Dân trí Theo GS Nguyễn Mại, những hệ lụy của Formosa đối với môi trường miền Trung Việt Nam đã được cảnh báo trước bởi công nghệ thép lò cao lạc hậu, trong khi đó việc dừng dự án “bánh vẽ” lọc dầu Nhơn Hội hơn 20 tỷ USD là bài học lớn về việc quy hoạch dự án, chiến lược phát triển của Việt Nam.
>> Sau vụ Formosa: "Xin làm nhà máy thép khó lắm!”
>> Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: "Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế”
>> Từ vụ Formosa: “Quản lý, giám sát môi trường là việc khó, tuyệt đối không được tư lợi”
Theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE), hệ quả của hai dự án trên là lời cảnh báo cho Việt Nam cần ngừng ngay gọi vốn vào các dự án xi măng, thép và lọc hóa dầu, đồng thời các cơ quan liên quan cần xem lại và đánh giá toàn diện các dự án trong lĩnh vực trên.
Ông Mại cho rằng, những vấn đề của các dự án đầu tư nước ngoài đang gây nhiều hệ lụy và dư luận, do đó cần có cái nhìn đúng để có cách xử lý vấn đề chính xác. Trong vài năm trước người ta đã nói đến việc cần phải cơ cấu lại danh mục đầu tư các dự án trọng điểm, đánh giá tác động của nó. Tuy nhiên, quyết tâm này mới chỉ “gạn” được các dự án nhỏ, lẻ, còn các dự án lớn, có tính phức tạp lại không lường trước được.
Ông Mại dẫn chứng, trong ngành công nghiệp xi măng, chúng ta có chủ trương hạn chế đầu tư mới các nhà máy nhỏ chỉ khi được cảnh báo xi măng ô nhiễm môi trường, sản xuất trong nước dư thừa không thể xuất khẩu. Còn đối với các dự án sản xuất phôi thép, cán thép, một thời ồ ạt các nhà máy mọc lên, tư nhân có, liên doanh và cả 100% vốn nước ngoài cũng có. Tuy nhiên, sự ồ ạt cấp phép dự án do tỉnh phê duyệt, sử dụng công nghệ lò cao – công nghệ cũ rất ô nhiễm môi trường… đã khiến nhiều doanh nghiệp thép ngừng hoạt động, phá sản do chi phí sản xuất quá cao, không cạnh tranh với phôi và sắt thép của Trung Quốc.
Theo ông Mại, không chỉ một mình dự án sắt thép của Formosa đang gây ô nhiễm mà các dự án sắt thép hiện nay cũng cần được đưa vào tầm ngắm vì đa số sử dụng công nghệ lò cao, một công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, là nỗi sợ của nhiều nước sản xuất thép trên thế giới.
“Các cường quốc sản xuất sắt thép như Trung Quốc, Mỹ đang rất khổ sở vì sự phá hủy môi trường nghiêm trọng của các nhà máy sắt thép. Nhất là Trung Quốc, với năng lực sản xuất toàn ngành đạt hơn 800 triệu tấn/năm, công nghệ lò cao đã và đang tàn phá hết sức nghiêm trọng môi trường của nước này. Trong khi đó, các nhà máy sắt thép trong nước đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu, thậm chí khi mua sắt thép nước ngoài còn rẻ hơn mặt hàng trong nước sản xuất. Do đó, không cần thiết có những dự án sắt thép mới quy mô lớn, kiểu như Formosa thêm trong thời gian tới”, ông Mại khuyến cáo.
Trước năm 2010, có thực tế là hàng loạt địa phương, đặc biệt các tỉnh ven biển mở khu công nghiệp, khu chế xuất. Điều đáng nói, các khu này có lợi thế tương đồng, do đó để cạnh tranh nguồn lực, các địa phương đưa ra nhiều chính sách phá rào, xé rào để thu hút dự án vào tỉnh mình, điều này thấy rõ ở hàng loạt dự án sắt thép được cấp trong thời gian từ năm 2005 – 2012 khi Luật Doanh nghiệp vừa được ra đời.
Sau đó năm 2013 một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng chuyên gia cảnh báo tình trạng nhiều dự án FDI quy mô vốn chỉ mấy chục triệu USD nhưng chiếm dụng đất. Vì vậy, chỉ những dự án có số vốn lớn, hiệu quả mới được chấp nhận, cấp phép đầu tư.
Tuy nhiên, sự cố Formosa gây ô nhiễm môi trường, bánh vẽ dự án lọc dầu hơn 20 tỷ USD tại Bình Định một lần nữa cho thấy, việc sàng lọc dự án, quy hoạch dự án đầu tư nước ngoài cần đánh giá lại, nhìn nhận lại.
Ông Mại cho biết: “Bản thân dự án Formosa ngay khi được cấp phép cũng là quá tham vọng, bởi chủ đầu tư định đầu tư nhà máy thép 20 triệu tấn (tương đương 20 tỷ USD). Nhưng sau nhiều tư vấn thì chúng ta chỉ cho phép họ đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10 triệu tấn. Đến nay, sau khi Formosa gây hậu quả, chúng ta phải xem lại giai đoạn 2 của chủ đầu tư này, khi dự định đầu tư nhà máy lọc dầu cũng nằm trong khi liên hợp nói trên”.
“Về lọc hóa dầu, chúng ta đã có quy hoạch các nhà máy lọc hóa dầu công suất từ 55 - 60 triệu tấn sau Dung Quốc, Nghi Sơn, Vũng Rô... Trữ lượng dầu thô của chúng ta khai thác mỗi năm chỉ đạt 10 – 15 triệu tấn. Để duy trì hoạt động của các nhà máy lọc dầu trong tương lai, chúng ta buộc phải nhập dầu thô về, xuất khẩu dầu tinh, trong khi giá trị gia tăng chỉ tăng10%. Trong bối cảnh giá dầu thế giới thấp như hiện nay, rất khó để tính toán lợi ích đầu tư”, ông Mại nhận định.
Bên cạnh đó, ông Mại cũng nhấn mạnh rằng: “Lọc dầu là công nghiệp hóa chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng nhiều lao động, thu ngân sách của địa phương cũng không nhiều, giá trị gia tăng của Việt Nam so với thế giới ít do Việt Nam không chủ động được về công nghệ, nguồn hàng xuất. Việc các dự án bánh vẽ như Lọc dầu Nhơn Hội với số vốn rất lớn sẽ khiến cho quy hoạch ngành và địa phương ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng ta cần xem xét lại chủ trương phát triển ngành, lĩnh vực này”.
Ngoài sắt thép, lọc hóa dầu, vị chuyên gia về đầu tư nước ngoài cũng khuyến cáo Việt Nam không nên nhận thêm các nhà máy sản xuất xi măng, kiểm soát chặt về chất lượng đầu tư và công nghệ của các dự án dệt may (đặc biệt là nhuộm) vì có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Do đó, theo GS Nguyễn Mại, Việt Nam cần ngừng kêu gọi các dự án vào sản xuất xi măng bởi hiện nay năng lực sản xuất đã dư thừa so với năng lực tiêu thụ của thị trường, trong khi đó không ai xuất khẩu xi măng cả, vì giá trị thấp, là xuất khẩu tài nguyên. Để sản xuất xi măng, mỗi năm cần khai thác hàng chục triệu tấn đá vôi. Như vậy, nếu cứ mở rộng, Việt Nam sẽ không còn những dãy đá vôi như ở Ninh Bình, Kiên Giang nữa.
“Tôi đã vào Kiên Giang, hàng chục km2 của địa phương này đang ô nhiễm tiếng ồn, bụi bởi ngành khai thác đá vôi và sản xuất xi măng thủ công. Chúng ta tăng trưởng nhưng mất quá nhiều đa dạng sinh học, trong khi sản xuất xi măng dư thừa không thể xuất khẩu được”, ông Mại lo ngại.
Nguyễn Tuyền
BÌNH LUẬN
Chủ đề:
Kiểm tra lại toàn bộ tính pháp lý của dự án Formosa
TP - Liên quan đến dự án Formosa, tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 2/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đang giao cho Bộ Tư pháp kiểm tra toàn bộ tính pháp lý của dự án. Đồng thời, giao cho Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT rà soát tất cả những gì liên quan đến quy trình, thủ tục đầu tư, quá trình cấp phép, quá trình cấp xả thải của các cơ quan chức năng cho dự án Formosa.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thông tin về Formosa cho báo chí.
Xem chất thải độc hại còn chôn ở đâu nữa
Trong chất bùn thải của Formosa chôn ở Kỳ Anh có chất nguy hại là Xyanua. Vậy việc Công ty môi trường Kỳ Anh và Formosa vi phạm sẽ xử lý thế nào. Hiện có thông tin ở nhiều điểm khác cũng có việc chôn chất thải độc hại, Bộ sẽ rà soát, xử lý ra sao?
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN&MT: Chúng tôi đã có thông cáo đến các cơ quan báo chí về kết quả phân tích bùn thải, chất thải của Formosa. Cũng may chúng ta phát hiện sớm, nên môi trường ở các địa điểm này vẫn đạt quy chuẩn.
Chúng tôi đánh giá đây là vi phạm rất nghiêm trọng nên đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho Công an Hà Tĩnh điều tra theo hành vi có tổ chức, cố ý, xử lý nghiêm theo quy định.
Bộ sẽ kiểm kê lại toàn bộ chất thải của Formosa, kể cả số lượng vừa thu gom, số đang lưu giữ và cả các hợp đồng đã ký kết. Chúng tôi cũng sẽ xem xét chất thải này còn ở đâu nữa không, còn doanh nghiệp nào nữa không. Chúng tôi đang yêu cầu kiểm tra rất chặt chẽ dựa trên số liệu thống kê về chất thải của Formosa.“Việc cấp giấy phép đầu tư 70 năm, cùng việc cho thuê đất 70 năm, toàn bộ thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, chứ không phải của địa phương”.Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà
Ngoài ra, việc Formosa thực hiện không đúng việc phân loại, kiểm đếm chất thải này, khi cung cấp cho một nhà xử lý không đủ năng lực thì đây cũng là vi phạm. Chúng tôi yêu cầu Formosa báo cáo trực tiếp với Bộ. Chúng tôi cũng đã tăng cường hai phòng thí nghiệm di động để kiểm soát toàn bộ hoạt động của Formosa.
Địa phương không có thẩm quyền cho thuê đất 70 năm
Việc cho Formosa thuê đất 70 năm đang gây ra rất nhiều băn khoăn. Xin hỏi, nếu việc này mà trái pháp luật thì sẽ xử lý thế nào? Có thu hồi giấy phép không?
Ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: Trong Luật Đầu tư hiện hành đã quy định về tạm ngừng, ngừng hoạt động của các dự án đầu tư. Theo đó, có 5 trường hợp sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tạm ngừng, ngừng hoạt động dự án trong đó có một trường hợp là để khắc phục vi phạm về môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước. Trường hợp nhà đầu tư không có khả năng khắc phục thì cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đối với Luật Đất đai 2003 và 2013, việc cho thuê đất đối với các nhà đầu tư theo các tiêu chí như khu vực khó khăn, khó thu hút đầu tư, đối tượng như ở Hà Tĩnh, thì được ưu tiên. Như vậy, kể cả Luật Đất đai 2003 và 2013 thì thẩm quyền cho thuê đất đối với UBND tỉnh, thành phố được 70 năm.
Tuy nhiên như đại diện KH&ĐT đã nêu, với việc cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt cho doanh nghiệp nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014, thẩm quyền của UBND tỉnh chỉ được 50 năm, còn trên 50 năm thì thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Trong trường hợp các bạn nêu, việc này Thanh tra Chính phủ cũng đã thanh tra, kiểm tra rồi. Việc cấp giấy phép đầu tư 70 năm, cùng việc cho thuê đất 70 năm, toàn bộ thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, chứ không phải của địa phương.
Làm rõ giá trị việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG
Cơ sở nào để quyết định thanh tra vụ MobiFone mua lại AVG. Thanh tra sẽ tập trung vào nội dung gì, thời điểm nào và quá trình diễn ra bao lâu?
Ông Mai Tiến Dũng: MobiFone là doanh nghiệp viễn thông hàng đầu, cũng là đơn vị đầu tiên thực hiện quá trình cổ phần hóa. Việc mua cổ phần nêu trên là hoạt động đầu tư lớn của doanh nghiệp, cho nên cũng rất cần có sự cẩn trọng. Ngày 22/7, Văn phòng T.Ư Đảng có văn bản thông báo ý kiến của Thường trực Ban Bí thư giao Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện việc MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
Thủ tướng cũng đã giao cho Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ký văn bản cho Thanh tra Chính phủ thực hiện. Đây là những chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, việc thanh tra cái gì và thanh tra thế nào thì đây là chỉ đạo từ T.Ư Đảng và Thủ tướng. Sau này có kết quả thanh tra mới công bố.
Có thông tin AVG giá trị chỉ khoảng hơn 2 nghìn tỷ, nhưng MobiFone mua lại giá lại đến hơn 8 nghìn tỷ, xin biết thông tin chính thức?
Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TT-TT: Giá bao nhiêu có các cơ quan thẩm định giá của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan sẽ thẩm định. Chúng ta không thể dự đoán được, phải thông qua cơ quan định giá. Việc mua đó liên quan đến đàm phán giữa các đối tác với nhau.
Việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh tại Bộ Công Thương, tại tỉnh Hậu Giang được xác định đều qua khâu chuẩn bị, thẩm tra hồ sơ của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng khi đó là không thêm cấp phó cho tỉnh Hậu Giang lại được bỏ ra ngoài hồ sơ. Vậy đây có phải là một biểu hiện “phớt lờ” lệnh của Thủ tướng, cho thấy có sự cát cứ trong công tác cán bộ ở Bộ Nội vụ?
Ông Mai Tiến Dũng: Đây là sự việc điển hình cho những tồn tại, bất cập kéo dài trong công tác cán bộ, cần phải được xử lý, chấn chỉnh, đặc biệt cần điều tra, xem xét rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan. Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chỉ đạo, Thủ tướng cũng đã giao Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, Bộ Nội vụ kiểm tra xác định đúng - sai trong vụ việc theo đúng quy định pháp luật của nhà nước về công tác tiếp nhận, giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Bộ Nội vụ đang tiến hành làm việc. Các cơ quan của Bộ Nội vụ cũng đang tiến hành kiểm điểm hoạt động của mình. Nhưng phải nói rằng, công tác cán bộ được thực hiện nghiêm minh xem xét rất kỹ. Bất cứ cá nhân nào vi phạm công tác bổ nhiệm, đề bạt… cán bộ đều bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Phân bổ tiền bồi thường đúng mục đích, đối tượngChiều 2/8, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các bộ, ngành địa phương liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung. Chú trọng việc phân bổ, thanh toán tiền bồi thường của Formosa đến người dân, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và theo đúng quy định. Đồng thời, yêu cầu Formosa thực hiện nghiêm các cam kết.Nhấn mạnh vụ tin tặc tấn công vào hệ thống thông tin ở sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất vừa qua là hết sức nghiêm trọng; Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp,... cần đặc biệt quan tâm làm tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; không chủ quan, mất cảnh giác với loại hình tội phạm này.V.K
Sẽ ngừng hoạt động Formosa nếu không khắc phục được sự cố môi trường
(VTC News) - Việc Hà Tĩnh cho Formosa thuê đất trong 70 năm là sai, nếu công ty này không khắc phục được vi phạm môi trường thì theo quy định của pháp luật sẽ bị ngừng hoạt động.
Liên quan đến việc Hà Tĩnh cho Formosa thuê đất đến 70 năm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Đào Quang Thu cho biết, theo các luật hiện hành, nhất là Luật Đất đai, việc cho thuê đất có thể kéo dài đến 70 năm.
Tuy nhiên, việc cho phép thời gian hoạt động của dự án vẫn theo Luật Đầu tư. Trong Luật Đầu tư hiện hành (năm 2014), tại Điều 47 đã quy định về việc ngừng, tạm ngừng hoạt động của các dự án đầu tư, có 5 trường hợp sẽ bị các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án, trong đó có 1 trường hợp là để khắc phục vi phạm về môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước về quản lý môi trường.
Đầu tiên phải tạm ngừng và yêu cầu khắc phục vi phạm môi trường nhưng nếu không thể khắc phục được thì theo quy định của pháp luật, sẽ bị ngừng hoạt động.
Thứ trưởng Đào Quang Thu
Trong Luật Đầu tư, Điều 48 có quy định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Theo đó, Khoản 1 Điều 48 quy định dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động nếu thuộc một trong các điều quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không thể khắc phục điều kiện ngừng hoạt động thì cơ quan quản lý đầu tư có thẩm quyền có thể quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
“Có nghĩa là đầu tiên phải tạm ngừng và yêu cầu khắc phục vi phạm môi trường nhưng nếu không thể khắc phục được thì theo quy định của pháp luật, sẽ bị ngừng hoạt động” – ông Thu nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường - Trần Hồng Hà nói thêm: Theo Luật Đất đai năm 2003 cũng như Luật Đất đai năm 2013, việc cho thuê đất đối với các nhà đầu tư cũng căn cứ theo các tiêu chí như khu vực khó khăn để đầu tư…Vũng Áng (Hà Tĩnh) theo quy chế hoạt động được Thủ tướng Chính phủ ban hành là khu vực thuộc tiêu chí được xem xét ưu tiên.
Như vậy, theo cả Luật Đất đai 2003 và 2013 thì thẩm quyền cho thuê đất đối với UBND tỉnh, thành phố là được 70 năm. Như Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đã nêu, đối với việc cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt cho doanh nghiệp nước ngoài theo Luật Đầu tư 2005 thì thẩm quyền của UBND tỉnh cho phép thuê được 50 năm, còn trên 50 năm thuộc thẩm quyền của Chính phủ, báo cáo Chính phủ để xem xét trên các góc độ: Nguồn vốn đầu tư, điều kiện khó khăn…
Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và người có thẩm quyền cho phép. Trong trường hợp các bạn nêu, việc này thanh tra Chính phủ cũng đã thanh tra, kiểm tra rồi. Đối với Hà Tĩnh, tôi cho rằng, việc cấp giấy phép đầu tư với thời hạn 70 năm ở đây là sai thẩm quyền vì UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã cho doanh nghiệp thuê với thời hạn đáng nhẽ phải do Chính phủ quyết định.
Video: Ông Võ Kim Cự có trách nhiệm liên đới trong vụ Formosa
Đức Thuận
Formosa: Tín hiệu sẽ có dê tế thần
Tiếp xúc cử trị Quận 1 và quận 3 TP.HCM sáng 1/8/2016, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang lần đầu tiên có phát ngôn về vụ thảm họa môi trường Formosa, khẳng định Nhà nước sẽ xử lý nghiêm bất kể ai liên quan đến sự cố Formosa.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bật đèn xanh?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang có vẻ như đã bật đèn xanh, việc truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với các giới chức chính quyền Việt Nam ở địa phương, cũng như các bộ ngành ở Trung ương có liên quan tới dự án Formosa Hà Tĩnh.
Nhận định về điều mà dư luận cho là khá mới mẻ, khi nhân vật ở hàng lãnh đạo cao nhất của Nhà nước đã đề cập trực diện vào vấn đề đang làm nóng dư luận, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện làm việc ở TP.HCM phát biểu:
Phát ngôn của ông Trần Đại Quang Chủ tịch nước là một phát ngôn mang tính chất tín hiệu. Theo tôi hiểu ngay trước mắt là tín hiệu thí chốt, con chốt ở đây chính là ông Võ Kim Cự.
- TS Phạm Chí Dũng
“Đã có nhiều nghị quyết của Đảng nói rằng, khi xử lý các vụ tham nhũng tiêu cực thì không có vùng cấm và không loại trừ cá nhân đó giữ chức vụ như thế nào. Còn về cụ thể, nêu đích danh để xử lý thì vừa qua Tổng Bí thư đã có chỉ đạo một vụ cụ thể là Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang trúng cử Quốc hội, vụ đi xe… và sau đó là việc liên quan đến trách nhiệm trước đây, có dấu hiệu chạy chức chạy quyền chạy luân chuyển… Và nay theo nhịp độ đó Chủ tịch Nước cũng nêu một số vụ, một số tên tuổi, chẳng hạn như vụ Vinaconex… trong đó có vụ Formosa cần phải xử lý đúng theo pháp luật, bất cứ cơ quan tổ chức hay cá nhân nào, giữ cương vị trách nhiệm nào. Tôi cho rằng đó cũng là một hướng tích cực rất đáng hoan nghênh.”
Trao đổi với chúng tôi, nhà hoạt động dân quyền và báo chí công dân hiện sống và làm việc ở Saigon - TS Phạm Chí Dũng cho rằng, có thể nối kết một số sự kiện mới nhất vừa xảy ra. Theo lời ông, phát ngôn mới nhất của ông Trần Đại Quang gắn liền với một thông tin mà ông vừa nhận được, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã chính thức xác định việc nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự chỉ đạo cấp phép 70 năm cho Formosa là vượt thẩm quyền và trái qui định, nói chung là trái phép. Việc này phải đưa lên chính phủ, không phải là Thủ tướng có thể quyết định mà phải là Chính phủ. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:
“Phát ngôn của ông Trần Đại Quang Chủ tịch nước là một phát ngôn mang tính chất tín hiệu. Theo tôi hiểu ngay trước mắt là tín hiệu thí chốt, con chốt ở đây chính là ông Võ Kim Cự, tại vì dư luận xã hội đã bức xúc nhiều, phản ứng nhiều và nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra và đòi phải xử lý các quan chức. Thế thì bây giờ Trung ương Đảng và Bộ Chính trị không thể bỏ lơ được, thứ nhất phải xem xét sự tồn tại của Formosa ở VN, việc khởi tố Formosa có thể thực hiện được không. Thứ hai nữa là xử lý những quan chức liên quan cấp trung ở Việt Nam chẳng hạn như ông Võ Kim Cự, hay một vài quan chức nào đó của ngành tài nguyên môi trường…”
Theo tin truyền thông báo chí Việt Nam, ông Trần Đại Quang đã nói với cử tri TP.HCM, vụ cá chết hàng loạt ở biển miền Trung vừa qua là thảm họa hết sức nghiêm trọng và để lại hậu quả lâu dài cho Việt Nam. Chủ tịch Trần Đại Quang đã hàm ý trong phát biểu là câu chuyện xem xét trách nhiệm của Formosa chưa chấm dứt. Nhất là gần đây đã phát hiện những vi phạm của Formosa về vấn đề chôn lấp chất thải ở huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh.
Võ Kim Cự - con chốt thí
Theo VnExpress bản tin trên mạng trưa ngày 1/8, Chủ tịch Trần Đại Quang cho biết, Chính quyền đang tiến hành việc xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam có liên quan đến việc gây ra sự cố Formosa. Vẫn theo lời ông Chủ tịch nước, để biết rõ cụ thể là ai thì phải chờ kết luận của cơ quan chức năng. Nhưng trên tinh thần không loại trừ bất kể ai, bất kể tổ chức cá nhân nào có liên quan, dù là địa phương hay các Bộ ngành đều phải xử lý.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi vào tối 1/8/2016, Luật sư Trần Quốc Thuận lưu ý tới sự kiện báo chí và các đại biểu Quốc hội, đặc biệt đại biểu Trương Trọng Nghĩa đoàn TP.HCM đã nêu đích danh ông Võ Kim Cự. Nhiều ý kiến cần làm rõ trách nhiệm của ông này từ Phó Chủ tịch lên Chủ tịch rồi Bí thư Hà Tĩnh, thời gian các văn bản được thẩm định không bình thường. Bằng vào tư duy phân tích của luật gia và kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động Quốc hội, LS Trần Quốc Thuận nhận định:
“Tôi cho rằng, việc đó đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu và phải làm rõ và không loại trừ bất cứ cá nhân giữ chức vụ nào, kể cả những người đã nghỉ không còn làm việc cũng phải truy cứu trách nhiệm. Tôi nghĩ việc đó hiện giờ cũng đang triển khai làm rõ để tiếp tục xác minh và đến bây giờ dư luận rộng rãi cũng yêu cầu cần khởi tố vụ án. Khi khởi tố vụ án thì lúc đó người ta mới đi vào điều tra cá nhân và xác định trách nhiệm, còn trong đó ông Võ Kim Cự có bị xử lý hay không, thì sau kết luận thanh kiểm tra toàn diện vụ Formosa, tôi nghĩ là không những ông Võ Kim Cự mà còn có thể liên quan đến nhiều người khác… như lời phát biểu trên báo chí của ông Võ Kim Cự thì ông ấy vẫn còn hồ sơ của nhiều người cùng ký trên đấy, chứ không phải một mình ông ấy.”
Khi thảm họa môi trường xảy ra, chính là người dân địa phương phát hiện ra đường ống ngầm xả thải dài 1,5km đặt sâu 17m dưới mực nước biển. Khi ở cao điểm vụ khủng hoảng cá chết hàng loạt, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường đã khẳng định việc đặt đường ống ngầm là trái pháp qui định pháp luật Việt Nam. Nhưng sau này Formosa cho biết họ được cấp phép đặt đường ống ngầm do một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường ký duyệt.
Câu chuyện truy xét trách nhiệm tất cả các cá nhân, tổ chức, bất kỳ ở chức vụ nào liên quan đến sai phạm ở Formosa, dù vừa có tín hiệu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, thì trên thực tế vẫn còn những ẩn số.
Chúng tôi xin lập lại lời LS Lê văn Luân trong cuộc phỏng vấn tối vừa 28/7 vừa qua, khi nói về khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự vụ Formosa. Đó là khởi tố những người trực tiếp xả thải độc chất chưa qua xử lý ra biển gây thảm họa môi trường, đó là khởi tố hình sự đối với Formosa. Ngoài ra phải khởi tố trách nhiệm quản lý nhà nước có liên quan tới dự án Formosa, trong đó có những người cấp phép sai pháp luật, mà hành vi xả thải gây thảm họa môi trường là hậu quả của hành vi sai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét