...Đối với các dự án đầu tư, nếu biết khôn khéo đàm phán để cài vào đó những luật mà mình đưa ra để dự phòng đối tác mất uy tín chậm trễ tiến độ thi công thì mình xù nợ vay của họ, thậm chí lấy cớ trục xuất luôn cái công ty TQ ấy khỏi lãnh thổ, bắt họ tháo hêt những thứ đó mà mang về nước, hũy hết dự án đầu tư của họ, thậm chí bắt họ bồi thường ngược lại.
Có lẽ VN sẽ không bao giờ xẩy ra chuyện này, vì thích đi vay, và vay ODA, nên bị thiên hạ họ cài vào đó các luật lệ mà quan chức VN có u mê không thấy ra, nhưng hay mơ chuyện vĩ đại, thậm chí đòi vay ODA để kiếm ra 56 tỷ $ để xây cất các dự án đường cao tốc xe lửa có tốc độ vĩ cuồng 350 km/h.
Đó là câu chuyện dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục chậm thêm 11 tháng, là phải tới cuối năm 2018. Dự án này có tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD vào năm 2008, thì sau nhiều lần trì hoãn do thiếu vốn, thi công yếu kém, nhà thầu kém cỏi và vốn đầu tư phát sinh là đội vốn lên tới 868 triệu USD mà chủ yếu là vốn vay ODA của TQ. Tức là vốn vay ODA của TQ tới 669 triệu USD. Cái dự con lừa thế kỷ này kéo dài tới 10-năm mà xây cất đoạn đường có mười mấy cây số. Và mang bóng dáng con kền kền là Exim Bank of China, hay Export–Import Bank of China (của chính phủ Bắc Kinh làm chủ đầu tư), nó khác Export–Import Bank of the Republic of China (Đài Loan).
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông |
Tôi thì không hiểu đồng chí “4 tốt và 16 vàng” ấy lại chậm giải ngân cho Tổng Trọng 250 triệu $ để làm cho nhanh mà cứ than thiếu vốn và đói vốn nhỉ?
Ôi thôi, tôi nghiệm ra rằng với thời gian thi công câu giờ ấy thì kết cục lại đổ lên đầu người dân VN phải gánh tiền lãi để trả có lẽ là rất lớn, kể cả nợ đáo hạn sau này và lãi suất ấy sẽ không hề rẻ chút nào thì chẳng thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm thì quả là chuyện lạ quái đản.
Thế giới thì có nhiều cái tên “Exim Bank”. Nhưng cái tên Exim Bank kiểu China thì nó có thành tích gieo rắc nỗi kinh hoàng cho một số quốc gia vay nợ mà trả nợ không nổi, thậm chí đổ nợ vì nó.
Trong dự án đầu tư và giao kèo ký kết có lẽ người nhà của đảng bị TQ cho "ăn thịt lừa" hoài mà có vẻ họ vẫn không chán ăn, mà trái lại người nhà của đảng CSVN còn nghiện thêm món thịt lừa “Made in China” thì phải.
Hãy nhớ rằng, đối với các dự án đầu tư, nếu biết khôn khéo đàm phán để cài vào đó những luật mà mình đưa ra để dự phòng đối tác mất uy tín chậm trễ tiến độ thi công thì mình xù nợ vay của họ, thậm chí lấy cớ trục xuất luôn cái công ty TQ ấy khỏi lãnh thổ, bắt họ tháo hêt những thứ đó mà mang về nước, hũy hết dự án đầu tư của họ, thậm chí bắt họ bồi thường ngược lại. Có lẽ VN sẽ không bao giờ xẩy ra chuyện này, vì thích đi vay, và vay ODA, nên bị thiên hạ họ cài vào đó các luật lệ mà quan chức VN có u mê không thấy ra, nhưng hay mơ chuyện vĩ đại, thậm chí đòi vay ODA để kiếm ra 56 tỷ $ để xây cất các dự án đường cao tốc xe lửa có tốc độ vĩ cuồng 350 km/h.
Tại VN thì các dự án xây cất hạ tầng cho đến những dự án yết hầu của quốc gia là những dự án kinh tế lớn từ điện lực, rồi dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, Lâm Đồng và rất nhiều dự án của TQ hầu như bao trùm hết quốc gia này mà gần như dự án nào cũng thua lỗ, gây ô nhiễm môi trường, vậy mà vẫn có kẻ lại thích ăn thị lừa TQ không biết ngán, kể cả xây cất cái Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình nó cũng do TQ trúng thầu. Mà xây sân vận động bóng đá thì TQ hoàn toàn không có bất cứ kinh nghiệm nào để xây dựng, và trên thế giới thì vẫn chủ yếu do các công ty kiến trúc và xây dựng của Âu châu họ mới có kinh nghiệm xây sân vận động.
(*) Trên thế giới thì có một số quốc gia rất cứng rắn với các dự án đầu tư của TQ trúng thầu như đường sắt cao tốc, viễn thông, và những quốc gia ấy sẵn sàng cho đình chỉ ngay dự án bôi bác chây lỳ của TQ, và trục xuất bắt các nhà thầu TQ tháo ra mà mang về nước. Ta còn nhớ trong lĩnh vực viễn thông thì tập đoàn Huawei của TQ xưa kia tưởng bở bao thầu phân nửa thị trường viễn thông thế giới, kết cục đấu thầu xong thì cắt xén làm sai thiết kế dự án ban đầu mà còn cài gián điệp ghép vào ấy thì bị một số quốc gia đuổi cổ và bắt tháo gỡ mang về quê nhà ở TQ mà dùng, đã thế còn bị phạt tiền, và cấm không được đầu tư lần nào nữa ở nước đó.
Phương Thơ
(Blog Phương Thơ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét