Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Huyền thoại của người dân xứ Thanh trên đường lên Điện Biên Phủ

Dân trí Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã huy động hàng trăm nghìn dân công, gần 30 triệu ngày công, hơn một vạn phương tiện vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men, đạn dược... Thành tích đó mãi mãi xứng đáng với lời biểu dương, khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

Mỗi khi nhắc lại chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không chỉ ngợi ca những trận đánh trên các trận địa mà còn là sức mạnh của toàn dân tộc hướng tới chiến trường, trong đó có sự đóng góp của hàng vạn người con xứ Thanh với những phương tiện vận chuyển thô sơ đã chở hàng vạn tấn lương thực vào chiến trường...
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (diễn ra từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954), nhân dân Thanh Hóa đã huy động cao nhất nguồn lương thực và lực lượng dân công phục vụ chiến trường. Để chuẩn bị tốt công tác hậu cần phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, trước đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Khu IV, Tỉnh ủy Thanh Hóa, toàn bộ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu từ khắp nơi trong tỉnh được tập trung về kho Cẩm Thủy và kho Lược (huyện Thọ Xuân) để chuyển ra mặt trận.
Liên khu còn huy động thanh niên xung phong xây dựng hệ thống trạm trên tuyến vận tải tiền phương, sửa chữa cầu đường cho bộ đội và dân công ra tuyến trước. Chỉ trong đợt huy động lần thứ nhất, Thanh Hóa đã vượt chỉ tiêu kế hoạch 150%. Hơn 8.000 tấn lương thực, 2.000 tấn thực phẩm khô đã được lực lượng dân công Thanh Hóa và Bắc Nghệ An vận chuyển an toàn về nơi tập kết ở Vạn Mai, Mộc Châu, Yên Châu. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, nhiều anh chị em dân công Thanh Hóa xung phong tình nguyện ở lại phục vụ bộ đội chiến đấu...
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (diễn ra từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954), nhân dân Thanh Hóa đã huy động cao nhất nguồn lương thực và lực lượng dân công phục vụ chiến trường
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (diễn ra từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954), nhân dân Thanh Hóa đã huy động cao nhất nguồn lương thực và lực lượng dân công phục vụ chiến trường
Xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm, xã Định Liên, huyện Yên Định đạt thành tích 280kg/chuyến tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ
Xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm, xã Định Liên, huyện Yên Định đạt thành tích 280kg/chuyến tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ
Số lượng phương tiện đợt đầu được huy động là 11 ôtô, 10.049 xe đạp thồ, 124 xe ba gác, 124 xe trâu và 1.489 thuyền ván.
Số lượng phương tiện đợt đầu được huy động là 11 ôtô, 10.049 xe đạp thồ, 124 xe ba gác, 124 xe trâu và 1.489 thuyền ván.
Ngày 15/4/1954, đồng chí Văn Tiến Dũng thay mặt Tổng quân ủy Trung ương và Sở chỉ huy tiền phương của Liên khu ở Cẩm Thủy giao nhiệm vụ cho Thanh Hóa trong vòng 20 ngày phải huy động thêm 2.000 tấn gạo, 147 tấn thực phẩm và muối để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ
Ngày 15/4/1954, đồng chí Văn Tiến Dũng thay mặt Tổng quân ủy Trung ương và Sở chỉ huy tiền phương của Liên khu ở Cẩm Thủy giao nhiệm vụ cho Thanh Hóa trong vòng 20 ngày phải huy động thêm 2.000 tấn gạo, 147 tấn thực phẩm và muối để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ
Để có đủ số lương thực, thực phẩm Trung ương giao cho, nhân dân Thanh Hóa đã phải ăn ngô non, khoai non, dành gạo cho chiến sĩ ngoài mặt trận. Những tấn lương thực, thực phẩm cuối cùng lại được dân công Thanh Hóa vận chuyển qua hai chặng: Thanh Hóa - Suối Rút; Suối Rút - Điện Biên Phủ dài 600km, cung cấp cho chiến trường
Để có đủ số lương thực, thực phẩm Trung ương giao cho, nhân dân Thanh Hóa đã phải ăn ngô non, khoai non, dành gạo cho chiến sĩ ngoài mặt trận. Những tấn lương thực, thực phẩm cuối cùng lại được dân công Thanh Hóa vận chuyển qua hai chặng: Thanh Hóa - Suối Rút; Suối Rút - Điện Biên Phủ dài 600km, cung cấp cho chiến trường

Trong đợt vận chuyển lần thứ 3, số lượng dân công Thanh Hóa chiếm 80% tổng số dân công trên toàn tuyến cung cấp với con số kỷ lục là 120.000 người, trong đó có 25.000 dân công nữ. Tính chung trong cả 3 đợt (trong toàn bộ chiến dịch), Thanh Hóa đã huy động 30% số người trong độ tuổi lao động tham gia dân công tuyến lửa (dài hạn và ngắn hạn) với tổng số dân công lên đến 178.924 người, huy động 3.530 xe đạp thồ với 16.000 lượt chiếc, 1.126 thuyền, 31 ôtô, 180 xe bò, 42 ngựa, 3 thớt voi.
Trong đợt vận chuyển lần thứ 3, số lượng dân công Thanh Hóa chiếm 80% tổng số dân công trên toàn tuyến cung cấp với con số kỷ lục là 120.000 người, trong đó có 25.000 dân công nữ. Tính chung trong cả 3 đợt (trong toàn bộ chiến dịch), Thanh Hóa đã huy động 30% số người trong độ tuổi lao động tham gia dân công tuyến lửa (dài hạn và ngắn hạn) với tổng số dân công lên đến 178.924 người, huy động 3.530 xe đạp thồ với 16.000 lượt chiếc, 1.126 thuyền, 31 ôtô, 180 xe bò, 42 ngựa, 3 thớt voi.
Bước sang năm 1954, nhiệm vụ của lực lượng dân công ở hậu phương ngày càng nặng nề. Phần lớn những người đang độ tuổi lao động đều được huy động các nhiệm vụ khác nhau trên mặt trận. Số còn lại ở hậu phương vừa phải tham gia sản xuất, vừa phải tham gia lao động công ích trên các công trường xây dựng đường sá, sửa chữa cầu cống trên các tuyến giao thông trọng điểm, đảm bảo công tác vận chuyển, cung ứng cho chiến trường nhanh chóng và thuận lợi nhất
Bước sang năm 1954, nhiệm vụ của lực lượng dân công ở hậu phương ngày càng nặng nề. Phần lớn những người đang độ tuổi lao động đều được huy động các nhiệm vụ khác nhau trên mặt trận. Số còn lại ở hậu phương vừa phải tham gia sản xuất, vừa phải tham gia lao động công ích trên các công trường xây dựng đường sá, sửa chữa cầu cống trên các tuyến giao thông trọng điểm, đảm bảo công tác vận chuyển, cung ứng cho chiến trường nhanh chóng và thuận lợi nhất

Ông Cao Văn Tỵ, ở thị xã Thanh Hóa, chiến sĩ xe đạp thồ đạt thành tích 325kg/chuyến tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ
Ông Cao Văn Tỵ, ở thị xã Thanh Hóa, chiến sĩ xe đạp thồ đạt thành tích 325kg/chuyến tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ của ông Bùi Tín, dân công tỉnh Thanh Hóa dùng vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đạt trọng tải từ 80kg đến 213kg. Ông Tín được Chính phủ tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba
Xe đạp thồ của ông Bùi Tín, dân công tỉnh Thanh Hóa dùng vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đạt trọng tải từ 80kg đến 213kg. Ông Tín được Chính phủ tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba
Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, dân công thị xã Thanh Hóa đã chở được 345,5kg, đạt kỷ lục chở nặng nhất bằng xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, dân công thị xã Thanh Hóa đã chở được 345,5kg, đạt kỷ lục chở nặng nhất bằng xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa dùng bè mảng chở lương thực và hàng hóa vượt sông Mã tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ
Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa dùng bè mảng chở lương thực và hàng hóa vượt sông Mã tiếp vận chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, bộ đội ta đã kéo pháo bằng tay vào Điện Biên Phủ để chuẩn bị tiêu diệt tập đoàn cứ điểm theo phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm “Đánh chắc tiến chắc”, bộ đội ta lại kéo pháo ra. Việc kéo pháo bằng tay vượt qua bao dốc cao, vực sâu đã trở thành bản hùng ca của dân tộc. Chính trong lần kéo pháo ra, anh Tô Vĩnh Diện (SN 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn), Thanh Hoá đã hi sinh chèn mình để cứu pháo tại dốc Chuối. Lúc đó là 2h30 ngày 01/02/1954, đồng đội trong đơn vị đã nghiêng mình vĩnh biệt người khẩu đội trưởng 26 tuổi kiên cường, lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, bộ đội ta đã kéo pháo bằng tay vào Điện Biên Phủ để chuẩn bị tiêu diệt tập đoàn cứ điểm theo phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm “Đánh chắc tiến chắc”, bộ đội ta lại kéo pháo ra. Việc kéo pháo bằng tay vượt qua bao dốc cao, vực sâu đã trở thành bản hùng ca của dân tộc. Chính trong lần kéo pháo ra, anh Tô Vĩnh Diện (SN 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn), Thanh Hoá đã hi sinh chèn mình để cứu pháo tại dốc Chuối. Lúc đó là 2h30 ngày 01/02/1954, đồng đội trong đơn vị đã nghiêng mình vĩnh biệt người khẩu đội trưởng 26 tuổi kiên cường, lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo.
Đoàn dân công xe đạp thồ thị xã Thanh Hóa được Bác Hồ tặng cờ Đã ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ Thu Đông 1953
Đoàn dân công xe đạp thồ thị xã Thanh Hóa được Bác Hồ tặng cờ "Đã ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ Thu Đông 1953"
Bia tưởng niệm các liệt sĩ phục vụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bia tưởng niệm các liệt sĩ phục vụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Những thành tích đó mãi mãi xứng đáng với lời biểu dương khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”
Những thành tích đó mãi mãi xứng đáng với lời biểu dương khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”
Những người con của mảnh đất xứ Thanh đang ôn lại kỷ niệm hào hùng một thời của quân và dân Thanh Hóa đóng góp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Những người con của mảnh đất xứ Thanh đang ôn lại kỷ niệm hào hùng một thời của quân và dân Thanh Hóa đóng góp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Duy Tuyên

Không có nhận xét nào: