không chỉ vậy, Bắc Kinh cũng muốn đánh lạc hướng sự chú ý khỏi phòng thí nghiệm đáng ngờ thuộc Viện Virus học Vũ Hán. Trên khắp thế giới, đã có nhiều quan điểm cho rằng nCoV bắt nguồn từ đây, nơi hoạt động nghiên cứu liên quan đến virus corona được triển khai từ nhiều năm về trước. Với tình hình lũ lụt lan rộng, Trung Quốc có thể dễ dàng hơn trong việc ngăn chặn thế giới tiếp cận phòng thí nghiệm đáng ngờ này.
Vũ Hán vì thế đang trở thành bí ẩn lớn nhất đối với thế giới nói chung. Cho đến nay, song song với việc tự hỏi liệu virus Vũ Hán có phải là nhân tạo hay không, chúng ta giờ cũng nên tự hỏi liệu tình cảnh lũ lụt ở Vũ Hán hiện nay có phải do con người tạo ra hay không.