20/07/20, 13:27 Trung Quốc 856
Một báo cáo hiếm hoi của truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 17/7 cho biết, Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Có phân tích cho rằng, điều này dường như đã xác nhận những suy đoán trước đây của ngoại giới về việc 7 thường ủy đã xảy ra chuyện hoặc là bị ngã ngựa, cũng có thể là phân tán để tránh dịch.
Vào ngày 17/7, Tờ “Tân Hoa Xã” của ĐCSTQ đã đưa một tin hiếm hoi nói rằng, Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, còn CCTV chỉ đưa tin bằng văn bản. Cuộc họp tuyên bố rằng, từ ngày 19/5, Tập đã yêu cầu hết sức chú ý đến tình hình lũ lụt ở trung và hạ lưu sông Dương Tử trong mùa lũ năm nay. Tập nhấn mạnh tại cuộc họp rằng, năm nay là một năm quyết thắng toàn diện trong việc xây dựng một xã hội khá giả, quyết chiến thoát nghèo thành công, v.v.
Hơn một tháng nay, miền Nam Trung Quốc bị lũ lụt tấn công rất nghiêm trọng. Toàn bộ 27 tỉnh đã bị chìm trong nước. Trước nạn lụt lớn này, 7 thường ủy ĐCSTQ đã ‘lặn mất tăm’. Mãi đến ngày 28/6, Tập Cận Bình mới lần đầu tiên nói rằng tình hình lũ lụt ở miền Nam là nghiêm trọng; ngày 12/7, Tập một lần nữa nói rằng “tình hình kiểm soát lũ rất nghiêm trọng”, nhưng vẫn không thấy người đâu.
Vài ngày trước, Trần Phá Không, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc đã nói trong một chương trình rằng, các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ tổ chức một loạt các cuộc họp cấp cao mỗi tháng, ít nhất là hai cuộc họp có sự tham dự của các thường ủy (một cho Ủy ban Thường vụ và một cho Bộ Chính trị). Nhưng tháng 6 này lại hiếm thấy, cuộc họp của Ủy ban Thường vụ hiếm khi bị hủy bỏ.
Cho đến ngày 29/6, chỉ có một cuộc họp của Bộ Chính trị, và chỉ có tên Tập Cận Bình xuất hiện trong báo cáo, còn 6 Thường ủy còn lại, ai có mặt ai vắng mặt thì ngoại giới cũng không thể biết được, thậm chí có hay không việc tổ chức cuộc họp này cũng rất khó nói. Bởi vì các đài truyền hình, báo chí và trang web của ĐCSTQ không có video hoặc hình ảnh, chỉ là người chủ trì đọc báo cáo.
Trần Phá Không nói, trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán thì các cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCSTQ được tổ chức thường xuyên hơn, thậm chí mỗi tuần một lần. Lần này có vẻ như vấn đề nằm ở Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Hoặc là có người trúng chiêu, hoặc đó là lý do chính trị, có người bị ‘đánh ngã’ rồi.
Cho đến ngày 29/6, chỉ có một cuộc họp của Bộ Chính trị, và chỉ có tên Tập Cận Bình xuất hiện trong báo cáo, còn 6 Thường ủy còn lại, ai có mặt ai vắng mặt thì ngoại giới cũng không thể biết được, thậm chí có hay không việc tổ chức cuộc họp này cũng rất khó nói. Bởi vì các đài truyền hình, báo chí và trang web của ĐCSTQ không có video hoặc hình ảnh, chỉ là người chủ trì đọc báo cáo.
Trần Phá Không nói, trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán thì các cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCSTQ được tổ chức thường xuyên hơn, thậm chí mỗi tuần một lần. Lần này có vẻ như vấn đề nằm ở Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Hoặc là có người trúng chiêu, hoặc đó là lý do chính trị, có người bị ‘đánh ngã’ rồi.
Không ít quan điểm cho rằng, “Lưỡng hội” của ĐCSTQ vào cuối tháng 5 đã khiến một người nào đó trong ĐCSTQ nhiễm dịch nên 7 Thường ủy phải rời Bắc Kinh để tránh dịch. Thỉnh thoảng ở trong video lộ mặt sau lại không thấy tung tích.
Nhà bình luận chính trị Chung Nguyên phân tích rằng, vào ngày 17/7, báo cáo hiếm hoi của “Tân Hoa Xã” về cuộc họp trực tuyến của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, thực tế là đã lật tẩy việc các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ không có mặt ở Bắc Kinh, cho dù bị lộ thì cũng phải báo cáo. Bởi vì những phê chuẩn cấp cao của ĐCSTQ về việc kiểm soát lũ rất khó thực hiện.
Các nỗ lực phòng chống lụt lụt và cứu trợ thiên tai của các Bộ và Ủy ban trung ương là qua loa lấy lệ, còn các quan chức của các tỉnh và thành phố cũng chẳng khác mấy, dân chúng cơ bản là tự cứu lấy mình. Bộ máy quan liêu của ĐCSTQ ở tất cả các cấp khi đối mặt với lũ lụt thì xử lý một cách hời hợt, còn các lãnh đạo cấp cao thì ẩn thân, các tổ chức ở tất cả các cấp đang phải đối mặt với tình trạng tê liệt.
Nhà bình luận chính trị Chung Nguyên phân tích rằng, vào ngày 17/7, báo cáo hiếm hoi của “Tân Hoa Xã” về cuộc họp trực tuyến của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, thực tế là đã lật tẩy việc các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ không có mặt ở Bắc Kinh, cho dù bị lộ thì cũng phải báo cáo. Bởi vì những phê chuẩn cấp cao của ĐCSTQ về việc kiểm soát lũ rất khó thực hiện.
Các nỗ lực phòng chống lụt lụt và cứu trợ thiên tai của các Bộ và Ủy ban trung ương là qua loa lấy lệ, còn các quan chức của các tỉnh và thành phố cũng chẳng khác mấy, dân chúng cơ bản là tự cứu lấy mình. Bộ máy quan liêu của ĐCSTQ ở tất cả các cấp khi đối mặt với lũ lụt thì xử lý một cách hời hợt, còn các lãnh đạo cấp cao thì ẩn thân, các tổ chức ở tất cả các cấp đang phải đối mặt với tình trạng tê liệt.
Vào ngày 28/6, lần đầu tiên Tập Cận Bình đối với công tác phòng chống lũ lụt đã đưa ra chỉ thị, mãi đến 11 ngày sau, ngày 9/7, văn phòng quốc phòng và Bộ Quản lý khẩn cấp của ĐCSTQ mới tổ chức một cuộc họp phòng chống lũ lụt, nhưng ngay cả dữ liệu về tình hình thiên tai cũng không có.
Vào ngày 12/7, Tập một lần nữa chỉ thị rằng, “tình hình kiểm soát lũ là rất nghiêm trọng” và yêu cầu cán bộ lãnh đạo các cấp phải đi sâu vào tiền tuyến và chỉ huy tiến lên. Văn phòng Quốc phòng và Bộ Quản lý khẩn cấp của ĐCSTQ đã tuyên bố vào ngày 15 rằng, thực hiện theo chỉ thị quan trọng của Tập Cận Bình, cho đến nay Trung ương đã điều phối và cứu trợ được 93.000 gói vật tư, rõ ràng là không đủ để cứu trợ.
Phía chính phủ báo cáo: 33,85 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi thiên tai; 1,958 triệu người phải chuyển đi và tái định cư khẩn cấp, và 815.000 người cần hỗ trợ sinh hoạt khẩn cấp, 23.000 ngôi nhà bị sập và 269.000 ngôi nhà bị hư hại ở các mức độ khác nhau. Những con số này rõ ràng đã bị làm giảm đi không ít.
Vào ngày 12/7, Tập một lần nữa chỉ thị rằng, “tình hình kiểm soát lũ là rất nghiêm trọng” và yêu cầu cán bộ lãnh đạo các cấp phải đi sâu vào tiền tuyến và chỉ huy tiến lên. Văn phòng Quốc phòng và Bộ Quản lý khẩn cấp của ĐCSTQ đã tuyên bố vào ngày 15 rằng, thực hiện theo chỉ thị quan trọng của Tập Cận Bình, cho đến nay Trung ương đã điều phối và cứu trợ được 93.000 gói vật tư, rõ ràng là không đủ để cứu trợ.
Phía chính phủ báo cáo: 33,85 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi thiên tai; 1,958 triệu người phải chuyển đi và tái định cư khẩn cấp, và 815.000 người cần hỗ trợ sinh hoạt khẩn cấp, 23.000 ngôi nhà bị sập và 269.000 ngôi nhà bị hư hại ở các mức độ khác nhau. Những con số này rõ ràng đã bị làm giảm đi không ít.
Bộ quản lý khẩn cấp vẫn tuyên bố vào ngày 16/7 rằng, so với cùng kỳ năm ngoái, số người mất tích và chết do thảm họa đã giảm 53,1% và số lượng nhà bị sập đã giảm 55,6%.
Chung Nguyên cho rằng, những lời của Tập Cận Bình rõ ràng là vô dụng, và ngày 17/7, nó chỉ có thể được nâng cấp thành cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Cuộc họp cũng vô tình tiết lộ sự thật, “Tránh tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại”. Xem ra tình hình dịch bệnh ở Urumqi (thủ phủ khu tự trị Tân Cương) lại bùng phát chứ không phải đã được khống chế, rất có thể ở một số địa khu cũng xuất hiện dịch nhưng chẳng qua là bị giấu diếm. Ít nhất Bắc Kinh vẫn đang che giấu điều đó, quan chức cấp cao ĐCSTQ không dám hồi kinh nên không thể làm gì khác hơn là tổ chức cuộc họp trực tuyến.
Chung Nguyên cho rằng, những lời của Tập Cận Bình rõ ràng là vô dụng, và ngày 17/7, nó chỉ có thể được nâng cấp thành cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Cuộc họp cũng vô tình tiết lộ sự thật, “Tránh tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại”. Xem ra tình hình dịch bệnh ở Urumqi (thủ phủ khu tự trị Tân Cương) lại bùng phát chứ không phải đã được khống chế, rất có thể ở một số địa khu cũng xuất hiện dịch nhưng chẳng qua là bị giấu diếm. Ít nhất Bắc Kinh vẫn đang che giấu điều đó, quan chức cấp cao ĐCSTQ không dám hồi kinh nên không thể làm gì khác hơn là tổ chức cuộc họp trực tuyến.
Chung nguyên cho rằng, có thể bởi vì có một số địa khu quả thật xuất hiện tình hình dịch bệnh nên quan chức cấp cao ĐCSTQ không dám tùy tiện đi các nơi thị sát, thỉnh thoảng xuất hiện ở một địa phương nào đó, hẳn là đã xác nhận ở đó không có bệnh dịch rồi mới dám xuất hiện.
Đường Hạo, người dẫn chương trình kênh “Thế giới đích thập tự lộ khẩu” (Crossroads of the World) phân tích rằng, hành tung của Tập Cận Bình khá kỳ lạ, không những không đi các nơi bị thiên tai để thị sát tình hình mà cũng không ở Bắc Kinh. Trừ tình huống tránh dịch ra thì hẳn là nội bộ ĐCSTQ đang đấu đá kịch liệt.
Mặc dù Tập không xuất hiện nhưng lại liên tiếp chỉ thị chỉnh đốn nội bộ quân đội và các động thái chỉnh đốn hệ thống chính trị pháp luật. Không loại trừ rằng có các lực lượng phe phái trong hệ thống quân đội và chính trị pháp luật của ĐCSTQ đang tranh đấu chống lại Tập Cận Bình, hơn nữa đã động đao động thương, vì vậy Tập không dám tùy tiện lộ diện, sợ tiết lộ hành tung, và thậm chí có thể đang lang thang khắp nơi để tránh bị ‘lần ra dấu vết’.
Đường Hạo, người dẫn chương trình kênh “Thế giới đích thập tự lộ khẩu” (Crossroads of the World) phân tích rằng, hành tung của Tập Cận Bình khá kỳ lạ, không những không đi các nơi bị thiên tai để thị sát tình hình mà cũng không ở Bắc Kinh. Trừ tình huống tránh dịch ra thì hẳn là nội bộ ĐCSTQ đang đấu đá kịch liệt.
Mặc dù Tập không xuất hiện nhưng lại liên tiếp chỉ thị chỉnh đốn nội bộ quân đội và các động thái chỉnh đốn hệ thống chính trị pháp luật. Không loại trừ rằng có các lực lượng phe phái trong hệ thống quân đội và chính trị pháp luật của ĐCSTQ đang tranh đấu chống lại Tập Cận Bình, hơn nữa đã động đao động thương, vì vậy Tập không dám tùy tiện lộ diện, sợ tiết lộ hành tung, và thậm chí có thể đang lang thang khắp nơi để tránh bị ‘lần ra dấu vết’.
Minh Huy (Theo NTDT
Lũ lụt kéo dài, vì sao Tập Cận Bình không đến thăm hỏi người dân?
Chuyên gia bình luận chính trị người Hoa đã đưa ra những đánh giá bất ngờ cho thấy sự phức tạp trong nội bộ chính quyền Trung Quốc.
Miền nam Trung Quốc mưa lũ kéo dài gần 2 tháng nay, 27 tỉnh thành chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, mãi cho đến nay các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn không một ai đặt chân đến các khu vực gánh chịu thảm họa nghiêm trọng, dấy lên sự bất mãn mạnh mẽ của người dân.
Một vài động thái “thấy tiếng không thấy hình”
Ngày 17/7, các kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho hay, cùng ngày Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã tổ chức hội nghị thảo luận về tình hình lũ lụt ở miền nam. Tập Cận Bình nói tại cuộc họp rằng hiện giờ công tác phòng chống lũ đã bước vào giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, và chỉ ra 5 khu vực sông có nhiều khả năng xảy ra “tình hình lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng”. Đồng thời lại chỉ ra rằng, năm nay cũng là năm xây dựng thành công mô hình xã hội thịnh vượng, xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện, vậy nên làm tốt công tác phòng chống lũ và cứu trợ thiên tai là vô cùng trọng yếu.
Truyền thông cũng nhấn mạnh rằng từ sớm ngày 19/5, Tập Cận Bình đã yêu cầu các bên liên quan đặc biệt chú trọng đến tình hình lũ lụt ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử trong mùa lũ năm nay, cần gấp rút tranh thủ sửa chữa các công trình thủy lợi, tăng cường dự trữ vật tư, triển khai huấn luyện và diễn tập cứu nạn cứu hộ… Đây như một lời “minh oan” cho việc ông Tập vẫn chưa tới thăm vùng lũ lụt.
Trang RFI ngày 18/7 cho hay, tình hình lũ lụt miền nam Trung Quốc lần này đã trở nên nghiêm trọng kể từ đầu tháng 6 năm nay, gây ra nạn lụt lớn trên khắp 27 tỉnh thành. Ngoại giới đều so sánh lũ lụt lần này với trận lũ trên sông Dương Tử năm 1998. Tuy nhiên, phải đến ngày 7-8/7, thủ tướng Lý Khắc Cường mới đến Quý Châu thị sát, mà đây cũng không phải là khu vực thảm họa chính, nhưng các phương tiện truyền thông chính thức đã đưa tin mờ nhạt về cách thức xử lý thiên tai từ phía chính phủ. Tập Cận Bình đến nay vẫn án binh bất động.
Có bài báo chất vấn rằng, truyền thông ĐCSTQ bây giờ nhấn mạnh rằng Tập Cận Bình đã mạnh mẽ triển khai công tác kiểm soát lũ lụt và cứu trợ thảm họa ngay từ tháng 5. Tại sao mãi cho đến bây giờ mới báo cáo?
Có kênh truyền thông Hồng Kông cho rằng báo cáo được đưa ra tại thời điểm này nhằm đáp lại những nghi ngờ chất vấn của người dân Trung Quốc về việc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ vì sao đến nay vẫn không đến nơi xảy ra thảm họa để an ủi người dân bị nạn. Cũng chính là “minh oan” thay cho Tập Cận Bình về việc không đến nơi xảy ra thảm họa.
Theo báo cáo của truyền thông ĐCSTQ, Tập Cận Bình đã từng đưa ra “chỉ thị quan trọng” vào ngày 28/6, nói rằng một số nơi tình hình lũ lụt khá là nghiêm trọng, nhưng lại tuyên bố rằng “các địa phương đều đã thu được kết quả tích cực trong công tác phòng chống lũ và cứu trợ người dân”. Tuy nhiên, ngày 12/7, ông Tập Cận Bình lại thừa nhận: “Tình hình kiểm soát lũ vô cùng gay go”. Nhưng vẫn chỉ nghe thấy tiếng chứ không thấy người.
Kể từ đầu tháng 6 đến nay, lũ lụt ở miền nam Trung Quốc lan rộng, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Trên mạng không ngừng chất vấn tại sao Tập Cận Bình và những lãnh đạo cấp cao khác không đến khu vực thảm họa thị sát tình hình và thăm hỏi các nạn nhân.
Nguyên nhân Tập Cận Bình không đến khu vực thảm họa
Liên quan đến nguyên nhân ông Tập Cận Bình không đến khu vực thảm họa, có người cho rằng là để tránh dịch bệnh, có người cho rằng ông Tập thực sự “quá bận” với các mối lo “thù trong giặc ngoài”, đến nỗi liên tiếp đưa ra những quyết sách quá sai lầm, cũng có người chỉ ra rằng có lẽ bởi ông cân nhắc vấn đề an toàn.
Nhà bình luận chính trị thời sự Trịnh Trung Nguyên cho rằng quan điểm cuối cùng là đáng tin cậy nhất. Nói một cách thẳng thắn chính là tránh việc bản thân bị ám sát.
Ông Trịnh Trung Nguyên nói, sau khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào cuối năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng đã trù trừ không đến Vũ Hán, nơi bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề nhất thị sát. Mãi đến ngày 10/3, ông Tập mới đáp chuyến bay đến Vũ Hán, nơi đó được phòng bị nghiêm ngặt như đang đối đầu với kẻ thù. Nghe nói các tay súng bắn tỉa do Tập mang theo đã nhắm vào các nhân viên canh gác địa phương ở Vũ Hán.
Nếu lần này Tập Cận Bình đặt chân đến vùng lũ ở miền nam, tất nhiên, các cân nhắc về an toàn sẽ được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, dưới tình hình lũ lụt rợp trời dậy đất, hiện trường cứu trợ thiên tai hỗn loạn như vậy, vấn đề đảm bảo an toàn sẽ càng khó triển khai hơn. Trong tình huống không có chuẩn bị chu đáo, ông Tập đương nhiên không dám mạo hiểm như vậy.
Liên quan đến việc ngăn chặn các vụ ám sát của Tập Cận Bình, mấy năm trước khi giai đoạn “đả hổ diệt ruồi” đang trong cao trào, xuất hiện khá nhiều những lời đồn đại về việc ông Tập Cận Bình bị ám sát, bao gồm vụ phá thành công âm mư ám sát và đảo chính do Chu Vĩnh Khang lên kế hoạch… Thậm chí mãi cho đến khi Tôn Lực Quân – Thứ trưởng Bộ Công an, ngã ngựa vào tháng 4 năm nay, ông này vẫn bị buộc tội có liên quan đến đảo chính lật đổ ông Tập.
Ông Trịnh Trung Nguyên cho biết, gần hai năm nay, dưới sự lộng quyền nhóm nịnh thần Vương Hộ Ninh, Tập Cận Bình đã bỏ qua cơ hội trả lại quyền lực cho người dân, toàn lực đi sang cánh tả, gắng sức bảo vệ ĐCSTQ khỏi kiếp số diệt vong. ĐCSTQ dường như trở nên càng tà ác hơn, phạm vi bức hại càng được mở rộng hơn. Kể từ đầu năm đến nay, nhiều người thuộc mọi tầng lớp công khai đứng lên chỉ trích Tập Cận Bình, tiếng nói đòi lật đổ ĐCSTQ, lật đổ Tập Cận Bình cũng dâng cao trước nay chưa từng có.
Hiện giờ Tập Cận Bình không chỉ phải bảo vệ bản thân khỏi những ám toán của lực lượng chống Tập trong đảng, mà còn phải đề phòng dân gian có người ra tay, mà động thái đến từ người dân thật khó mà phòng bị cho được. Có thể đây chính là nỗi niềm khó nói vì sao Tập Cận Bình không nguyện ý đến khu vực đang phải gánh chịu thảm họa nghiêm trọng.
Theo Li Quan, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
Vũ Dương biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét