Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Cá và hải sản là thứ khiến Trung Quốc ngông cuồng ở biển Đông; Chuyên gia Pháp: Vì Biển Đông, Bắc Kinh có thể châm ngòi chiến tranh; Viễn cảnh ớn lạnh nếu chiến tranh Mỹ-Trung nổ ra; Biển Đông: Trung Quốc sẽ công khai đối đầu Mỹ về bãi Scarborough ?

Sáng kiến vĩ đại của " cựu hoàng" Lê Đức Anh ( dư luận cho rằng " cựu hoàng" là bố của đồng chí X.)?



Mai Vân


mediaBiểu tình chống Mỹ trước một nhà hàng KFC ở Trung Quốc, sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết Biển Đông bất lợi cho Trung Quốc.. Ảnh chụp tháng 07/2016.DR 中文网络照片
Trong bài phỏng vấn mang tựa « Ở Biển Đông, một cuộc chiến tranh toàn diện có thể nổ ra », đăng trên trang mạng báo Le Figaro ngày 12/08/2016, giáo sư về chiến lược Renaud Girard (Học Viện Chính Trị Paris) không ngần ngại cho rằng chính chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc, một nước không coi luật lệ quốc tế ra gì, có thể gây nên một cuộc « chiến tranh toàn diện với cường độ cao ».
Tranh chấp Biển Đông đang biến châu Á thành khu vực dễ bùng nổ nhất trên thế giới hiện nay. Dựa trên nhận định này, nhật báo Pháp Le Figaro đã đặt một số câu hỏi cho Renaud Girard, giáo sư về chiến lược tại Học Viện Khoa Học Chính Trị Sciences Po Paris, đồng thời là bình luận viên quốc tế, phóng viên chiến trường, từng bám sát các cuộc xung đột lớn trên thế giới từ năm 1984 đến nay.
Trong bài phỏng vấn mang tựa « Ở Biển Đông, một chiến tranh toàn diện có thể nổ ra », đăng trên trang mạng báo Le Figaro ngày 12/08/2016, giáo sư Girard cho rằng chính chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc, một nước không coi luật lệ quốc tế ra gì, có thể gây nên một cuộc « chiến tranh toàn diện với cường độ cao ».
RFI xin giới thiệu bài phỏng vấn giáo sư Renaud Giard do nhà báo Alexis Feertchak thực hiện.
AF : Khi nói quá nhiều về mối đe dọa của Nga và tình hình hỗn loạn tại Trung Đông, phải chăng chúng ta đã quên châu Á ? Sau sự kiện Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, tháng Bảy vừa qua, đã ra phán quyết chống lại Trung Quốc, liệu cuộc khủng hoảng ở Biển Đông có nguy cơ trở thành trầm trọng hơn ?
RG : Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những cuộc chiến tranh cường độ thấp. Thậm chí cuộc chiến mà tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tiến hành chống chúng ta còn là một cuộc chiến tranh cường độ rất thấp. Mức tử vong bình quân của người Pháp tính tròn cho 4 năm thời Thế chiến II, là 1.000 người chết mỗi ngày. Ở đỉnh cao của trận đánh sông Marne vào năm 1914, có đến 20.000 người chết trong vỏn vẹn một ngày.
Điều đáng sợ nhất ngày nay là sự tái lập một cuộc chiến tranh toàn diện trên quy mô lớn, đại loại như cuộc chiến tranh Thế Giới lần thứ I 1914-1918. Tôi không nghĩ rằng một cuộc chiến tranh như vậy có thể đến từ phía Nga, bởi vì rốt cuộc ông Vladimir Putin đã cho thấy tại Ukraina là ông ta là một người biết lý lẽ. Ông ta hoàn toàn có thể chiếm lấy cảng Mariupol để thiết lập sau đó một sự liên tục lãnh thổ giữa Nga và bán đảo Crimée. Nhưng ông ta đã không làm như vây.
Putin chỉ muốn thăm dò quyết tâm của chúng ta (tức là phương Tây). Điều đó là lý do giải thích vì sao ông ta lại phái oanh tạc cơ và tàu ngầm đi mọi nơi, kể cả đến vùng biển Manche, và đặc biệt là đến vùng Biển Baltic gần các nước Baltic.
Chúng ta chỉ cần cho thấy rằng chúng ta đã sẵn sàng đối phó – trong tư cách là những người bạn hiểu rõ quyền lợi của mình là gì, chứ không phải là kẻ thù - bởi vì đó là những gì mà ông ta chờ đợi, và như vậy, ông ta sẽ tôn trọng chúng ta hơn. Chúng ta phải cho thấy rằng chúng ta cũng có chiến đấu cơ Rafale và tàu ngầm tấn công hạt nhân. Chúng ta phải cho thấy là NATO sẽ không nhượng bộ trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ của các thành viên của mình.
Trung Quốc rõ ràng là khinh thường mọi luật lệ quốc tế
Tuy nhiên, ở châu Á, chính sách bành trướng trên biển của Trung Quốc rất đáng lo ngại. Nó có thể dẫn đến một thứ chiến tranh mà từ lâu rồi chúng ta không còn thấy nữa, tức là một cuộc chiến tranh toàn diện cường độ cao.
Trung Quốc rõ ràng là khinh thường mọi luật lệ quốc tế cũng như mọi hình thức đàm phán đa phương về vấn đề Biển Đông. Việc Trung Quốc coi thường phán quyết của Tòa Án Trọng Tài La Haye là sư kiện khiến tôi lo ngại nhất trên phương diện địa lý chính trị trong năm 2016 này.
AF : Trung Quốc đã đảo ngược lập luận bằng cách giải thích rằng họ muốn đàm phán, nhưng chính Philippines đã không chịu và đã trực tiếp ra kiện trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye...
RG : Để nói cho hoàn toàn chính xác, Trung Quốc không bao giờ muốn đàm phán đa phương. Họ không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ đàm phán song phương. Ta hoàn toàn có thể tưởng tượng ra rằng trong một cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Brunei chẳng hạn, Bắc Kinh sẽ được lợi thế như thế nào... Điều này là rất nguy hiểm.
Sự thèm khát lãnh thổ và lãnh hải của Bắc Kinh tại Biển Đông khiến ai cũng phải chóng mặt
Tại Biển Đông, Bắc Kinh đã có một chính sách tạo nên sự đã rồi, chiếm cứ những rạn san hô mà luật pháp quốc tế gọi là terra nullius, tức là các bãi đá chưa bao giờ thuộc về ai. Ở đấy, Trung Quốc muốn xây dựng một "trường thành cát" bằng cách biến các đảo nhỏ ở vùng Hoàng Sa và Trường Sa thành vô số căn cứ không quân.
Bằng chiến lược bồi đắp các đảo nhân tạo lớn, Trung Quốc đã thiết lập những căn cứ quân sự, căn cứ không quân và hải quân gần Philippines hay Việt Nam hơn là bờ biển riêng của Trung Quốc. Họ tự cho quyền cấm tàu nước ngoài đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh những rạn san hộ trong tay họ, và quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm áp dụng với một lãnh thổ.
Hiện nay, Trung Quốc có thái độ vô cùng thô bạo đối với các ngư dân Việt Nam đi vào những vùng mà Trung Quốc tự cho không gian kinh tế của họ. Thái độ thèm khát lãnh thổ và lãnh hải của Bắc Kinh tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông quả thực là khiến ai cũng phải chóng mặt.
Ở Biển Hoa Đông, vấn đề quần đảo Senkaku với Nhật Bản cũng không kém phần đáng ngại. Lúc này tình hình căng thẳng vẫn còn trong tầm kiểm soát của hai bên, nhưng không thể loại trừ việc Tập Cận Bình (chủ tịch Trung Quốc) một ngày nào đó có hành động lệch lạc nghiêm trọng.
Tập Cận Bình có thể kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa cực đoan
Lý do đầu tiên là vì ông Tập Cận Bình hiện có nhiều uy lực hơn trước : ông ít bị sáu thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị kiểm soát hơn. Quyền lãnh đạo tập thể trong ủy ban thường vụ cũng giảm sút hơn trước. Đã có sự trở lại của chế độ sùng bái cá nhân và một nhân vật mạnh ở vị trí lãnh đạo đất nước.
Nền kinh tế Trung Quốc, hiện đang khựng lại, có thể suy yếu nghiêm trọng nay mai, đặc biệt do việc hệ thống ngân hàng hoàn toàn thiếu minh bạch bị sụp đổ. Rủi thay, ta không thể loại trừ khả năng là trước các bất mãn nội bộ tăng cao, Tập Cận Bình sẽ kích động chủ nghĩa dân tộc để đoàn kết dân chúng, kéo theo một cái vòng luẩn quẩn.
Không nên quên rằng Hoa Kỳ đã có nhiều thỏa thuận chiến lược trong khu vực, với Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hoa Kỳ thậm chí còn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam! Đây quả là một sự kiện đáng nói vì lẽ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đối với Trung Quốc từ sau vụ Thiên An Môn đến nay vẫn tồn tại !
Trong thực tế, cuộc chiến tranh năm 1914 bắt nguồn từ một tình huống ít căng thẳng hơn rất nhiều (so với tình hình Biển Đông hiện nay). Ta không thể loại trừ tác hại dây chuyền sau một số sự cố hải quân, điều hoàn toàn có thể xẩy ra với một nước Trung Quốc trong đó chủ nghĩa dân tộc bị kích động đến mức tối đa.
Đây là điều đã từng xảy ra trong lịch sử gần đây, với các quốc gia dĩ nhiên là nhỏ hơn Trung Quốc, chẳng hạn như vụ các nhà độc tài Achentina đã cố gắng đoàn kết người dân bằng cách dùng võ lực tái chiếm quần đảo Falklands (thuộc Anh Quốc) vào năm 1982.




Biển Đông: Trung Quốc sẽ công khai đối đầu Mỹ về bãi Scarborough ?


mediaOanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc tuần tra trên bầu trời bãi Scarborough Shoal. Ảnh công bố trên mạng Vi Bác (Trung Quốc) ngày14/07/2016, tức hai hôm sau phán quyết tòa Trọng Tài La Haye.@weibo.com
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đích thân nói với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là không được bồi đắp hay xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scarborough phía bắc Biển Đông mà Bắc Kinh đã giành quyền kiểm soát từ tay Philippines. Thế nhưng ngày 13/08/2016, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post đã tiết lộ rằng, ngay sau hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (04-05/09/2016), Trung Quốc sẽ tiến hành bồi đắp bãi cạn này, bất chấp cảnh báo của Mỹ.









Theo tờ báo Hồng Kông, trích dẫn một nguồn thạo tin xin ẩn danh, thì Trung Quốc đã quyết tâm xây dựng căn cứ trên bãi Scarborough, Shoal, nhưng chưa khởi công vì không muốn khuấy động tình hình trước ngày nước này tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 vào thượng tuần tháng 9.
Thế nhưng ngay sau thời điểm đó, Bắc Kinh sẽ tranh thủ thời cơ nước Mỹ đang bị lôi cuốn vào cuộc bầu cử tổng thống – sẽ diễn ra vào đầu tháng 11, để hành động. Nói một cách khác, hành vi công khai khiêu khích Mỹ có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 06/09 cho đến ngày 08/11, là ngày bầu cử tại Mỹ.
Cũng theo nguồn tin kể trên, khi chọn thời điểm đó, Trung Quốc muốn tận dụng lợi thế của việc Hoa Kỳ vì bận lo bầu cử trong nước, cho nên sẽ lơ là những vấn đề đối ngoại :
"Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước trước cuộc bầu cử, cũng như chuẩn bị bàn giao công việc cho người kế nhiệm, trước khi rời khỏi văn phòng. Điều đó có thể làm cho ông bận rộn và không có thời gian để lo toan các vấn đề an ninh khu vực ».
Theo giới quan sát, nếu Bắc Kinh quyết định cải tạo bãi Scarborough – đang tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và Philippines - mà họ đang khống chế, thì đó sẽ là một hành vi công khai thách thức Mỹ. Lý do là vấn đề quân sự hóa Scarborough từng được Washington xác định là một lằn ranh đỏ mà Trung Quốc không được vượt qua.
Tháng Ba vừa qua, nhân cuộc gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị về an ninh hạt nhân tại Mỹ, chính tổng thống Mỹ Obama đã cảnh cáo rằng sẽ có những « hậu quả nghiêm trọng » nếu Trung Quốc theo đuổi việc cải tạo bãi cạn Scarborough.
Vào khi ấy, Bắc Kinh đã cho rút tàu của họ ra khỏi khu vực, nhưng gần đây, có tin cho biết là Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực tranh chấp. Theo tờ báo Mỹ Washington Free Beacon, một số quan chức Lầu Năm Góc đã báo động rằng số lượng tàu Hải Cảnh Trung Quốc gần khu vực Scarborough đã tăng vọt trong vài tuần lễ qua.
Trước đó Bắc Kinh cũng tỏ vẻ kiên quyết bám chặt Scarborough : Ngày 06/08, phát ngôn viên Không Quân Trung Quốc khẳng định là oanh tạc cơ H-6K và chiến đấu cơ Su-30 của họ đã tiến hành « tuần tra tác chiến » trong khu vực Biển Đông, kể cả trong vùng bãi cạn Scarborough.
Bãi Scarborough được đánh giá là một trong những vị trí chiến lược quan trọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Một nguồn tin được báo SCMP trích dẫn khẳng định rằng : nếu biến được Scarborough thành một căn cứ tiền phương, với sân bay, thì đó sẽ là một điều cực tốt cho Trung Quốc, vì cho phép Không Quân nước này mở rộng tầm hoạt động ra thêm ít nhất là 1000 cây số, qua đó giám sát được vùng biển ngoài khơi đảo Luzon của Philippines, cửa ngõ ra Thái Bình Dương.
Câu hỏi đặt ra là Hoa Kỳ sẽ có thể làm gì khi bị Trung Quốc công khai thách thức như vậy ? Vấn đề phải chờ xem, nhưng điều chắc chắn là hành vi của Trung Quốc có nguy cơ làm tình hình trở nên cực kỳ căng thẳng, và chỉ cần một tính toàn sai lầm là có thể đột biến thành xung đột võ trang.


Kênh truyền hình của Bộ Quốc phòng Việt Nam mới cho đăng tải một đoạn clip về buổi huấn luyện chiến đấu với loại tên lửa mà báo chí trong nước còn gọi là “sát thủ diệt hạm”.

Hình chụp từ YouTube cho thấy buổi huấn luyện chiến đấu với loại tên lửa mà báo chí trong nước gọi là 'sát thủ diệt hạm'.
Hình chụp từ YouTube cho thấy buổi huấn luyện chiến đấu với loại tên lửa mà báo chí trong nước gọi là 'sát thủ diệt hạm'.
Bản tin dài hơn 2 phút ghi lại cảnh diễn tập thực tế, sử dụng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P do Nga sản xuất, của Lữ đoàn Tên lửa bờ 681 của Hải quân Việt Nam.

Phóng viên thực hiện bản tin nói: “Các cuộc diễn tập như thế này đã nâng cao trình độ, khả năng và sức mạnh chiến đấu thường xuyên của lữ đoàn”.

Trong khi đó, Thượng tá Trần Văn Dung, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 681, được trích lời nói:

“Năm 2016, lữ đoàn tiếp tục huấn luyện sát với nhiệm vụ của đơn vị, sát với đối tượng tác chiến, sát với chiến trường, sát với phương án chiến đấu”.

Một loạt các tờ báo trong nước cũng đã đăng lại bản tin cũng như hình ảnh do Truyền hình Quốc phòng Việt Nam đăng tải hôm 11/8.

Báo điện tử của Quốc hội Việt Nam viết: “Tổ hợp tên lửa bờ K-300P Bastion-P là hệ thống vũ khí bảo vệ bờ biển hiện đại nhất của nước ta hiện nay”.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc huấn luyện trên “nằm trong nỗ lực tăng cường phòng thủ của Việt Nam”.

Cựu quan chức ngoại giao này nói thêm:

“Việt Nam rất ít khi phô trương. Khi nào cần thiết thì mới tiến hành một cuộc tập trận như vậy. Nó mang tính tượng trưng. Quan điểm của Việt Nam là đề cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ ổn định an ninh phát triển của Việt Nam, đồng thời đóng góp vào ổn định của khu vực, theo phương châm của phương Đông là 'người nào biết lo cái lo ở xa thì không phải lo cái lo ở gần' đặt trong bối cảnh cuộc xung đột ở biển Đông”.

Bản tin truyền hình ngắn có đoạn “nằm trong đội hình chiến đấu của Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn Tên lửa bờ của Vùng 2 Hải quân được trang bị những vũ khí, phương tiện hiện đại, luôn đặt ra các tình huống sát với thực tế, trong đó có các tình huống phức tạp”.

Tin tức về buổi huấn luyện được đăng tải trong bối cảnh tình hình biển Đông “dậy sóng” sau phán quyết của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc, và ít lâu sau khi hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin giấu tên nói rằng Việt Nam “bí mật” đưa các giàn rocket di động mới ra “năm căn cứ ở Trường Sa trong những tháng gần đây”.

Theo tiến sĩ Trường, các động thái mới của Việt Nam có thể là một chỉ dấu cho thế giới. Ông nói thêm:

“Việt Nam muốn khẳng định rằng Việt Nam sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình. Cái này có thể là một tín hiệu gửi tới thế giới, trong đó có Trung Quốc, chứ không nhất thiết là với Trung Quốc. Nhưng mà rõ ràng vào thời điểm tế nhị này, nếu như người ta không có các đòn bẩy, thì rất dễ bị người khác lấn át, và người ta hiểu nhầm rằng thái độ xoa dịu lại là thái độ nhượng bộ hay là yếu”.

Theo đánh giá của một dự án thuộc Viện nghiên cứu George C. Marshall ở Mỹ, Việt Nam “chú trọng nhiều tới phòng thủ duyên hải do tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở biển Đông”.

Cơ quan này viết tiếp rằng tên lửa K-300P Bastion-P mua từ Nga cho phép hải quân Việt Nam “có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm, được thiết kế để đánh đắm tàu thuyền đối phương. Với tầm bắn lên tới 300 km, loại tên lửa này có thể đánh trúng các mục tiêu của Trung Quốc gần Đảo Hải Nam”.

Viện nghiên cứu này viết rằng “tên lửa trên của Việt Nam có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc”.

Việt Nam được coi là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công các mục tiêu trên bộ cho đội tàu ngầm và chiến hạm.

(VOA)

Viễn cảnh ớn lạnh nếu chiến tranh Mỹ-Trung nổ ra

Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây hại cho cả hai nước và có thể làm kinh tế thế giới sụp đổ, một báo cáo của quân đội Mỹ cảnh báo.


Theo bản đánh giá ảm đạm về một cuộc xung đột nếu xảy ra giữa hai cường quốc quân sự trên thì giao tranh có thể bùng nổ nếu những tranh chấp khu vực hiện thời không được giải quyết thận trọng.
Đáng ngạc nhiên là, tài liệu nghiên cứu trên cho thấy, cả quân đội Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột trong tương lai nhưng lại đưa ra những đánh giá khác nhau về kết quả, Express đưa tin.
chiến tranh, Mỹ, Trung Quốc, thế chiến 3
Nếu xung đột bùng phát thành chiến tranh ngay hiện giờ thì Mỹ sẽ thắng và chỉ phải chịu thương vong rất nhỏ, các chuyên gia nhận xét. Tuy nhiên, nếu 10 năm nữa chiến tranh mới nổ ra, Mỹ sẽ phải trả một cái giá cao hơn.
Cựu trưởng cố vấn tình báo của Tổng thống Obama là David Gompert đã vạch ra viễn cảnh ớn lạnh cho hòa bình và chiến tranh thế giới trong một báo cáo dành cho tập đoàn Rand.
Theo ông này, nếu chiến tranh xảy ra ngay lúc này, Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc nhưng quốc gia Đông Á này sẽ mau chóng thu hẹp khoảng cách về kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, nếu chiến tranh bùng phát vào năm 2025, Trung Quốc sẽ được trang bị tốt hơn để đối phó với một cuộc xung đột với Mỹ. Dù vậy, vào thời điểm đó, Trung Quốc cũng không thể tự tin giành lợi thế về quân sự, và cuộc chiến sẽ kéo dài, khó đoán thời gian kết thúc.
Trong báo cáo mới mang tên Chiến tranh với Trung Quốc - Nghĩ thông suốt về điều không tưởng tượng nổi, David Gompert cảnh báo: "Cuộc chiến có trù tính trước giữa Mỹ và Trung Quốc khó xảy ra nhưng mối đe dọa từ một cuộc khủng hoảng không được giải quyết thận trọng, dẫn tới xung đột là không thể phớt lờ".
"Trong khi cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn chiến tranh thì quân đội cả hai nước vẫn có kế hoạch chiến đấu. Trung Quốc sẽ chịu tổn thất nặng nề hơn Mỹ nếu chiến tranh bùng phát hôm nay. Kinh tế Trung Quốc sẽ bị tác động nhiều hơn Mỹ", chuyên gia trên nhận xét.
Tác giả báo cáo giải thích: "Khi khu vực Tây Thái Bình Dương thành chiến trường, giao dịch của Trung Quốc với khu vực và phần còn lại của thế giới sẽ sụt giảm đáng kể. Chiến lược quân sự của Trung Quốc khiến Mỹ ngày càng khó khăn trong việc giành ưu thế và chiến thắng, dù là với một cuộc chiến kéo dài".
  • Hoài Linh

Đã 41 năm kể từ khi cuộc chiến chống Mỹ tại Việt Nam kết thúc, nhưng mỗi năm, nhiều bức ảnh quý hiếm lại được công bố. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định nước ông không có ý định gây ra Chiến tranh Lạnh trong tranh chấp ở Biển Đông.

Kích cỡ cỗ máy chiến tranh của Mỹ, Triều Tiên có thể thử hạt nhân lần thứ 5 vào khoảng cuối tuần này... là các tin đáng chú ý trong 24h qua.

Trang National Interest mới đây đã đưa ra danh sách bình chọn những loại vũ khí nguy hiểm nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Cá và hải sản là thứ khiến Trung Quốc ngông cuồng ở biển Đông

Thi Anh | 
Cá và hải sản là thứ khiến Trung Quốc ngông cuồng ở biển Đông

Chỉ trong vòng hơn 60 năm, trữ lượng nguồn tài nguyên này trên biển Đông đã giảm tới 95%.

Theo trang Conversation (của Australia), nguyên nhân sâu xa của cuộc tranh chấp trên biển Đôngkhông phải là tham vọng độc chiếm nguồn năng lượng dưới đáy biển, mà là trữ lượng cá/hải sản dồi dào và môi trường biển bao quanh.
Chỉ là một khu vực với diện tích không quá lớn (khoảng 3 triệu km2 ~ 2,5% bề mặt Trái đất), biển Đông có một trữ lượng cá phong phú đến mức đáng ngạc nhiên. Đây là nơi cư trú của ít nhất 3.365 loài sinh vật biển đã được xác định, và trong năm 2012, lượng cá đánh bắt ở đây chiếm 12% tổng sản lượng thế giới, trị giá 21,8 tỉ USD.
Cá và hải sản là thứ khiến Trung Quốc ngông cuồng ở biển Đông - Ảnh 1.
Đánh bắt cá trên biển Đông. Ảnh: Reuters
 Các sinh vật sống trong vùng biển này còn đáng giá hơn tiền bạc. Chúng là nguồn thực phẩm đảm bảo cho cư dân vùng duyên hải (ở vào khoảng vài trăm triệu người). Nghề cá tạo công ăn việc làm cho ít nhất 3,7 triệu người. 
Tuy nhiên, nguồn thực phẩm quan trọng này đang chịu một áp lực vô cùng to lớn.
Thảm họa đang thành hình
Cá trên biển Đông đã bị khai thác quá mức.
Theo số liệu khảo sát, 55% số tàu cá của toàn thế giới hoạt động ở biển Đông. Trữ lượng cá ở đây cũng bị sụt giảm 70% - 95% kể từ những năm 1950. Trong vòng 30 năm qua, số cá đánh bắt được mỗi giờ đã giảm 1/3, có nghĩa là lượng cá thu về ít hơn trước dù ngư dân đã tìm nhiều cách để khai thác.
Họ còn viện tới những biện pháp đánh bắt mang tính phá hoại như sử dụng mìn và xyanua tại các rạn san hô, cùng hoạt động lấp đất lấn biển, xây đảo nhân tạo. San hô trên biển Đông hiện đang giảm ở mức 16% mỗi thập kỷ.
Nếu từ giờ tới năm 2045, nếu tình hình không được cải thiện thì trữ lượng của mỗi loài sinh vật tại đây sẽ bị giảm khoảng 59%.
"Dân quân trên biển"
Tiếp cận các ngư trường là một mối lo ngại đối với các quốc gia giáp biển Đông, và những vụ đụng độ giữa tàu cá các bên đã không còn hiếm hoi.
Có thể thấy rõ tàu cá Trung Quốc áp đảo về số lượng trên biển Đông. Trước nhu cầu trong nước quá lớn và chính sách trợ giá của Chính phủ, ngư dân Trung Quốc ra khơi với những chiếc tàu lớn hơn, tầm hoạt động xa hơn, và số lượng hùng hậu hơn.
Trên thực tế, tàu cá không phải chỉ dùng để bắt cá, mà còn là công cụ được Trung Quốc sử dụng để đưa ra yêu sách chủ quyền trái phép.
Trong trường hợp này, tàu cá Trung Quốc được coi là "dân quân trên biển". Đã có rất nhiều sự vụ liên quan tới việc tàu cá Trung Quốc hoạt động trong "đường 9 đoạn", khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền phi pháp nhưng lại nằm sát bờ biển các quốc gia xung quanh, nơi được coi là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.
Đặc biệt hơn, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc còn tham gia vào công tác hỗ trợ hậu cần như tiếp nhiên liệu hoặc can thiệp để bảo vệ ngư dân khỏi bị bắt giữ do xâm nhập và đánh bắt trái phép.
Cá và hải sản là thứ khiến Trung Quốc ngông cuồng ở biển Đông - Ảnh 2.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (trên) và tàu tiếp nhiên liệu Philippines đụng độ. Ảnh: AFP
 Ngư trường trở thành điểm nóng
Rõ ràng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện biển Đông giữa Philippines-Trung Quốc hôm 12/7, theo đó phủ nhận "quyền lịch sử" của Trung Quốc trên biển Đông, kể cả quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, đã khiến cục diện của khu vực này thay đổi.
Có dấu hiệu cho thấy các quốc gia giáp biển Đông mạnh tay hơn khi xử lý các trường hợp mà họ xem là hoạt động đánh bắt trái phép của Trung Quốc trong vùng biển của mình.
Vốn đã cứng rắn và cương quyết, Indonesia cho nổ và đánh đắm các tàu cá trái phép, đồng thời truyền hình trực tiếp hoạt động này để thể hiện rõ lập trường. 
Gần đây, Malaysia cũng tuyên bố sẽ đánh đắm các tàu cá trái phép và biến các tàu này thành các rạn san hô nhân tạo.
Cá và hải sản là thứ khiến Trung Quốc ngông cuồng ở biển Đông - Ảnh 3.
Indonesia cho nổ tàu cá Trung Quốc.
 Thế nhưng Trung Quốc cũng chẳng vừa. 
Nước này sắp mở thêm 1 cảng cá ở đảo Hải Nam, với diện tích đủ cho 800 tàu neo đậu. Quan chức địa phương rêu rao: Bến cảng này giữ vai trò quan trọng trong việc "đảm bảo quyền lợi đánh bắt của Trung Quốc" tại biển Đông.
Đầu tháng 8, Tòa án Tối cao Trung Quốc cũng trắng trợn tuyên bố: Bắc Kinh có quyền truy tố và bắt giữ những người nước ngoài "xâm nhập vào lãnh hải Trung Quốc", bao gồm cả khu vực mà nước này trái phép tuyên bố chủ quyền.
Trong khi cuộc tranh chấp đang "nóng", có vẻ người ta đã quên mất biển Đông đang bị hủy hoại nghiêm trọng tới mức nào. Và nếu tình hình không được cải thiện, thì chính ngư dân và sinh vật biển mới là kẻ thua cuộc trong trận chiến này. Bởi lúc ấy, có muốn cũng không còn cá để bắt.
theo Thế giới trẻ

Không có nhận xét nào: