Bạn có thể tự hỏi chúng ta biết gì về tinh thần làm chủ kinh doanh ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - nền độc tài cộng sản. Nếu bạn hỏi tôi chỉ một vài tuần trước, tôi đã có thể trả lời "có lẽ không có gì." Tuy nhiên, gần đây tôi đã dành một tuần ở Việt nam và dành thời gian đọc và tìm hiểu về quốc gia này. Tôi đã thay đổi ý nghĩ.
Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản (kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975), với kế hoạch kinh tế 5 năm của chính phủ và quyền sở hữu tập thể toàn bộ đất đai (ít ra là chính thức) ảnh hưởng đến nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới; Tôi được biết rằng khoảng 80% trong số 92 triệu dân Việt Nam có các công việc liên quan đến lúa gạo.
Tuy nhiên khi nói chuyện với các hướng dẫn viên người Việt, hình ảnh về sự kiểm soát toàn bộ của chính phủ về lúa gạo bắt đầu thay đổi. Các hộ gia đình đã chia ruộng ra để trồng lúa cho nhu cầu riêng và thậm chí sở hữu máy móc (hoặc trâu nước). Ngoài ra, họ còn nuôi gà, vịt và bán trứng dư thừa.
Những bước tiến nhỏ này đối với doanh nghiệp tư nhân đã được thực hiện thông qua cải cách kinh tế như tư hữu hóa một phần các doanh nghiệp nhà nước, tự do hóa thương mại và tăng cường nhận thức về quyền sở hữu tư nhân mà chính phủ Việt Nam khởi xướng năm 1986 để tránh nạn đói ở quy mô lớn ở đất nước bị cô lập khi đó. (Xem Báo cáo về Tự do Kinh tế của Quỹ Di sản)
Tuy nhiên, sức mạnh của tinh thần làm chủ doanh nghiệp có thể nhìn thấy rõ nhất trong ngành công nghiệp chủ đạo khác của Việt nam: du lịch. Đất nước có vẻ đẹp tự nhiên đa dạng, từ những bãi biển đến những dãy núi cho đến quần đảo ở Vịnh Hạ Long và thủ đô Hà Nội cũng như các thành phố khác cung cấp những cái nhìn thú vị về lịch sử các triều đại ( Trung Quốc) và thuộc địa ( Pháp) ở Việt nam.
Du lịch kinh doanh chủ yếu là tư nhân, thường do các công ty nhỏ, thuộc sở hữu của gia đình cạnh tranh khốc liệt để cung cấp giá trị và dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch. Ví dụ: Khu Phố Cổ của Hà Nội có nhiều khách sạn nhỏ với đội ngũ nhân viên chu đáo, thân thiện, nơi có phòng đẹp có giá chỉ bằng một phần giá phòng ở Bắc Mỹ. Tương tự như vậy, các nhà hàng và cửa hàng là của tư nhân và cung cấp thực phẩm Việt tươi ngon cùng nhiều loại hàng hoá khác nhau từ quần áo do người Việt thiết kế mẫu cho đến cà phê Việt Nam. Các nhà khai thác du lịch đưa ra các dịch vụ sáng tạo từ các tour đi bộ ở đường phố tại Hà Nội đến tour đi bộ và ở nhà người bản địa tại miền núi phía Bắc, và nhiều người dân địa phương đã tự thuê mướn và tự làm hướng dẫn viên.
Và Uber đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2015 (lâu hơn ở thành phố quê nhà của tôi ở Calgary), tạo cơ hội cho những người lái xe không nói được tiếng Anh.
Để trông không giống như một công cụ quảng cáo cho ngành du lịch Việt Nam, chúng ta hãy xem xét một cách nghiêm túc để xem những gì còn thiếu ở đất nước này, ngăn cản những người Việt Nam chăm chỉ làm việc không có được những cơ hội thịnh vượng mà tinh thần làm chủ kinh doanh tự do tạo nên. GDP bình quân đầu người, mặc dù đã tăng nhanh chóng trong 10 năm gần đây, vẫn chỉ còn khoảng 6.000 USD.
Mặc dù tự do hóa thương mại, tư nhân hoá và tôn trọng quyền sở hữu tư nhân, người Việt Nam vẫn không có tự do kinh tế ở mức độ như Bắc Mỹ. Chính phủ quy định nhiều ngành (kiểm soát giá cả) và các quy định về thị trường lao động đặc biệt cứng nhắc, ngăn cản người dân tìm kiếm việc làm trong các lĩnh vực họ chọn. Điều này cùng với hệ thống tư pháp yếu kém đã làm cản trở đầu tư nước ngoài vốn bị hạn chế khả năng tiếp cận vốn đối với nhiều người có thể làm chủ.
Nhưng điều quan trọng nhất là để đạt được sự phát triển đầy đủ, người Việt Nam cần không chỉ là tự do kinh tế mà còn là tự do chính trị. Điều này có nghĩa là thay đổi chính phủ từ chủ nghĩa cộng sản và kế hoạch hóa trung ương trở thành một chính phủ thừa nhận các quyền cá nhân, không chỉ đối với tài sản mà còn đối với cuộc sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc.
Như chúng ta đã thấy trong trường hợp của Trung Quốc, sự thay đổi như vậy sẽ không xảy ra trong một đêm vì các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản không muốn từ bỏ quyền lực và thừa nhận rằng hệ tư tưởng cộng sản của họ không phù hợp với yêu cầu về sự tồn vong và phát triển của con người.
Tuy nhiên, vẫn còn có hy vọng cho Việt Nam, vì lãnh đạo chính trị phải thừa nhận rằng các chính sách của họ có thể dẫn tới nạn đói và sau đó họ đã mở rộng tự do kinh tế. Một khi người dân Việt Nam có nhiều cơ hội thịnh vượng hơn nhờ vào tự do kinh tế và tinh thần làm chủ doanh nghiệp, họ sẽ cái gì là có thể và có thể họ đòi hỏi (hay đúng hơn là yêu cầu) nhiều hơn về cả tự do chính trị lẫn kinh tế.
Theo Capitalismmagazine
Phương Thảo dịch
(VNTB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét