Bình luận ảnh:
Với cử chỉ "lấy khăn lau mồ hôi" khi đọc báo cáo Chính phủ tại Lưỡng hội hôm 5/3 vừa rồi, phải chăng Lý Khắc Cường kín đáo phát tín hiệu cho Mỹ thấy: kinh tế Trung Quốc ốm yếu lắm rồi?
Phát hiện tín hiệu vui này, TT Mỹ trump lập tức hủy cuộc gặp Tập Cận Bình vào cuối tháng 3 này...
He...he...Nội bộ Trung Quốc chơi nhau, đá nhau thâm hậu thật...
Tổng thống Trump không gặp Chủ tịch Tập Cận Bình như dự kiến
Một hội nghị thượng đỉnh nhằm ký kết thỏa thuận thương mại giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không diễn ra vào cuối tháng Ba – như đã thảo luận trước đây, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết hôm thứ Năm.
Hãng Reuters đưa tin, ông Steven Mnuchin, nói chuyện với các phóng viên sau phiên điều trần của Ủy ban Tài chính Thượng viện, ông cho biết, cả 2 bên đều “làm việc với thiện ý” để cố gắng đạt được một thỏa thuận “nhanh nhất có thể”.
Kể từ khi Tổng thống Trump trì hoãn thời hạn tăng thuế quan đe dọa đối với hàng hóa Trung Quốc là ngày 1/3, sau vòng đàm phán cuối tháng 2, đã không có cuộc gặp trực diện nào mới giữa 2 lãnh đạo được lên kế hoạch trong các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và các quan chức Mỹ cho biết các cuộc đàm phán vẫn có các tiến bộ.
“Chúng tôi đang tiến hành công việc rất tốt trong đàm phán với Trung Quốc”, Tổng thống Trump cho biết với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm thứ Năm, khi ông gặp Thủ tướng Ireland Leo Varadkar.
Tổng thống Trump thừa nhận hôm thứ Tư rằng, ông Tập có thể miễn cưỡng tớiHoa Kỳ gặp tổng thống Mỹ tại dinh thự riêng của ông Trump tại Mar-a-Lago mà không có thỏa thuận trong tay – sau khi ông Trump đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh ở Việt Nam với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un mà không có thỏa thuận hòa bình.
Nhưng Tổng thống Trump nói rằng, ông không vội vàng để hoàn thành một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Washington và Bắc Kinh đã trải qua một cuộc chiến tranh thương mại khi Hoa Kỳ buộc Trung Quốc phải chấm dứt một thực tiễn và chính sách đã mang lại lợi thế không công bằng cho các công ty Trung Quốc, bao gồm trợ cấp công nghiệp, giới hạn tiếp cận thị trường đối với các công ty nước ngoài, và cáo buộc trộm cắp tài sản trí tuệ.
Tại một phiên điều trần riêng tại Hạ viện hôm thứ Năm, ông Mnuchin nói rằng các yếu tố trong các cuộc thảo luận sẽ được giải quyết trong tương lai gần, vì hai bên đã nghiên cứu một tài liệu dài 150 trang.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trong một cuộc tranh chấp thuế quan, áp thuế lẫn nhau đối với các sản phẩm của cả 2 bên, gây thiệt hại cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hàng tỷ đô la, thị trường khuấy đảo và chuỗi cung ứng sản xuất bị gián đoạn.
Lưỡng hội Trung Quốc: Lý Khắc Cường toát mồ hôi khi đọc báo cáo chính phủ
Trong khuôn khổ Lưỡng hội, Báo cáo công tác chính phủ năm 2019 đã được Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường công bố hôm 5/3. Ngoài giảm các mục tiêu tăng trưởng kinh tế như dự đoán, việc tránh tránh sự tan rã của ngành kinh tế và làm lung lay nhận thức “chống rủi ro” của đất nước cũng đã được đưa vào trong báo cáo. Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan cho biết, ông Lý Khắc Cường đã toát mồ hôi khi đọc báo cáo, phần nào cho thấy ông đang chịu nhiều áp lực lớn.
Trung Nam Hải đề phòng rủi ro, Lý Khắc Cường toát mồ hôi khi đọc báo cáo vì áp lực lớn
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), hai chữ “rủi ro” nhiều lần xuất hiện trong bản báo cáo của ông Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, trên truyền thông giỏi về dẫn hướng dư luận của chính quyền Trung Quốc, tự nhiên đã không thể hiện được ý thức đậm sự rủi ro này.
Ví dụ, trong báo cáo thừa nhận, Trung Quốc hiện “không ổn định, các nhân tố không xác định đã gia tăng, rủi ro từ bên ngoài đưa vào cũng tăng cao, áp lực nền kinh tế trong nước đi xuống cũng lớn hơn”, “khó khăn thực thể kinh tế tương đối nhiều, khoản vay dành doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn, vấn đề lãi xuất đắt đỏ vẫn chưa được giải quyết hiệu quả”, “rủi ro trong các lĩnh vực như tài chính vẫn không hề giảm”.
Ngoài rủi ro, bản báo cáo này cũng vòng vo nhắc đến 2 chữ “nguy cơ”. Nội dung là, tình hình quốc tế phức tạp và thay đổi nhiều, cần duy trì sức mạnh chiến lược, “dám ứng phó với thách thức, khéo về biến nguy cơ thành cơ hội”.
CNA nói, khi ông Lý Khắc Cường đã toát mồ hôi khi đứng đọc báo cáo, mồ hôi còn chảy cả vào trong kính, thỉnh thoảng ông phải lấy khăn để lau.
Từ những cảnh quay được trực tiếp trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) có thể thấy, trong văn bản báo cáo công tác chính phủ mà các đại biểu nhận được, có nhiều câu bị xóa. Theo thành viên của nhóm soạn thảo tiết lộ, đến trước khi ông Lý Khắc Cường đọc báo cáo (ngày 5/3), báo cáo vẫn liên tục được sửa đổi, trong thời gian đón năm mới, người làm thêm giờ nhiều nhất có lẽ là Thủ tướng, Thủ tướng phải dẫn dắt mọi người cùng sửa báo cáo.
Bài viết của nhà bình luận Lã Nguyệt trên truyền thông Hồng Kông cho biết, áp lực của ông Lý Khắc Cường đúng là tương đối lớn, báo cáo của ông một mặt phải tập trung vào vấn đề quan trọng là phát triển kinh tế và xã hội, một mặt cần phải chú ý đến trọng điểm là lợi ích thiết thân của dân chúng. Trong vai trò là Thủ tướng, nên những vấn đề này đều đang đè lên vai ông và không thể né tránh.
Báo cáo của ông Lý Khắc Cường thể hiện ra hai chữ “rủi ro”, cũng ứng với những gì trước đó ông Tập Cận Bình nhắc đến trong nhiều lần phát biểu, trước khi khai mạc Lưỡng hội, ông Tập Cận Bình đã nói trong hội nghị Bộ Chính trị rằng, Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro to lớn ở các phương diện, nếu quan chức khiến cho rủi ro nâng cấp thành mối đe dọa thực sự, họ đều sẽ phải gánh vác trách nhiệm. Trước đó, hồi tháng 1, ông Tập Cận Bình đưa ra cảnh báo về rủi ro trong một hội nghị mà thành viên tham gia là quan chức cấp tỉnh và cấp bộ.
Hôm 1/3, học giả về Kinh tế và Chính trị Trình Hiểu Nông đã chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng, rủi ro thực sự mà chính quyền Trung Quốc hiện đang đối mặt chính là rủi ro về kinh tế, các suy đoán đối với các rủi ro khác đều dựa vào giả thiết nền kinh tế đi xuống dẫn đến phản ứng dây chuyền. Nhưng trong thể chế như hiện nay của Trung Quốc, rủi ro kinh tế cũng chính là rủi ro về chính trị. Ông cho rằng, rủi ro về kinh tế của Trung Quốc là xu thế tất nhiên, chứ không nằm ở quyết sách sai lầm. Còn rủi ro về chính trị lại biểu hiện rõ hơn trong quan trường Trung Quốc hiện nay.
Nhà bình luận thời sự Hằng Hà trước đó cũng cho biết, nguy cơ của chính quyền Trung Quốc không chỉ là kinh tế, mà là toàn bộ các phương diện, có thể nói từ khi đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập đến nay chưa từng gặp nguy cơ nghiêm trọng như thế này, dù là khi “Cách mạng Văn hóa” kết thúc cũng không có nghiêm trọng như thế này.
Nhiều chi tiết trong báo cáo của ông Lý Khắc Cường bị nghi ngờ
Ông Lý Khắc Cường đã đọc báo cáo khoảng 100 phút, về phương diện phát triển kinh tế Trung Quốc, ông có nhắc đến việc hạ thấp mục tiêu kinh tế và giảm thuế: mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2019 là 6 – 6,5% (trong Báo cáo công tác chính phủ năm ngoái, mục tiêu này đặt ra là khoảng 6,5%). Năm 2019, tỉ lệ thuế trong các ngành sản xuất giảm từ 16% xuống còn 13%; tỉ lệ thuế trong các ngành giao thông vận tải, xây dựng sẽ giảm từ 10% xuống 9%.
Dư luận Trung Quốc nhiều năm kêu gọi giảm thuế giảm phí, cuối cùng trong báo cáo công tác chính phủ năm nay đã xuất hiện cải cách mạnh mẽ.
Tuy nhiên, học giả Tài chính Hạ Giang Binh phân tích với truyền thông Đài Loan, theo quyền lực của ông Lý Khắc Cường, nhiều nhất thì chỉ có thể giảm thiểu được chi phí hành chính của chính phủ, chứ không quản được vấn đề chi tiêu quá nhiều hoặc vấn đề nhân sự của các đảng, chính phủ, quân đội và các đơn vị sự nghiệp, đây là trở lực lớn nhất của cải cách.
Cũng có người dân cho rằng, “đích cuối cùng của giảm thuế là giảm người”, trừ phi cải cách cơ cấu quy mô lớn, nếu không, chính phủ vẫn chi tiêu nhiều như thế trong khi trong tình hình nguồn tài nguyên có hạn; nhưng “giảm người” thì sẽ đối mặt với rủi ro bất ổn định.
Bên cạnh đó, báo cáo công tác chính phủ của ông Lý Khắc Cường không nhắc đến kế hoạch “Made in China 2015 nữa”, trong khi đó, báo cáo năm 2018, ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần nhắc đế kế hoạch này.
Chính phủ Mỹ từng nói thẳng, “Made in China 2015” là “chỉ nam đánh cắp” quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ mà Trung Quốc sử dụng. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross
từng nói, “Made in China 2025” là kế hoạch chiến lược đáng sợ của Trung Quốc, nó tạo thành mối đe dọa đến quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
từng nói, “Made in China 2025” là kế hoạch chiến lược đáng sợ của Trung Quốc, nó tạo thành mối đe dọa đến quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Học giả Tăng Chí Siêu thuộc Quỹ nghiên cứu chính sách quốc gia Đài Loan cho rằng, đây chẳng qua chỉ là kế hoãn binh của Trung Quốc đối với Mỹ, bề mặt là để Mỹ nhìn thấy được Trung Quốc có thành ý muốn giải quyết chiến tranh thương mại, nhưng thực tế Trung Quốc vẫn ngầm tiếp tục phát triển kế hoạch “Made in China 2025” để duy trì năng lực cạnh tranh của mình.
Trí Đạt
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét