Phạm Viết Đào.
Bài “Đại
tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”: (01/02/2015 08:44
GMT+7- http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html)
Xuất hiện đầu năm 2015,
trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 12; bài viết có ý ve vãn Trung Quốc. Sự ve vãn
này nhằm tranh thủ Trung Quốc dồn phiếu cho ai đây?
Kiểm chứng 1: Tướng Vũ Lập bị hạ độc vào thời
điểm sau khi ông bày tỏ “sự băn khoăn” về lệnh “lui quân” của BT Bộ Quốc phòng
tại mặt trận Vị Xuyên?
Trong bài "Đại
tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông
https://vietnamnet.vn › Thời sự
“ 01/02/2015 08:44
GMT+7 đăng trên Vietnamnet, tác giả là Đại tá Khuất Biên Hòa, thư ký của Đại
tướng Lê Đức Anh có một số thông tin, nhận định cần phải kiểm chứng thêm trao
đổi lại nội dung bài viết này vì: hiện Tướng Lê Đức Anh đang còn sống, nếu
không minh bạch có thể dẫn tới gây hiểu lầm, gây tranh cãi cho một số vấn đề
lịch sử liên quan tới quan hệ Việt-Trung-Mỹ.
Bài viết có đăng kèm ảnh chụp Đại tướng Lê Đức Anh ngồi đang nói và Đại tá Khuất
Biên Hòa đang cầm bút ghi. Đưa hình ảnh này minh họa cho bài viết chắc tác giả-
Đại tá Khuất Biên Hòa muốn thông điệp về độ xác thực của nguồn tin bài viết;
bài viết này đã được ông Lê Đức Anh đồng ý công bố.
Đây là bài viết công bố năm 2015, sau khi ông Lê Đức Anh đã nghỉ hưu trên cương
vị Chủ tịch nước năm 1997. Như vậy, nội dung và các thông tin trong bài đã có một
độ lùi về mặt thời gian gần 30 năm, sau các sự kiện xảy ra tong bài và sau 10
năm ông Lê Đức Anh rời chính trường...
Những thông tin trong bài hết sức quan trọng liên quan tới các sự kiện đối ngoại
tầm vĩ mô giữa Việt Nam không chỉ với Trung Quốc và liên quan tới Cămpuchia và
cả với Mỹ.
Thông tin trong bài còn liên quan tới cuộc chiến tại Mặt trận Vị Xuyên, liên
quan tới Thượng tướng Vũ Lập, nguyên Tư lệnh Quân khu 2, có dư luận qua đời do
bị Tình báo Hoa Nam đầu độc. Đại tướng Lê Đức Anh không chỉ là nhân chứng mà trực
tiếp can dự vào những sự kiện quan trọng gắn với lịch sử Việt Nam đương đại được
nêu trong bài viết…
Tướng Vũ Lập-Tư lệnh Quân khu 2 “
băn khoăn” về lệnh lui binh tại Mặt trận Vị Xuyên ?
Bài viết của Đại tá Khuất Biên Hòa có đoạn sau đây:
“…Khi lên thị sát biên giới, tướng Lê Đức Anh nhắc nhở thì anh em thôi,
không bắn, không chửi lại nữa. Ông nói với anh em: “Chừ họ chửi một, các đồng
chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì
không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình”.
Anh em cán bộ hỏi: "Vậy thưa Thủ trưởng, giờ ta làm gì để giải quyết được
tình hình?". Ông bảo, họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và
quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta
"bắn lại" bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại
tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung. Ở cao điểm Vị
Xuyên, bộ đội hai bên nhìn rất rõ nhau vì chỉ cách nhau mấy chục thước. Ông bảo
anh em mang thuốc hút và diêm quẹt sang mời họ. Bên họ cũng nhiều anh em nghiện
thuốc nên họ phấn khởi lắm. Bộ đội hai bên nói chuyện với nhau và cũng thôi
không chửi, không bắn nhau nữa.
Tại một
số điểm chốt, ông bảo anh em hãy lui về phía sau một quãng. Cán bộ, chiến sỹ đều
nói rằng “Nếu mình lui mà bên kia họ lên thì lo lắm!”. Ông bảo “Cứ rút đi!”. Tiếp
đó, ông cho rút từng phần các đơn vị chủ lực về phía sau, về tuyến hai để đưa
dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Lúc đó tâm lý
chung của các "Tư lệnh chiến trường" và cán bộ chỉ huy các cấp là lo
sợ, không anh nào dám cho chủ lực và các đơn vị dưới quyền mình lui xuống. Một
hôm ông đến sở chỉ huy của Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2 ở phía dưới Phố Lu; khi
tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu kéo đồng chí An là Chỉ huy trưởng Sư đoàn 316 lại
gặp riêng ông và hỏi: "Báo cáo Bộ trưởng, đêm qua đồng chí An này đã báo
cáo tôi cho đơn vị của đồng chí này lui xuống?!" Ông liền trả lời: “Đúng
thế!”, thì tướng Vũ Lập tỏ vẻ sửng sốt, bất ngờ mà nói rằng "Vậy thì xin
anh cho văn bản!" Tướng Anh liền bảo đồng chí Phi Long, Cục phó cục Tác
chiến: “Viết lệnh để tôi ký liền!”. Thấy thái độ kiên quyết của ông, ông Vũ Lập
liền nói vẻ xoa dịu: "Anh lệnh thì chúng tôi chấp hành, dù mệnh lệnh bằng
giấy hay bằng miệng cũng chấp hành. Nhưng anh cho giấy để cơ quan còn lưu trữ."
Thực chất lúc này, đối với ý định của ông, chưa phải là điều
chỉnh bố trí chiến lược, mà ông chỉ thực hiện điều chỉnh sơ bộ, vừa để cho thế
phòng thủ biên giới của bộ đội ta có chiều sâu, có thế vững chắc hơn, vừa để
thăm dò phía bên kia. Khi trở về Hà Nội, ông đã báo cáo hết tình hình với Bộ
Chính trị.
Tiếp đó, cuối tháng 7/1991, tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên của Bộ Chính trị sang Trung Quốc (thực chất là “đi tiền trạm”) bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cùng đi có đồng chí Hồng Hà, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Sáng ngày 28 bắt đầu khởi hành. Trên đường đi Bắc Kinh, các ông dừng chân ở Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây…”
Tiếp đó, cuối tháng 7/1991, tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên của Bộ Chính trị sang Trung Quốc (thực chất là “đi tiền trạm”) bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cùng đi có đồng chí Hồng Hà, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Sáng ngày 28 bắt đầu khởi hành. Trên đường đi Bắc Kinh, các ông dừng chân ở Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây…”
(http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html)
Đọc đoạn trên của bài có 1 thông tin cần phải được minh định: Đại tướng Lê Đức
Anh trên cương vị Bộ Quốc phòng gặp và làm việc với Thượng tướng Vũ Lập, Tư lệnh
Quân khu 2 vào thời gian nào? Tại đâu?
Bài viết không ghi mốc thời gian về cuộc gặp làm việc giữa Tướng Lê Đức Anh
trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với Tướng Vũ Lập, trên cương vị Tư lệnh
Quân khu 2 vào đoạn kế tiếp sau đó: “Tiếp đó, cuối tháng 7/1991, tướng
Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên của Bộ Chính trị sang Trung Quốc”…Bài viết vòn ghi rõ “sáng ngày 28”…
Nếu người đọc lướt qua thì có thể dễ nhầm cuộc gặp với Tướng Vũ Lập diễn ra
quãng đầu năm 1991 hoặc cuối năm 1990?
Trước hết về mặt thời gian, Theo WikiPedia viết về Đại tướng Lê Đức Anh: ”Tháng
12 năm 1986, ông được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt
Nam. Từ ngày 16 tháng 2 năm 1987[2] đến 10 tháng 8 năm 1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phó bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân sự Trung ương.” ( WikiPedia)
Cũng theo WikiPedia thì Thượng tướng Vũ Lập đảm nhận Tư lệnh Quân khu 2 “Từ
năm 1978 đến năm 1987…”
Một nguồn
tin khác ghi:” Tướng Vũ Lập qua đời ngày 18/7/1987 sau một cơn đau tim?”
Qua các
nguồn tin trên, đối chiếu và khớp với bài viết có thể xác định được cuộc làm việc
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh chỉ có thể diễn ra từ sau tháng 2-1987,
ngày ông nhận chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trước 18/7/1987, ngày qua đời
của Tướng Vũ Lập…
Thời điểm trước tháng 7/1987, mặt trận Vị Xuyên vẫn còn rất nóng bỏng, đúng như
bài viết của Đại tá Khuất Biên Hòa. Và như vậy, chủ trương “lui binh” tại Mặt
trận Vị Xuyên được xác đình trong giai đoạn từ 2/1987-7/1987. Chủ trương này do
đích thân Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp ra lệnh cho
Tư lệnh Quân khu 2, Thượng tướng Vũ Lập…
Bài viết của Đại tá Khuất Biên Hòa cũng đã viết: khi nhận lệnh này Tư lệnh Quân
khu 2, Tướng Vũ Lập đã bày tỏ băn khoăn về “ lệnh lui binh” này nên đã đề nghị
Tướng Lê Đức Anh ký lệnh bằng văn bản và Tướng Lê Đức Anh đã ký…
Tướng Lê Đức Anh gặp Tướng Vũ Lập
và Sư trương 316 tại Phố Lu, Lão Cai ?
Trong bài, Đại tá Khuất Biên Hòa có viết Tướng Lê Đức Anh gặp Tướng Vũ Lập và
Sư trưởng 316 Nguyễn Antại “sở
chỉ huy của Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2 ở phía dưới Phố Lu…” Đây là thông tin đề nghị Đại tá
Khuất Biên Hòa kiểm tra lại?
Thứ nhất, sau khi tham gia Chiến dịch mang Mật danh MB 84, theo một số CCB thì
F 316 không chuyển qua phố Lu Lào Cai đóng quân mà chuyển về Phú Thọ. Thứ 2,
trong giai đoạn 1987, chiến sự ác liệt, do đó Bộ chỉ huy Quân khu 2 đóng ở Yên
Bái, không ở Phố Lu; Còn Tướng Vũ Lập chỉ có thể ở Yên Bái hoặc Sở chỉ huy tiền
phương Mặt trận Vị Xuyên đặt ở thị xã Hà Giang?
Tóm lại: lệnh lui quân tại Vị Xuyên được phát ra trong giai đoạn từ “2/1987 tới
tháng 7/1097”; Tướng Vũ Lập-Tư lệnh Quân khu 2 qua đời, cò nguồn tin cho rằng bị
Tình báo Hoa Nam đầu độc sau cái lệnh lui binh của BT Bộ Quốc phòng tại chiến
trường Vị Xuyên!
Kiểm chứng 2: TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH HAY ĐẠI
TÁ KHUẤT BIÊN HÒA “XÓA ÁN TÍCH” CHO TRUNG QUỐC-XÂM LƯỢC VỊ XUYÊN-HÀ GIANG? ( Phần
2 )
Trong
bài “Đại tướng Lê Đức Anh
với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”của Đại tá Khuất Biên Hòa đăng trên
Vietnamnet năm 2015 có đoạn sau đây: ”Ngay sau đại hội, đầu năm 1987, có cuộc
họp "Bộ Chính trị hẹp" tại Nhà Con rồng-Bộ Quốc phòng. Tại đây, sau
hai chuyến đi thị sát trực tiếp toàn tuyến biên giới phía Bắc trở về, tướng Lê
Đức Anh đã báo cáo toàn bộ tình hình biên giới phía Bắc, báo cáo những suy nghĩ
của ông về Mỹ, Trung Quốc, về các nước ASEAN, liền sau đó, ông giải trình những
đề xuất của mình. Ông nói: “Trên biên giới, phía bên kia họ bắc loa chửi ta và
kể công, nếu bộ đội ta cứ chửi lại, bắn lại thì không làm được công tác tư tưởng.
Thà rằng họ đánh sâu vào nội địa ta như Pôn Pốt đánh ta ở biên giới Tây Nam thì
ta nói họ là xâm lược và ta kêu gọi chống xâm lược thì dễ. Đằng này qua thăm
dò, khảo sát trực tiếp, qua tin tức và phân tích tình hình nhiều mặt, tôi thấy
rằng họ không có ý đồ xâm lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục
đích khác, ngoài ý đồ xâm lược."
(http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html)
Trong đoạn trên có thông tin quan trọng:
"-Đằng
này qua thăm dò, khảo sát trực tiếp, qua tin tức và phân tích tình hình nhiều mặt,
tôi thấy rằng họ không có ý đồ xâm lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm
một mục đích khác, ngoài ý đồ xâm lược…"
Nếu đây
thật sự là ý kiến của Tướng Lê Đức Anh thì cần xem lại vì: thời điểm năm 1987
ông đã được bầu vào Bộ Chính trị và nắm chiếc ghế BT Bộ Quốc phòng; Và thời điểm
công bố ý kiến này vào năm 2015, thời điểm ông đã nghỉ hưu 1997 và đã qua cương
vị Chủ tịch nước?
Nếu coi việc Trung Quốc điều một lực lượng quân đội lớn, nhiều tài liệu đưa khoảng
50-60 vạn quân, với những tướng lĩnh hàng đầu, quân đội Trung Quốc lấn sâu vào
đất ta riêng ở khu vực cửa khẩu Thanh Thúy, quân Trung Quốc vào sâu đất Việt
Nam tại các điểm cao 685, A 6 A- A 6 B và các cao điểm 400-300 ( Đồi Đài, Đồi
Cô X.)cách đường biên khoảng 1000 m? Phía Việt Nam đã phải chịu tổn thất 5000 bộ
đội hy sinh;..số thương vong là…Còn phía Trung Quốc nhiều nguồn tin cho biết mất
15000 quân…Trung Quốc đưa quân sang để “chọc chơi” hay mục đích khác là gì hay
như tháng 2/1979 sang để dạy cho Việt Nam 1 bài học về cách đánh nhau và “đường
ăn nết ở”?
Thế mà bài viết ghi ý kiến của Tướng Lê Đức Anh:”họ không có ý đồ xâm lược,
mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục đích khác, ngoài ý đồ xâm lược…” Nhận định trên đây có đúng sự thật lịch sử
về cuộc xung đột tại Vị Xuyên?
Bài của Đại tá
Khuất Biên Hòa công bố 2015, thời điểm đã có độ lắng về thời gian và
với tư cách, cương vị người đứng đầu Bộ Quốc phòng và đứng đầu nhà nước, Tướng
Lê Đức Anh được tiếp cận tất cả các nguồn tin chính thống nhất, quan trọng nhất,
gốc nhất. Ý kiến của Tướng Lê Đức Anh hoàn toàn khác với ý kiến võ đoán, thậm
chí xuyên tác của các blogger, FB, thậm chí các nhà báo do họ không được tiếp cận
thông tin gốc và do vị trí vỉa hè của họ?
Về cuộc chiến này, Trung Quốc đã dồn 8/10 đại quân khu, huy động lần lượt 50-60
vạn quân; bộ sậu chiến tranh đầy đủ các bá quan văn võ từ TBT Đảng CS Trung Quốc
Hồ Diệu Bang, Nguyên sóa Diệp Kiếm Anh, Nguyên soái Từ Hướng Tiền trực đến Lão
Sơn động viên úy lão binh sĩ.
Theo
báo chí Trung Quốc, những tướng lãnh Trung Quốc trực tiếp tham chiến, chỉ huy
chiến trường Lão Sơn-Vị Xuyên-Hà Giang 1984 được nêu như sau: “Đại tướng
Dương Đắc Chí (杨得志-Yang Dezhi), Tổng Chỉ huy “tự vệ biên giới” Vân Nam Trung Quốc,
Thượng tướng Hồng Học Trí (洪学智-Hong Xuezhi), Trung tướng Lưu Hóa Thanh (刘华清- Liu Huaqing), Trung tướng
Tần Cơ Vĩ (秦基伟-Tan Jiwei), Thượng tướng
Trì Hạo Điền (迟浩田- Chi Haotian), Trung tướng Dương Bạch
Băng (杨白冰- Yang Baibing), Thượng tướng Triệu Nam Khởi (赵南起-Zhao Nan), Trung tướng
Từ Tín (徐信- Xu Xin), Thượng tướng Quách Lâm Tường (郭林祥- Guo Linxiang), Trungtướng Vưu Thái Trung (尤太忠-You have Taizhong), Trungtướng Vương Thành Hán (王诚汉- Wang Cheng Han),Trung tướng
Trương Chấn (张震-Olivia), Trung tướng Lý Đức Sanh (李德生- Li Desheng), Thượng tướng Lưu Chấn Hoa (刘振华- Lưu Zhenhua), Trung tướng
Hướng Thú Chí (向守志- Shouzhi), Thượng tướng Vạn Hải Phong (万海峰-Wan Haifeng), Trung tướng Vương Hải (王海-Wang), Trung tướng Phan Bình tự (Ba Hùng), Cục trưởng Cục Quân
báo, và Trung tướng Nguyễn Như Văn (Tư Văn) Cục phó Tổng cục Tình báo quốc
phòng Bộ Quốc Việt Nam.
Ngoài ra còn có một lực lượng 26 tướng lĩnh trẻ tham chiến gồm có: Thiếu tướng
Trương Vạn Niên (张万年- Zhang Wannian), Tư lệnh, tham mưu phó
Quân đoàn 43, Bộ chỉ huy tại núi 127 Laoshan. Vu Vĩnh Ba (于永波 – Yu
Yongbo ) Chính ủy, Chính trị viên của pháo binh, Bộ chỉ huy tại núi 32, 33
Laoshan. Thiếu tướng Lương Quang Liệt (梁光烈) Tư
lệnh Quân đoàn 20, Bộ chỉ huy tại núi 50, và 58 Laoshan. Trợ lý Tham mưu trưởng
Đại tướng杨得志 (Yang Dezhi Dương Đắc Chí) Tổng Chỉ
huy chiến trường Tây Nam-Vân Nam. Thiếu tướng Lý Cửu Long (李九龙) Tham
mưu trưởng Quân đoàn 31, Bộ chỉ huy tại núi ngọn núi 11 Laoshan. Thiếu tướng
Đinh Văn Xương (丁文昌) Trợ lý Tham mưu trưởng chiến trường
Laoshan. Thượng tướng Ngô Quan Xứ (吴铨叙) Chính
trị viên Cục Hậu cần Quân đoàn 47. Thiếu tướng Đinh Văn Xương (丁文昌) Chính
ủy, Chính trị viên của pháo binh Quân đoàn 14, Bộ chỉ huy tại đỉnh núi 48 và 49
Laoshan. Thiếu tướng Từ Vĩnh Thanh (徐永清 – Xu
Yongqing) Chính trị viên Lực lượng vũ trang biên phòng Quân đoàn 42, bộ chỉ huy
tại đỉnh núi 27 Laoshan. Thiếu tướng Lý Cảnh (李景 – Li
Jing) Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn 41, bộ chỉ huy tại núi 121. Thiếu tướng
Vương Thụy Lâm (王瑞林 – Wang Ruilin) Chính trị
viên Quân đoàn 199. Thượng tướng Trương Thái Hằng (张太恒-Zhang
Taiheng) Tham mưu trưởng Quân đoàn 42, bộ chỉ huy tại ngọn núi 124. Thiếu tướng
Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) Tư Lệnh Sư đoàn 67, Bộ chỉ
huy tạingọn núi C211. Thiếu tướng Cốc Thiện Khánh (谷善庆-Gu
Shanqing) Chính ủy Quân đoàn 67. Thiếu tướng Trương Liên Trung (张连忠 –Zhang
Lianzhong) Tư lệnh, Quân đoàn 43 pháo binh. Thiếu tướng Vu Chấn Vũ (于振武- Yu
Zhenwu) Chính trị viên Quân đoàn 27. Thượng tướng Trần Bỉnh Đức (陈炳德) Chính
ủy Quân đoàn 21. Thiếu tướng Lưu Trấn Vũ (刘镇武- Liu
Zhenwu) Chính trị viên Tổng cục Vũ khí Quân đoàn 67. Thiếu tướng Lý Kiền Nguyên
(李乾元- Li Qianyuan) Tư lệnh phó quân đoàn
24. Thiếu tướng Lưu Đông Đông (刘冬冬- Liu
Dongdong) Quân đoàn 21, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 139. Trung tướng Hồ Ngạn Lâm (胡彦林 – Hu
Yanlin) Chính ủy Quân đoàn 61. Thiếu tướng Tô Vinh (苏荣- Su
Rong) Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn 1509. Thiếu tướng Dương Đức Thanh (杨德清) Tư lệnh,
tham mưu trưởng Quân đoàn 21, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 11, 19 và 866. Trung tướng
Uẩn Tông Nhân (温宗仁- Wen Zongren) Trưởng Quân đoàn 14, hồi
phục núi 11. Trung tướng Vương Tổ Huấn (王祖训- Wang
Zu-Tan) Chỉ huy phó Quân đoàn 27, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 13, 34 và 35. Trung
tướng Lưu Thuận Nghiêu (刘顺尧- Liu
Shunyao) Chính ủy Quân đoàn 27, Bộ chỉ huy phục hồi ba ngọn núi 11, 78 và 1509.
Thiếu tướng Trịnh Quảng Thần (郑广臣-
ZhengguangChen) Tư lệnh Sư đoàn 199, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 277…
Về “tướng văn” Trung tướng Lưu Á Châu đã tới đây lấy tài liệu đã viết nhiều
sách trong đó đã 1 cuốn tiểu thuyết về chiến trường Lõa Sơn-Vị Xuyên…
Trong khi Tướng Lê Đức Anh nhận định: ”họ ( Trung Quốc) không có ý đồ xâm
lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục đích khác, ngoài ý đồ
xâm lược…” thì
“Nghị định Số: 23/2012/NĐ-CP Quy định một số chế độ đối với đối
tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc do
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký năm 2012 tại Điều
1. Phạm vi điều chỉnh:
“Nghị định này quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm
y tế, mai táng phí đối với đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở
Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào (sau đây gọi chung là đối tượng trực tiếp tham gia
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế) sau ngày 30 tháng 4 năm 1975
có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên,
xuất ngũ, thôi việc…”
Như vậy, phát ngôn của Tướng Lê Đức Anh hoàn toàn trái với nội dung của Nghị định
23 ký từ năm 2012?
Không chỉ trái với Nghị định 23 mà còn sai với thực tế lịch sử từng xảy ra tại
Mặt trận Vị Xuyên; Hiện nay báo chí đã mô tả rất nhiều về những trận đánh ác liệt,
đẫm máu tại các cao điểm 685, A 6 A- A 6 B, Cao điểm 300-400 (Đồi Đài, Đồi cô
X…)..Những cao điểm này nằm sâu trong đất Việt Nam hơn 1 km thế mà Tướng Lê Đức
Anh, vào thời điểm 1987 là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại phát biểu một câu “xanh
rờn”:” Thà rằng họ đánh
sâu vào nội địa ta như Pôn Pốt đánh ta ở biên giới Tây Nam thì ta nói họ là xâm
lược và ta kêu gọi chống xâm lược thì dễ…”
Theo
thông tin mà người viết bài này nắm được thì phía mặt trận Hà Giang, vùng Yên
Minh, Quảng Bạ, có những nơi mồ mả tổ tiên của bà con người Việt hiện nay nằm
sâu trong lãnh thổ Trung Quốc quãng 2 km. Ngay tại cao điểm 1509, trước
28/4/1984, quân của Sư 313 vẫn chốt giữ điểm cao này; Hiện tại thì cột mốc 254
theo nhiều nguồn tin cho biết nằm ở bình độ 1200, lùi vào Việt Nam khoảng 800
m? Tại Cao Bằng, chỗ Bản Giốc, đường biên giới hiện tại cũng lùi sâu vào đất Việt
Nam?
Xin thưa rằng sau “cuộc lui quân, chấm dứt việc đấu súng, đấu trí của hai
Quân đội, hai Nhà nước, khôi phục đường biên giới hữu nghị, lập lại quan hệ
bình thường giữa hai Quốc gia Việt Nam - Trung Quốc lui quân vĩ đại”- câu chữ của đại tá
Khuất Biên Hòa trong bài “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển
Đông” thì đầu năm 1988, Trung
Quốc đánh chiếm Gạc Ma, gây ra vụ thảm sát 64 chiến sĩ “ lững lẫy năm châu, chấn
động địa cầu” ( Thơ Tố Hữu)…
Một sự thật lịch sử đau thương, rành rành ra đó mà người đứng đầu Bộ Quốc phòng
thời điểm đó, Tướng Lê Đức Anh, sau này là Chủ tịch nước lại khẳng định rằng:
Trung Quốc đưa 50- 60 vạn quân với dàn tướng lĩnh sừng sỏ nhất, đánh Vị Xuyên
ròng rã 10 năm liền lại không nhằm mục đích xâm lược Việt Nam?!
Vừa qua nhóm của Tướng Lê Mã Lương làm cuốn sách “ Gạc Ma Vòng tròn bất tử” mới chi ghi chép tư liệu, lời kể xung
quanh sự kiện này mà bao kẻ đã giẫy nẩy lên như đỉa phải vôi. Xin thưa rằng, nếu
so sánh Gạc Ma với Vị Xuyên thì sự hy sinh của quân ta tại Gạc Ma ít hơn nhiều…
MỘT VÀI SỐ LIỆU VÀ NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN (
1979-1989)
Về phía Trung Quốc:
Nghĩa trang Malifo chôn cất
binh sĩ Trung Quốc chết trận Lão Sơn
“Về quân ta (Trung Quốc), trước sự chuẩn bị mở hầu bao chiến dịch Lưỡng Sơn
vào ngày 2 tháng 4 năm 1984.
Tư lệnh Đại Tướng Dương Đắc Chí (杨得志-Yang Dezhi) chỉ huy, dưới trướng của Đại
Tướng gồm có Quân đoàn 14, Quân đoàn 11, Quân đoàn 1, Tập đoàn 67 (集团军67), Tập đoàn 27 (集团军27), Tập đoàn
quân 13 (集团军13) và Bộ Tư lệnh Hậu Cần.
Ngoài ra còn có Quân đoàn 41, Quân đoàn 42, Quân đoàn 43, Quân đoàn 54, Quân đoàn
55, đóng chốt trước miệng 3 tỉnh Lai châu, Lào Cai, và Hà Giang của Việt Nam.
Bản thống kê những đơn vị của Trung Quốc tham chiến tại chiến trường biên giới
Lão Sơn Lào Cai Việt Nam:
1 – Quân đoàn 11, 14 Côn Minh, tham chiến 4/84-4/85, tử thương 2749, trọng
thương 4152.
2 – Quân đoàn 1, 11 Nam Kinh, tham chiến 12/84-5/85, tử thương 3942, trọng
thương 3435.
3 – Quân đoàn 46, 67 Tế Nam, tham chiến 5/84-4/86, tử thương 4746, trọng thương
3257.
4 – Quân đoàn 21, 47 Lan Châu, tham chiến 4/86-4/87, tử thương 3654, trọng
thương 3264.
5 – Quân đoàn 27 Bắc Kinh, tham chiến 4/87-4/88, tử thương 3087, trọng thương
3649.
Tổng kết từ ngày 2/4/1984 đến ngày
25/4/88, quân Trung Quốc tử thương 15.178, trọng thương 17.757…”
Về
phía Việt Nam:
THIẾU
TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC HUY-NGUYÊN THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN KHU 2:
“Đây là cuộc chiến có quy mô lớn
nhất, chỉ sau chiến tranh giải phóng miền Nam. Trung Quốc huy động 8/10 đại
quân khu với hơn 50 vạn quân; phía Việt Nam huy động 9 sư đoàn với số lượng
quân có lúc lên tới 15 vạn quân. Đây là cuộc chiến ác liệt nhất khi Trung Quốc
cày nát Vị Xuyên, có ngày bắn tới 3 vạn quả đạn pháo, tấn công vào tất cả các
điểm cao của ta. Tổn thất của địch trong trận chiến này rất lớn nhưng có những
trận trong một ngày quân ta hy sinh khoảng 1.000 chiến sĩ…
Cuộc chiến tranh Vị Xuyên đã khiến hơn 5.000 chiến sĩ của ta hy
sinh, đến nay hơn 3.000 người chưa tìm thấy hài cốt; trong nghĩa trang liệt sĩ
Vị Xuyên có hơn 1.700 mộ liệt sĩ nhưng tới 700 ngôi mộ liệt sĩ chưa xác định được
tên tuổi. Tôi kiến nghị phải tổ chức đội rà phá bom mìn, quy tập mộ và hài cốt
liệt sĩ trong cuộc chiến Vị Xuyên để đưa về nghĩa trang...”
(Tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên: Nhiều hài cốt đồng đội đang nằm lại ở khe
núi, hốc đá…
Kiểm chứng 3: CÓ ĐÚNG MỸ DÙNG POL POT ĐÁNH VIỆT NAM ĐỂ TRẢ THÙ?
Trong
bài: “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”: (01/02/2015 08:44 GMT+7- ) có 2 đoạn đáng
chú ý sau đây:
“1.Còn Mỹ, sau thất bại chiến tranh Việt Nam, Mỹ câu kết với phản động quốc
tế, dùng Pôn Pốt ở Cam-phu-chia đánh ta để trả thù, làm cho ta suy yếu và ngăn
chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực, nhưng đến bây giờ ý đồ này cũng đã
thất bại…”
( Lời Tướng Lê Đức Anh-Theo tác giả-đại tá Khuất Biên
Hòa)
2.“Trong khối ASEAN tuy có một số nước trước đây rất "căng" với
ta, nhưng gần đây đã có những dấu hiệu thay đổi. Và cũng có những nước sẽ ủng hộ
ta vào, những nước này từ lâu vẫn có thiện cảm với Việt Nam, từng đồng tình và ủng
hộ Việt Nam chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, như Indonesia chẳng hạn. Ta sẽ
đặt chân vào ASEAN từ cánh cửa của những nước như vậy. Nhưng những bước đi đầu
tiên phải hết sức bí mật và thận trọng. Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước
lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Còn
nếu ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về
chính trị để các nước ASEAN vươn lên”.
( Lời Tướng Lê Đức Anh-theo tác giả-đại tá Khuất Biên Hòa)
(“Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”: (01/02/2015 08:44
GMT+7-
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html)
Để hiểu sâu thêm về những kết luận, đánh giá trên đây là của nguyên Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt
quan hệ Việt-Mỹ, Việt Nam-ASEAN, xin trích giới thiệu tiểu sử của Tướng Lê Đức
Anh:
“Từ
tháng 5 năm 1976, ông là Tư lệnh Quân khu 9. Đến tháng 6 năm 1978, là Tư lệnh
kiêm Chính ủy Quân khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ
Quốc phòng ở mặt trận Tây-Nam; được phong Thượng tướng năm 1980. Năm 1981, khi đang giữ
chức Tư lệnh Quân khu 7, ông được phân công kiêm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,
kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó
trưởng ban, rồi Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia. Năm
1984, ông được phong hàm Đại tướng…” (WikiPedia)
Trong hàng ngũ tướng
lĩnh Việt Nam, có thể nói rằng: không ai có thẩm quyền to và cao hơn Lê Đức
Anh, đặc trách về chiến trường Cămpuchia về mặt quân sự…Lê Đức Anh được phong
quân hàm đại tướng và giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 1984 khi đang chỉ
huy quân tình nguyện Việt Nam tại chiến trường này…
Vậy thì kết luận của Tướng Lê Đức Anh: “Mỹ…dùng Pôn Pốt ở Cam-phu-chia
đánh ta để trả thù, làm cho ta suy yếu và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với
khu vực…” có đúng sự thật lịch sử của giai đoạn đó?
Với tư cách là Tư lệnh chiến trường Cămpuchia, trực tiếp chỉ huy tiêu diệt chế
độ Khơ Me đỏ, khi Tướng Lê Đức Anh cho rằng: Mỹ dùng Pol Pot để trả thù Việt
Nam là dùng bằng cách nào và thông qua phương tiện gì?
Để kiểm chứng lại 2 nhận định trên của Tướng Lê Đức Anh, xin trích một đoạn dưới
đây trong bài ”Khmer Đỏ: Ai từng trợ giúp phe kháng chiến Pol Pot?” Bài vừa
đăng trên BBC ngày 17/11/2018 nhân phiên Tòa xét xử tội diệt chúng của Khơ me đỏ:
(https://www.bbc.com/vietnamese/world-46234452?ocid=socialflow_facebook):
“Trung Quốc thời Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình là nước bảo trợ
chính cho Khmer Đỏ, nhưng Hoa Kỳ là nước cổ vũ chính cho Trung Quốc.
Washington
đã dính líu vào Campuchia từ khi Henry Kissinger làm Cố vấn an ninh Quốc gia và
Ngoại trưởng thời hai tổng thống Richard Nixon và Gerard Ford…
Sau
Cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ theo đuổi chiến lược của Zbigniew Brzezinski ủng
hộ Trung Quốc để chia rẽ khối cộng sản và bao vây Liên Xô, và trừng phạt Hà
Nội, đồng minh của Moscow tại châu Á.
Nước
Anh trong thời gian bà Margaret Thatcher cầm quyền cũng từng hỗ trợ tích cực
cho lực lượng liên minh do Khmer Đỏ chỉ huy trong thời gian 1985-1989.
Và một
quốc gia nữa là Bắc Triều Tiên, nơi luôn nhiệt thành ủng hộ lực lượng chống
Phnom Penh và Hà Nội trong cuộc nội chiến Campuchia.
Ngoài
ra, không thể không nhắc tới Thái Lan, quốc gia láng giềng từng một thời để các
nhóm quân Pol Pot ẩn náu và làm căn cứ kháng chiến chống lại chính quyền Phnom
Penh.
Bàn tay Trung Quốc
Chương
trình trợ giúp của Bắc Kinh cho lực lượng Khmer Đỏ ngay từ khi Pol Pot lên nắm
quyền đã được nhiều nguồn tài liệu khai thác.
Nhưng
sau năm 1979, khi Việt Nam đem quân sang lật đổ chế độ này, Hoa Kỳ tiếp tục
hỗ trợ Pol Pot thông qua Trung Quốc.
Theo
nhà báo Elizabeth Becker, Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski rất tự
hào về chiến lược khuyến khích Thái Lan hợp tác với Trung Quốc để giúp Khmer Đỏ
tái xây dựng lực lượng.
Ông
Brzezinski từng nói về sự kinh tởm đối với chế độ Pol Pol (abomination), vì thế,
Hoa Kỳ sẽ không bao giờ giúp Pol Pot trực tiếp, "nhưng người Trung Quốc
thì có thể làm điều đó".
Lãnh tụ
Đặng Tiểu Bình đặc biệt yêu thích Khmer Đỏ, và giúp cho họ chừng 100 triệu
USD viện trợ các loại một năm, theo Gregory Elich viết trên CounterPunch, hồi 2014.
Đặng từng
nói năm 1984:"Tôi không hiểu vì sao có người muốn loại bỏ Pol Pot? Đúng là
ông ta có phạm một số sai lầm trong quá khứ nhưng nay ông ta đang lãnh đạo
cuộc chiến chống bọn xâm lược Việt Nam cơ mà."
Nhờ chiến
lược này, Pol Pot có căn cứ trên đất Thái Lan, và ngoài Khmer Đỏ còn có mội
đội quân của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Khmer (KPNLF) của Son Sann, và
quân đội riêng của Hoàng thân Norodom Sihanouk (Armée Nationale Sihanoukiste,
ANS).
Ngoài ủng
hộ ngoại giao cho Pol Pot và liên minh Campuchia chống lại chính quyền Hun Sen
cùng Hà Nội và Moscow, Hoa Kỳ còn tác động đến viện trợ quốc tế cho
Campuchia.
Theo
đó, chính quyền Carter yêu cầu các tổ chức cứu trợ quốc tế không cấp viện cho
Hà Nội và Phnom Penh.
Các lá
phiếu của Washington và đồng minh đủ mạnh khiến Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng
Phát triển Á châu không viện trợ cho Campuchia dưới quyền Heng Samrin và Hun
Sen.
Viện
trợ trái lại chỉ được chuyển cho người Campuchia sống ở vùng Khmer Đỏ kiểm
soát.
Sang thời
Reagan và Bush, chính sách chống Hà Nội và Phnom Penh vẫn tiếp tục.
Tới
năm 1985, tiền CIA viện trợ cho các nhóm du kích Campuchia gồm Khmer Đỏ lên tới
12 triệu. Theo điều khoản McCollum, cơ quan cấp viện USAID cũng chuyển quân
trang quân dụng không sát thương dư thừa cho các nhóm du kích đóng ở Thái Lan,
đạt con số 13 triệu USD năm 1989.
Nhưng
có vẻ như nhà bảo trợ chính cho Khmer Đỏ vẫn là Trung Quốc.
Andrew
Mertha, tác giả cuốn "Brothers in Arms: China's Aid to the Khmer Rouge,
1975-1979" từng cho biết 90% viện trợ nước ngoài mà Khmer Đỏ nhận được
đã đến từ Trung Quốc.
Các khoản
này gồm thực phẩm, vật liệu xây dựng tới xe tăng, máy bay, pháo.
"Trong
khi chính quyền đang giết dân của họ thì kỹ sư và cố vấn quân sự Trung Quốc vẫn
tiếp tục huấn luyện nước đồng minh cộng sản".
Qua thông tin của bài viết trên BBC, theo người viết bài này là khách quan, bài
viết chỉ ra Mỹ và một số quốc gia khác như Thái Lan, Anh, Bắc Triều Tiên… có
tham gia việc hỗ trợ cho Khơ Me đỏ, nhưng vai trò bảo trợ chính đổ tiền của nhiều
nhất là Trung Quốc…Thế nhưng trong bài của Đại tá Khuất Biên Hòa, Tướng Lê Đức
Anh lại không hề nhắc tới Trung Quốc mà chỉ nhắc tới Mỹ và phản động quốc tế đã
dung Pol Pot đánh Việt Nam?
Còn quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN và Mỹ có đúng như lời Tướng Lê Đức Anh do Đại
tá Khuất Biên Hòa thuật lại:” Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước lớn
sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Còn nếu
ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về
chính trị để các nước ASEAN vươn lên”.
Các nước ASEAN phát triển thịnh vượng về kinh tế là do họ biết phát huy nội lực,
kết hợp hài hòa quan hệ Đông Tây giữa Mỹ-Tây Âu và Nhật Bản; Họ cũng rất biết
tranh thủ Trung Quốc đúng bài, giữ khoảng cách để không để bị lệ thuộc vào
Trung Quốc từ kinh tế đến chính trị văn hóa…
Thế giới xưa nay đã từng hình thành nên các khối liên minh bởi 2 tác nhân: liên
minh tự nhiên do bởi cái hoàn cảnh địa- chính trị-văn hóa… hoặc liên minh do bởi
sự áp đặt từ quốc gia này với quốc gia khác ( xâm lược-thực dân): Liên minh bởi
ý thức hệ…
Trong thế kỹ XX, thế giới hình thành “ phe xã hội chủ nghĩa” chiếm ¼ dân số thế
giới” để rồi cuối thế kỷ tan như bong bóng xà phòng, bởi đây là khối liên minh
ý thức hệ cùng đồng chí cộng sản với nhau…
Còn khối liên minh EU là khối liên mịnh địa chính trị-kinh tế-văn hóa; Tuy đang
có nhiều trục trặc nhưng do trên cơ sở tự nguyện và không có sự áp đặt lẫn nhau
từ nội khối nên nó có khả năng tồn tại lâu vì nó có lợi cho các thành viên
trong khối…
Khối liên minh ASEAN là một khối liên minh theo gương của EU, các quốc gia
ASEAN xúm lại với nhau, tuy không nêu ra trong cương lĩnh, như các quốc gia
tham gia liên mình nhằm mục đích canh chừng ông bạn vàng Trung Quốc, hạn chế “
nhân tố nước lớn” tác động tiêu cực tới các nước trong khu vực ASEAN…
Người viết bài này cho rằng: Chính Mỹ bật đèn xanh, khuyến khích các nước ASEAN
lôi kéo Việt Nam tham gia khối; Chỉ khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì mới có khả
năng để tách khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, hạn chế được những tiêu cức bởi nhân tố
nước lớn phát xuất từ Trung Quốc.
Không có chuyện Mỹ dùng ASEAN đế phá Việt Nam, nếu Việt Nam gia nhập ASEAN như
nhận định của Tướng Lê Đức Anh… “Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước
lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Còn
nếu ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về
chính trị để các nước ASEAN vươn lên”…”
Cho tới năm 2018, người viết bài này chưa thấy nước nào trong khối ASEAN “dựa
vào chỗ dựa chính trị” là Việt Nam để vươn lên cả? Mà thế mạnh chính
trị của Việt Nam đó là: nhà nước được lãnh đạo toàn diện bởi một đảng
marxit-leninnit…
Hồi ký Trần Quang Cơ viết:
"Ngay say khi ở Thành đô
về, ngày 5/9/1990 anh Linh và anh Mười, có thêm anh Thạch và Lê Đức Anh, đã bay
sang PhnomPenh thông báo lại với BCT Campuchia nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt-Trung.
Để thêm sức thuyết phục PhnomPenh nhận Thoả thuận Thành đô, anh Linh nói với
lãnh đạo Campuchia: “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn
trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu
tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc.” Lập luận này
được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản.
Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng
nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là
Trung Quốc.”
Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã bị mắc lỡm với Trung Quốc
ít nhất trên 3 điểm:
* Trung
Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề CPC và vấn đề bình thường hoá
quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá
quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải quyết vấn đề
Campuchia thì mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước;
* Trung
Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp Cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ
là cái “mồi” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.
* Trung
Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như
tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội
dung chi tiết bản Thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.
Sở dĩ
ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ảo
tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô
làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống
lại hiểm họa “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng
đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “giải pháp đỏ”, v.v…
Trích hồi
ký "Hồi ức và suy nghĩ" - Trần Quang Cơ, Cố Thứ
trưởng Bộ Ngoại Giao
Kiểm chứng 4: “ BA LẦN LUI QUÂN” TRƯỚC TRUNG QUỐC?
Về việc lui quân tại chiến trường Vị Xuyên vào đầu năm 1987, tác giả Đại tá Khuất
Biên Hòa viết:
” Lịch sử nhân loại ở những thập niên cuối thế kỷ 20 có ba “cuộc
lui quân vĩ đại”. Thứ nhất là quân đội Liên Xô rút khỏi Apghanistan; tuy không
có sự xua đuổi nhưng không được người dân “đưa tiễn thắm tình”. Thứ hai là cuộc
rút quân về nước trước thời hạn của Quân tình nguyện và đoàn chuyên gia Việt
Nam. Cả đất nước Chùa tháp rực rỡ cổng chào, cờ hoa cùng các tầng lớp nhân dân
Campuchia lưu luyến đưa tiễn. Trước Hoàng cung, Quốc trưởng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc
và Vua Sãi Tếp Vông trịnh trọng quàng vòng Nguyệt quế lên cổ Đại tướng, Tổng chỉ
huy Quân tình nguyện và Đoàn chuyên gia Việt Nam Lê Đức Anh rồi thống thiết nói
lời cảm ơn Đảng, Nhân dân và Quân tình nguyên Việt Nam đã chịu gian khổ, hy
sinh, không tiếc máu xương, sức lực, trí tuệ và của cải để cứu Dân tộc
Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh Đất nước Chùa tháp từ tiêu điều
xơ xác trở nên xanh tươi bền vững. Thứ ba là cuộc lui quân, chấm dứt việc đấu
súng, đấu trí của hai Quân đội, hai Nhà nước, khôi phục đường biên giới hữu nghị,
lập lại quan hệ bình thường giữa hai Quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Có thể
nói, trong ba cuộc lui quân vĩ đại này, thì hai cuộc sau đều là “cuộc lui quân
Đẹp!”, lui quân vô cùng ngoạn mục, mà người được giao trọng trách lớn lao, vừa
thiết kế vừa tổ chức thực hiện nó, chính là Đại tướng Lê Đức Anh!”…
Đem
cuộc lui quân của quân đội Liên Xô ra khỏi chiến trường Apghanistan để gộp với
2 cuộc lui quân của Việt Nam tại chiến trường Cămpuchia 1989 và Vị Xuyên 1987
là một sự so sánh khiên cưỡng. Đem 3 cuộc rút lui trên để đánh giá đó là “
ba “cuộc lui quân vĩ đại” của ” Lịch sử nhân loại ở những
thập niên cuối thế kỷ 20…” là một kiểu ngoa ngôn, thiếu
cơ sở…
Lịch sử chống xâm lược Trung Quốc đã có những cuộc lui quân được đánh giá cao,
được hậu thế ca ngợi: đó là các cuộc lui quân bỏ trống thành Thăng Long của vua
tôi nhà Trần trước vó ngựa của quân Nguyên-Mông; Cuộc lui quân của Tướng Tây
Sơn Ngô Văn Sở, bỏ Thăng Long rút về cố thủ Tam Điệp, cuộc lui quân này đã được
Quang Trung Nguyễn Huệ khen ngợi…
Còn về 3 cuộc lui quân trên có đúng là vẻ vang của lịch sử nhân loại thế kỷ XX
không? Về cuộc rút lui của quân đội Liên Xô ra khỏi Apghanistan, người viết xin
không lạm bàn.
Riêng đối với Tướng Lê Đức Anh, giai đoạn 1987-1989, thực chất có 3 cuộc lui
quân đích thực mà Tướng Lê Đức Anh can dự và trực tiếp quyết định. Ngoài 2 cuộc
lui quân: rút ra khỏi chiến trường Cămpuchia và Vị Xuyên, có một cuộc lui quân ở
Gạc Ma tháng 3/1988 mà dư luận bấy lâu nay đang bàn tán nhiều…
Tướng Lê Đức Anh là người chịu trách nhiệm về cuộc rút lui, tạo điều kiện để
Trung Quốc đẩy lùi quân ta khỏi hòn đảo này; Hiện tại, Trung Quốc đã bồi đắp
thành một căn cứ quân sự trên Biển Đông, có đường băng sân bay…đang gây nên một
sự cố hàng hải quốc tế…Đáng tiếc, không rõ vì lý do gì đại tá Khuất Biên Hòa lại
không đưa sự kiện lui quân khỏi Gạc Ma và bảng tổng sắp của ông, khi tổng kết về
cuộc đời binh nghiệp của Tướng Lê Đức Anh liên quan tới Trung Quốc,liên quan tới
những cuộc lui quân?
Về 3 cuộc lui quân này, nếu so sánh với cuộc lui quân của vua tôi nhà Trần khỏi
Thăng Long; cuộc lui quân của Tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở thì cũng chưa có thể so
sánh được…Đằng này Đại tá Khuất Biên Hòa là thổi lên thành cuộc “rút lui vĩ
đại” tầm nhân loại của thế ký XX ?
Về cuộc lui quân khỏi Cămpuchia, Tướng Lê Đức Anh chỉ là người thừa hành. Mặc
dù ông được coi là Tư lệnh đặc trách chiến trường nay. Việc đưa quân vào
Cămpuchia năm 1978 và rút ra năm 1989 do Bộ Chính trị quyết định…
Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến ngay trong nội bộ Việt Nam, nhiều người còn chưa
đồng thuận với việc chúng ta đưa quân tham chiến 10 năm tại chiến trường này.
Việt Nam đã bỏ ra một lượng xương máu không nhỏ để giúp nhân dân Cămpuchia diệt
trừ chế độ diệt chủng; Nhưng kết cục thì “ngựa bất kham lại trở về nơi bồng
báo”. Loại được Pol Pot thì đến lượt Hunsen vẫn nằm trong quỹ đạo Trung Quốc.
Nhiều ý kiến cho rằng: Số phận của nhân dân Cămpuchia do nhân dân nước bạn định
đoạt. Đáng lẽ, sau khi chúng ta đánh tan Khmer Đỏ, lúc đó đã có ý kiến đề xuất
Việt Nam nên bàn giao chiến trường này cho Liên hiệp quốc, rút quân đội về bảo
vệ và xây dựng đất nước.
Nếu chúng ta rút ra ngay từ năm 1978 thì Trung Quốc không còn cớ gây ra hai cuộc
chiến tranh 1979, đánh phá toàn tuyến biên giới; và năm 1984-1989 đánh phá ác
liệt Vị Xuyên Hà Giang…Ngoài ra không tạo cớ cho Mỹ bao vây, cấm vận vào tạo điều
kiện cho Trung Quốc gạt Việt nam ra để bắt tay với Mỹ…
Thực ra, kẻ đứng đằng sau xúi dục Khmer Đỏ gây ra cuộc chiến chống Việt Nam, lừa
cho Việt nam xua quân vào để có cớ cho Trung Quốc lập công với Mỹ, bình thường
hóa quan hệ với Mỹ để bán hàng cho Mỹ và tranh thủ vốn liếng, công nghệ và thị
trường Mỹ. Ngay cả Thượng tướng Lưu Á Châu, con rể Lý Tiên Niệm, một tướng văn
cũng đã nói toạc ra điều này: Trung Quốc gây chiến tranh với Việt Nam, lấy cớ
Việt Nam đưa quân vào Cămpuchia để bình thường hóa quan hệ với Mỹ…
Âm mưu của Trung Quốc rõ ràng như vậy, thế mà trong bài trước, chúng tôi đã dẫn
chứng việc Tướng Lê Đức Anh nhận định: Mỹ là kẻ dùng Pol Pot đánh Việt Nam để
trả thù. Còn trong phần đầu chúng tôi đã dẫn ra ý kiến vô cùng lệch lạc của Tướng
Lê Đức Anh, người đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và phát biểu ý kiến
này sau khi rời cương vị Chủ tịch nước? Tướng Lê Đức Anh cho rằng: Trung Quốc
đánh Vị Xuyên không vì mục đích xâm lược Việt Nam…
Tôi đồ rằng: Do việc Việt Nam chủ trương lui quân tại chiến trường Vị Xuyên
1987 đã bật đèn xanh, tín hiệu cho Trung Quốc lấn tới trong tháng 3/1988 tiến
hành đánh chiếm đảo Gạc Ma, một hòn đảo án ngữ trên đường hàng hải quốc tế, nằm
giữa quần đảo Sinh Tồn lớn nhất của Việt Nam với đất liện…
Rõ ràng, sau cuộc lui quân tại chiến trường Vị Xuyên, có đúng “hai nước
chấm dứt việc đấu súng, đấu trí của hai Quân đội, hai Nhà nước, khôi phục đường
biên giới hữu nghị, lập lại quan hệ bình thường giữa hai Quốc gia Việt Nam -
Trung Quốc ???”
Hậu thể mai đây chắc chắn rồi sẽ còn phải bàn, đánh giá lại cái việc 3 lần lui
quân trước Trung Quốc mà tướng lê Đức Anh cạn dự, trong đó có 2 cuộc cá nhân
ông phải chịu trách nhiệm!
P.V.Đ.
Rút từ trong tập bản thảo: "VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Bản thảo dày gần 500 trang tập hợp trên 80 bài viết bàn về cuộc chiến Việt-Trung và thế sự Việt-trung từ sau 1975...
Quý vị nào có nhu cầu đọc liên hệ Email: Hoanghtham9@gmail.com để được chia sẻ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét