Việt Nam,Mỹ và Ấn Độ bí mật đưa dàn tên lửa,hàng 1000 xe tăng bao vây Trung Quốc
Xem thêm bài của Phạm Viết Đào viết cho BBC:
www.bbc.com/vietnamese/.../150626_pham_viet_dao_china_intention
www.bbc.com/vietnamese/.../150626_pham_viet_dao_china_intention
Phân tích: Trung Quốc thực hành tổng thống chế sẽ mang đến chế độ dân chủ
Hội nghị Bắc Đới Hà, được biết đến như một kỳ nghỉ hè bí ẩn của các lãnh đạo Trung Quốc. Tại đây, rất nhiều quyết sách trọng yếu liên quan đến vận mệnh đất nước sẽ được diễn ra trong bí mật.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường củaDutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Theo suy đoán của giới phân tích bên ngoài, hội nghị Bắc Đới Hà của chính quyền cộng sản Trung Quốc có lẽ đang được tiến hành, kéo theo đó là những biến đổi to lớn trong thể chế nội bộ liên quan. Có thông tin cho rằng Tập Cận Bình muốn bãi bỏ chế độ Thường ủy Cục Chính trị, thành lập “tổng thống chế”, điều này đã dấy lên sự chú ý mạnh mẽ cả trong lẫn ngoài nướ.
Giới phân tích cho rằng, Tập Cận Bình khẳng định sẽ thực hiện sự việc này, nhưng không nhất định là làm trong hội nghị Bắc Đới Hà. Và thực hành tổng thống chế, sẽ mang đến chế độ dân chủ cho Trung Quốc.
Tuần san Á Châu (Yazhou Zhoukan) kỳ mới nhất tiết lộ rằng, giới quan chức cấp cao của Trung Nam Hải đã đề xuất ý kiến cải cách, muốn nghiên cứu thảo luận về một số điều: Có cần thiết phải tiếp tục thiết lập chế độ Thường ủy Cục Chính trị Trung ương hay không? Có cần phải phá vỡ quy tắc bất thành văn “lo lắng không yên” trong quy phạm của Cục Chính trị hay không? Một số học giả, chuyên gia liên quan đã vì vậy mà triển khai nghiên cứu thảo luận.
Ông Hạ Minh, Giáo sự Chính trị học của Đại học thành phố New York chia sẻ, Tập Cận Bình chính là đang đi trên con đường tiếp cận tổng thống chế, làm ra những thay đổi to lớn đối với thể chế chính trị Trung Quốc.
Từ đầu năm đến nay, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã liên tục đưa ra những tín hiệu bãi bỏ chế độ Thường ủy, kiến lập tổng thống chế. Có nhiều nguồn tin cho biết, Tập Cận Bình có lẽ sẽ có hành động bất ngờ ở ở khóa sau.
Ông Lý Thiên Tiếu, Tiến sĩ Chính trị học của trường Đại học Colombia (Hoa Kỳ) cho rằng, Tập Cận Bình khẳng định sẽ làm sự việc này, nhưng không nhất định là vào thời điểm hiện tại.
Ông Lý Thiên Tiếu phân tích, từ khi Tập Cận Bình nắm quyền cho đến nay, hội nghị Bắc Đới Hà đã suy yếu rất nhiều, bởi vì Tập Cận Bình chính là muốn chặn đứt “lão nhân can chính” (những cán bộ lão thành đã nghỉ hưu can dự vào chuyện chính sự), không để cho họ phát ngôn, vậy nên ông ấy mới cố ý đưa ra rất nhiều quyết sách quan trọng trước hội nghị lần này.
“Bao gồm quá trình, thời gian, nội dung, điều lệ truy cứu trách nhiệm trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một loạt luật mới được đưa ra, còn có phương án chỉnh đốn Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, v.v…. những điều này đều là những sự tình vô cùng quan trọng. Ông ấy sẽ không giải quyết ở hội nghị Bắc Đới Hà, mà chính là hạ thấp ảnh hưởng của hội nghị Bắc Đới Hà đến mức nó có cũng được không có cũng được, chỉ còn lại tác dụng cực kỳ nhỏ bé”.
Ông Lý Thiên Tiếu cho rằng, Tập Cận Bình chính là không muốn để cho phương thức ban đầu mà Giang Trạch Dân chọn dùng để kìm hãm Hồ Cẩm Đào này lại tiếp diễn, ông ấy chính là muốn bãi bỏ “lão nhân tham dự chính sự”.
“Trong hội nghị Bắc Đới Hà, nếu đem quyết sách quan trong này, ví như thông qua chế độ Thường ủy hoặc là những thứ khác, đưa ra quyết định trong hội nghị lần này, đó không phải là mâu thuẫn với cách làm nhất quán của ông ấy hay sao?
Vậy nên phán đoán trên điểm này, ông ấy cũng không nhất định sẽ quyết định trong hội nghị Bắc Đới Hà lần này. Ông ấy hiện nay chỉ cần có cơ hội thích hợp, thời điểm thích hợp thì sẽ làm; nếu như thời điểm không thích hợp, hoặc giả cơ hội không tốt, không chín muồi, thì sẽ không làm, là tùy ý mình”.
Ông Lý Thiên Tiếu cho biết, việc phế bỏ chế độ Thưởng ủy trong hội nghị Bắc Đới Hà lần này, kiến lập chế độ tổng thống, hiện nay xem ra vẫn còn chưa thích hợp.
“Bởi vì đây là chuyện cần phải thảo luận trong Cục Chính trị, còn hội nghị Bắc Đới Hà chẳng qua chỉ là một hội nghị thảo luận nghiên cứu, chính là nơi để cho người ta phát ngôn hoặc lắng nghe báo cáo.
Ông ấy cần phải thông báo một chút với mọi người về chuyện mình muốn làm. Ông ấy không phải là muốn kết luận chuyện gì, đưa ra một quyết sách trọng đại trong lần hội nghị này. Vậy nên tôi phán đoán rằng, ông ấy có thể đưa ra hoặc cũng có thể không đưa ra quyết định trong hội nghị này”.
Ông Lý Thiên Tiếu cho rằng, Tập Cận Bình sẽ thực hiện vào lúc nào, sẽ làm trong hội nghị gì, đây chuyện mà bản thân ông ấy (Tập Cận Bình) tự nắm giữ, còn việc thông qua trong hội nghị Bắc Đới Hà lần này là không có khả năng.
Nhân sỹ Lan Thuật bình luận tình hình chính trị đương thời cho rằng, nhìn từ những tín hiệu mà phía chính phủ đưa ra, bãi bỏ chế độ Thường ủy kiến lập tổng thống chế là có khả năng, nhưng Tập Cận Bình cuối cùng có thể làm được hay không, chúng ta chỉ có thể chờ xem. Nhưng nguồn tin tổng thống chế được đưa ra, ý là có quan hệ đi theo dân chủ, cộng hòa; còn “chủ tịch” thì có quan hệ với Liên Xô trước đây.
“Hàm nghĩa được đưa ra trong đây thật đáng được người ta quan tâm nhận thức kỹ lưỡng. Liên hệ với với thời gian Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn vừa mới lên nắm quyền, Vương Kỳ Sơn đề nghị tất cả mọi người hãy cùng đọc một quyển sách, gọi là ‘Chế độ cũ và Đại cách mạng’, liên hệ trước sau lại với nhau, phải chăng ngụ ý là Trung Quốc vào bước tiếp theo sẽ đối diện với cải cách triệt để về thể chế. Phải chăng có tầng hàm nghĩa này trong đó”, nhân sỹ Lan Thuật cho hay.
Giới quan sát bình luận rằng, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã nợ máu chồng chất, tội ác tày trời, Tập Cận Bình chỉ có vứt bỏ thể chế cộng sản một cách triệt để, Trung Quốc mới sẽ có tương lai tươi sáng, còn ông ấy cũng sẽ vì vậy mà để lại tiếng thơm muôn đời trong sử sách.
Theo soundofhope
Theo chuyên gia James Holmes, Trung Quốc nguy cơ sẽ đối đầu với một liên minh trong đó những nước bên ngoài (Mỹ, Nhật Bản và Úc). Philippines dễ bị đánh bại một cách không cân sức. Việt Nam sở hữu quân đội đáng gờm nhưng cũng khó đối phó kẻ gây hấn khổng lồ nếu không được trợ giúp.
Chiến đấu cơ tàng hình F-35 xuất kích từ tàu sân bay Mỹ |
Và các biệt ngữ Thường Vạn Toàn sử dụng cũng là vấn đề. “Chiến tranh nhân dân” là khái niệm được Mao Trạch Đông dùng để truyền đạt tư tưởng về chiến tranh. Trước đây Mao Trạch Đông kêu gọi chiến tranh nhân dân để giành vùng đất tranh chấp khỏi quân xâm lược Nhật Bản và Quốc dân đảng. Rõ ràng Trung Quốc hiện nay cũng coi Biển Đông là khu vực tương tự, là một chiến trường ngoài khơi nơi các kẻ thù phải bị đè bẹp bằng vũ lực.
Nhưng Trung Quốc không chỉ sử dụng một mình lực lượng quân sự. Trung Quốc sẽ không rút lực lượng cảnh sát biển, các lực lượng chấp pháp trên biển hay các đội tàu cá – lực lượng dân quân không chính thức - khỏi vùng biển đã được dàn trận này. Các lực lượng này sẽ ở lại đây như một phần của tổng thể các hạm đội hỗn hợp của chính phủ. Nhưng lực lượng không quân và hải quân của quân đội Trung Quốc sẽ đóng vai trò nổi bật hơn trong lực lượng hỗn hợp này.
Trong giai đoạn thực hiện chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ”, “cây gậy lớn” quân sự lại đặt ra thách thức ngầm. Các thủy thủ Philippines và Việt Nam biết rõ hải cảnh Trung Quốc được hỗ trợ nếu họ chống lại lực lượng này. Các chỉ huy Trung Quốc rất có khả năng sẽ vung “cây gậy lớn” mạnh hơn một cách bừa bãi trong tương lai, khiến các mối đe dọa công khai hơn và rõ ràng hơn.
Thứ ba, chiến lược về một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển sẽ đối đầu với một liên minh trong đó những nước bên ngoài (Mỹ có thể phối hợp với Nhật Bản và Úc) cung cấp phần lớn sức mạnh chiến đấu. Philippines cũng dễ bị đánh bại một cách không cân sức. Việt Nam sở hữu quân đội đáng gờm nhưng cũng khó có thể đối phó kẻ gây hấn khổng lồ nếu không được trợ giúp.
Việc hình thành liên minh kỳ dị sẽ mang lại cho Trung Quốc cơ hội phá vỡ liên minh. Trung Quốc có thể nghĩ rằng bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Đông sẽ là một cuộc “chiến tranh tập thể” với Mỹ, một cuộc chiến tranh mà Mỹ có thể tùy chỉnh số lượng và quy mô của lực lượng được cử đến để hỗ trợ các đồng minh trong khu vực và chỉ dẫn các chỉ huy quân đội nắm lực lượng chiến đấu một cách tốt nhất có thể với nguồn lực hiện có.
Những chiến lược này thật sự rất xuất sắc trong việc giải quyết rắc rối nhưng hiếm khi mang tính quyết định. Ví dụ, công tước Wellington đã chỉ huy một đội quân xâm nhập bờ biển ở Iberia năm 1807. Cuộc viễn chinh đã mang lại cho Napoleon “vết ung nhọt Tây Ban Nha”, một cuộc chiến đấu dai dẳng trên một mặt trận mới. Cho dù Wellington không tự lừa phỉnh rằng mình sẽ giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh lục địa kéo dài với lực lượng viễn chinh khiêm tốn được tăng cường bởi du kích và hải quân Hoàng gia.
Chiến tranh nhân dân là nhằm kéo dài lâu hơn những kẻ thù mạnh hơn trong những trường hợp như thế. Nếu đối thủ yếu hơn là Trung Quốc, có khả năng dự trữ khá lớn sức mạnh cứng để khai thác, thì đối thủ đó sẽ cần thêm thời gian. Lực lượng vũ trang kéo dài chiến dịch, vừa để có thời gian nhằm tập hợp sức mạnh, vừa để làm hao mòn sức mạnh chiến đấu của đối phương.
Tóm lại, Trung Quốc có thể chiến thắng kể cả khi nước này yếu hơn Mỹ. Quân đội Trung Quốc có thể thu hẹp hoặc đảo ngược cân bằng lực lượng trong khu vực, áp đảo đội ngũ của Mỹ vào thời điểm và địa điểm thích hợp. Nước này cũng có thể làm Mỹ chán nản. Các lãnh đạo Mỹ có thể tuyệt vọng trong việc duy trì các cam kết vô thời hạn. Hoặc Trung Quốc có thể kéo dài lâu hơn Mỹ, gây nhiều tổn thất chiến thuật qua thời gian dài và do đó đẩy cái giá cho việc gìn giữ tự do hàng hải lên cao hơn những gì mà các lãnh đạo Mỹ sẵn sàng chi trả. Nếu Mỹ quay trở về thì cuộc chiến mạo hiểm này sẽ sụp đổ.
Làm cách nào để Quân đội Trung Quốc có thể thực hiện điều này, về cả mặt chiến thuật lẫn triển khai? Câu trả lời là bằng cách phân chia lực lượng vào các phương cách gây chiến truyền thống của riêng nước này. Có thể dự đoán được chiến lược và chính trị của Trung Quốc trên Biển Đông cho dù chiến thuật và cách triển khai thì không dự đoán được. Có thể dự đoán về chính trị và chiến lược vì các lãnh đạo Trung Quốc tự dồn mình vào chân tường với các cử tri trong nước. Còn không dự đoán được chiến thuật vì đó là cách mà lực lượng Trung Quốc đã chiến đấu kể từ thời Mao Trạch Đông.
Quả thực, “phòng thủ chủ động” là khái niệm mà Mao Trạch Đông hệ thống hóa những ý tưởng của ông ta về chiến tranh nhân dân, vẫn là trung tâm chiến lược quân sự của Trung Quốc. Để đơn giản hóa, khái niệm đằng sau chủ động phòng thủ là một nước Trung Quốc yếu hơn có thể lôi võ sĩ mạnh hơn vào một thế mệt mỏi kéo dài trước khi tung ra một đòn hiểm ác. Hãy nhớ đến cú đấm xuất sắc của Muhammad Ali (vận động viên quyền Anh huyền thoại) và bạn sẽ hiểu được ý tưởng này.
Nếu cách tiếp cận dựa dây (phương pháp thi đấu trong quyền Anh) này thành công ở quy mô lớn, lực lượng Trung Quốc có thể đánh bại đối thủ về mặt chiến thuật, khiến kẻ thù suy yếu đi theo thời gian. Sau đó, chủ động phòng thủ chính là khai thác cách tấn công chiến thuật phục vụ chiến dịch phòng thủ một cách chiến lược.
Để theo đuổi cách tiếp cận này, các vị chỉ huy quân sự Trung Quốc tìm cách cô lập, chia cắt đối thủ họ để có thể tấn công ở “các tuyến bên ngoài”, bao vây và nghiền nát đối thủ. Hiệu ứng tích lũy của những thất bại chiến thuật lặp đi lặp lại sẽ hạ gục đối thủ mạnh và có thể buộc lãnh đạo đối phương đặt câu hỏi liệu nỗ lực này có còn xứng đáng với những khó khăn, nguy hiểm và chi phí tốn kém nữa hay không?
Nếu không, quy luật chi phí- lợi nhuận sẽ thúc đẩy các lãnh đạo Mỹ rút lui và Trung Quốc sẽ thắng thế mà không cần đến chiến thắng toàn bộ lực lượng liên quân. Mỹ và các thủy thủ và phi công các nước đồng minh theo đó phải học hỏi nghệ thuật chiến trận tuyền thống của Trung Quốc, thu thập kiến thức và kinh nghiệm để từ đó phán đoán chiến lược phòng thủ chủ động ngoài khơi của Trung Quốc có thể thi triển trên Biển Đông như thế nào.
Nếu bạn là Trung Quốc và đã xây dựng lực lượng dân quân biển, lực lượng cảnh sát biển ấn tượng, hạm đội hải quân bản địa lớn nhất châu Á, và một kho vũ khí khổng lồ trên mặt đất để gây ảnh hưởng tới các sự kiện trên biển, liệu bạn có kết hợp những thành tố này vào một trận chiến lớn và củng cố quyền kiểm soát trên vùng biển nửa kín như Biển Đông không?
Cố gắng nhìn sâu vào các vấn đề này có thể đem lại kết quả hậu hĩnh nếu Trung Quốc cố gắng áp dụng tuyên bố của Tướng Thường Vạn Toàn và quan niệm chiến lược của Mao Trạch Đông vào thực tế Biển Đông.
Ông Thường đã tập trung vào chiến tranh nhân dân để miêu tả cách mà Trung Quốc có thể xử lý các vấn đề ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng hãy nhớ rằng đó là một chiến lược phù hợp với kẻ yếu của Mao chứ không phải chiến lược ưa thích của ông ta. Mao Trạch Đông đề ra chiến lược này cho Trung Quốc khi nước này còn chưa là gì cả và bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc xâm lược và nội chiến.
Có thể làm khác đi một chút. Nhưng mục tiêu phòng thủ chủ động của chiến tranh nhân dân đã khiến hồng quân trở thành địch thủ mạnh hơn. Một khi lực lượng Mao Trạch Đông đảo ngược được thế mất cân bằng lực lượng, họ lập tức phản công và giành chiến thắng trên chiến trường.
Tuy nhiên Trung Quốc ngày này không còn như thời Mao Trạch Đông nữa. Đây đã là một cường quốc kinh tế và quân sự vững chắc và sẽ chiến đấu dựa trên năng lực của mình. Hiện nay quân đội Trung Quốc đã có nhiều lựa chọn tấn công hơn hồng quân thời Mao. Thay vì trở lại chiến tranh nhân dân thuần túy theo mô hình Mao Trạch Đông, các chỉ huy quân đội có thể theo đuổi phương thức kết hợp các đơn vị lớn nhỏ để chống lại liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Chiến tranh nhân dân sau đó có thể khởi phát giống như cuộc chiến thông thường trên biển nếu Trung Quốc tự tin vào sự cân bằng quân sự và xu thế có lợi cho Trung Quốc.
Bằng mọi phương cách, hãy xem xét cách thức tiến hành chiến tranh của Trung Quốc, phân biệt những gì là thói quen gây chiến và phản xạ. Nhưng đây không phải là sự máy móc lặp lại kịch bản cũ của Mao Trạch Đông từ những năm 1930, 1940. Cách Trung Quốc cải biên và áp dụng học thuyết Mao vào chiến trường ngoài khơi ra sao và làm thế nào để một liên minh nước ngoài có thể vượt qua thử thách này là câu hỏi phải giải quyết đối với những quốc gia muốn bảo vệ tự do hàng hải.
James Holmes - National Interest
Đặng Phương Thảo (biên dịch)
* Tác giả James Holmes - giáo sư về chiến lược tại Đại học Chiến tranh hải quân và là đồng tác giả của cuốn “Ngôi sao đỏ ở Thái Bình Dương”.
(VietTimes)
Nguồn: http://mil.news.sina.com.cn/…/201…/doc-ifxuxnah3729226.shtml
Báo TQ tố cáo Việt Nam bố trí Su -30MK2V tại Biên giới có thể tấn công Quảng Tây
Việt Nam bố trí máy bay chiến đấu Su-30 tại Bắc Giang tỉnh Lạng Sơn, Biên giới Trung-Việt sát với Bằng Tường, vài phút là bay được đến Quảng Tây. Các sân bay này còn có khả năng kiểm soát các hòn đảo ngoài Biển Đông.
Theo tin http://soha.vn/ đưa ngày 8.8, Trung đoàn 927 Phòng không-không quân VN sẽ bố trí máy bay chiến đấu Su-30, trở thành Trung đoàn Su-30 thứ 3 tiếp sau các trung đoàn 935 ở biên giới phía Nam và Trung đoàn 923 ở Thọ Xuân.
Nguồn: http://mil.news.sina.com.cn/…/201…/doc-ifxuxnah3729226.shtml
Sân bay Kép chào đón tiêm kích Su-30MK2 về canh trời Đông Bắc!
Như vậy là mọi công tác chuẩn bị cho cuộc chuyển sân lịch sử của Trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 thứ 3 đã hoàn tất, nhân dân Bắc Giang chào đón các anh về canh trời Đông Bắc.
Tích cực huấn luyện - Làm chủ tiêm kích Su-30MK2 hiện đại
Kế hoạch xây dựng và trang bị 3 trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Đơn vị được nhận máy bay mới là Trung đoàn không quân 927 - Đoàn không quân Lam Sơn thuộc Sư đoàn không quân 371.
Sau 2 năm cơ động lực lượng vào Trung đoàn Không quân 923 (cũng thuộc Sư đoàn 371), huấn luyện chuyển loại tại sân bay Thọ Xuân, đến nay toàn bộ phi công tiêm kích của Trung đoàn 927 đã hoàn toàn làm làm chủ máy bay Su-30MK2 hiện đại.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi giã từ những "cánh én bạc" MiG-21 huyền thoại, các anh đã đón nhận trọng trách mới, đó là huấn luyện, tiếp nhận máy bay tiêm kích hiện đại, sẵn sàng chuyển sân về bảo vệ vùng trời Đông Bắc của Tổ quốc, sẵn sàng chi viện biển, đảo và thực hiện các nhiệm vụ trên giao.
Công tác chuẩn bị cho cuộc chuyển sân lịch sử đã hoàn tất!
Chia sẻ trên Báo PK-KQ, Trung tá Lê Văn Sơn - Chủ nhiệm Hậu cần Trung đoàn 927 cho biết, đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm 2016 nên cán bộ, nhân viên trong ngành và các bộ phận liên quan đã rất quyết tâm và nỗ lực trong công tác chuẩn bị, từ kế hoạch hành quân, phương tiện đến con người.
Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Tuấn Hợp - Phó trưởng Phòng Xe máy (Cục Kỹ thuật) cho biết, việc chuyển sân có những đặc thù riêng và yêu cầu rất nghiêm ngặt. Không chỉ chạy đường xa, chở vũ khí, khí tài nặng, cồng kềnh mà còn phải theo đội hình.
Để bám được đội hình, các xe phải đi đúng vị trí được quy định, giữ đúng khoảng cách giữa xe nọ với xe kia, và chạy đúng tốc độ mà chỉ huy hành quân đã quán triệt. Với quãng đường 300km từ Thanh Hóa về Kép, nếu chạy đường dài đơn lẻ, lái xe sẽ chủ động hơn, thời gian chạy cũng ngắn hơn.
Đấy là với đội hình hành quân đường bộ, còn đội hình máy bay tiêm kích Su-30MK2 thì sao? Thật vui khi được biết rằng đội ngũ phi công của Trung đoàn đều rất tự tin cho những chuyến bay chuyển sân.
Chỉ sau chừng non nửa giờ cất cánh từ sân bay Thọ Xuân, những chiếc máy bay hiện đại đã có thể "về nhà".
Nhân dân Bắc Giang chờ đón các anh về!
Các anh đi đã lâu, sân bay Kép từ ngày ấy nay đã được nâng cấp khang trang, đường băng kéo dài hơn, các khu nhà chứa máy bay, khu đảm bảo kỹ thuật, nhà ở phi đội,... đều đã được xây mới, đẹp như trong mơ, xứng với một trung đoàn không quân tiêm kích hiện đại bậc nhất của Việt Nam.
Tình quân dân keo sơn gắn bó bấy lâu nay lại tiếp tục được vun đắp, nhân dân Bắc Giang từng ngày mong các anh về canh trời Đồng Bắc để tiếp nối truyền thống Đoàn không quân Lam Sơn anh hùng.
theo Thế giới trẻ
Tiêm kích Su-27UBK Việt Nam đã có khả năng bắn tên lửa chống hạm?
Hải Dương |
Chiếc tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa tại Nhà máy A32 đã tái xuất với màu sơn mới tương tự như Su-30MK2, liệu có ẩn ý nào sau hành động đó?
Thắc mắc này của những người quan tâm đến tình hình quân sự nước nhà không phải không có lý, đặc biệt khi trước đó đã xuất hiện hình ảnh của chiếc tiêm kích Su-27SK số hiệu 6004 được sơn lại đậm hơn, nhưng về cơ bản không có sự khác biệt rõ ràng so với màu cũ.
Do vậy, khi máy bay Su-27UBK số hiệu 8526 rời khỏi dây chuyền sửa chữa lớn, tăng hạn sử dụng của Nhà máy A32 với màu sơn rằn ri xanh lá trông rất giống Su-30MK2 đã gây ra đồn đoán rằng Việt Nam "tiện thể" tiến hành nâng cấp giữa vòng đời cho chiếc tiêm kích này lên chuẩn Su-27UBM.
Nếu đúng như vậy, ngoài nâng cao sức mạnh không chiến, máy bay sẽ còn được bổ sung kênh dẫn đường cho vũ khí tấn công mặt đất, mặt biển chính xác.
Thêm một chi tiết nữa cũng khiến cho nhiều người hy vọng Su-27 đã được nâng cấp, đó là trong phóng sự Nhà máy A32 làm chủ công nghệ hiện đại sửa chữa máy bay Su-27 phát trên Kênh Truyền hình Quốc phòng, ngay sau phần giới thiệu công việc của Thiếu tá Phạm Bá Nguyên kèm hình ảnh chiếc 8526 là bản vẽ một tiêm kích Flanker mang tên lửa Kh-31 dưới bụng.
Tuy nhiên rất tiếc khi phải nói rằng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ thông tin nào khẳng định Su-27UBK của Việt Nam đã được nâng cấp lên chuẩn Su-27UBM, mà chỉ đơn giản dừng lại ở hạng mục sửa chữa lớn, kéo dài thời hạn sử dụng.
Ngay cả tấm ảnh phía trên cũng vậy, mặc dù nó xuất hiện như để minh họa cho chiếc Su-27UBK đang trong quá trình đại tu, nhưng nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy cánh đuôi đứng của nó là loại bằng, càng đáp trước sử dụng bánh kép (đây là các đặc trưng của dòng Su-30MK2), trong khi cánh đuôi đứng của chiếc 8526 lại vát và bánh đáp trước là loại đơn.
Tóm lại, chúng ta vẫn chưa đủ dữ liệu để có thể bật champagne ăn mừng việc Không quân Nhân dân Việt Nam có thêm chiến đấu cơ đa năng. Nhưng trước mắt, hãy tạm yên tâm rằng phi đội Su-27 vẫn đủ khả năng phục vụ trong biên chế thêm một thời gian dài nữa.
Xem video: Nhà máy A32 làm chủ công nghệ hiện đại sửa chữa máy bay Su-27. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
Nhà máy A32 làm chủ công nghệ hiện đại sửa chữa máy bay Su-27
theo Thế giới trẻ
Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam?
Nhà bình luận chính trị, LS Vũ Đức Khanh: Đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông là điều khó tránh khỏi. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Nhưng trong cái rủi cũng có cái may vì đây là thời điểm thích hợp nhất để cáo chung chế độ cộng sản Việt Nam.
Tàu chiến của Trung Quốc bắn tên lửa trong cuộc tập trận ở Biển Đông (ảnh tư liệu). |
Đầu năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới. Ông ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng như Mặt trận Tổ quốc hợp tác chặt chẽ với nhau chống lại các uy hiếp từ bên ngoài. Gần đây, trên các diễn đàn mạng, người ta xôn xao trước tin tức Việt Nam cho chở các xe thiết giáp và súng đại bác từ Bắc vào Nam. Rộ lên tin đồn: Trung Quốc sắp tấn công Việt Nam.
Điều đó liệu có thật hay không?
Điều đó liệu có thật hay không?
Riêng tôi, tôi không tin. Tôi không tin là Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam dù trên biển hay trên đất liền.
Có bốn lý do chính:
Thứ nhất, Trung Quốc không có lý do gì chính đáng để phải tấn công Việt Nam bằng biện pháp quân sự. Tham vọng của Trung Quốc lâu nay, như chính họ nhiều lần tuyên bố một cách công khai, là hợp pháp hoá con đường lưỡi bò bao trùm lên hơn 80% diện tích Biển Đông của Việt Nam. Chiến thuật để hiện thực hoá tham vọng ấy là xâm lấn từ từ, từ từ, theo kiểu cắt lát salami (salami slicing) theo cách nói trong tiếng Anh hoặc tằm ăn dâu theo cách nói của người Việt. Chiến thuật này có hai đặc điểm: tiến hành từng bước nhỏ và kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí, nhiều thập niên. Với Việt Nam, chiến thuật này bắt đầu với việc chiếm cứ Hoàng Sa (1974), sau đó, một số hòn đảo, bãi đá và rạn san hô trong quần đảo Trường Sa (1988), rồi tuyên bố về con đường chín đoạn (hay con đường lưỡi bò) trên Biển Đông; gần đây nhất, họ bồi đắp các bãi đá và rạn san hô thành đảo nhân tạo ở Trường Sa. Trước các hành động ấy, Việt Nam chỉ lên tiếng một cách yếu ớt. Trung Quốc chỉ cần có vậy. Thời gian trôi qua, những tiếng phản đối ấy càng lúc càng thều thào dần và quốc tế cũng càng lúc càng quen dần, cuối cùng, xem tất cả việc làm của Trung Quốc là những chuyện đương nhiên. Đến lúc ấy, Trung Quốc có thể xem là đã hoàn toàn thắng lợi. Trung Quốc không cần phải tuyên chiến với Việt Nam. Vô ích.
Thứ hai, tấn công Việt Nam, chưa chắc đã thắng, Trung Quốc còn đẩy Việt Nam ngả vào Mỹ một cách nhanh chóng hơn. Điều ai cũng thấy là sau khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam, Việt Nam có xu hướng ngả hẳn về phía Mỹ. Các phái đoàn Mỹ sang Việt Nam dồn dập, các phái đoàn Việt Nam sang Mỹ cũng dồn dập không kém. Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ vẫn dừng lại ở mức đối tác toàn diện nhưng không ai có thể cả quyết quan hệ ấy sẽ không được đẩy mạnh lên thành đối tác chiến lược với những sự hợp tác mật thiết hơn về phương diện quốc phòng. Mọi người đều thấy điều đó, Trung Quốc lại càng thấy rõ hơn ai hết. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, sau chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc cử ngay phó Thủ tướng Trương Cao Lệ sang thăm Việt Nam và hứa hẹn Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay. Bởi vậy, từ phía Trung Quốc, đánh Việt Nam không những vô ích mà còn có hại: đẩy Việt Nam theo Mỹ, và qua đó, khiến Mỹ càng có thêm lý do để can thiệp vào tình hình trên Biển Đông. Mà đó là điều Trung Quốc e ngại nhất: chắc chắn họ chưa muốn, hoặc chưa dám trực tiếp đối đầu với Mỹ.
Thứ ba, tấn công Việt Nam, Trung Quốc sẽ đánh mất hầu hết các quốc gia khác ở châu Á. Chính sách của Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình là giấu bớt nanh vuốt để chỉ tập trung vào việc phát triển kinh tế, điều họ gọi là phát triển trong hoà bình. Dưới thời Hồ Cẩm Đào và đặc biệt, thời Tập Cận Bình, Trung Quốc dần dần bộc lộ tham vọng trở thành cường quốc trong khu vực, họ hết gây gổ với Nhật Bản đến Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên, điều chắc chắn là Trung Quốc tự biết mình chưa đủ mạnh để có thể trực tiếp cạnh tranh với Mỹ. Họ, một mặt, hăm he một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, mặt khác, vẫn muốn mua chuộc các nước còn lại trong khối Đông Nam Á. Việc tấn công Việt Nam chắc chắn khiến tất cả các nước lo sợ và một phản ứng đương nhiên sẽ xảy ra với các nước ấy là cầu cứu đến Mỹ, lúc ấy, Mỹ càng có lý do để tăng cường sự hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương.
Cuối cùng, thứ tư, Trung Quốc có nhiều cách để uy hiếp và vô hiệu hoá các phản ứng chống đối của Việt Nam chứ không nhất thiết phải sử dụng đến biện pháp quân sự. Một trong những cách ấy là sử dụng con cờ Campuchia như điều họ từng làm sau năm 1975 khi Việt Nam quyết định ngả theo Liên Xô. Hiện nay, trong các quốc gia thuộc khối ASEAN, Campuchia là nước thân thiện với Trung Quốc nhất. Đầu tháng 7, khi Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, 23 viên tướng Campuchia cũng sang thăm Trung Quốc. Khi Việt Nam và Mỹ lên tiếng về một tầm nhìn chung trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông, Campuchia cũng đặt vấn đề với Việt Nam về vấn đề biên giới chung giữa hai nước. Có lẽ Campuchia sẽ không dại dột để gây chiến với Việt Nam nhưng họ lại đủ sức quấy nhiễu các vùng biên giới để gây sức ép với Việt Nam theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Nói tóm lại, theo tôi, chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc sẽ không xảy ra nhưng những lục đục giữa Việt Nam và Campuchia thì có lẽ sẽ càng ngày càng thường xuyên và càng trầm trọng.
Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét